Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

Rostec – Tập đoàn quốc phòng số 1 Nga sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghệ vũ trụ

Ông Sergey Chemezov – TGĐ Rostec tuyên bố Tập đoàn hàng đầu của Nga về công nghiệp quốc phòng này sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển công nghệ vũ trụ.


Thông cáo báo chí vừa phát đi từ Tập đoàn Rostec cho biết họ sẵn sàng mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam trong các chương trình công nghệ hàng không vũ trụ. Theo đó, với năng lực vượt trội, Tập đoàn Rostec có thể giúp Việt Nam trong Chiến lược Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ cho tới năm 2020.

Rostec đang có sự phát triển nhanh chóng và năng động trong ngành công nghiệp vũ trụ, tích hợp hiệu quả thành tựu công nghệ từ nhiều lĩnh vực khám phá không gian. Trong đó:

– Động cơ (tên lửa đẩy) được sản xuất bởi Liên hiệp chế tạo động cơ thống nhất (UEC) đã đưa các tàu vũ trụ Soyuz lên không gian.

– Technodinamika sản xuất các hệ thống hỗ trợ sự sống và sinh hoạt cho các phi công và phi hành gia, bao gồm cả bộ đồ chuyên dùng cho phi công vũ trụ Orlan-MKS.

– Hệ thống quang học thiết kế bởi Shvabe được lắp đặt trên các vệ tinh thám sát trái đất và chúng cũng được sử dụng phổ trên các phương tiện giám sát chủ yếu trên thế giới.

– RT‑Chemcomposite chế tạo vật liệu composit độc đáo có khả năng chịu được siêu trọng tải và nhiệt độ lớn.

“Nga và Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác truyền thống lâu dài hết sức hiệu quả trong nhiều lĩnh vực. Việt Nam đang đạt được những thành tựu nhất định trong lĩnh vực khám phá không gian, và chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các dự án của các bạn Việt Nam”, ông Sergey Chemezov – TGĐ Tập đoàn Rostec vui mừng bày tỏ.

“Rostec có nền tảng vượt trội trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ không gian. Chúng tôi sẵn sàng cung cấp các giải pháp tích hợp để ứng dụng vào những chương trình không gian của Chính phủ Việt Nam”.

Vì thế, thông qua Công ty xuất khẩu vũ khí quốc doanh Rosoboronexport (thành viên của Tập đoàn Rostec) và trên cơ sở mối quan tâm các đối tác (nước ngoài), các doanh nghiệp chế tạo tên lửa – công nghệ vũ trụ Nga thiết kế và phóng những phương tiện vũ trụ với nhiều ứng dụng khác nhau.

Đồng thời các thành viên của Rostec còn sản xuất những hệ thống điều khiển mặt đất để quản lý điều hành tàu vũ trụ và chế tạo nhiều tổ hợp để tiếp nhận và xử lý dữ liệu thu được từ các tàu vũ trụ cũng như cung cấp cho đối tác nước ngoài những dữ liệu bản đồ không gian dựa trên kết quả từ các cuộc khám phá vũ trụ.

Bên cạnh đó, Rosoboronexport cũng hỗ trợ đào tạo chuyên gia cho các nước đối tác để tiếp thu quy trình xử lý và phân tích những dữ liệu nhận được từ các phương tiện thám sát trái đất.

Rosoboronexport sẵn sàng đề xuất các dự án độc đáo một cách toàn diện và hiệu quả dành cho đối tác, ví dụ cụ thể như đưa nhà du hành vũ trụ người Malaysia lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) trong khuôn khổ hợp đồng cung cấp tiêm kích đa năng Su-30MKM cho nước này.

Tính đến nay, Rosoboronexport đã hỗ trợ thành công trong việc đưa 30 phương tiện không gian từ 14 quốc gia lên vũ trụ, bao gồm cả các quốc gia như Anh, Đức, Italia, Trung Quốc, Na Uy, Thụy Điển và Cơ quan Vũ trụ châu Âu.

Theo Thời Đại
0

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

Việt Nam muốn trở thành cường quốc biển vào năm 2030

Việt Nam vừa đặt mục tiêu trở thành một "quốc gia mạnh trên biển" trong hơn một thập kỷ nữa nữa trong bối cảnh có những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.


