Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đại dịch Corona Vũ Hán. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đại dịch Corona Vũ Hán. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

Bệnh nhân COVID-19 đầu tiên từng làm việc ở phòng thí nghiệm Vũ Hán


(16/04/2020)- Kênh truyền hình Mỹ Fox New dẫn nguồn tin khẳng định rằng người đầu tiên mắc căn bệnh truyền nhiễm coronavirus COVID-19 đã làm việc ở phòng thí nghiệm của Viện virus học tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.

“Các nguồn tin cho rằng vụ lây truyền (virus) đầu tiên từ dơi sang người, và “bệnh nhân số 0” đã từng làm việc ở phòng thí nghiệm, rồi sau đó mới xuất hiện trong dân chúng Vũ Hán”, kênh truyền hình đưa tin dẫn “nhiều nguồn tin biết chi tiết về những hành động trước đó của chính phủ Trung Quốc và từng nhìn thấy những tài liệu liên quan”.

Một trong nguồn tin của kênh truyền hình đã cáo buộc Trung Quốc thực hiện “một chiến dịch che giấu bằng chứng đắt đỏ nhất” trong lịch sử.

Đồng thời khẳng định rằng phòng thí nghiệm này không chế tạo vũ khí sinh học, mà chỉ có nhiệm vụ trình bày những kết quả xuất sắc của các nhà khoa học Trung Quốc trong lĩnh vực nghiên cứu virus.

Trước đó Bộ ngoại giao CHND Trung Hoa đã lên tiếng đáp trả những lời cáo buộc nước này che giấu thông tin về chủ đề coronavirus, tuyên bố rằng Trung Quốc ngay từ đầu đã giữ lập trường công khai và có trách nhiệm trong việc công bố số liệu về bệnh dịch coronavirus.

Chính quyền Trung Quốc ngày 31/12/2019 đã thông báo cho Tổ chức Y tế thế giới về sự bùng phát căn bệnh đường hô hấp không rõ nguồn gốc ở thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) thuộc miền trung nước này. Các chuyên gia xác định tác nhân gây bệnh là một chủng coronavirus mới, về sau căn bệnh được dặt tên chính thức là COVID-19.

Tổ chức Y tế thế giới ngày 11 tháng 3 tuyên bố sự bùng phát bệnh coronavirus chủng mới COVID-19 là đại dịch. Theo số liệu mới nhất của WHO, trên thế giới đã có hơn 1,9 triệu người nhiễm bệnh, hơn 123 nghìn người tử vong.
0

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2020

COVID-19 diễn biến nghiêm trọng, gần 1.000 người Việt ở Mỹ đăng ký về nước

(13/04/2020)- Đại sứ quán và các Cơ quan đại diện tại Mỹ đã nhận được gần 1.000 đơn đăng ký nhu cầu về nước và đã chuyển các cơ quan trong nước xem xét, xử lý.

Trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại Mỹ, sáng 10/4, Đại sứ Hà Kim Ngọc đã tham gia chương trình Trao đổi trực tuyến giữa các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Mỹ với Hội Thanh niên sinh viên Việt Nam (TNSV) tại Mỹ về tình hình dịch bệnh COVID-19 và các biện pháp hỗ trợ công dân và du học sinh Việt Nam tại Mỹ.


Những người tham gia cuộc trao đổi trực tuyến với Đại sứ và đại diện các cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Mỹ (Ảnh: ĐSQ VN)

Cùng dự có Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Houston Lương Quốc Huy, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco Nguyễn Trác Toàn, Trưởng Phòng Lãnh sự - Lãnh sự quán Việt Nam tại New York Hoàng Thanh Tú, Chủ tịch Hội TNSV Mai Phan Zymaris, Tổng Thư ký Hội TNSV Thọ Trần cùng đại diện phụ huynh và du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Tại cuộc trao đổi, các đại biểu tham dự đều chia sẻ về diễn biến lan rộng và phức tạp của dịch COVID-19, tác động rất lớn đến mọi mặt của đời sống, và du học sinh là nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất. Trong thời gian qua, việc một số trường học tại Mỹ tạm thời đóng cửa và tình hình bùng phát dịch tại một số tiểu bang và thành phố lớn đã khiến nhiều du học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi không còn chỗ ở, một số bạn bị “kẹt” tại sân bay khi đang trên đường về Việt Nam để tránh dịch.

Do định kiến về nguồn gốc phát sinh dịch bệnh COVID-19 khiến du học sinh Việt Nam có nguy cơ đối mặt với sự kỳ thị. Các đại biểu cũng được nghe đại diện du học sinh tại Mỹ và phụ huynh từ Việt Nam có con đang học tập tại vùng tâm dịch chia sẻ những băn khoăn, lo lắng về các nguy cơ, tìm hiểu thông tin về các biện pháp hỗ trợ trong trường hợp du học sinh bị nhiễm COVID-19, những điều cần lưu ý trong trường hợp phải về nước khẩn cấp.

Đại sứ Hà Kim Ngọc cùng các Trưởng Cơ quan đại diện khác đã chia sẻ thêm thông tin về nỗ lực của các Cơ quan đại diện trong hỗ trợ nhiều trường hợp du học sinh bị “kẹt” tại sân bay, việc cung cấp thông tin, hướng dẫn và động viên tinh thần công dân ở vùng tâm dịch, các câu chuyện về tinh thần tương thân tương ái, hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng người Việt Nam và các chi hội du học sinh Việt Nam tại Mỹ.

Trả lời các câu hỏi và quan tâm của nhiều du học sinh và phụ huynh, Đại sứ Hà Kim Ngọc khẳng định Đại sứ quán và các Cơ quan đại diện đặc biệt ưu tiên công tác bảo hộ công dân, trong đó có hỗ trợ các du học sinh trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát như hiện nay.

Các Cơ quan đại diện đã tăng cường các hình thức tiếp nhận thông tin qua trang mạng, thư điện tử và đường dây nóng 24/7. Đại sứ đề nghị công dân, du học sinh Việt Nam tại Mỹ cần nhanh chóng liên hệ các Cơ quan đại diện để được bảo hộ công dân trong các tình huống khẩn cấp. Đại sứ cũng chia sẻ trong thời gian qua, qua nhiều kênh và nhiều cấp, Đại sứ quán đã vận động các cơ quan sở tại Mỹ có các biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân Việt Nam và cộng đồng hơn 30.000 du học sinh, bảo đảm môi trường an toàn, ổn định để du học sinh tiếp tục học tập, nghiên cứu tại Mỹ.

Đến nay, chính quyền Mỹ không có chính sách bắt buộc công dân hay du học sinh nước ngoài phải rời khỏi Mỹ. Về vấn đề đang được dư luận quan tâm là việc triển khai các chuyến bay thương mại để đưa công dân, du học sinh Việt Nam về nước, Đại sứ cho biết hiện Chính phủ đã giao các cơ quan liên quan nghiên cứu các phương án trên cơ sở bảo đảm phù hợp với năng lực cách ly tập trung ở trong nước, điều trị y tế và diễn biến kiểm soát dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam.

Chính phủ đã có những chỉ đạo cụ thể về các đối tượng ưu tiên khi thực hiện các chuyến bay đưa công dân về nước. Hiện nay, Đại sứ quán và các Cơ quan đại diện tại Mỹ đã nhận được gần 1.000 đơn đăng ký nhu cầu về nước và đã chuyển các cơ quan trong nước xem xét, xử lý.

Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, Đại sứ cũng đề nghị công dân Việt Nam, các bạn du học sinh cần bình tĩnh, tuân thủ các hướng dẫn của sở tại về phòng ngừa dịch bệnh, giãn cách xã hội và nên tiếp tục ở lại sở tại nếu điều kiện cho phép. Đại sứ cảm ơn các bậc phụ huynh đang tiếp tục là hậu phương vững chắc, nguồn động viên quý báu để các bạn du học sinh trụ lại trong thời điểm khó khăn này.

Đại sứ cũng đánh giá cao vai trò và đóng góp của Hội Thanh niên Sinh viên tại Mỹ đã chủ động, tích cực có các biện pháp hỗ trợ du học sinh, và sự chia sẻ, hỗ trợ của nhiều cá nhân, tổ chức hảo tâm trong cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ với nhiều trường hợp đang gặp khó khăn.

