Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Năng lượng hạt nhân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Năng lượng hạt nhân. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ có công nghệ tiên tiến

8/2/12-Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 được xây dựng bằng những tổ máy thuộc thế hệ tiên tiến 3+ sẽ khắc phục những nhược điểm tổ máy thế hệ 2 thuộc nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản).

Ông Petr G. Shcheđrovitsky, cố vấn Tổng giám đốc Tập đoàn Rosatom, tập đoàn về năng lượng nguyên tử của Nga, khẳng định như vậy trong buổi họp báo về quan hệ Việt Nga trong lĩnh vực nguyên tử ngày 8-2.

Theo tiến độ bình thường, việc xây nhà máy điện Ninh thuận 1 sẽ mất từ 1 đến 1,5 năm cho việc khảo sát; 1 năm cho việc chuẩn bị tại địa phương và khoảng 5 năm cho việc xây dựng. Tuy nhiên, để vận hành nhà máy điện hạt nhân cần xây dựng cơ sở pháp lý và đào tạo nguồn nhân lực tốt. “Nếu hai yếu tố trên gặp trở ngại thì tiến độ xây dựng sẽ bị lùi lại”, ông Shcheđrovitsky nói .

Ông Shcheđrovitsky cho hay, hiện đã có gần 100 người Việt Nam được cử sang Nga để đào tạo kiến thức về ngành điện hạt nhân. Kinh phí dành cho đào tạo nhân sự từ nay đến năm 2020 ước khoảng 2.000 tỉ đồng.

Được biết, dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 với tổng công suất lắp đặt khoảng 2.000 MW do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư và Rosatom thực hiện. Đây là dự án điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam, thuộc quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011- 2020 có xét đến năm 2030 (Tổng sơ đồ VII).

Dự án này gần 8 tỉ đô la Mỹ, tuy nhiên, ông Shcheđrovitsky cho biết chi phí cho dự án vẫn chưa cố định do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa chất, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực của Việt Nam. Hiện nay, mức giá trung bình đối với 1 kW điện do Rosatom xây dựng vào khoảng 1.300 đến 1.500 đô la Mỹ.

Mới đây, phía Nga đã đồng ý cho Việt Nam vay 10,5 tỉ đô la Mỹ, trong đó 8 tỉ đô la Mỹ để làm điện hạt nhân, 500 triệu đô la Mỹ để xây dựng Trung tâm Nghiên cứu Điện hạt nhân, còn lại 2 tỉ đô la Mỹ dùng làm việc khác.

http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/dautu/70935/Rosatom-(Nga)-Dien-hat-nhan-Ninh-Thuan-1-se-co-cong-nghe-tien-tien.html
0

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

16 tỷ USD cho 2 nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Ninh Thuận

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận (Ảnh: Báo Ninh Thuận)


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận (Ảnh: Báo Ninh Thuận)



(VOV) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng Ninh Thuận sẽ tạo bước đột phá, nhất là phát triển công nghiệp năng lượng, dịch vụ du lịch, nông nghiệp...



Sáng 10/12, tại thành phố Phan Rang, Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị Công bố Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và xúc tiến đầu tư năm 2011.

Dự và phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao tỉnh Ninh Thuận đã chủ động tranh thủ kiến thức và kinh nghiệm của các chuyên gia trong và ngoài nước để xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội với tầm nhìn, chiến lược rõ ràng, mang tính cạnh tranh cao, đồng thời tiến hành xúc tiến đầu tư nhằm huy động các nguồn lực thực hiện thành công quy hoạch này.

Với chủ đề Quy hoạch mới - Kịch bản phát triển mới – Cơ hội đầu tư mới, Hội nghị thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Đại sứ, tổng lãnh sự một số quốc gia và đại diện các tổ chức quốc tế.

Theo Quyết định phê duyệt quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ, Ninh Thuận sẽ tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực dựa trên 6 trụ cột chính là: Năng lượng sạch, du lịch, nông lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp sạch, xây dựng và kinh doanh bất động sản, phát triển đô thị và giáo dục đào tạo. 6 lĩnh vực này đến năm 2020 sẽ đóng góp hơn 90% GDP và giải quyết 85% lao động của Ninh Thuận.