Một lính hải quân canh gác trên đảo Thuyền Chài ở Trường Sa. Nghị quyết mới nhất của Đảng Cộng sản nhắm mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một cường quốc biển vào năm 2030.

Việt Nam vừa đặt mục tiêu trở thành một "quốc gia mạnh trên biển" trong hơn một thập kỷ nữa nữa trong bối cảnh có những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Mục tiêu này được đưa ra trong Nghị quyết về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 do Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành, theo truyền thông trong nước.

Nghị quyết do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành hôm 22/10 khẳng định “vị trí, vai trò của biển, đảo đối với phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia được nâng lên rõ rệt” sau gần một thập kỷ qua.

Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đang diễn ra những “cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, tranh chấp chủ quyền ranh giới biển và sự bất đồng giữa các nước tại Biển Đông,” theo Nghị quyết 36-NQ/TW được đăng toàn văn trên trang web báo Lao Động và VOV.

“Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,” Nghị quyết nêu rõ.

Tranh chấp Biển Đông đang ngày càng trở nên căng thẳng trong những năm gần đây, nhất là giữa Việt Nam và Trung Quốc kể từ khi Bắc Kinh đưa dàn khoan Hải Dương 981 tới khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào tháng 5/2014.

Ngoài việc tiếp tục các hoạt động quân sự hóa trên vùng biển có nhiều tranh chấp, Trung Quốc còn được cho là gây sức ép đối với Hà Nội để dừng các dự án khai thác dầu giữa Việt Nam và các đối tác nước ngoài trên Biển Đông. Nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam đã bị Trung Quốc xua đuổi trong các vùng biển này.

Trong Nghị quyết ban hành hôm 22/10, Ban chấp hành Trung ương Đảng nhất trí rằng Việt Nam phải trở thành quốc gia “mạnh về biển, giàu từ biển” và “phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.”

Để thực hiện mục tiêu này, Việt Nam sẽ phát triển kinh tế biển và xây dựng lực lượng vũ trang trên biển.

Dự kiến các ngành kinh tế thuần biển sẽ đóng góp khoảng 10% GDP cả nước và kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển sẽ ước đạt 65-70% tổng GDP vào năm 2030.

Để đối phó với các tranh chấp lãnh hải, Việt Nam sẽ tăng cường “năng lực bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật trên biển” cũng như “chủ động tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển.”

Theo nghị quyết này, Việt Nam sẽ tăng cường quan hệ với các đối tác cũng như những nước có tiềm lực về biển và những quốc gia có chung lợi ích trên biển.

Nghị quyết còn cho biết, Việt Nam ủng hộ thúc đẩy ký Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc. Theo các chuyên gia, đây được coi là yếu tố đặc biệt quan trọng để giải quyết những mâu thuẫn trong lĩnh vực khai thác dầu khí và tự do hàng hải nhằm giữ ổn định khu vực.
0

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

Ô. Nguyễn Phú Trọng tuyên thuệ nhậm chức chủ tịch nước và phát biểu tại Quốc Hội


Chiều ngày 23- 10- 2018, sau khi được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016 - 2021 và có bài phát biểu trước Quốc Hội.
0

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

Vệ tinh Made by Vietnam sẽ được phóng lên vũ trụ vào tháng 12-2018

Vệ tinh MicroDragon do Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) phát triển sẽ được phía Nhật Bản hỗ trợ phóng lên không gian vào tháng 12-2018. Thông tin này được Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) công bố vào chiều ngày 18-10 tại Hà Nội.

Theo đại diện JICA tại Hà Nội, 36 thạc sĩ ngành Công nghệ vệ tinh của Việt Nam đã được đào tạo tại Nhật Bản để chuẩn bị nguồn nhân lực phát triển vệ tinh. Đội ngũ này với sự hỗ trợ của các chuyên gia Nhật Bản đã nghiên cứu, chế tạo thành công vệ tinh thử nghiệm MicroDragon (50 kg).


Các cán bộ kỹ thuật của VNSC nghiên cứu chế tạo vệ tinh MicroDragon tại Nhật Bản – Ảnh: VNSC

Đó là một trong những kết quả đạt được của dự án Dự án “Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát trái đất” sử dụng nguồn vốn ODA ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam được thực hiện từ năm 2011 do Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam) thực hiện.