Các phụ huynh và du học sinh cũng nghe các chia sẻ và tư vấn từ các Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Houston và San Francisco, Lãnh sự Việt Nam tại New York về các biện pháp cụ thể mà phụ huynh, học sinh cần lưu ý để tiếp tục học tập, làm việc ổn định, phòng ngừa khả năng lây nhiễm COVID-19 tại Mỹ.

Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Houston Lương Quốc Huy cũng đề nghị phụ huynh và du học sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng về quyết định di chuyển trong thời điểm này. Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco Nguyễn Trác Toàn cung cấp các hình thức thông tin hiệu quả để Tổng Lãnh sự quán hỗ trợ công dân, du học sinh tại khu vực tiểu bang California và 10 bang lân cận ở bờ Tây.

Lãnh sự Việt Nam tại New York Hoàng Thanh Tú lưu ý các du học sinh tại vùng tâm dịch New York cần hết sức chú ý các biện pháp tự phòng ngừa dịch bệnh, đồng thời cũng cho biết Lãnh sự quán Việt Nam tại New York luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ công dân và du học sinh vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 9/4, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đề xuất phương án đưa một số công dân về nước, ưu tiên cho nhóm người cao tuổi, người ốm đau, trẻ em dưới 18 tuổi, đảm bảo cân đối chung và phù hợp với năng lực cách ly tập trung ở trong nước.

Một số trường hợp người Việt Nam không có giấy tờ tuỳ thân và hợp đồng lao động hợp pháp ở nước ngoài sẽ cần tiến hành thủ tục pháp lý với các cơ quan chức năng trong và ngoài nước để thẩm tra thân nhân và sẽ có phương án phù hợp.

Theo Tiền Phong
0

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Hàn Quốc đạt bước tiến đột phá về Covid-19


Các nhà khoa học Hàn Quốc đã tạo thành công “bản đồ độ phân giải cao” về đoạn mã di truyền ARN của SARS-CoV-2, giúp hiểu biết rõ hơn về chủng virus gây dịch Covid-19.

Theo SCMP, nhóm nghiên cứu đạt bước tiến đột phá do hai nhà khoa học V. Narry Kim và Chang Hyeshi dẫn dầu, công tác tại Trung tâm Nghiên cứu RNA của Viện Khoa học Cơ bản Seoul.

Nhóm nghiên cứu cũng hợp tác với một nhánh của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC). “Chúng tôi tạo ra bản đồ độ phân giải cao về cấu trúc di truyền của SARS-CoV-2”, Kim nói. “Bản đồ này sẽ giúp hiểu rõ hơn về cách virus nhân bản và cách chúng lẩn trốn hệ miễn dịch của con người”.

Kim là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu ở Hàn Quốc. Cô là hình mẫu cho các nhà khoa học trẻ, đặc biệt là phụ nữ - đối tượng chỉ chiếm 19% lực lượng lao động trong các ngành khoa học của Hàn Quốc.

Giáo sư Lee Hoanjong tại Bệnh viện Nhi đồng thuộc Đại học Quốc gia Seoul cho biết, nghiên cứu cho phép dự đoán loại protein nào được tạo ra bởi virus, từ đó giúp phát triển vaccine.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học hôm 9.4. SARS-CoV-2 không tự nhân bản mà virus chứa mã di truyền. Khi tìm được tế bào sống phù hợp, virus sẽ đưa đoạn mã di truyền này vào tế bào để kích hoạt cơ chế nhân bản.

Đoạn mã di truyền của SARS-CoV-2 chứa tới 30.000 ký tự. Khi sao chép với số lượng lớn, virus còn tạo ra nhiều đoạn mã di truyền nhỏ hơn để tạo ra các loại protein với chức năng khác nhau, như ức chế hệ miễn dịch ở người.

Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã sử dụng hai kỹ thuật giải trình tự di truyền, xác định từng chức năng của từng đoạn mã di truyền, từ đó phát hiện thêm nhiều đoạn mã ở cấp nhỏ hơn, chưa rõ virus dùng để làm gì.

“Bên cạnh cấu trúc của SARS-CoV-2, chùng tôi còn tìm thấy nhiều thông tin di truyền (RNA) bí ẩn chưa từng được biết đến”, Kim nói. “Phát hiện mới này có thể giải thích cách SARS-CoV-2 tiến hóa một cách nhanh chóng, lây nhiễm từ vật sang người…”.

Các mã di truyền nhỏ còn giúp virus hình thành cơ chế giúp tránh khỏi sự truy lùng của hệ miễn dịch bên trong vật chủ.

Hiểu được toàn bộ chuỗi di truyền, biết được virus có thể sản sinh các dạng protein nào là yếu tố quan trọng giúp hình thành vaccine. Đó là vì SARS-CoV-2 có cơ chế thích nghi nên nếu chỉ tập trung vào ức chế một loại protein cụ thể, virus có thể dùng mã di truyền sản xuất kiểu protein khác.

Kim nói nhóm nghiên cứu sẽ tập trung vào tìm hiểu các chức năng từng của từng RNA nhỏ để xem sự biến đổi của virus tác động ra sao đến sự nhân bản và phản ứng của hệ miễn dịch.

Các nghiên cứu về kiểu gene của SARS-CoV-2 trước đây cho thấy virus có cơ chế khá giống với virus HIV, giúp kết nối với tế bào người nhanh gấp 1.000 virus Corona gây dịch SARS.

Nguồn: SCMP, 24H
0

Virus corona gây bệnh Covid-19 tấn công hệ miễn dịch như HIV


Tờ Bưu điện Hoa Nam mới đây dẫn thông tin từ nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc và Mỹ phát hiện virus corona chủng mới SARS-CoV-2 có thể tấn công hệ miễn dịch của con người và gây thiệt hại tương tự như ở bệnh nhân nhiễm virus HIV.
0

Ca nhiễm nCoV mới tại Trung Quốc tăng gấp đôi

(12/04/2020)- Trung Quốc hôm nay ghi nhận thêm 99 ca nhiễm mới nCoV, tăng gấp đôi so với một ngày trước, nâng số ca nhiễm cả nước lên 82.052.


Kiểm tra thân nhiệt tại ga Hán Khẩu, Vũ Hán hôm 11/4. Ảnh: AFP.

Theo số liệu từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC), trong các trường hợp nhiễm mới nCoV 24 giờ qua, có 97 ca ngoại nhập và hai ca nội địa. Đây là mức tăng trong ngày cao nhất suốt một tuần qua. Có thêm 63 trường hợp nhiễm nCoV không có triệu chứng được phát hiện trong ngày 11/4.

Nước này không ghi nhận thêm ca tử vong nào trong ngày 11/4. Số người chết do nCoV tại Trung Quốc đại lục hiện là 3.339 trong tổng số 82.052 ca nhiễm.

Hơn một nửa số ca nhiễm mới được báo cáo tại Thượng Hải, với 51 người trên chuyến bay trở về từ Nga hôm 10/4 và một người bay từ Canada cùng ngày. Tỉnh Hắc Long Giang cũng ghi nhận 21 ca ngoại nhập, tất cả đều là công dân Trung Quốc xuất phát từ Nga.

Trung Quốc hiện báo cáo 1.280 ca nhiễm nCoV có nguồn gốc từ nước ngoài, hơn 400 người đã bình phục và không người nào chết.

Trung Quốc tuyên bố về cơ bản đã kiểm soát được Covid-19 nhờ lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại nghiêm ngặt được áp dụng kể từ tháng một. Tuy nhiên, giới chức nước này đang lo ngại về đợt bùng phát dịch lần hai từ các ca nhiễm nCoV ngoại nhập và ca nhiễm không triệu chứng.

Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc vào tháng 12/2019, xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 1,8 triệu ca nhiễm nCoV, hơn 108.000 người chết và hơn 401.000 người đã hồi phục.

Vũ Anh (Theo Reuters)
0

Phát hiện cho thấy virus mới hoạt động tương tự HIV

(12/04/2020)- Một nghiên cứu mới cho thấy virus Covid-19 có thể xâm nhập vào tế bào miễn dịch và hoạt động như virus HIV.

Virus corona gây ra Covid-19 có thể tiêu diệt các tế bào miễn dịch, South China Morning Post dẫn lời các nhà khoa học.

Phát hiện bất ngờ này được thực hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu từ Thượng Hải và New York.

Lu Lu, từ Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải và Jang Shibo, từ Trung tâm Máu New York, đã kết hợp virus corona có tên chính thức là Sars-CoV-2 với các dòng tế bào lympho T được nuôi trong phòng thí nghiệm.

