Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

Lại bắn đạn thật

Bộ đội Tây Nguyên diễn tập bắn đạn thật

(Dân Việt-15/12/2011) Các đơn vị Pháo binh, Pháo phòng không, Thông tin liên lạc… thuộc Binh đoàn Tây Nguyên vừa có cuộc phối hợp diễn tập bắn đạn thật “TC- 2011” trên địa bàn Tây Nguyên.
Binh đoàn Tây Nguyên là đơn vị thường xuyên có kết quả huấn luyện giỏi, đạt nhiều thành tích trong huấn luyện và thực hành diễn tập có bắn đạt thật. Tham gia diễn tập lần này cán bộ, chiến sĩ các lượng lực đã phát huy tinh thần trách nhiệm, hiệp đồng chặt chẽ, thống nhất cao. Kết quả 100% đơn vị có kết quả giỏi, chiếm lĩnh, bắn hạ mục tiêu nhanh gọn, đảm bảo an toàn về người và vũ khí trang bị kỹ thuật.
Cuộc diễn tập là dịp nâng cao trình độ tác chiến, kỹ thuật, chiến thuật sát với thực tế địa bàn cho các lực lượng..


Bắn hạ mục tiêu nhanh gọn, đảm bảo an toàn về người và vũ khí trang bị kỹ thuật


Pháo 57mm của đoàn Pháo phòng không 234 hướng tới mục tiêu


Dàn pháo 130, của Đoàn pháo Binh Tây Nguyên cũng sẵn sàng lập công


Theo Báo Quân Đội Nhân Dân

http://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/danviet.vn/Bo-doi-Tay-Nguyen-dien-tap-ban-dan-that/7543286.epi
0

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011

VN tăng cường sức mạnh các binh chủng


(Vibay-06/12/2011) Sau các tuyên bố khẳng định chủ quyền gây chấn động dư luận của Thủ tướng khi trả lời chất vấn tại Quốc hội, người ta lại chứng kiến các hoạt động rầm rộ của Quân Đội Việt Nam. Các thông tin dưới đây được đăng tải liện tục trong những ngày gần đây.

Hải quân thành lập lực lượng không quân riêng

Đợt huấn luyện phi công và thợ máy đầu tiên trong Quân chủng Hải quân vừa được Tổng công ty trực thăng trực thuộc Bộ Quốc phòng hoàn thành. Đây là những bước đi quan trọng và căn bản khi Quân chủng Hải quân thành lập lực lượng không quân cho riêng mình và điều đó cũng có nghĩa là khả năng tác chiến và thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của Quân chủng Hải quân sẽ được nâng cao thêm một bước mới. (Từ đây, khi nói đến Không quân, phải nói rõ là Không quân Nhân dân Việt Nam hay Không quân thuộc Quân chủng Hải quân).



Phòng không - Không quân bắn đạn thật



Là khách hàng tiềm năng mua SU-35 vào năm 2016, chuyên gia Nga cho biết.



Đặt mua máy bay chiến đấu tàng hình SuKhoi T50 của Nga

Người Nga thông báo Việt Nam sẽ có khoảng 12 đến 24 chiếc Sukhoi T50 là một cơ hội lớn để bảo vệ Tổ quốc. Đây là dòng máy bay cực kỳ tối tân mà người Mỹ cường quốc số 1 cũng phải e dè.
Ông Igor Korotchenko, Giám đốc Trung tâm Phân tích vũ khí toàn cầu của Nga đã phát biểu trên trang Defencenet.gr rằng: Việt Nam sẽ có khoảng từ 12 đến 24 chiếc Sukhoi T -50 vào năm 2030 – 2035. (Đừng nghĩ là "còn lâu", Tầm cở như Trung Quốc cũng chỉ "dự tính" đến năm 2018 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình J-20 đầu tiên mới được đưa vào sử dụng, và hiệu quả tác chiến của nó cũng "dự đoán" là... không biết trước được).



Việt Nam cũng đang có một hợp đồng mua 8 máy bay huấn luyện/chiến đấu hiện đại Yak-130 của Nga để dần thay thế cho các máy bay L-39C




Có lẽ họ đang chứng minh các khẳng định chủ quyền của Thủ tướng là một vấn đề hệ trọng quốc gia.