Trong khuôn khổ dự án này, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cũng sẽ thực hiện một mục tiêu lớn nhất là chế tạo và phóng Vệ tinh LOTUSat-1 và xây dựng công trình Trung tâm Vũ trụ Việt Nam tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc

PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết: việc xây dựng và đưa vào hoạt động cơ sở thiết bị công nghệ cho phép chúng ta chủ động thu thập liên tục dữ liệu ảnh vệ tinh viễn thám để có thể giám sát đất nước liên tục sẽ góp phần trực tiếp để Việt Nam chủ động phòng chống, giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai và thảm họa do con người, đồng thời giám sát quản lý tài nguyên, cơ sở hạ tầng; giám sát biển và các hoạt động trên biển…

Theo các chuyên gia, hiện nay muốn chụp ảnh một khu vực nào đó chúng ta phải đặt hàng, sau đó ít nhất 2 ngày mới nhận được, còn nếu chúng ta có vệ tinh quan sát trái đất riêng, mọi việc sẽ được hoàn tất chỉ trong vòng 6-12 tiếng đồng hồ.

Hệ thống vệ tinh quan sát trái đất đang được Trung tâm Vũ trụ Việt Nam triển khai trong khuôn khổ dự án này sẽ đảm bảo việc quan sát trái đất trong trường hợp thảm họa khẩn cấp với mọi điều kiện thời tiết khí hậu, xây dựng và xử lý các dữ liệu vệ tinh phục vụ giám sát và cảnh báo sớm thiên tai, các thảm hoạ môi trường.

Đồng thời dự báo sớm sản lượng nông nghiệp, nguồn lợi hải sản, cập nhật hệ thống bản đồ điện tử cho quản lý và quy hoạch đất đai, nghiên cứu và phòng chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

“Do làm chủ vệ tinh nên ta có thể chủ động thu thập thông tin và chủ động tăng tần suất theo dõi, chủ động về dữ liệu trong các tình huống khẩn cấp, giảm bớt thiệt hại, góp phần bảo đảm cuộc sống an toàn và sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu”- PGS.TS Phạm Anh Tuấn khẳng định.


Vệ tinh MicroDragon đã sẵn sàng để phóng lên vũ trụ – Ảnh: VNSC

Để hoàn thành mục tiêu này, Dự án đã lựa chọn sử dụng vệ tinh radar có khẩu độ tổng hợp (SAR) với độ phân giải mặt đất cao từ 1m đến 16m cùng Hệ thống trạm mặt đất thu nhận, xử lý và ứng dụng dữ liệu ảnh vệ tinh.

Hệ thống vệ tinh SAR là hệ viễn thám dùng cảm biến chủ động với những ưu điểm như không phụ thuộc vào nguồn sáng mặt trời, cho khả năng quan sát cả ngày lẫn đêm, tăng gấp đôi hiệu suất quan sát trái đất so với vệ tinh dùng cảm biến quang học (chỉ chụp ban ngày).

Vệ tinh cũng có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết khí hậu. Đặc điểm này đặc biệt hiệu quả ở Việt Nam nói riêng và vùng Đông Nam Á nói chung do đặc điểm khí hậu nhiệt đới hầu hết thời gian bị che phủ bởi mây và mù, đặc biệt khả năng quan sát sẽ cực kỳ hạn chế khi có thiên tai, cũng là lúc mây mù thường xảy ra.

Nguồn: Báo Tuổi Trẻ
0

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2018

Bài nói chuyện tiêu biểu về người Việt chống Cộng ở hải ngoại những năm 2010- 2019


Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (sinh năm 1979 tại Khánh Hòa, Việt Nam), được biết nhiều với biệt danh Mẹ Nấm, là một người viết blog, hoạt động xã hội và là người bất đồng chính kiến tại Việt Nam.

Bài nói chuyện dưới đây của nhà báo Trần Nhật Phong cho biết vì sao blogger Mẹ Nấm chỉ là một cái cần câu để kiếm tiền.