Tế bào lympho T, còn được gọi là tế bào T, đóng vai trò trung tâm trong việc xác định và loại bỏ những kẻ xâm nhập vào cơ thể.

Họ làm điều này bằng cách bắt một tế bào bị nhiễm virus, khoan một lỗ trên màng tế bào và tiêm chất độc vào tế bào. Những hóa chất này tiêu diệt cả virus và tế bào bị nhiễm bệnh và xé chúng thành từng mảnh.


Tế bào T tấn công các tế bào độc hại với cơ thể. Ảnh: Shutterstock.

Trước sự ngạc nhiên của các nhà khoa học, tế bào T đã trở thành con mồi của virus corona trong thí nghiệm của họ. Họ đã tìm thấy một cấu trúc độc đáo trong protein virus có vẻ như đã kích hoạt sự hợp nhất của một lớp vỏ virus và màng tế bào khi chúng tiếp xúc.

Sau đó, virus xâm nhập vào tế bào T và kiểm soát chúng, vô hiệu hóa chức năng bảo vệ của tế bào T.

Các nhà nghiên cứu đã làm thí nghiệm tương tự với virus Sars và phát hiện ra rằng virus Sars không có khả năng lây nhiễm các tế bào T.

Các nghiên cứu về việc virus corona lây nhiễm các tế bào T nguyên phát sẽ “gợi lên những ý tưởng mới về cơ chế gây bệnh và các biện pháp điều trị”, các nhà nghiên cứu cho biết trong một bài báo được công bố trên chuyên san Cellular & Immunology trong tuần này.

Một bác sĩ làm việc tại bệnh viện công điều trị cho bệnh nhân Covid-19 ở Bắc Kinh cho biết phát hiện này đã bổ sung thêm một bằng chứng cho mối lo ngại rằng Covid-19 đôi khi hoạt động như virus HIV.

“Ngày càng có nhiều người so sánh nó với HIV”, bác sĩ này cho biết và yêu cầu giấu tên do sự nhạy cảm của vấn đề.

Vào tháng 2, Chen Yongwen và các đồng nghiệp của ông tại Viện Miễn dịch học của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA), đã đưa ra một báo cáo lâm sàng cảnh báo rằng số lượng tế bào T có thể giảm đáng kể ở bệnh nhân Covid-19. Số lượng tế bào T càng thấp, nguy cơ tử vong càng cao.

Kết luận này sau đó đã được xác nhận bằng việc khám nghiệm tử thi trên hơn 20 bệnh nhân Covid-19. Hệ thống miễn dịch của họ gần như bị phá hủy hoàn toàn.

Các bác sĩ đã cho biết tổn thương trên cơ quan nội tạng của các bệnh nhân này như là sự kết hợp của Sars và AIDS.

Gien giúp Sars-CoV-2 có khả năng kết hợp với tế bào T không được tìm thấy trong các virus corona khác ở người hoặc động vật.

Tuy nhiên, một số loại virus gây chết người như HIV và Ebola có trình tự gien tương tự. Điều này dẫn đến suy đoán rằng virus corona mới có thể đã lây truyền lặng lẽ trên con người trong một thời gian dài trước khi gây ra đại dịch này.

Theo Zing News
0

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

Hơn 100.000 người chết vì Covid-19 trên toàn thế giới

(11/04/2020)- Theo số liệu cập nhật của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), tính đến hết ngày 11/4, số người chết vì Covid-19 toàn cầu đã vượt 102.000 ca, tổng số người mắc bệnh vượt 1,6 triệu ca.


Thế giới đã có hơn 1,6 triệu người mắc Covid-19, trong đó hơn 102.000 người tử vong. (Ảnh minh họa: EPA)

Dịch Covid-19 khởi phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc cuối năm ngoái đến nay đã lan ra ít nhất 213 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ca tử vong đầu tiên trên thế giới vì Covid-19 được xác nhận là tại thành phố Vũ Hán vào ngày 9/1. Chỉ 83 ngày sau đó, số ca tử vong vì dịch bệnh này đã lên 50.000 ca và chỉ thêm 8 ngày nữa để cán mốc 100.000 ca. Hiện có hơn 376.000 người đã bình phục.

Tỷ lệ tử vong trong ngày có xu hướng tăng mạnh trong một tuần trở lại đây, dao động từ 6-10%, đặc biệt riêng ngày 9/4, cả thế giới ghi nhận gần 7.300 ca tử vong do Covid-19. Tuy nhiên, đến nay, số người tử vong do đại dịch Covid-19 vẫn thấp hơn nhiều so với số người tử vong vì dịch cúm Tây Ban Nha. Dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát vào năm 1918 và đến năm 1920 đã lấy đi sinh mạng của hơn 20 triệu người.


Dịch Covid-19 hiện đã lan ra toàn cầu, với số người chết vượt 100.000. (Đồ họa: ABC)

Với số liệu ghi nhận đến ngày 10/4, tỷ lệ tử vong do Covid-19 toàn cầu là khoảng 6,3%. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng tỷ lệ thực tế có thể thấp hơn do nhiều ca bệnh triệu chứng nhẹ hoặc không co triệu chứng không được thống kê vào số người nhiễm bệnh.

Tại một số nước như Italia, Pháp, Algeria, Hà Lan, Tây Ban Nha và Anh, tỷ lệ tử vong thậm chí hơn 10%. Một trong các nghiên cứu lớn nhất về tỷ lệ tử vong do Covid-19 được tiến hành với 44.000 bệnh nhân ở Trung Quốc cho thấy tỷ lệ này chỉ khoảng 2,9%.

Nghiên cứu cũng chỉ ra, trong khi ngày càng có nhiều người trẻ tuổi tử vong vì Covid-19, song 93% số người tử là người trên 50 tuổi, trong đó hơn một nửa là ngoài 70 tuổi. Tại các quốc gia có dân số già như Italia, Tây Ban Nha, dịch có xu hướng tác động nghiêm trọng hơn. Riêng khu vực Nam Âu chiếm hơn 1/3 số ca tử vong toàn cầu.

Theo Dân Trí
0

Tổng thống Trump chê 'miễn dịch cộng đồng' chống dịch Covid-19, Thụy Điển nói gì?


Hôm 9.4, Thụy Điển đã phản ứng lại những chỉ trích của Tổng thống Mỹ Donald Trump về cách tiếp cận của Thụy Điển trong việc hạn chế virus corona lây lan, nói rằng ông đã sai khi tuyên bố chính quyền đang cố gắng đạt được “miễn dịch cộng đồng”.
0

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020

Nghiên cứu ra loại thuốc có thể diệt virus corona trong 48 giờ

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện loại thuốc có thể tiêu diệt virus corona trong 48 giờ ở phòng thí nghiệm.


Các nhà khoa học đang thử nghiệm ivermectin để chữa Covid-19. Ảnh: Anadolu.

Theo BGR, các nhà nghiên cứu từ Australia vừa phát hiện Ivermectin, loại thuốc tiềm năng có thể loại bỏ virus SARS-CoV-2.

Nó có khả năng tiêu diệt mọi dấu vết của virus chỉ trong vòng 2 ngày, nhưng mới giới hạn ở các thử nghiệm tại phòng thí nghiệm.

Ivermectin được phát triển từ giữa thập niên 70 thế kỷ trước để chữa bệnh ký sinh trùng bao gồm chấy, ghẻ và các bệnh liên quan đến giun. Thuốc cũng được dùng để chữa bệnh giun chỉ Onchocerca, một bệnh nhiệt đới khiến người bệnh ngứa dữ dội, nổi mụn dưới da và có thể gây mù lòa.

Thuốc được sử dụng định kỳ mỗi 6-12 tháng để tiêu diệt ấu trùng và giun trưởng thành. Giới y học còn dùng nó cho bệnh nhân HIV, sốt xuất huyết và Zika. Đây có thể là lý do các nhà nghiên cứu thử nghiệm Ivermectin trong quá trình điều trị người nhiễm SARS-CoV-2.

Nhóm khoa học từ Viện khám phá y sinh (BDI) thuộc ĐH Monash cùng Viện nhiễm trùng và miễn dịch Peter Doherty kết luận Ivermectin có thể là cơ sở để phát triển vaccine Covid-19.

“Chúng tôi phát hiện chỉ một liều duy nhất cũng có thể loại bỏ hoàn toàn RNA virus trong vòng 48h, và chỉ sau 24h, nó đã tiêu diệt lượng virus đáng kể”, Tiến sĩ Kylie Wagstaff của BDI nói.