Các thông tin khác như tàu ngầm, tên lửa bầy sói, chuẩn bị phóng vệ tinh viễn thám, việc đàm phán mua tên lửa Brahmos, tăng số quân cho các binh chủng,... ít thấy đề cập.


0

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

Những người lính dễ thương khắp thế giới

(Vibay-25/11/2011) Những hình ảnh trên báo Trung Quốc ngày 25/11/2011 cho thấy những người lính dễ thương trong quân đội các nước trên thế giới ( Một thông điệp hòa bình ?)


Hoa Kỳ


Trung Quốc (Giời đất ơi, Ngộ là Ngộ không thích phụ nữ kiểu lầy ló mà!)


Chi Lê


Việt Nam


Anh Quốc


Indonesia


Ấn Độ


Italia (Ý)


Israel (Do Thái)


Iran


New Zealand (Tân Tây Lan)


Ai Cập


Tây Ban Nha


U-crai-na (Ucraine)


Thỗ Nhĩ Kỳ


Serbia


Thụy Sỹ


Thụy Điển


Nhật Bản


Bồ Đào Nha


Nepal (Nê-pan)


Mexico (Mê-hi-cô)


Peru (Pê-ru)


Rumania (Ru-ma-ni)


Lithuania


Kennya (Ken-ni-a)


CH Séc (Czech Republic)


Canada


Hàn Quốc


Bắc Triều Tiên (Tập luyện kiểu gì thế này ?)
0

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

Tiềm lực quân sự Quân đội ND Việt Nam

(BBC, Vietnamdefence, RIA Novosti, RFI, Báo Mới, Vnexpress, VOA, Wikipedia...)
Luôn cập nhật mới.
Tổng quân số: Việt Nam luôn giử bí mật quân số của quân đội nên không ai biết Quân Đội Nhân Dân Việt Nam ( QĐNDVN ) có bao nhiêu quân số, Trang SLDinfo của Mỹ nói khoảng 500.000 quân. Nhiều chuyên gia công nhận QĐNDVN là 1 trong 10 quân đội lớn nhất thế giới. Các nguồn khác như Đài phát thanh quốc tế Pháp, Đài tiếng nói Hoa Kỳ,.. nói khoảng 300.000 đến 350.000. Trang mạng GlobalSecurity.org viết: Nếu tính cả quân dự bị thì Việt Nam có đội quân lớn thứ 4 thế giới, nếu chỉ tính quân chính quy thì đội quân này đứng thứ 11. Tuy nhiên, trong thời đại vũ khí công nghệ cao thì quân số không quan trọng bằng khả năng chiến đấu. Chẵng hạn, quân đội Anh đứng thứ 28 thế giới về quân số nhưng không ai nói họ yếu hơn QĐNDVN.
Xem thêm trên Wikipedia
Không Quân:
- Su-30MK2:
Su 30MK2 là máy bay tiêm kích đa năng 2 chỗ ngồi, là một trong các biến thể cải tiến, thuộc họ máy bay Su-27 nổi tiếng của Viện Thiết kế OKB Sukhoiи. Su-30MK2 được dùng để giành ưu thế trên không, tiêu diệt mục tiêu mặt nước và mặt đất bằng vũ khí chính xác cao, trinh sát trên chiến trường đất liền và trên biển...
Su 30MK2 chở được 34.500 kg vũ khí, đạn dược. Trên thân và cánh máy bay có 12 bệ gắn, 10 trong số đó dùng để cài đặt đến 10 trái tên lửa. Trong trường hợp không chiến, Su 30MK2 sẽ sử dụng những tên lửa nhỏ điều khiển bằng sóng từ cũng như các đầu đạn tự động R-27R1, R-27RE, R27T. R-27E, RVV-AE, còn khi cận chiến có thể sử dụng tên lửa không đối không R-73 và R-73E.
Đối với các mục tiêu trên mặt đất và trên biển, Su 30MK2 sẽ sử dụng loại tên lửa chống sóng radar H-31P, hoặc tên lửa định vị bằng sóng vô tuyến, bằng tia laser H -25ML, H-29L và H-29T, tên lửa có cánh H-59M cũng như các loại bom thông thường. Đặc biệt, vũ khí tấn công mặt đất và trên biển của Su 30MK2 cực kỳ hiệu quả.