* Link xem:
1. https://drive.google.com/file/d/115gf-yNc6Wg2MFn3m7aNyVwSAwLsQpvB/view

2. https://www.youtube.com/watch?v=I70MD00Xndo&t=1562s
0

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2018

Việt Nam có thể giúp Triều Tiên hội nhập quốc tế

Một cựu cán bộ ngoại giao Việt Nam nói với kinh nghiệm biến Hoa Kỳ từ thù thành bạn, Việt Nam có thể giúp xây dựng một hình mẫu hội nhập quốc tế cho Triều Tiên.


Ông Phạm Tiến Vân, cựu đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc và Triều Tiên, phát biểu tại Diễn đàn Thống nhất Hòa bình Hàn Quốc - Mekong 2018 diễn ra hôm 10/5 tại Hà Nội: "Việt Nam có thể giúp Triều Tiên hội nhập quốc tế bằng kinh nghiệm biến quan hệ thù địch với Mỹ trong chiến tranh thành quan hệ hợp tác toàn diện như hiện nay."

Báo VNExpress trích lời ông Phạm Tiến Vân, hiện là phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Hàn, cho rằng quan hệ Việt - Mỹ có bước phát triển lịch sử khi hai nước trở thành đối tác chiến lược toàn diện năm 2013.

Ông Vân nhận định bên cạnh việc ủng hộ quá trình phi hạt nhân hoá và hoà giải liên Triều thông qua đàm phán từ hai tới sáu bên. Ông nói: “Việt Nam có thể chia sẻ kinh nghiệm 30 năm thực hiện chính sách Đổi mới, cải cách và mở cửa với Triều Tiên.”

“Triều Tiên trước đây ưu tiên quân sự, quốc phòng và ưu tiên bảo vệ chế độ trước kinh tế, nhưng khi đặt kinh tế lên trên, Bình Nhưỡng phải giải quyết vấn đề hạt nhân để mở đường phát triển và hội nhập quốc tế,” cựu đại sứ Việt Nam tại Bình Nhưỡng nói thêm.


Cựu đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc và Triều Tiên Phạm Tiến Vân. Ảnh VNExpress

Trong cuộc gặp tay đôi với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vào cuối tháng trước, lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un chia sẻ viễn kiến của ông, mong muốn mở cửa đất nước bị cô lập nhất thế giới này tiến tới một tiến trình chuyển tiếp tương tự như Việt Nam đã từng trải qua, theo một nguồn tin của chính phủ Hàn Quốc không muốn nêu danh tính nói với trang tin Pulse hôm 3/5.

Trong cuộc gặp mặt riêng kéo dài 40 phút tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm hôm 27/4, lãnh đạo hai miền Nam-Bắc Triều Tiên nói về nhiều chủ đề khác nhau và ông Kim Jong Un nói với Tổng thống Hàn Quốc rằng ông thích mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam hơn so với mô hình của Trung Quốc.

Nguồn tin của Pulse cho biết Bắc Hàn đã nghiên cứu kỹ các cải cách kinh tế của Việt Nam. Một mặt Việt Nam mở rộng tự do hơn Trung Quốc trong khi duy trì được mối quan hệ thân hữu với Hoa Kỳ.

VNExpress trích lời ông Kim Jung-in, Chủ tịch Hội đồng Tây Đông Nam Á thuộc Hội đồng Tư vấn Thống nhất Hòa bình Dân chủ, phát biểu tại diễn đàn hôm 10/5 cho rằng trong tương lai, Triều Tiên bắt buộc phải đi theo con đường cải cách và phát triển:

"Đã có nhiều quan điểm cho rằng Triều Tiên khi đó sẽ đi theo hình mẫu kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, vốn được gọi bằng cụm từ 'Đổi mới' tại Việt Nam", ông Kim nói.

Ông Kim Jung-in hy vọng Hội đồng và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam sẽ có cơ hội mời các chuyên gia Triều Tiên để tổ chức diễn đàn hòa bình ngay tại Hà Nội, theo truyền thông Việt Nam.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng dự kiến lần đầu tiên gặp lãnh đạo Triều Tiên tại Singapore vào ngày 12/6 tới để thảo luận về phi hạt nhân hóa bán đảo.