Ông Kylie cho biết thêm họ mới thử nghiệm thuốc trong ống nghiệm và cần thử nghiệm trên người mới kết luận được thuốc có khả năng điều trị Covid-19 không. Bước tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ xác định tác dụng của thuốc đối với virus corona ở liều lượng thích hợp dành cho người.

Hiện chưa rõ liệu Ivermectin có được thử nghiệm trên bệnh nhân Covid-19 hay không và tiến hành vào lúc nào.

Theo Zing News
0

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020

Phát hiện mới về tác hại của Covid-19


Theo các kết quả nghiên cứu mới, bệnh nhân mắc Covid-19 có thể bị tổn thương tim và não.

SARS-CoV-2 là một loại virus thuộc họ corona, được biết đến với phương thức tấn công vào hệ hô hấp, gây ra các triệu chứng giống cúm thông thường như ho khan và sốt. Các công trình nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng bệnh nhân mắc Covid-19 sẽ bị tổn thương phổi lâu dài. Tuy nhiên, hậu quả của bệnh chưa dừng lại ở đó.


Không ít trường hợp bệnh nhân bị ngưng tim và tử vong khi mắc Covid-19. Ảnh: SPH.

Theo Gizmodo, nhiều bác sĩ và nhà khoa học cho biết xuất hiện hàng loạt trường hợp bệnh nhân bị tổn thương tim trong khi nhiễm SARS-CoV-2, có thể dẫn đến tình trạng tim ngừng đập và tử vong.

Trong bài báo đăng trên Tạp chí Hiệp hội y khoa Mỹ, Matt Arentz, nghiên cứu sinh tại Đại học Washington (Mỹ) cùng các đồng sự thống kê có đến 1/3 bệnh nhân Covid-19 ở phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) gặp vấn đề với tim.

Ngoài ra, một số ít ca bệnh có triệu chứng bị tấn công hệ thần kinh, chẳng hạn như sưng não, co giật, đột quỵ, mất vị giác và khứu giác. Thậm chí, tỷ lệ khá lớn bệnh nhân Covid-19 bị rối loạn tiêu hóa, bằng chứng cho thấy virus ảnh hưởng đến hệ thống cơ quan này.

Gizmodo nhận xét việc xuất hiện hàng loạt tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau cho thấy phản ứng của hệ miễn dịch đối với virus đôi lúc mang lại tác dụng tiêu cực.

Bệnh nhân Covid-19 có thể gặp Hội chứng giải phóng Cytokine, hiện tượng hệ miễn dịch sản sinh quá nhiều tế bào miễn dịch trong hầu khắp cơ thể, tấn công cả tế bào khỏe mạnh và làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh lý sẵn có.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng không loại trừ khả năng chính virus SARS-CoV-2 trực tiếp tấn công vào tim và não bệnh nhân.

Trước tình hình bùng phát mạnh mẽ của Covid-19 trên phạm vi toàn cầu, giới khoa học đang chạy đua để tìm ra thuốc đặc trị và vaccine phòng ngừa. Một số loại thuốc có hiệu quả với các virus trước đây như hydroxychloroquine (trị sốt rét), avigan (trị cúm), ritonavir (phòng ngừa nhiễm HIV)… cũng được nghiên cứu và thử nghiệm điều trị SARS-CoV-2.
0

Việt Nam điều trị bệnh nhân Covid-19 thế nào?


(08/04/2020)- Các bác sĩ cập nhật liên tục nhiều phác đồ quốc tế, rồi tính toán loại thuốc và liều lượng thích hợp với người Việt trong quá trình điều trị bệnh nhân.

Bác sĩ Đỗ Thị Phương Mai, Phó trưởng Khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhận định: "Điều trị bệnh nhân Covid-19 thực sự khó khăn bởi đây là bệnh mới, cơ chế gây bệnh còn chưa rõ ràng. Mỗi bệnh nhân lại có những triệu chứng và tiến triển bệnh khác nhau".

Đối mặt Covid-19, các bác sĩ phải đọc nhiều tài liệu nước ngoài để tham khảo, cùng nghiên cứu với hội đồng chuyên môn, đưa ra phác đồ ngay từ giai đoạn đầu chống dịch, và luôn cập nhật những điểm mới hàng ngày.

Các thầy thuốc sau đó còn cân nhắc tìm các loại thuốc và liều lượng thích hợp với người Việt Nam. Có những loại thuốc vốn được dùng để điều trị bệnh khác, song bác sĩ cùng hội đồng chuyên môn thấy được những tác dụng khác nhau của nó, có thể áp dụng trong điều trị bệnh nhân Covid-19.

"Ví dụ thuốc Aluvia, vốn điều trị cho bệnh nhân HIV, song có thể được sử dụng trong phác đồ điều trị bệnh nhân nhiễm nCoV, bên cạnh phác đồ Cloroquine", bác sĩ nói.

Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp điều trị các bệnh nhân nhẹ. Những ngày đầu dịch, hầu hết bệnh nhân ở mức độ nhẹ, được điều trị triệu chứng nhẹ như viêm hô hấp trên, viêm phổi nhẹ, được truyền dịch và dùng thuốc nâng cao thể trạng. Song cũng có bệnh nhân diễn tiến bất thường. So với các bệnh có biểu hiện lâm sàng tương tự, Covid-19 có nhiều điểm khác và mới.

Bác sĩ Mai kể có những trường hợp tiến triển bệnh rất chóng vánh. Một bệnh nhân ở công ty Trường Sinh vừa chuyển lên Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, sáng đang ở mức độ nhẹ, chiều đã khó thở, suy hô hấp, phải chuyển xuống Khoa Cấp cứu.

"Mỗi khi bệnh nhân sốt hoặc gặp tác dụng phụ của thuốc, chúng tôi trăn trở suy tính cách điều trị", bác sĩ kể. "Có nhiều phác đồ, chúng tôi phải chọn lựa".

Ví dụ Cloroquine có tác dụng độc lên cơ tim, thầy thuốc phải tầm soát kỹ về tim, siêu âm tim, điện tim... rồi mới có thể ra quyết định.


Bác sĩ thăm khám bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, Đông Anh, Hà Nội ngày 24/3. Ảnh: Ngọc Thành

Các ca bệnh nặng (viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết) được điều trị tại phòng cấp cứu của các khoa hoặc Khoa hồi sức tích cực. Ca bệnh nguy kịch (suy hô hấp nặng, ARDS, sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan) được điều trị tại phòng Hồi sức tích cực.

Bác sĩ Trần Thị Hải Ninh, Trưởng khoa Nội tổng hợp, cho biết đối với nhóm bệnh nhân nặng, tiến triển suy hô hấp rất nhanh, buổi sáng có thể bình thường nhưng buổi chiều chụp CT có thể trắng cả phổi.

"Nhóm bệnh nhân này phải theo dõi rất sát vì có thể suy hô hấp bất cứ lúc nào. Đó là diễn biến khác so với bệnh nhiễm khuẩn thông thường", bác sĩ Ninh nói.

Các thầy thuốc đã dày dạn kinh nghiệm trong điều trị những ca nặng và nguy kịch do virus H1N1 và H5N1, nhưng với Covid-19, họ phải xây dựng chiến lược thở máy với sự khác biệt nhất định.

"Chiến lược thở máy rất quan trọng, giúp kiểm soát được đường thở của bệnh nhân", bác sĩ Hải Ninh cho biết. "Trong quá trình điều trị, phải theo dõi rất sát phản ứng của bệnh nhân, nếu thuốc có hiệu quả thì tiếp tục áp dụng, nếu không đáp ứng tốt thì ngay lập tức phải đổi phác đồ".

Điều may mắn cho đến nay, theo các bác sĩ, là trong quá trình điều trị, bệnh nhân đáp ứng tốt. Các thuốc có trong phác đồ của thế giới, Việt Nam đều đang sử dụng hiệu quả.

Theo VnExpress
0

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2020

Tại sao cần uống nhiều nước để phòng ngừa virus corona


(05/04/2020)- Chuyên gia về Nội khoa và Tiết niệu học, TS Arzu Akgyul nói với phóng viên báo Sözcü của Thổ Nhĩ Kỳ rằng nước đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại nhiều bệnh tật, kể cả COVID-19.

