Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin ảnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin ảnh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Kỳ vĩ thác Bản Giốc mùa nước đổ

TTO - Thác Bản Giốc vào mùa nước đổ đẹp như tranh vẽ, nổi bật giữa núi rừng hùng vĩ Cao Bằng.


Kỳ vĩ thác Bản Giốc nhìn từ trên cao - Ảnh: NÔNG THANH TOÀN

Thác Bản Giốc thuộc địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, cách TP Cao Bằng khoảng 90km và cách trung tâm thủ đô Hà Nội 400km.

Thời điểm lý tưởng nhất để đến Cao Bằng du lịch là từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm. Lúc này thác Bản Giốc đầy nước và chuyển màu ngọc bích đẹp lạ trong nắng thu vàng. Trên mặt sông, hơi nước hình thành một khoảng sương mù soi rọi dưới ánh nắng tạo nên những cầu vồng đa sắc màu.
0

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2018

Vẻ đẹp cầu Vàng Đà Nẵng


Cây cầu Vàng trên đỉnh Bà Nà, Đà Nẵng đang là từ khóa nóng những ngày gần đây. Ngoài các trang mạng Việt Nam, cộng đồng quốc tế cũng bàn tán sôi nổi về sự độc đáo của tác phẩm này.





0

Bhutan và bản giao hưởng bốn mùa qua ống kính lữ khách Việt

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Hải đã ghi lại những hình ảnh tuyệt đẹp về thiên nhiên, con người Bhutan trong suốt bốn mùa. Nơi này được ví như thiên đường cuối cùng nơi hạ giới ở Himalaya.



“Góc phố hoa tuyết"


“Mây về cố đô"


"Mùa xuân trên miền tuyết trắng"
Tác phẩm được chụp tại Bumthang, miền trung của Bhutan. Đây là đất nước Phật giáo nhỏ xinh nằm khép mình trên dãy Himalaya. Tính đến năm 2017, Bhutan có khoảng 800.000 dân sống trên diện tích 47.500 km2.


Sắc hạ
Thung lũng Ura, miền trung Bhutan một ngày mùa hè. Thế kỷ 21, Bhutan vẫn khá biệt lập với thế giới bên ngoài. Họ giữ gìn bản sắc và sự độc lập của mình bằng những hình thức quản lý khá đặc biệt.

Đây là nước duy nhất trên thế giới định hướng và đánh giá phát triển đất nước bằng Tổng chỉ số hạnh phúc quốc gia (Gross National Happiness - GNH) thay cho “Tổng sản phẩm quốc nội” (GDP).


Thu về
Theo chính phủ Bhutan, bốn mục tiêu chính tạo thành công thức GNH là: Phát triển kinh tế xã hội bền vững; Bảo tồn văn hóa truyền thống; Bảo vệ môi trường sống và Chính quyền hoạt động hiệu quả. Bhutan là nước duy nhất nghiêm cấm hút thuốc lá nơi công cộng trên toàn quốc, cấm săn bắn thú rừng, câu cá cũng như hạn chế chặt cây, khi chặt một cây phải trồng lại ba cây.

Quang cảnh làng Sengor khi mùa thu về. Bhutan có thiên nhiên hùng vĩ với những dãy núi xung quanh các thung lũng, làng bản.


Lớp học miền đông- Người dân Bhutan không đặt nặng giá trị vật chất, họ sống bằng nông nghiệp, nuôi trồng theo phương pháp tự nhiên không dùng hóa chất. Phần lớn người Bhutan ăn chay theo cách riêng của họ với món chính là ớt xào phô mai. Tác phẩm chụp lại một lớp học ở làng Sengor, tỉnh Mongar, miền đông Bhutan.