Không chỉ công bố công khai Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Thuận, tại Hội nghị, Chính quyền tỉnh Ninh Thuận còn nêu rõ tiềm năng, lợi thế và các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, với thông điệp tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư kinh doanh thành công.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng với tư duy và cách làm mới, cùng nhiều tiềm năng và cơ hội, Ninh Thuận sẽ tạo bước đột phá phát triển, nhất là phát triển công nghiệp năng lượng, dịch vụ du lịch, nông nghiệp đặc thù, nuôi trồng đánh bắt chế biến thủy hải sản và các cơ sở hạ tầng giao thông quan trọng hiện đại.

Trong Chiến lược biển Việt Nam, Ninh Thuận có thể trở thành một đầu mối kinh tế của vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đặc biệt Ninh Thuận là nơi được chọn để xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của cả nước với tổng vốn đầu tư khoảng 16 tỷ USD bằng công nghệ tiên tiến nhất và an toàn nhất của thế giới.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, việc xây dựng và công bố quy hoạch mới chỉ là bước khởi đầu. Để quản lý tốt và triển khai, thực hiện có hiệu quả quy hoạch, Thủ tướng đề nghị Ninh Thuận tiếp tục rà soát, xây dựng các kế hoạch, quy hoạch ngành, lĩnh vực phù hợp với quy hoạch chung đã được duyệt; bảo đảm các yếu tố liên kết phát triển vùng, đồng thời có các cơ chế thích hợp, đột phá để huy động các nguồn lực cho thực hiện quy hoạch, nhất là trong cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp; quan tâm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Trong khuôn khổ Hội nghị còn diễn ra nhiều hoạt động quan trọng như ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư; trao bằng khen cho các nhà đầu tư, nhà tài trợ đóng góp vào sự phát triển của Ninh Thuận; Tọa đàm về tác động, hiệu ứng lan tỏa của quy hoạch và các giải pháp hiện thực hóa quy hoạch, với sự tham gia của các tập đoàn nổi tiếng thế giới trực tiếp xây dựng quy hoạch, đại diện các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các vị Đại sứ, tổng lãnh sự quán và các tổ chức, định chế tài chính quốc tế.

Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến kiểm tra tiến độ xây dựng dự án đường ven biển ở Ninh Thuận./.


Thành Chung/VOVTV

0

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Việt Nam đào tạo chuyên viên hạt nhân

(VIỆT NAM-23/11/2011) Bộ Giáo Dục và Tổng Công Ty Ðiện Lực Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho chương trình điện nguyên tử vào đầu tháng 4 vừa qua, theo bản tin của Thời Báo Kinh Tế Việt Nam được dẫn lại trên Nhật Báo Người Việt Online


Mô hình nhà máy điện nguyên tử của Việt Nam. (Hình: VNEconomy)

Theo bản thỏa thuận này thì Bộ Giáo Dục sẽ tuyển mộ sinh viên để đào tạo thành kỹ sư, thạc sĩ ngành điện hạt nhân theo học tại trường Ðại Học Nghiên Cứu Hạt Nhân Quốc Gia Nga. Chi phí học tập của sinh viên sẽ do Công ty Năng lượng Nguyên tử Nga Rosatom cung cấp. Công ty này là đơn vị có thể được chọn tham gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam.

Mặt khác, theo báo Tuổi Trẻ, Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế đã chính thức thảo luận với trường Ðại Học Khoa Học Tự Nhiên tại Sài Gòn về vấn đề đào tạo nhân sự cho ngành hạt nhân để chuẩn bị cho các nhà máy điện nguyên tử tại Việt Nam.

Tại buổi này, ông trưởng phòng thí nghiệm môn Vật lý Hạt nhân của trường Ðại Học Khoa Học Tự Nhiên tại Sài Gòn loan báo sẽ mở ngành kỹ thuật hạt nhân từ niên học 2012-2013.