Ông nhấn mạnh rằng nước là công cụ chính để điều chỉnh quá trình trao đổi chất trong cơ thể, cũng như «chuyên chở» dưỡng chất đến cho các tế bào và loại bỏ chất thải của quá trình hoạt động sinh tồn hàng ngày.

Như bác sĩ nhắc nhở, nước đảm bảo lọc bỏ độc tố, điều hoà nhiệt độ cơ thể, cũng như mật độ đậm đặc của máu. Nếu uống không đủ nước, độc tố sẽ tích tụ trong máu. Kết quả là người đó có thể bị sỏi đường tiết niệu hoặc suy thận.

Bảo vệ chống nhiễm trùng

TS Akgyul cho biết, một trong những biện pháp bảo vệ chống nhiễm trùng coronavirus là duy trì khả năng miễn dịch, đòi hỏi sự hợp lý và cân bằng trong chế độ dinh dưỡng.

«Uống đủ nước hàng ngày giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, vô hiệu hóa vi khuẩn và virus», - ông nhấn mạnh.

Chuyên gia cũng nhắc rằng súc miệng bằng nước muối hoặc đơn giản là nước ấm cũng sẽ có lợi. Ngoài ra, uống nước thường xuyên trong khoảng cách thời gian hợp lý sẽ ngăn chặn khả năng mất nước đồng thời tăng cao sức đề kháng miễn dịch.
0

Triệu chứng kéo dài, thủ tướng Anh được nhập viện

(06/04/2020)- Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nhập viện để làm các xét nghiệm sau vài ngày biểu hiện các triệu chứng nhiễm virus corona.


Thủ tướng Anh làm việc từ xa hôm 28/3. Ảnh: AFP.

"Theo lời khuyên của bác sĩ, Thủ tướng đêm qua đã nhập viện để làm các xét nghiệm", văn phòng Số 10 Phố Downing nói trong thông báo hôm 5/4, cho hay các xét nghiệm này là một phần của "biện pháp phòng ngừa" vì các triệu chứng kéo dài của ông Johnson.

Nhà lãnh đạo 55 tuổi đã thông báo ông dương tính với virus hôm 27/3, cho biết ông bị ho và sốt trong một video được đăng trên Twitter. Trong thông báo mới hôm 3/4, ông Johnson nói ông vẫn còn sốt.

Trong thông báo hôm 5/4, văn phòng thủ tướng Anh nói "thủ tướng tiếp tục có các triệu chứng dai dẳng của việc nhiễm virus corona 10 ngày sau khi xét nghiệm dương tính với virus".

"Thủ tướng cảm ơn đội ngũ NHS vì đã làm việc vô cùng vất vả và kêu gọi công chúng tiếp tục tuân thủ khuyến cáo của chính phủ trong việc ở nhà, bảo vệ NHS và cứu lấy mạng sống", thông báo viết.

Ông Johnson đã điều hành chính phủ từ xa trong quá trình cách ly và vẫn tiếp tục làm việc dù nằm viện.

Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock đã thông báo dương tính với virus, trong khi Trưởng Cố vấn Y tế Chris Witty cho hay ông sẽ bắt đầu quá trình tự cách ly sau khi có các triệu chứng.

Ông Johnson được cho là đã chậm trễ trong việc tuân thủ biện pháp "giữ khoảng cách giao tiếp" giờ đang được áp dụng tại Anh. Chỉ vài tuần trước, ông vẫn nói về việc bắt tay với các bệnh nhân virus corona tại bệnh viện.

Khi đó, Anh đối mặt với chỉ trích vì cách tiếp cận còn nhẹ tay so với các biện pháp chống dịch quyết liệt hơn đang được thực hiện ở nhiều nước láng giềng châu Âu. Hiện Anh đã ghi nhận 48.436 ca nhiễm, đứng thứ tám thế giới, trong đó có 4.943 ca tử vong, theo thống kê của Đại học John Hopkins.
0

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2020

Khủng hoảng Covid-19 : Trung Quốc "trục lợi" hay châu Âu bất lực ?


(05/04/2020)- Dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona chủng mới, bùng phát từ Vũ Hán, Trung Quốc cách nay ba tháng và đang tiếp tục lan rộng trên toàn cầu. Cuộc khủng hoảng dịch tễ này đã làm lộ rõ những yếu kém của một châu Âu già cỗi, thiếu một tầm nhìn, một chiến lược chung trên bình diện y tế cũng như là những lổ hỗng của hệ thống y tế Mỹ, siêu cường hàng đầu thế giới.

Nghe:


Một châu Âu « già nua » thụ động

Hơn một triệu người bị nhiễm bệnh, khoảng 50 ngàn người chết, gần một nửa dân số thế giới phải « tự giam mình » ở nhà, dịch Covid-19, xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc từ cuối năm 2019 đang khuynh đảo cả thế giới. Nếu như Trung Quốc giờ đây đang dần thoát ra khỏi trận dịch, thì các đại cường khác từ châu Âu đến Mỹ vẫn đang phải lao đao đối phó.

Thế nhưng, cuộc chiến dịch tễ này còn mang dáng dấp của một cuộc đọ sức giữa hai mô hình xã hội : Độc tài và Dân chủ. Giờ đây có một câu hỏi đang dấy lên : Phải chăng Trung Quốc khi thoát ra khỏi dịch bệnh còn hùng mạnh hơn và đang thắng cuộc chiến toàn cầu chống virus corona, ít nhất là trên bình diện thông tin ?

Quả thật, Trung Quốc dường như đang dập tắt được dịch bệnh trong nước nhờ vào những biện pháp nghiêm ngặt. Những biện pháp lúc ban đầu bị chỉ trích là chỉ có một chế độ toàn trị mới có thể đưa ra những quy định khắt khe đến như thế, để rồi sau đó, được sao chép lại bằng cách này hay cách khác tại các nước được cho là « dân chủ ».

Và nhất là hình ảnh một Trung Quốc « cứu nhân độ thế » được tuyên truyền rầm rộ : Đến hỗ trợ nước Ý, gởi hàng cứu trợ đến châu Phi và nhiều nước khác trên thế giới… Con đường tơ lụa kinh tế - thương mại của Trung Quốc giờ còn là con đường tơ lụa y tế.

« Tiên trách kỷ, hậu trách nhân »

Phương Tây chỉ trích đó là chuyện tuyên truyền, Trung Quốc đến chỉ để bảo vệ lợi ích của mình chứ chẳng phải đến cứu giúp người dân. Nhưng dịch bệnh nổ ra cho thấy rõ sự thiếu khả năng chuẩn bị đề phòng của châu lục già từ nhân sự, trang thiết bị cho đến cả về mặt chiến lược. Ông Pascal Boniface, chuyên gia địa chính trị, Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (IRIS), có quan điểm cho rằng châu Âu trước hết phải tự trách mình :

« Đương nhiên là Trung Quốc bảo vệ lợi ích quốc gia của mình. Ai có thể phê phán Trung Quốc ? Nước nào cũng làm điều đó, châu Âu cũng vậy. Còn nếu châu Âu không làm, thì chỉ nên tự trách lấy mình và đừng chỉ trích Trung Quốc đã làm như thế. Quả thật khi Trung Quốc đến hỗ trợ các nước khác, cũng là lúc nước này tự giúp mình, bởi vì Trung Quốc cần các nước khác tái khởi động nền kinh tế của họ do Trung Quốc cũng phụ thuộc vào thị trường bên ngoài. Thế nên, thay vì chỉ tập trung vào chỉ trích những điều mà tôi cho là vô bổ hay là về hệ tư tưởng của Trung Quốc, phương Tây nên nhìn thẳng vào sự việc. »

Thế giới đang đứng trước một bước ngoặt mới. Trong cuộc đại chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, kéo dài từ bao lâu nay, chẳng phải Bắc Kinh đang thắng là nhờ vào Hoa Kỳ hay sao ? Chuyên gia Pascal Boniface giải thích tiếp :

« Đó cũng có thể là do chính sách thảm hại của ông Donald Trump đối với đại dịch virus corona kể cả ở trong nước, từ lâu cự tuyệt nhìn nhận sự việc, giờ đang bị chỉ trích ở trong nước và điều này có thể khiến ông trả giá đắt cho cuộc bầu cử tổng thống tháng 11/2020. Donald Trump điều hành siêu cường hàng đầu thế giới, vậy đâu rồi vai trò lãnh đạo hàng đầu của ông ? ».