Ngoài ra, Su 30MK2 còn được trang bị tên lửa H-29TM, do Tổng công trình sư Igor Seleznev kết hợp với nhóm thiết kế hệ thống vũ khí của loại máy bay này phát triển. Đây là loại tên lửa có chế độ hoạt động hoàn toàn tự động (theo nguyên tắc “bấm nút và quên luôn”).
Với chức năng đáp ứng nhiều công năng trong tác chiến, nên Su 30MK2 được trang bị hệ thống an-ten dò tìm thế hệ mới có đường kính 1 mét. Hệ thống này cùng một lúc có thể phát hiện 10 mục tiêu trên không trong khoảng cách 100 km và ngay lập tức chọn lựa hai mục tiêu để tấn công trong khoảng cách 65 km.
Một khi phi công hạ lệnh tấn công thì trên màn hình trong khoang lái sẽ hiển thị toàn bộ quá trình này. Chế độ tự tìm diệt này thích ứng với cả ban ngày, lẫn ban đêm. Đây chính là những tính năng mà khách hàng đặt mua đánh giá cao ở Su 30MK2, bởi họ cho rằng nhờ thế mà nó có thể là đối trọng với các loại tiêm kích có tính năng tương tự của phương Tây.

Bảng so sánh SU-30MK2 và một số tiêm kích hiện đại khác

Loại Sukhoi T-50 Su-30MK2 F-16 J-10 Tr.Quốc
Nước sản xuất Nga - Ấn Độ Nga Mỹ Trung Quốc
Tốc độ thông thường Mach 1,7 – 1,8 Mach 1 Mach 1,2 Mach 1,2
Tốc độ tối đa Mach 2,45 Mach 2 Mach 2 Mach 2,2
Tầm bay tối đa 2.000 km 8.000 km 4.220 km 1.850 km
Tổng trọng tải tối đa 37.000 kg 34.500 kg 19.200 kg 19.200 Kg
Tàng hình không không không
Số lượng bom, tên lửa 10 – 16 12 10 11
Dòng 9 - ô 1 Dòng 9 - ô 2 Dòng 9 - ô 3 Dòng 9 - ô 4 Dòng 9 - ô 5
Bảng trên cho thấy, SU-30MK2 của Việt Nam có tầm bay xa nhất, có khả năng tác chiến trên vùng không gian rộng lớn nhất. Tải trọng lớn cho phép mang theo nhiều vũ khí,tên lửa,...