Theo VOA
0

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2018

Đến Hà Giang mùa xuân, ngẩn ngơ xem đá nở hoa

Sau những ngày đông lạnh giá, đất trời Tây Bắc bỗng choàng tỉnh giấc xuân nồng khi đóa hoa mận trắng phau, hoa đào tươi thắm đầu tiên khoe sắc bên sườn đồi, hàng rào và đường vào bản. Lạc bước giữa vườn hoa tinh khiết nổi bật trên nền lá xanh non còn vương hạt sương, tâm hồn bạn sẽ khoan khoái dễ chịu như đi trên mây ngàn bồng bềnh.





Khắp nơi đều là bạt ngàn hoa, vàng của hoa cải, trắng tinh khôi của hoa mận, đỏ thắm của hoa đào, hồng phới cả tím của tam giác mạch, thẫm của hoa thun tu…





Hà Giang ấn tượng du khách nhất có lẽ là những ngôi nhà tường màu đất vàng đặc trưng ánh lên trong nắng, với cổng gỗ nằm trong hàng rào đá – nét đặc trưng của vùng cao nguyên đá với bốn dân tộc Mông, Hán, Dao, Pu Péo…





Mùa xuân Tây Bắc đẹp như một bức tranh được vẽ bằng hai gam màu sắc rất đỗi dịu dàng


Tiếng chim líu lo trên cành đang gọi mùa xuân đang về




Dinh thự của vua Mèo nhìn từ trên cao








Em gái vùng cao rạng rỡ giữa bạt ngàn hoa xuân



Có ai không bị hút vào nụ cười chúm chím như vậy

Tháng 3 cải mèo nở rộ! Đi giữa đồi núi chập trùng, đứng giữa bạt ngàn hoa cải mèo vàng rực, nghe những âm thanh ròn rã của lũ trẻ, bao ưu phiền như tan biến hết…

Ảnh: Vũ Minh Quân
Trình bày: Hoài Linh

Bài hát Một vùng biên cương:

0

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018

Thủ tướng Phúc sẽ trọng dụng các nhà kỹ trị?

Cố Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải, sau khi ông mất, được báo chí ca ngợi là nhà kỹ trị, một phần qua lời kể của các thành viên 'Tổ tư vấn kinh tế' có thời gian làm việc cùng và gần ông khi ông còn làm thủ tướng (1997-2006).

Thủ tướng Phan Văn Khải tiếp Chủ tịch tập đoàn Microsoft Bill Gates ở Hà Nội tháng Tư 2006

Ông từng hoạt động cách mạng ở miền Nam, ra Bắc tập kết, được cử sang Liên Xô (trước đây) học kinh tế, rồi vào lại Tp. Hồ Chí Minh sau giải phóng miền Nam, từng làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, lại ra Bắc làm lãnh đạo Ủy ban Kế hoạch Nhà nước trước khi được giữ cương vị Phó thủ tướng rồi Thủ tướng chính phủ.
0

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018

Việt Nam phóng vệ tinh Micro Dragon vào cuối năm 2018

Vệ tinh Micro Dragon đã chế tạo thành công, đang chờ cơ quan chức năng của Nhật Bản cấp giấy phép an toàn để chuẩn bị phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay.

Micro Dragon là vệ tinh quan sát Trái đất, có trọng lượng 50kg, kích thước 50 x 50 x 50cm. Sau khi phóng lên vũ trụ, Micro Dragon có nhiệm vụ quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi sự thay đổi các hiện tượng xảy ra ở vùng biển ven bờ để phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam. Đồng thời, phát hiện độ bao phủ của mây, tính chất của sol khí để phục vụ cho việc hiệu chỉnh khí quyển. Vệ tinh Micro Dragon cũng sẽ thu các tín hiệu cảm biến trên mặt đất sau đó chuyển các dữ liệu này một cách nhanh chóng tới các địa điểm cách xa nhau trên Trái đất.


Dự án vệ tinh của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.
0

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2018

Đến Hà Giang mùa xuân, ngẩn ngơ xem đá nở hoa

Sau những ngày đông lạnh giá, đất trời Tây Bắc bỗng choàng tỉnh giấc xuân nồng khi đóa hoa mận trắng phau, hoa đào tươi thắm đầu tiên khoe sắc bên sườn đồi, hàng rào và đường vào bản. Lạc bước giữa vườn hoa tinh khiết nổi bật trên nền lá xanh non còn vương hạt sương, tâm hồn bạn sẽ khoan khoái dễ chịu như đi trên mây ngàn bồng bềnh.

0