Donald Trump được xem như là lãnh đạo thế giới phương Tây, thiếu trách nhiệm là một chuyện, nhưng còn châu Âu thì sao ? Vẫn theo ông Pascal Boniface, Trung Quốc « ghi bàn » đó cũng là vì sự thụ động, trì trệ, và nhất là thái độ « ỷ lại » của châu Âu vào Mỹ.

« Bởi vì nếu Trung Quốc đang thắng đó chẳng phải là do châu Âu tự phó mặc điều đó cho Trung Quốc ? Tại sao châu Âu không thúc đẩy việc cùng suy nghĩ một sự tự chủ về chiến lược cho chính mình kể cả trên phương diện truyền thông cũng như là một chính sách y tế ? Nếu không muốn Trung Quốc ghi được nhiều điểm trong cuộc chiến này, nên chăng châu Âu cũng phải phát triển một chính sách độc lập khác biệt với Hoa Kỳ ? »

Cuối cùng, nhà nghiên cứu địa chính trị kêu gọi trước những thách thức thật sự do Trung Quốc đặt ra, thay vì ta thán, phàn nàn rằng đó là một chế độ độc tài… đã đến lúc châu Âu nên xắn lấy tay áo, gánh lấy trách nhiệm và bảo vệ lấy lợi ích của chính mình. Cần phải bảo vệ và vạch ra một chính sách chung mà hiện nay chưa hề có. Bất luận thế nào, châu Âu chớ nên trách Trung Quốc là đang bảo vệ lợi ích của họ, nếu như chính bản thân châu Âu không có khả năng bảo vệ lấy chính mình.

Covid-19 và những lỗ hổng y tế của Mỹ

Tại Mỹ, dịch Covid-19 đã làm cho hơn 6.000 người chết. Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo người dân « hai tuần địa ngục » sắp tới, khi dự phóng con số nạn nhân có thể lên từ 100 -240 ngàn người. Hoa Kỳ có nguy cơ trở thành tâm dịch mới của thế giới.

Bất chấp dịch bệnh hoành hành dữ dội trong nước, chủ nhân Nhà Trắng vẫn khước từ ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc như nhiều nước châu Âu đang làm. Và tùy theo từng bang, biện pháp phong tỏa được áp dụng một cách khác nhau.

Trả lời các câu hỏi của RFI, cô Sarah Rozenblum, chuyên nghiên cứu về Y tế công và Khoa học chính trị tại đại học Michigan cho rằng khủng hoảng dịch tễ hiện nay cho thấy rõ những khiếm khuyết của hệ thống y tế của Mỹ.

« Điều đó có liên quan đến đặc tính rất phân cấp của hệ thống y tế Mỹ. Ở nước này, các quyết định y tế được đưa ra ở cấp độ bang hay địa phương. Bởi vì, ý tưởng chính là làm sao các quyết định đưa ra phải gần với nhu cầu của dân chúng.

Khi không có các cuộc khủng hoảng có quy mô lớn, điều này có ý nghĩa. Nhưng trong cuộc đại dịch toàn cầu này, cần phải hợp nhất, phối hợp hài hòa đối phó ở cấp độ từng bang mà cả ở quy mô liên bang. Đó chính là những gì tài liệu hướng dẫn chuẩn bị nguy cơ đại dịch đề ra, do chính quyền Obama soạn thảo.

Thế nhưng cách nay vài ngày, chúng tôi được biết là chính quyền Donald Trump đã quyết định cố tình lờ đi tập sách, vốn khuyến nghị chính phủ liên bang nắm giữ một vai trò thống nhất, một vai trò tuyến đầu…

Trong khi chính quyền Donald Trump quyết định chọn thoái lui ra khỏi việc quản lý của khủng hoảng trên bình diện y tế khi ưu tiên cho mảng kinh tế nhiều hơn, Ông ấy đã ủy thác việc xử lý dịch bệnh cho các thống đốc và chính quyền địa phương, vốn dĩ có những phản ứng ít nhiều gì cũng hung hăng hơn, duy ý chí và nhiều khiếm khuyết. »

Liệu rằng cuộc khủng hoảng dịch bệnh hiện nay có thể làm tạo ra một mô hình xã hội mới hay một hệ thống y tế mới tại Mỹ ? Về câu hỏi này, cô Sarah Rozenblum tỏ ra không mấy lạc quan.

« Hiện có 87 triệu người dân Mỹ là không có hoặc có bảo hiểm rất ít. Nghỉ bệnh không được quy định trong luật liên bang và chỉ có 11 bang công nhận quyền này. Chúng ta cũng biết là rất nhiều người dân Mỹ có bảo hiểm y tế qua trung gian người tuyển dụng.

Giờ phải chờ xem liệu cuộc khủng hoảng này có thể làm xuất hiện một trật tự xã hội mới, một mô hình chính trị hay một hệ thống y tế mới hay không. Điều đó có thể lắm nhưng lịch sử nước Mỹ luôn cho thấy là điều này khó có thể thực hiện.

Ví dụ, ngày hôm sau vụ khủng bố 11-9, việc xử lý cuộc khủng hoảng đã không có chút gì là tình liên đới cả, bởi vì những người thuộc lực lượng phản ứng nhanh như bác sĩ, hay lính cứu hỏa khi bắt đầu phát bệnh ung thư, hay các chứng bệnh đường hô hấp sau các chiến dịch cứu hộ phải mất rất nhiều thời gian để có bảo hiểm y tế.

Tại Mỹ, các thảm họa thiên nhiên tệ hại chưa bao giờ dẫn đến những thay đổi triệt để trên bình diện y tế. Hiện nay, tình hình có thể sẽ khác đi do tính chất chưa từng thấy của cuộc khủng hoảng, vốn dĩ chỉ mới bắt đầu. Thế nên, rất khó mà tiên đoán được. »
0

Virus corona có thể lan truyền qua không khí ?

(05/04/2020)- Tạp chí Science ngày 02/04/2020 cho biết các báo cáo mới của Mỹ khẳng định có một số bằng chứng cho thấy virus corona gây bệnh Covid-19 có thể lan truyền qua không khí, chứ không chỉ qua các giọt nước nhỏ li ti, văng ra khi người bệnh ho, hắt hơi.


Việc virus corona gây bệnh Covid-19 có khả năng truyền qua đường không khí khiến Hoa Kỳ khuyến cáo dùng khẩu trang nơi công cộng. Ảnh minh hoạ : Trong một toa xe điện ngầm ở Paris ngày 3/4/2020. © AFP

Tờ báo trích một bức thư của ông Harvey Fineberg, Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, gởi cho ông Kelvin Droegemeier, quan chức đặc trách chính sách khoa học và công nghệ của Nhà Trắng, ngày 01/04. Trong bức thư, ông Fineberg cho biết, tuy các nghiên cứu mới chưa thể đưa ra một kết luận chắc chắn nào, nhưng một số bằng chứng dường như xác nhận giả thuyết virus có thể lan truyền ra không khí, khi người bệnh thở ra. Theo viện sĩ Fineberg, đó chính là lý do vì sao dịch Covid -19 lây lan với tốc độ kinh khủng như vậy.

Thông thường, các giọt nước nhỏ xuất phát từ người bệnh chỉ văng ra tới khoảng cách tối đa là 2 mét, rồi rơi xuống đất theo trọng lực. Như vậy, chúng ta chỉ có thể nhiễm bệnh qua hai cách : hít trực tiếp các giọt nước nhỏ từ người bệnh, hoặc chạm tay vào một bề mặt bị nhiễm virus qua các giọt nước nhỏ từ người bệnh, rồi đưa tay lên mặt, mũi, mắt.

Thành ra, cho tới nay, cơ quan y tế tại những nước như Pháp chỉ khuyên người dân là không cần đeo khẩu trang ( trừ các nhân viên y tế và người bệnh ), mà chỉ cần giữ khoảng cách an toàn với nhau, tối thiểu là một mét, đồng thời phải rửa tay thường xuyên bằng xà bông, hoặc bằng dung dịch diệt khuẩn.

Nhưng bây giờ, nếu đúng là virus có thể lan truyền qua không khí thì như vậy là chính phủ các nước phải xem xét các khuyến cáo phòng ngừa dịch Covid -19. Trước mắt, có lẽ dựa trên nội dung bức thư nói trên mà Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh của Mỹ đã khuyến cáo người dân nước này nên mang khẩu trang khi đi ra ngoài.