Xem thêm Xem máy bay quân đội VN ném bom, bắn tên lửa.
- MIG 29
Được đánh giá là dòng máy bay tiêm kích đa nhiệm hạng nhẹ, thế hệ thứ tư, MiG-29 có khả năng đạt tốc độ tối đa lên tới 2.200km/h, tầm hoạt động 1.500km. Trang bị hỏa lực chính của máy bay này là một pháo bắn nhanh 30mm và 7 móc treo vũ khí cho phép lắp bom, tên lửa và thùng dầu phụ.
Những ngày đầu, khi mới ra đời, mỗi tiết lộ hiếm hoi về MiG-29 là một sự kiện cuốn hút. Bởi lẽ MiG-29 có nhiều tính năng mới lạ, như phi công MiG-29 có hệ thống hiển thị trực tiếp, “khóa” mục tiêu từ mũ bay, MiG-29 có khả năng bay kiểu “Rắn hổ mang” trên không, tên lửa bắn từ góc rất hẹp, khiến cho đối phương thực sự hoảng sợ.
Giờ bay tới hạn của MiG–29 nguyên bản là 2.500 giờ bay. Nga hy vọng MiG–29 sẽ bay vào khoảng 100 giờ/năm. Tuy nhiên, Ấn Độ và Malaysia thường xuyên sử dụng MiG-29 của họ gấp đôi thời lượng đó. Thế là Nga kiếm được khá nhiều tiền từ việc nâng cấp MiG–29 trong gia cố thân vỏ. Không chỉ vậy, trong số các MiG-29 đã bán, nó còn mang lại nguồn lợi cho Nga khi lắp đặt thêm các thiết bị điện tử mới. Nga đang mời chào hợp đồng gia cố khung máy bay và thêm nhiều nâng cấp nữa, để nâng tuổi thọ bay lên tới 4.000 giờ.
-Các loại khác: SU-27SK, Su-27UBK, Su-24M4, Su-22UM3, DHC-6 Twin Otter 400, L-39, LCA và tiêm kích thế hệ thứ 5 (kế hạch nâng cấp đến 2018),...
Xem thêm Việt Nam là ứng viên số 1 mua tiêm kích thế hệ 5 T-50 trên Vietnamdefence.
Tên lửa:
-Shaddock:
Việt Nam là nước duy nhất được Nga bán cho tên lửa này.
Sau khi phóng lên, tên lửa leo lên tầm cao, tăng tốc tới Mach 1.5, và bắt đầu tìm kiếm vùng phía trước với rađa tìm đuờng của nó. Hình ảnh kết quả được truyền tới tàu phóng thông qua 1 kênh TV. Khi một mục tiêu được xác định, thao tác viên trên tàu xác minh liệu có phải đó là mục tiêu mong muốn hay không(VD như hàng không mẫu hạm trong một nhóm tàu), như vậy thì, thao tác viên điều khiển tên lửa bằng cách bật hệ thống tìm đường của nó sang chế độ tự động. Kế đó, tên lửa đi xuống tầm thấp, vẫn ở tốc độ siêu âm, tên lửa được định trước sẽ chui xuống nước 10-20m trước khi tới mục tiêu và sẽ nổ dưới nước để tăng thiệt hại.
VN chỉ có phiên bản phóng từ bệ phóng (xe tải) từ đất liền nhưng với tầm bắn 460 km bao trùm hoàn toàn vịnh Bắc Bộ, đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa và một phần vùng biển Trường Sa. Không rõ hiện Việt Nam đang có bao nhiêu quả Shaddock nhưng theo bài viết 'Việt Nam đe dọa Trung Quốc bằng tên lửa siêu âm' trên mạng internet của Trung Quốc thì Việt Nam đã đang nghiên cứu cải tiến loại tên lửa này để nâng tầm bắn lên 550 km, đầu đạn nặng 1 tấn và có tốc độ 2,5 lần vận tốc âm thanh.
-Hệ thống tên lửa Bastion:
Đây là "vũ khí" giúp hầu hết các quốc gia có bờ biển dài và nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào biển nhưng không có khả năng tài chính, trình độ khoa học để xây dựng một hạm đội mạnh cho riêng mình.
Hệ thống tên lửa Bastion là giải pháp chống đỡ bất đối xứng giúp các quốc gia duyên hải bảo vệ tốt lãnh hải của mình.
Trái tim của hệ thống tên lửa đất đối hải này chính là tên lửa đối hải P-800 Yakhont. Tên lửa Yakhont có chiều dài 8,9 m, đường kính 0,71 m, với tầm bắn 300 km, với tổng khối lượng 3.000 kg, và vận tốc chiến đấu gấp 3 lần vận tốc âm thanh. Nó được thiết kế bốn cánh delta ở giữa thân và bốn cánh nhỏ hơn ở đuôi để kiểm soát đường bay. Yakhont ra đời lập tức thỏa mãn tất cả những yêu cầu đề ra của quân đội Nga về một loại tên lửa chống hạm mới: tấn công chính xác, có tốc độ siêu âm ở mọi trạng thái hành trình, có thể phóng từ hầu hết bệ phóng: từ máy bay, tàu, tàu ngầm, xe phóng trên đất liền...
Đặc biệt, đây là loại tên lửa có trí tuệ, người dùng chỉ cần “bắn rồi quên”, nghĩa là sau khi bấm nút khởi động, tên lửa sẽ tự động đi tìm mục tiêu để tiêu diệt.
Sau khi được phóng từ bệ phóng, ở khoảng cách từ 60 đến 80 km, Yakhont sẽ bật radar của nó để tìm kiếm mục tiêu. Khi tên lửa phát hiện mục tiêu và lại gần ở khoảng cách từ 25 đến 30 km, tên lửa tắt mọi liên lạc với hệ thống và chỉ sử dụng radar ở trạng thái bị động. Lúc này, một tên lửa trong cả nhóm Yakhont được phóng đi (thường là ba tên lửa) sẽ bay lên cao và bật radar của mình dẫn đường cho các tên lửa bay thấp còn lại tấn công mục tiêu.



