Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cao Bằng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cao Bằng. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2019

Mùa lúa chín bên sông Quây Sơn

Cao Bằng - Dòng nước uốn lượn qua những thửa ruộng lúa chín vàng và dãy núi đá vôi trùng điệp đẹp tựa bức tranh thủy mặc nơi biên cương.

Dòng Quây Sơn bắt đầu chảy vào địa phận Việt Nam từ xã Ngọc Côn, bao quanh là đồi núi trùng điệp và những thửa ruộng chuyển sắc vàng cuối tháng 8.
Nhiếp ảnh gia Phạm Huy Trung (TP HCM) vừa có chuyến săn ảnh mùa lúa kéo dài hơn một tháng tại huyện Trùng Khánh. Anh cho biết mình bị “mê mẩn” bởi cảnh sắc thiên nhiên, từ khi lúa còn xanh tới lúc chuyển vàng bên dòng Quây Sơn.

Ruộng lúa chín vàng nằm xen lẫn với những thửa đã gặt xong nhìn từ trên cao. Đoạn đường nối thị trấn Trùng Khánh với xã Phong Nậm dài khoảng 10 km được đánh giá là nơi sở hữu nhiều khung cảnh mùa vàng gây ấn tượng với du khách.

Đầu tháng 10, những ruộng lúa đã chín vàng ươm trên thung lũng Phong Nậm. Nằm nép mình dưới chân núi là những nóc nhà của người Tày, với khoảng 20 – 30 hộ dân cùng chung sống.

Người dân đánh cá trên dòng Quây Sơn. Non nước vùng Cao Bằng với thác Bản Giốc, sông Quây Sơn, động Ngườm Ngao… là những điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam. Vào mùa lúa chín, những địa danh này thu hút nhiều khách tham quan và các nhiếp ảnh gia trên cả nước tới ngắm cảnh, chụp hình.

Mây trôi lơ lửng trên những cánh đồng lúa. Thời điểm thích hợp nhất trong ngày để săn ảnh thiên nhiên Phong Nậm là lúc nắng mới lên và hoàng hôn.

Dòng Quây Sơn uốn lượn chảy qua những thửa ruộng mùa vàng.

Trên đường vào thung lũng Phong Nậm, du khách sẽ bắt gặp những bụi tre xanh nằm kề bên cánh đồng lúa chín và các bản làng nối tiếp nằm ven chân núi.

Thác Bản Giốc (xã Đàm Thủy), nơi đổ nước của sông Quây Sơn có hai dòng chính. Tháng 9, 10 là thời gian lý tưởng khám phá thác Bản Giốc, khi nước nhiều mà trong xanh, các dòng thác tuôn chảy tung bọt trắng xóa. Tại thác, du khách có thể thuê bè tre của người dân để tham quan xung quanh, với giá khoảng 50.000 đồng một người.
Bản Giốc được mệnh danh là thác nước đẹp nhất Việt Nam với các tầng nối tiếp nhau, trải rộng đến cả trăm mét.

Huỳnh Phương/ VnExpress
0

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Kỳ vĩ thác Bản Giốc mùa nước đổ

TTO - Thác Bản Giốc vào mùa nước đổ đẹp như tranh vẽ, nổi bật giữa núi rừng hùng vĩ Cao Bằng.


Kỳ vĩ thác Bản Giốc nhìn từ trên cao - Ảnh: NÔNG THANH TOÀN

Thác Bản Giốc thuộc địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, cách TP Cao Bằng khoảng 90km và cách trung tâm thủ đô Hà Nội 400km.

Thời điểm lý tưởng nhất để đến Cao Bằng du lịch là từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm. Lúc này thác Bản Giốc đầy nước và chuyển màu ngọc bích đẹp lạ trong nắng thu vàng. Trên mặt sông, hơi nước hình thành một khoảng sương mù soi rọi dưới ánh nắng tạo nên những cầu vồng đa sắc màu.
0

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018

Non nước Cao Bằng - Thác Bản Giốc/ Flycam


Công viên địa chất Non Nước Cao Bằng vừa được UNESCO công nhận trở thành Công viên địa chất Toàn cầu.

Vào 12 giờ 56 phút giờ Paris ngày 12-4-2018, Hội đồng Chấp hành UNESCO tại Kỳ họp lần thứ 204 tại Paris, Pháp đã thông qua Nghị quyết công nhận Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng là Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO (CVĐCTC).


Nguồn: Hachi8Media
0

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2018

Non nước Cao Bằng - Thác Bản Giốc/ Flycam


Công viên địa chất Non Nước Cao Bằng vừa được UNESCO công nhận trở thành Công viên địa chất Toàn cầu.

Vào 12 giờ 56 phút giờ Paris ngày 12-4-2018, Hội đồng Chấp hành UNESCO tại Kỳ họp lần thứ 204 tại Paris, Pháp đã thông qua Nghị quyết công nhận Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng là Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO (CVĐCTC).