“Jakar lập đông" - Thị trấn Jakar, miền trung đất nước một ngày vào đông. Khắp vương quốc Bhutan đi đâu cũng gặp tu viện và pháo đài. Chúng nằm trên đỉnh núi cao hay triền dốc đứng, điểm đặc biệt là trong pháo đài luôn có một nửa không gian là tu viện, nửa kia là cơ quan hành chính. Người Bhutan gần như không cãi nhau, đường phố không có đèn giao thông hay cảnh sát đứng gác. Họ luôn hạnh phúc với những nhu cầu đơn giản và vừa đủ.


“Tiger Nest mùa đông" - Người dân nơi đây rất sùng đạo Phật, họ gìn giữ những pháo đài xây từ 5-6 thế kỷ trước như cách họ bảo tồn vẻ đẹp văn hóa truyền thống và thể hiện sự tôn kính với Phật giáo Himalaya đã gắn bó với mình hơn nghìn năm qua. Hình ảnh tu viện Tiger Nest, tu viện nổi tiếng ở Paro, thuộc miền tây Bhutan.


“Lễ rước tranh Phật" - Hình ảnh về buổi lễ rước tranh Phật ở Paro. Theo anh Hải, Bhutan thời mở cửa đã thay đổi rất nhiều về cuộc sống, xã hội. Viễn thông, đường phố và các phương tiện giải trí được cập nhật nhanh chưa từng thấy, lượng khách du lịch đến Bhutan tăng gấp nhiều lần dù mức phí du lịch có thể nói là cao nhất thế giới. Thế nhưng có một thứ chưa bao giờ thay đổi, đó là nhịp sống chậm của người Bhutan, đó cũng là lý do khiến tác giả muốn quay lại Bhutan.

"Điệu múa của các vị thần làng"
Tác phẩm chụp trong một buổi lễ tại Lhuntse, phía đông Bhutan. Chính phủ nơi đây quản lý sự phát triển du lịch bằng hình thức ấn định lệ phí tối thiểu với du khách cho một ngày. Mức phí được đưa ra là 250 USD một người cho hầu hết các tháng cao điểm (tháng 3, 4, 5, 9, 10 và 11) và 200 USD mỗi người cho các tháng còn lại.

Với lệ phí này, khách du lịch được chính phủ Bhutan chăm lo chỗ ở, thức ăn và phương tiện đi lại cùng hướng dẫn viên. Cách làm đó khiến những người chỉ thực sự yêu thích, muốn hiểu văn hóa và đất nước này mới sẵn lòng du lịch đến Bhutan.


“Góc sân trường"
Bhutan được ví von là “Vương quốc hạnh phúc” hay “Thụy Sĩ của Phương Đông”. Toàn bộ đất nước có đến 72% diện tích bao phủ là rừng nguyên sinh. Bhutan quy định một kiến trúc nhà cửa thống nhất trên toàn quốc và toàn dân mặc quốc phục truyền thống khi đi làm và đi học.


“Những cánh hoa ngày hội"
Triển lãm "Bhutan - Bản giao hưởng bốn mùa của nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Hải sẽ diễn ra từ 15/9 tới 15/10 tại số 184 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP HCM.

Toàn bộ số tiền bán tất cả các tác phẩm cũng như vật phẩm tại triển lãm sẽ được góp vào chương trình thiện nguyện của Help - Portrait Việt Nam.

Nguồn: VnE
0

Nhà hàng giống như một khu rừng ở Thái Lan


Nằm cách xa trung tâm thành phố Chiang Mai nhưng nhà hàng Khao Mao Khao Fang luôn được bình chọn là một trong những quán ăn hàng đầu của Thái Lan.


Điểm nhấn đặc biệt của quán chính là không gian rộng được thiết kế giống như một khu rừng nhiệt đới. Các cụm cây quy hoạch gọn gàng với nhiều tầng khác nhau. Dưới gốc đều có những thảm hoa, cây cảnh đẹp mắt.


Không gian có mái che nằm giữa nhà hàng giống như một cây nấm khổng lồ. Các kiến trúc sư sử dụng vật liệu trong suốt ở phần chóp nhọn để lấy sáng cho khu nhà này.