Xem thêm Nga giới thiệu tên lửa sát thủ tàu sân bay cho các nước Đông Nam Á.


Các loại tên lửa khác: Tên lửa chống tàu chiến Uran-E ( tên lửa SS-N-25 ), Tên lửa hành trình Moskit ( SS-N-22 ), Tên lửa tàng hình diệt tàu chiến Yakhont ( tên lửa SS-N-26 ), Tên lửa Brahmos ( mua từ Ấn Độ)- Xem biễu diễn Brahmos, Tên lửa phòng không S300, Tên lửa đất đối đất Scud C (Việt Nam đã cải tiến được tên lửa Scud nâng tầm bắn lên 600 đến 900 km).Ngoài ra Nga đang mời Việt Nam mua loại tên lửa đất đối đất Iskander-E (SS-26 Stone). Đây là loại tên lửa đất-đối-đất chiến thuật có độ chính xác cao nhằm vào nhiều mục tiêu trên mặt đất với tầm bắn 280 km. Iskander-E mang một đầu đạn với lượng thuốc nổ 400kg.
Nga chỉ chào bán loại tên lửa này cho một số ít những nước thân thiết với Nga ( TQ không nằm trong số đó ).
Nếu mua loại tên lửa này Việt Nam có thể dùng để phòng thủ biên giới trên bộ, tấn công lực lượng địch tập kết gần biên giới cũng như phá hủy các căn cứ hậu cần, quân sự của đối phương .
Hải Quân (VPN)
- Tàu Ngầm:
+ Tàu ngầm lớp Kilo -tàu ngầm điện-diesel Projekt 636 của Việt Nam sẽ có khả năng sử dụng tên lửa hành trình 3M-14E. - sát thủ vô hình dưới biển.
Trên thực tế lực lượng tên lửa phòng thủ bờ biển của Việt Nam dư sức đánh tan về cơ bản đội tàu đổ bộ của đối phương khi chúng còn cách bờ biển Việt Nam trên 200 km và trước khi các máy bay của đối phương có thể phát hiện ra các vị trí phóng tên lửa .
Gần đây trên mạng internet của TQ có xuất hiện nhiều bài viết mang tính chất khiêu khích. ( Kế hạch tấn công Việt Nam)
Và các tàu ngầm khác có từ những năm 2000.
+ Tàu khu trục:
Tàu khu trục nhỏ "Gepard 3.9" của Nga được phát triển trên nền tảng dự án tàu 11.660 của Nga. Dự án này được thành lập là nhằm để phát triển loại tàu tuần tra mới tìm kiếm cũng như theo dõi và kiểm soát bề mặt, dưới nước và các mục tiêu trên không. Hoàn thành được cả các hoạt động độc lập hay hết hợp với các hoạt động khác, tuần tra bảo vệ biên giới biển.
"Chúng tôi đã cải tiến thiết kế cho các tàu của hải quân Việt Nam bằng việc bổ sung tính năng tàng hình và trang bị thêm một số thiết bị khác trên boong tàu" - Leonid Sharapov, giám đốc Cục thiết kế Zelenodolsk cho hay.
Lục Quân
- Xe tăng:
+ Xe tăng chủ lực T-55:
T-55 kết hợp một súng tốc độ cao với một thân tăng rất cơ động, một thân ngắn và nòng rất dài. Các cải tiến so với loại T-54 gồm động cơ diesel V12 làm mát bằng nước lớn hơn với 580 sức ngựa so với 520 sức ngựa, tăng tầm hoạt động lên 500km (lên tới 715km với hai bình xăng phụ mỗi bình 200 lít). T-55 cũng có hai cái ổn định hai cánh (two-plane) chứ không chỉ có cái ổn định dọc, một lần nạp đạn cho súng chính được 43 viên thay vì chỉ 34 viên.
- BM-21 (tiếng Nga: БМ-21) là một loại pháo phản lực Cachiusa do Liên Xô chế tạo. Loại pháo này bao gồm một xe tải hạng nặng được trang bị một dàn phóng đạn phạn lực 40 nòng cỡ 122 mm gọi là xe chiến đấu (chữ БМ là viết tắt của боевоя машина nghĩa là xe chiến đấu). BM-21 còn có tên lóng là Град (mưa đá).
Trong Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979, quân đội Việt Nam có 2 lữ đoàn BM-21 để chuẩn bị phản công, song chưa khai hỏa thì Trung Quốc tuyên bố rút quân. ( xem bài Cuộc chiến đẫm máu của Việt Nam đánh bại Trung Quốc )