Nguồn: Hachi8Media
0

Nét độc đáo của công viên địa chất toàn cầu ở Cao Bằng

Với lợi thế về cảnh quan và văn hoá, lịch sử, công viên địa chất toàn cầu Cao Bằng có 3 tuyến tham quan chính với những trải nghiệm riêng.

Công viên địa chất toàn cầu Cao Bằng vừa được UNESCO công nhận bao gồm 6 huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hòa và một phần diện tích các huyện Hòa An, Nguyên Bình và Thạch An, có diện tích trên 3.000 km2. Để trải nghiệm công viên, ban quản lý công viên đã xây dựng 3 tuyến với 3 chủ đề khác nhau.

“Khám phá Phia Oắc - ngọn núi của những đổi thay” là tên gọi của tuyến du lịch cụm phía Tây, tập trung ở huyện Nguyên Bình. Trên ảnh là thung lũng treo Nậm Kép, huyện Nguyên Bình. Ảnh: Xuân Trường.

Điểm nhấn của tuyến này là khu du lịch sinh thái Phia Oắc - Phia Đén. Trong đó đỉnh Phia Oắc cao hơn 1.900 m được coi là nóc nhà của Cao Bằng, nơi từng nhiều lần xuất hiện băng giá.
Về địa chất nơi đây có sự đan xen giữa các loại đá lục nguyên, đá vôi và đá xâm nhập granit, tạo nên các dãy núi đất xen với núi đá. Xưa kia người Pháp đã chọn Phia Oắc - Phia Đén làm nơi nghỉ mát, hiện vẫn còn các dấu tích của các biệt thự, nhà nghỉ của các công chức thời Pháp. Rừng ở đây còn giữ được nhiều nét nguyên sinh, trong đó đặc trưng là các khu rừng lùn.


Tham quan tuyến này, du khách còn có thể ghé điểm di sản hóa thạch tại xã Lang Môn, làng dệt thổ cẩm in sáp ong của dân tộc Dao (ảnh), khu rừng Trần Hưng Đạo...


Tuyến tham quan phía bắc Cao Bằng có chủ đề "Trở về nguồn cội", tập trung ở huyện Hoà An và Hà Quảng. Du khách sẽ tìm hiểu về các di tích lịch sử văn hoá như đền Dẻ Đoóng, đền vua Lê, khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó (Hà Quảng) cùng các dấu ấn quá trình hoạt động cách mạng 1941-1944 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Với địa hình núi đá đa dạng, tuyến này cũng chứa đựng di sản địa chất mang giá trị quốc tế. Tại huyện Hà Quảng, các nhà khoa học đã tìm thấy hoá thạch Cúc đá, có giá trị định tuổi các tầng lớp đá chứa chúng và xác định đứt gãy địa tầng. Đó là tên nhóm các loài sinh vật biển thân mềm tiến hóa cao nhất, cách đây 66 triệu năm.
Trong logo biểu tượng của công viên địa chất Non nước Cao Bằng, hoá thạch Cúc đá được chọn làm biểu tượng đại diện cho khoa học về hai cấu trúc diện mạo địa chất điển hình karst trẻ, karst già và cũng là biểu trưng giá trị văn hóa đặc sắc của Cao Bằng. Karst là hiện tượng phong hóa đặc trưng của những miền núi đá vôi bị nước chảy xói mòn.


Tuyến này còn đưa du khách đi các kỳ quan núi đá vôi như Vườn đá, động Ngườm Bốc, Ngườm Slưa... Trong ảnh là thung lũng treo Sóc Giang, huyện Hà Quảng.


Tuyến phía Đông mang đến “Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên”, tập trung vào các huyện Trà Lĩnh, Quảng Uyên và Trùng Khánh. Du khách sẽ có dịp đến với các làng nghề truyền thống, các lễ hội dân gian, cũng như những món ăn nổi tiếng của người Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ… Ở Phia Thắp, xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên nổi tiếng nhất là nghề làm hương.


Trên tuyến này, du khách cũng sẽ được ngắm các cảnh quan karst trưởng thành và già, đặc trưng của công viên địa chất toàn cầu. Trong ảnh là núi Mắt Thần trong hồ Nặm Trá, huyện Trà Lĩnh.


Thác Bản Giốc ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, được mệnh danh là thác lớn và đẹp thứ tư thế giới, trong số các thác nước ở biên giới giữa các quốc gia. Cảnh quan quanh thác là địa hình karst dạng cụm đỉnh - lũng trên bề mặt san bằng 400-600m với thảm phủ thực vật dày.
Thác cao 3 tầng, gồm có thác phụ và thác chính. Thác phụ nằm trong địa phận Việt Nam, dài 150 m gồm một tầng cao khoảng 30 m. Thác chính nằm giữa biên giới Việt - Trung dài khoảng 50 m. Ảnh: Xuân Trường.


Mùa vàng xã Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh. Ảnh: Xuân Trường.


Nhũ đá hình bông sen ngược trong động Ngườm Ngao, huyện Trùng Khánh.


Núi Phượng Hoàng, xã Quốc Phong, huyện Quảng Uyên.

Nguồn VnExpress
0