Báo Tuổi Trẻ cũng cho biết, trường Ðại Học Khoa Học Tự Nhiên tại Sài Gòn không phải là trường duy nhất có chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho các nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam. Ngoài ra còn có 5 trường khác cũng được chỉ định tham gia chương trình đào tạo này.

Như tin tức những ngày qua cho thấy, dự trù vào đầu thập niên 2020, tức trong vòng chưa đầy 10 năm tới, Việt Nam sẽ đưa vào hoạt động hai nhà máy điện nguyên tử. Hai nhà máy này có tên gọi là Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 sẽ được vận hành vào năm 2021 và 2022 tại tỉnh Ninh Thuận.

Hôm 23 tháng 11 vừa qua, báo VNEconomy dẫn nguồn tin trong nước cho biết Nga đã chấp thuận cho Việt Nam vay 9 tỉ đô để xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên tại Việt Nam. Ông Phan Minh Tuấn, trưởng ban chuẩn bị đầu tư dự án điện nguyên tử trực thuộc tổng công ty điện lực Việt Nam nói rằng thời hạn vay có thể kéo dài 28 năm nhưng không đề cập đến chi tiết nói về lãi suất.

Cũng theo VNEconomy thì một số nhà thầu của Nga và Trung Quốc đang chú ý đến kế hoạch xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam.

Ông Tuấn cũng cho biết, nhà máy điện nguyên tử Ninh Thuận 1 có công suất 2,000 megawatt sẽ được khởi công vào năm 2014 theo dự liệu.

Một nguồn tin khác cũng cho hay, chính phủ Việt Nam dự tính thiết lập 13 lò phản ứng hạt nhân tại 8 nhà máy có công suất tổng cộng là 15,000 megawatt vào năm 2030. (P.L.)
0

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

Việt Nam vay 8 tỷ USD xây nhà máy điện hạt nhân

(Vibay-21/11/11) Hà Nội - Việt Nam đã ký kết một thỏa thuận với Nga vào thứ Hai 20/11/11 cho một khoản vay trị giá 8 tỷ USD để giúp tài trợ việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, như một dự án khởi động cho các kế hoạch xây dựng một các nhà máy điện hạt nhân tiếp theo.


Một mô hình nhà máy điện hạt nhân mà phía Nga đề nghị cho Việt Nam.

Đại diện từ Bộ tài chính hai nước đã ký hiệp định vay vốn tại Hà Nội, Ông Phan Minh Tuấn, Trưởng ban đầu tư dự án Điện hạt nhân và năng lượng tái tạo (Tập đoàn Điện lực Việt Nam), cho biết.

Khoản vay sẽ được dành cho việc xây dựng nhà máy công suất 2.000 MW Ninh Thuận 1 với hai lò phản ứng nước tiên tiến ở Ninh Thuận.

Tập đoàn Rosatom của Nga đã được chọn để xây dựng nhà máy, với công trình xây dựng dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào năm 2014 và được hoàn thành vào năm 2020, chính phủ Việt Nam đã nói trước đó.

Không ai của Đại sứ quán Nga tại Hà Nội có thể liên lạc được qua điện thoại.

Các nghiên cứu trong 18 tháng được tài trợ bởi chính phủ Nga.

Hồi tháng Chín, Nhật Bản đã ký hợp đồng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho một nghiên cứu tương tự cho các nhà máy điện hạt nhân thứ hai của Việt Nam gần đó, nhà máy Ninh Thuận 2, dự kiến ​​sẽ sử dụng công nghệ Nhật Bản. Nhà máy Ninh Thuận 2 dự kiến ​​sẽ hoàn thành năm 2021.

Chính phủ Việt Nam cho biết năm ngoái đã lên kế hoạch cho 13 lò phản ứng hạt nhân trong tám nhà máy riêng biệt với tổng công suất 15.000 megawatt vào năm 2030.


Vũ Trọng Khánh, Dow Jones Newswires, +84 4 35123042;
trong-khanh.vu@dowjones.com


Nguồn: The Wall Street Journal
0