* Viễn Thám
Kế hoạch viễn thám phục vụ quốc phòng của Việt Nam là tuyệt mật hoặc Việt Nam chỉ ngụ ý cho đối phương ngầm hiểu rằng " Việt Nam cũng có hệ thống vệ tinh viễn thám hiện đại".
Còn nhớ kế hoạch phóng vệ tinh Vinasat 1 nhiều lần bị Trung Quốc phản đối vì họ cho rằng vệ tinh này, ngoài mục đích viễn thông cho kinh tế, nó còn phục vụ cho viễn thám quân sự đến nổi việc phóng Vinasat 1 phải hoản lại nhiều lần.
Xem video Phóng vệ tinh Vinasat 1 trên Youtube.

Dự kiến vệ tinh Vinasat 2 được phóng vào năm 2012.
Xem thêm Năm 2014, Việt Nam phóng vệ tinh viễn thám đầu tiên trên VNExpress.

Xem thêm Việt Nam - Trung Quốc và chiến lược "xù lông nhím".

Cập Nhật:

-Sói hạm Gepard 3.9: Hải quân Nhân dân Việt Nam đã đặt hàng hai tàu chiến lớp Gepard 3.9 và chúng đã được bàn giao vào năm 2011 ( chiếc thứ nhất được đặt tên là Đinh Tiên Hoàng, chiếc thứ 2 lúc đầu có tên là Ngô Quyền nhưng cuối cùng nó có tên Lý Thái Tổ. Việt Nam hiện đang xem xét việc mua thêm hai chiếc nữa với khả năng chúng sẽ được đóng ở Việt Nam theo giấy phép.

- Hoa Kỳ gợi ý bán công nghệ quân sự cho Việt Nam:

Bộ Quốc phòng Mỹ đang kiểm tra liệu nước này có thể dỡ bỏ hạn chế về việc bán công nghệ quân sự cho Việt Nam, Thượng nghị sĩ Jim Webb cho biết tại một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 24-08-2011.

- Hiện Việt Nam đã đặt hàng thêm một hệ thống phòng thủ tối tân Bastion-P, tên lửa chủ đạo của hệ thống này là Yakhont. Hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Bastion được trang bị tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont với khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 300 km và bảo vệ khu vực bờ biển có chiều dài 600 km, chính xác nó là một sát thủ của bất kỳ tàu sân bay nào.

- Tên lửa Brahmos:

Theo chuyên gia hài quân Phil Radford của Úc, Trong những tuần đầu tiên của tháng sáu, bài viết trong tờ báo nhà nước của Việt Nam, báo Nhân dân, cho thấy hình ảnh của tên lửa chống tàu nhanh nhất trên thế giới, đó là siêu tên lửa BrahMos được hợp tác sản xuất bởi Ấn-Nga, trong một tuyên bố rõ ràng ý định mua sắm và sẵn sàng cho lực lượng hải quân nhằm đáp ứng sự cố xâm lược của Trung Quốc trong vùng biển mà Việt nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế của mình. Với tốc độ Mach 2.9, tên lửa này là nhanh gấp bốn lần tên lửa Tomahawk do Mỹ chế tạo và sẽ trình bày một mối đe dọa hủy diệt cho bất kỳ tàu sân bay nào trong phạm vi 300 km, đánh trúng mục tiêu nhỏ bằng một chiếc xe gắn máy (Mô tô). (Ngay cả với khả năng chống tên lửa đặc biệt, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) lực lượng hải quân liên quân cũng phải tránh xa khỏi phạm vi của mối đe dọa này).

(Bài này đang được biên tập)
0

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Việt Nam tìm mua thêm vũ khí từ Cộng hòa Séc và Ấn Độ


Tên lửa hành trình Brahmos.