Tuy vậy, Tổ chức Y tế Thế giới WHO hôm 27/03 đã nhắc lại rằng sự lan truyền của virus qua không khí chỉ xảy ra trong số trường hợp rất cá biệt, ví dụ như như khi luồn ống vào khí quản của bệnh nhân Covid-19 trong tình trạng nguy kịch.
0

Virus gây dịch Covid-19 tại Việt Nam đã tiến hóa, có sự khác biệt rõ rệt

Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết, hiện tại, đã tìm thấy sự khác biệt đối với virus SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19 tại Việt Nam.


Virus SARS-CoV-2 do các nhà khoa học thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư nuôi cấy, phân lập từ bệnh phẩm của bệnh nhân ghi nhận đầu vụ dịch Covid-19

Theo PGS - TS Lê Quỳnh Mai, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, ngay từ khi có bệnh nhân Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam, các nhà khoa học của Viện đã nghiên cứu nuôi cấy, phân lập virus SARS-CoV-2, gây dịch Covid-19, từ bệnh phẩm của ca bệnh Covid-19.

TS Mai đánh giá: "Đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã qua 2 đợt dịch. Khi phân tích các virus trên bệnh phẩm từ các bệnh nhân, kết quả cho thấy, virus gây bệnh đã tách thành 2 nhóm khác hẳn nhau. Giai đoạn trước, các bệnh nhân là những người về từ châu Á, còn giai đoạn hiện nay, các bệnh nhân nhiễm virus có nguồn gốc bắt đầu từ châu Âu chiếm đa số. Và virus mà ta phân lập được trên ca bệnh Covid-19 về từ châu Âu thì khác với virus gây bệnh tại châu Á".

Hiện tại, các nhà khoa học của Viện chưa khẳng định về độc lực của virus này liên quan đến nguồn gốc địa lý, nơi mà chúng tồn tại. "Tuy nhiên, nó rất khác, khác biệt rõ rệt, có tiến hóa’’, TS Mai cho biết.


Các nhà khoa học nghiên cứu về virus SARS-CoV-2 ngay từ đầu vụ dịch Covid-19

Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cũng cho hay: “Virus nào lây nhiễm nhiều hơn, mạnh hơn hiện vẫn chưa khẳng định. Vì ngoài yếu tố đặc tính riêng, thì việc virus lây nhiễm còn phải có điều kiện tốt, môi trường tốt và cơ thể cảm nhiễm tốt”.

Trước đó, hồi đầu tháng 2, các nhà khoa học của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư đã nuôi cấy, phân lập thành công virus SARS-CoV gây dịch Covid-19. Việc phân lập, nuôi cấy thành công đã giúp phát triển các sinh phẩm xét nghiệm, cũng như phục vụ cho nghiên cứu điều chế vắc-xin dự phòng bệnh.

Với các nghiên cứu về virus SARS-CoV-2, Việt Nam đã nghiên cứu sản xuất mồi chuẩn thực hiện các xét nghiệm chính xác khẳng định ca bệnh Covid-19, cho kết quả xét nghiệm sớm hơn với số lượng lớn mẫu bệnh phẩm. Việc này càng có ý nghĩa khi dịch Covid-19 tại Việt Nam đang lây lan trong cộng đồng, số người cần xét nghiệm tăng cao.

Theo Thanh Niên
0

Úc phát hiện loại thuốc dùng một liều tiêu diệt Covid-19 chỉ trong 48 giờ

(05/04/2020) - Một loại thuốc chống ký sinh trùng được phát hiện có thể tiêu diệt virus SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19 ở môi trường phòng thí nghiệm trong 2 ngày.


Tờ 7News hôm 3/4 dẫn tin từ AAP cho hay, nghiên cứu do Đại học Monash (Úc) thực hiện chỉ ra rằng một liều Ivermectin có thể ngăn virus SARS-CoV-2 phát triển trong môi trường tế bào.

"Chúng tôi nhận thấy rằng chỉ cần một liều duy nhất của Ivermectin, về cơ bản cũng có thể loại bỏ tất cả chất liệu di truyền của virus SARS-CoV-2 trong 48 tiếng hoặc thậm chí là 24 tiếng", tiến sĩ Kylie Wagstaff, làm việc tại Viện khám phá sinh học Monash, cho biết hôm 3/4.

Trong khi cơ chế tiêu diệt virus gây dịch Covid-19 của Ivermectin vẫn chưa được làm sáng tỏ, loại thuốc này có thể ngăn virus làm giảm số lượng tế bào gốc - tế bào có khả năng loại bỏ virus.

Theo 7News, bước tiếp theo, các nhà khoa học sẽ xác định liều lượng chính xác dành cho người, để đảm bảo mức độ an toàn tuyệt đối nếu sử dụng.

"Trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát toàn cầu và chưa có thuốc điều trị, nếu một loại thuốc có thể diệt được virus gây bệnh, nó sẽ giúp rút ngắn thời gian kiểm soát bệnh dịch trên toàn thế giới. Nhưng thực tế, chúng ta vẫn cần thời gian để kiểm chứng trước khi sản xuất được vaccine", tiến sĩ Wagstaff nói.


Trước khi được sử dụng để chống lại virus SARS-CoV-2, Ivermectin cần được thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng. Và quá trình này đòi hỏi một số lượng kinh phí lớn.

Ivermectin, một loại thuốc chống ký sinh trùng được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê chuẩn, cũng cho thấy hiệu quả chống lại nhiều loại virus như HIV, sốt xuất huyết và cúm, trong môi trường phòng thí nghiệm.

Nghiên cứu về khả năng diệt virus SARS-CoV-2 của Ivermectin được Viện khám phá sinh học Monash kết hợp nghiên cứu cùng Viện nhiễm trùng và miễn dịch Peter Doherty (Úc). Kết quả nghiên cứu được xuất bản trên Tạp chí Nghiên cứu thuốc kháng virus.

Theo 24H
0

Giới siêu giàu Mỹ đi nghỉ mát trốn virus, khu nghỉ dưỡng thành ổ dịch


Nhiều khu trượt tuyết và khu nghỉ mát tại Mỹ đã ghi nhận số ca nhiễm tăng đột biến. Điều này làm quá tải hệ thống y tế yếu ớt tại đây.

Các thị trấn nghỉ dưỡng nổi tiếng ở Mỹ đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng hoảng do Covid-19 khi nhiều người dân rời khỏi các thành phố đến đây tránh dịch.

Các quan chức địa phương tại những khu nghỉ dưỡng nổi tiếng đã ghi nhận ngày càng nhiều ca nhiễm Covid-19. Họ cũng lo lắng tình hình này sẽ làm quá tải những bệnh viện nhỏ ở địa phương, theo Guardian.

Trong nhiều thập kỷ, thành phố Sun Valley, quận Blaine, bang Idaho là nơi thu hút những người nổi tiếng và tỷ phú như Arnold Schwarzenegger, Mark Zuckerberg, Marilyn Monroe và Clint Eastwood. Tính đến hôm 2/4, đã có 351 ca nhiễm tại quận Blaine, nơi chỉ có dân số 22.000 người.

Số ca nhiễm tại quận Blaine đang chiếm gần một nửa tổng số ca nhiễm trên toàn bang. Tình hình đã làm quá tải bệnh viện duy nhất trong khu vực, nơi chỉ có một máy thở và đã ngừng hoạt động một phần sau khi một số bác sĩ bị cách ly.

Theo một phân tích trên Salt Lake Tribune, những khu vực có kinh tế dựa vào giải trí có số ca nhiễm tính theo đầu người cao nhất trong cả nước chỉ sau thành phố New York và New Orleans, hai điểm nóng của dịch ở Mỹ.

Hai hạt du lịch có nhiều ca nhiễm nhất vào cuối tháng 3 tại Mỹ là nơi có các điểm nghỉ mát trượt tuyết nổi tiếng Vail ở Colorado và Thành phố Park ở Utah.

Các ca nhiễm ở Vail có liên quan đến các trường hợp ở Mexico sau khi 400 người đến thăm khu nghỉ mát từ Guadalajara, Mexico. Ít nhất ba giám đốc điều hành cấp cao đã dương tính với virus sau khi trở về từ Vail.

Hạt Palm Beach, nơi có khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của Tổng thống Donald Trump và cũng thu hút nhiều người nổi tiếng khác như Bill Gates, Tiger Woods, Jimmy Buffett và Rod Stewart ở Florida hiện có tỷ lệ tử vong do Covid- 9 cao nhất tại bang. Nơi này có 27 trong số 144 ca tử vong trên toàn bang cho đến nay.