Những dòng suối, hồ nước và thác được bố trí xen kẽ trong khu rừng đặc biệt đem lại cảm giác mát mẻ quanh năm cho nhà hàng. Bởi vậy, chủ quán không cần đầu tư máy lạnh, chỉ sử dụng quạt khi trời quá oi bức.


Quán ăn nằm khá xa trung tâm nhưng là điểm đến yêu thích của nhiều gia đình, nhóm bạn. Các du khách nước ngoài cũng thường lựa chọn dừng chân ở đây trước khi đi xem vườn thú đêm Chiang Mai ngay gần đó.


Ngoài các góc bàn nhỏ nằm kín đáo giữa khu rừng, nhà hàng còn có khoảng sân rộng phục vụ lượng khách lớn.


Bàn ghế làm từ các loại gỗ mộc mạc, phù hợp với thiết kế chung của quán và khung cảnh xanh mướt.


Khách tới đây không chỉ để thưởng thức các món ăn truyền thống Thái Lan mà còn tận hưởng cảm giác hòa mình giữa thiên nhiên.


Lần đầu tới chơi Chiang Mai và được dẫn tới nhà hàng, chị Phương (Hà Nội) cảm thấy rất hào hứng. Dù mệt nhoài sau chuyến bay, chị vẫn hào hứng đi khắp các góc của quán. "Tôi dành cả nửa tiếng mà vẫn chưa đi hết được không gian này. Chúng tôi chụp hàng chục kiểu ảnh mà vẫn còn muốn ghi thêm hình nữa", chị Phương kể.


Hoa lan, loại hoa quen thuộc của đất nước Thái Lan, được trồng ở khắp nơi với đủ màu sắc rực rỡ.


Lối dẫn vào nhà vệ sinh trải sỏi, bố trí cây trồng sinh động, được chăm sóc cẩn thận.


Các thiết bị hiện đại giấu khéo léo trong khu vệ sinh sử dụng nhiều vật liệu thô mộc.

Nguồn: VnE
0

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

Ảnh: Chiến hạm Việt Nam thăm căn cứ Trạm Giang, Trung Quốc

ANTD.VN - Sau khi hoàn thành chuyến thăm hai quốc gia Đông Bắc Á là Nhật Bản và Hàn Quốc thì tàu hộ vệ tên lửa 015 - Trần Hưng Đạo của Hải quân Việt Nam tới thăm căn cứ Trạm Giang của Trung Quốc.


rang Sina của Trung Quốc mới đăng tải chùm ảnh về hoạt động của tàu hộ vệ tên lửa 015 - Trần Hưng Đạo của Hải quân Việt Nam tại Nhật Bản và Hàn Quốc.


Tờ báo Trung Quốc thông tin rằng sau khi tiến hành hoạt động đối ngoại quân sự tại hai nước Đông Bắc Á, chiến hạm Việt Nam sẽ tới thăm Trung Quốc trước khi về nhà.


Được biết tàu hộ vệ 015 - Trần Hưng Đạo của Hải quân Việt Nam sẽ tới thăm căn cứ Trạm Giang và tham dự cuộc diễn tập chung giữa hải quân ASEAN và Trung Quốc từ ngày 21 đến ngày 28/10.


Đây là một sự kiện đặc biệt nhằm xây dựng lòng tin giữa hải quân các quốc gia Đông Nam Á với Trung Quốc nhằm hướng tới hòa bình và hữu nghị trên biển.


Bên cạnh 4 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 do Nga chế tạo thì các nhà máy đóng tàu trong nước còn đóng mới rất nhiều tàu tên lửa tấn công nhanh cỡ nhỏ Molniya 1241.8 theo giấy phép chuyển giao công nghệ.


Những chiến hạm này của Hải quân Việt Nam có lượng giãn nước chỉ ở mức nhỏ và trung bình nhưng lại có dàn hỏa lực cực mạnh, tương đương nhiều con tàu 3.000 tấn khác.