(Trọng Nghĩa, RFI - 26/09/11) Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Quốc tại Biển Đông, Việt Nam đang tăng tốc độ tìm mua thêm vũ khí. Theo ghi nhận của chuyên gia quốc phòng Robert Karniol trên nhật báo Singapore The Straits Times ngày 26/09/2011, ngoài nguồn cung cấp truyền thống là Nga, Việt Nam đã đặt mua thêm thiết bị quân sự từ Tiệp. Báo chí Ấn Độ hồi tuần trước cũng tiết lộ tin Việt Nam sẵn sàng mua loại tên lửa hiện đại Brahmos.

Theo bài báo trên tờ The Straits Times, cho đến gần đây, công cuộc hiện đại hóa lực lượng vũ trang Việt Nam được biết là bao gồm các tàu ngầm lớp Kilo của Nga, chiến đấu cơ Sukhoi Su-30MKK và loại thủy phi cơ Series DHC-6 400 dùng để tuần tra trên biển. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã đặt mua tên lửa đạn đạo tầm ngắn Extra của Israel và vào tháng trước, một tàu chiến Gepard thứ hai của Nga đã được chính thức tiếp nhận.

Bên cạnh đó, có hai đơn đặt hàng mới với Cộng hòa Séc chưa được công bố. Vào năm ngoái, Quân đội Việt Nam đã tiếp nhận ba dàn radar Vera thụ động tinh vi của Tiệp, sau khi Washington bãi bỏ quyết định cấm Praha bán thiết bị này cho Việt Nam.

Và trong một vài tháng gần đây, Cộng hòa Séc đã nâng cấp Prague chặn việc bán hàng, và trong vòng vài tháng qua, CH Séc đã giúp Việt Nam nâng cấp một loạt hệ thống radar P-18 do Nga chế tạo, từ việc sử dụng ký hiệu thông thông thường, lên thành dùng kỹ thuật số. Hệ thống radar Vera thay thế ba dàn radar thụ động Kolchuga của Ukraina mà Việt Nam đã bỏ ý định mua sau khi ba dàn đặt mua trước đó đã làm cho Việt Nam hoàn toàn thất vọng vì hiệu năng kém cỏi.

Hiện nay, theo chuyên gia Karniol, Hà Nội đang đàm phán để mua 12 vận tải cơ tầm ngắn Let L-410 của Cộng hòa Séc. Loại máy bay này chủ yếu sẽ được dùng để tiếp viện cho lực lượng Việt Nam đồn trú trên các vị trí tại quần đảo Trường Sa.

Ngoài việc tìm mua vũ khí từ Tiệp, quân đội Việt Nam cũng chú ý đến nguồn cung cấp từ Ấn Độ. Theo tờ báo Ấn The Asian Age, số ra ngày 20/09 vừa qua, Tập đoàn liên doanh Ấn - Nga BrahMos Aerospace chuẩn bị bán cho Việt Nam loại tên lửa hành trình siêu âm BrahMos do tập đoàn này chế tạo.

Đây là loại hỏa tiễn được đánh giá là loại bay nhanh nhất thế giới hiện nay, có thể được phóng đi từ tàu ngầm, tầu thủy, phi cơ hay từ dàn phóng di động trên đất liền. Brahmos có thể được coi là vũ khí chống chống hạm rất hữu hiệu, vì có thể mang theo đầu đạn nặng 300kg, tầm bắn gần 300km, tốc độ gấp 3 lần âm thanh. Thậm chí, Tập đoàn Brahmos đang tìm cách nâng tốc độ tên lửa này lên thành Mach 5-7, tức là bay nhanh hơn tốc độ âm thanh từ 5 đến 7 lần.

Theo nguồn tin trên, có cả chục quốc gia – ngoài Nga và Ấn Độ - xếp hàng đặt mua loại tên lửa này từ khi công việc sản xuất khởi sự vào năm 2006. Việt Nam thuộc diện “quốc gia thân thiện” nên có thể được mua loại vũ khí này. Hiện thời các cuộc đàm phán đang được tiến hành, và nếu thương vụ bán tên lửa Brahmos cho Việt Nam được chính phủ Ấn Độ bật đèn xanh, thì Việt Nam sẽ là nước ngoài đầu tiên có loại vũ khí tối tân này. Một nguồn thạo tin xác định : « Các hợp đồng mua tên lửa BrahMos có giá trị to lớn trong việc nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu của quân đội Việt Nam ».

RFI
0