Mặc dù còn quá sớm để đưa ra lý do cho việc các ca nhiễm tăng đột biến, sự gia tăng khách đến những nơi này có thể là một yếu tố.

Thống đốc Florida Ron DeSantis đã xác định các trường hợp nhiễm bệnh ở đây là du khách quốc tế và dự định triển khai các nguồn lực của Florida trước khi ban hành lệnh ở nhà trên toàn bang vào hôm 1/4.

Số ca nhiễm tại Mỹ đã vượt mốc 300.000 và số ca tử vong tại đây cũng được ghi nhận hơn 8.100 trường hợp tính đến ngày 4/4.

Theo Guardian
0

Tuyên bố chấn động: Chủng coronavirus mới ở lại với loài người vĩnh viễn


Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga, chuyên gia virus học hàng đầu Vitaliy Zverev kêu gọi nên thừa nhận rằng chủng coronavirus mới sẽ tồn tại mãi mãi cùng với nhân loại.

«Cần hiểu rằng loại virus này không xâm nhập vào loài người chỉ riêng hôm nay hay là cho đến mùa hè, cho đến mùa thu. Nó đến và ở lại trong nhiều năm, thậm chí có thể là vĩnh viễn. 70% cư dân thế giới sẽ bị nhiễm bệnh do chủng coronavirus này».

Chuyên gia virus học chỉ ra rằng thậm chí số người tiềm năng nhiễm coronavirus có thể nhiều hơn, theo những đánh giá khác nhau.

COVID-19 bám lại mãi mãi với chúng ta

Viện sĩ cũng nhấn mạnh rằng nếu xét nghiệm phát hiện mầm bệnh COVID-19 đã có tính chất đại trà, số lượng người nhiễm bệnh sẽ cao hơn, tuy nhiên tỷ lệ tử vong do nhiễm coronavirus sẽ thấp hơn.

«Tỷ lệ tử vong không phải là 5% mà ít hơn so với bệnh cúm thường. Và đây là căn bệnh nhiễm trùng mà chúng ta sẽ sống chung, giống như với bệnh cúm», - nhà khoa học nói thêm.

Theo Sputnik News
0

Đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất máy thở trong nước


Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên thế giới, việc đáp ứng đủ nhu cầu máy thở cho hoạt động khám, chữa bệnh là đặc biệt quan trọng và cần thiết, liên quan trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Việc đáp ứng đủ nhu cầu máy thở đặc biệt quan trọng và cần thiết

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 141/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về phương án sản xuất máy thở phục vụ phòng, chống dịch Covid-19

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên thế giới, việc đáp ứng đủ nhu cầu máy thở cho hoạt động khám, chữa bệnh là đặc biệt quan trọng và cần thiết, liên quan trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Khi dịch bệnh bùng phát mạnh, nhu cầu sử dụng máy thở tăng cao, khả năng đáp ứng máy thở sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, khả năng sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài cũng không đủ cung ứng nhu cầu các nước trên thế giới, gây khó khăn cho việc đặt mua máy thở của Việt Nam từ nước ngoài. Vì thế, việc đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất máy thở trong nước có ảnh hưởng sống còn đến quá trình kiểm soát dịch bệnh ở nước ta.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao một số doanh nghiệp trong nước đã tích cực, khẩn trương nghiên cứu, sản xuất các trang thiết bị y tế phòng, chống dịch như camera đo thân nhiệt từ xa, máy thở. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, cần nhanh chóng chuẩn bị đủ các trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh, đặc biệt là máy thở, sẵn sàng các phương án ứng phó, kể cả với tình huống xấu nhất.

Miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất máy thở

Phó Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Y tế rà soát lại toàn bộ số lượng các loại máy thở đang sử dụng và dự trữ, đồng thời đánh giá đầy đủ nhu cầu máy thở cho các kịch bản và xây dựng kế hoạch huy động, đặt hàng sản xuất mới.


Các trang thiết bị y tế từ Chương trình “Cùng Tuổi trẻ chống dịch COVID -19” được vận chuyển đến Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ công tác phòng, chống dịch

Bộ Y tế chủ động phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất máy thở trong nước để chủ động trong nghiên cứu và sản xuất; nghiên cứu kiến nghị của các doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến độ sản xuất máy thở trong nước như ban hành tiêu chuẩn về máy thở, hỗ trợ thiết bị đo lường, thực hiện thủ tục thông quan và miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu để sản xuất máy thở.

Trên cơ sở đó, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan, khẩn trương xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong ngày 6/4.

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, cơ quan liên quan tổ chức kiểm định, đánh giá thử nghiệm máy thở sản xuất trong nước để có thể đưa ra sử dụng kịp thời, góp phần vào việc phòng, chống dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế sẵn sàng đào tạo, tập huấn cho đội ngũ nhân lực sử dụng, vận hành máy thở; chủ động phương án cung ứng các nguyên liệu, phụ tùng thay thế trong quá trình sử dụng máy thở bảo đảm an toàn tuyệt đối.

Vingroup sản xuất máy thở và máy đo thân nhiệt để kịp thời phục vụ chống dịch Covid-19

Mới đây, Tập đoàn Vingroup cũng đã chính thức bắt tay vào sản xuất máy thở các loại (xâm nhập và không xâm nhập) và máy đo thân nhiệt. Vingroup đã ký kết hợp đồng bản quyền với hãng Medtronic của Mỹ để được sử dụng thiết kế của họ cho máy thở xâm nhập nhãn hiệu PB560, đồng thời bắt tay vào nghiên cứu máy thở không xâm nhập dựa theo thiết kế do trường Đại học MIT (Mỹ) chia sẻ cho cộng đồng.

Theo Vingroup, các đơn vị được giao trọng trách chủ lực là Viện nghiên cứu – thiết kế Ô tô 1, Viện nghiên cứu – thiết kế Ô tô 2, Viện nghiên cứu Thiết bị Di động, Viện nghiên cứu – thiết kế Thiết bị Gia đình Thông minh, Viện nghiên cứu thiết kế Thiết bị Viễn thông, Viện nghiên cứu thiết kế Pin Thông minh, Nhà máy sản xuất Ô tô VinFast và Nhà máy sản xuất các thiết bị điện tử VinSmart, tất cả các Cán bộ Lãnh đạo Tập Đoàn và các ban phòng chuyên môn có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ và được yêu cầu làm việc trực tiếp điện thoại 24/24.

Việc cung ứng được chia thành 2 nhóm: các linh kiện có thể mua được trên thị trường và các linh kiện Vingroup phải tự chế tạo, hoặc hợp tác/hỗ trợ các đối tác chế tạo do công suất sản xuất của họ đã hết.


Vingroup bắt tay vào sản xuất máy thở và máy đo thân nhiệt.

Dự kiến các lô linh kiện của máy thở không xâm nhập đầu tiên sẽ về đến nhà máy sau 2 tuần nữa và sau 4 tuần sẽ có các lô linh kiện của máy thở xâm nhập. Một ngày sau khi đủ linh kiện VinFast sẽ cho xuất xưởng các loại máy thở để chuyển Bộ Y Tế, Bộ Khoa học công nghệ thẩm định và cấp chứng nhận chất lượng trước khi đưa vào sử dụng tại các cơ sở Y tế trên toàn quốc.

Các máy đo thân nhiệt đã được sản xuất thử nghiệm thành công với chi phí linh kiện chỉ 16 triệu đồng, thấp hơn nhiều lần so với các máy đo thân nhiệt trên thị trường hiện nay. Giá linh kiện dự kiến của các máy thở không xâm nhập khoảng 22 triệu đồng, với máy xâm nhập là 160 triệu đồng.

Được biết, các nhà máy VinFast, VinSmart có thể sản xuất 45.000 máy thở không xâm nhập và 10.000 máy thở xâm nhập mỗi tháng.

Dự kiến tập đoàn này sẽ cung cấp các thiết bị này cho Bộ Y Tế Việt Nam với đúng giá thành linh kiện, và không tính tất cả các chi phí vận chuyển, thuế các loại, chi phí nhân công, sản xuất vào giá thành. Trước mắt, Vingroup sẽ tặng cho Bộ Y tế 5.000 máy thở không xâm nhập để kịp thời phục vụ chống dịch.
0