Bên cạnh đóng mới, thời gian gần đây Hải quân Việt Nam còn cấp tốc nâng cao sức mạnh đội tàu mặt nước bằng cách nhận thêm chiến hạm cũ đã qua sử dụng từ nước ngoài.


Sau cuộc duyệt binh chiến hạm tại Jeju, Việt Nam đã nhận tiếp tàu hộ vệ chống ngầm lớp Pohang thứ hai do Hàn Quốc viện trợ, con tàu đã mang số hiệu mới là 20.


Mặc dù về nước cùng với chiếc Gepard 3.9 nhưng theo kế hoạch thì tàu 20 sẽ không ghé thăm căn cứ Trạm Giang, mà tiến thẳng về cảng Đà Nẵng.


Sự bổ sung thêm nhiều chiến hạm lớp Pohang của Hàn Quốc sẽ là sự thay thế cần thiết đối với Việt Nam khi lớp tàu Petya đang tỏ ra quá cũ và cần được nghỉ hưu.


Cuối cùng, Sina cho biết sắp tới Việt Nam còn có thể đặt hàng Nga đóng mới thêm một cặp chiến hạm Gepard 3.9 nữa với cấu hình vũ khí mạnh hơn, có thể sẽ mang tên lửa siêu âm Kalibr-NK.

Nguồn: ANTĐ
0

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018

Ruộng bậc thang đẹp bậc nhất Việt Nam ở Hoàng Su Phì

Từ cuối tháng 9, những thửa ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì nhuộm vàng cả một vùng đồi núi rộng lớn.


Hoàng Su Phì là huyện biên giới vùng cao của tỉnh Hà Giang với những thửa ruộng bậc thang vào loại đẹp nhất Việt Nam.


Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì nằm trên địa bàn 6 xã là: Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty và Thông Nguyên.

Năm 2012, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức cấp bằng công nhận Di tích Quốc gia.

Hoàng Su Phì có địa hình chia cắt mạnh bởi núi cao, độ dốc lớn. Ruộng bậc thang là hình thức canh tác nông nghiệp thích nghi với điều kiện tự nhiên của con người nơi đây.

Từ khoảng cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 hàng năm là thời gian lúa chín, những thửa ruộng chuyển màu từ xanh sang vàng.

Trên đường dẫn vào xã Bản Phùng, khu vực sinh sống của dân tộc La Chí.

Điểm nhìn từ con đường dẫn lên khu mộ cổ Hoàng Vần Thùng, vua của người La Chí, ở xã Bản Phùng.

Thời điểm cuối tháng 9 hàng năm sẽ diễn ra sự kiện “Qua miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì”, tổ chức tại thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì với nhiều hoạt động gắn liền với bản sắc văn hóa nhằm quảng bá tiềm năng du lịch của địa phương.

Một gia đình trẻ người Dao ghi lại khoảnh khắc mùa vàng tại xã Hồ Thầu.Một gia đình trẻ người Dao ghi lại khoảnh khắc mùa vàng tại xã Hồ Thầu.

Ruộng bậc thang trên con đường dẫn lên xã Hồ Thầu, nằm cách thị trấn Vinh Quang - trung tâm huyện Hoàng Su Phì khoảng 30 km.

Mỗi dân tộc sinh sống ở đây có tín ngưỡng nông nghiệp, nghi lễ cúng bái, cầu mùa, cầu mưa, mừng cơm mới khác nhau, chứa đựng kho tàng văn hóa từng tộc người.

Ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì còn được người dân kết hợp nuôi cá. Theo anh Thành, cán bộ huyện Hoàng Su Phì, giống cá nuôi ở đây không bỏ ruộng ngay cả khi nước tràn xuống bên dưới và là đặc sản của vùng đất này.

Toàn huyện Hoàng Su Phì có khoảng 3.000 ha ruộng bậc thang trải khắp các đồi núi - Một thửa ruộng bậc thang ở xã Hồ Thầu nằm giữa những vạt rừng trong ánh nắng chiều.
0