04/05/12- Bình luận trên báo quốc phòng của TQ: tranh chấp đảo Hoàng Nham là thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội để Trung Quốc khai thông thế thế bế tắc ở Biển Đông bằng cách tăng cường lực lượng, phát tín hiệu rằng Trung Quốc kiên trì ý tưởng phát triển hòa bình, nhưng không sợ xung đột.
Theo đánh giá của Lư Thành Dật, Tham mưu Bộ Tư lệnh Quân khu tỉnh Hà Nam, và Mã Vinh Thăng, giảng viên Học viện chỉ huy lục quân Nam Kinh, tranh chấp đảo Hoàng Nham là thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội để Trung Quốc khai thông thế thế bế tắc ở Biển Đông .
Trung Quốc và Philíppin đối đầu ở đảo Hoàng Nham đã hơn nửa tháng nay. Trước mắt, tình hình có phần hòa dịu nhưng hai bên chưa tìm được biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề. Sự kiện này lại một lần nữa khảo nghiệm khả năng bảo vệ chủ quyền biển của Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng là cơ hội, là chiếc chìa khóa phá vỡ thế bế tắc ở Biển Đông. Việc bảo vệ chủ quyền thành công lần này cho thấy tình hình bị động mà Trung Quốc luôn phải đối mặt ở Biển Đông nay bước đầu đã có những chuyển biến, cần coi đó là bước ngoặt, kịp thời áp dụng biện pháp hữu hiệu tiếp theo, nâng cao mức độ quản lý kiểm soát bãi đá ngầm Scarborough và trên cơ sở đó tạo ra một bản mẫu để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
Theo báo trên, thứ nhất, Trung Quốc cần tăng cường bảo vệ chủ quyền, kiên quyết xóa đi ảo tưởng phi thực tế của một số nước, từng bước xoay chuyển lại thế bị động ở Biển Đông. Scarborough từ xưa đến nay vốn là lãnh thổ của Trung Quốc, lãnh thổ của Philíppin chưa bao giờ vươn tới khu vực này, Philíppin cũng chưa bao giờ thi hành quản lý, nhưng lại lấy danh nghĩa là gần về mặt địa lý, bóp méo và lạm dụng “Công ước luật biển Liên hợp quốc” quy định về khu đặc quyền kinh tế hòng chiếm làm của riêng, đồng thời dựa vào Mỹ nhiều lần xua đuổi, tra xét và bắt giữ ngư dân Trung Quốc tác nghiệp bình thường ở đây.
Lần này, Philíppin diễn lại trò cũ: Đầu tiên là đưa tàu chiến ra đối đầu, tiếp theo là làm ầm ĩ về “đội quân đứng cạnh” là các nước xung quanh Biển Đông, sau đó lại lấy diễn tập quân sự với Mỹ để đe dọa, rồi lại rùm beng kiện Trung Quốc lên Tòa án Quốc tế về biển. Đối với Trung Quốc, việc bảo vệ chủ quyền quốc gia là danh chính ngôn thuận, dùng tàu chấp pháp chứ không phải hải quân để bảo vệ chủ quyền, đồng thời rút khỏi vùng biển tranh chấp đúng lúc, như vậy là có kiềm chế. Bảo vệ chủ quyền Scarborough lần này là phải tạo dựng hình ảnh “không sợ ma, không tin tà” trong vấn đề chủ quyền. Sau khi sự việc phát sinh, một số báo chí ở Đông Nam Á lên tiếng “nếu Trung Quốc bắn phát súng đầu tiên ở Biển Đông thì sẽ làm nổ vụn thành quả trỗi dậy hòa bình của mình, đồng thời Trung Quốc sẽ phải trả giá khó có thể chịu đựng nổi về chính trị và kinh tế”.
Trung Quốc phải thông qua sự kiện này để phát đi tín hiệu với các nước xung quanh Biển Đông rằng Trung Quốc kiên trì ý tưởng phát triển hòa bình, nhưng không phải không có nguyên tắc, lại càng không thể trả giá bằng việc hy sinh lợi ích chủ quyền. Trung Quốc không muốn xảy ra xung đột với các nước láng giềng, càng không lấy "lớn bắt nạt nhỏ", nhưng cũng không sợ xung đột, không vì nghĩ đến sự đánh giá của bên ngoài mà tỏ ra hèn yếu.
Thứ hai, Trung Quốc phải đồng thời áp dụng nhiều biện pháp để tăng cường kiểm soát, quản lý vùng biển đảo Scarborough ở trạng thái như bình thường. Scarborough diện tích nhỏ hẹp, không có lợi thế về trú đóng trấn thủ nhưng có hồ cạn rộng lớn, hải vực bao la. Trung Quốc có thể áp dụng thích hợp sách lược “khống chế mà không chiếm, nhiều động tác cùng một lúc”, lấy Hoàng Sa làm căn cứ tiếp tế và đảm bảo, lấy tàu chấp pháp của hải giám và ngư chính làm chủ thể, tuần tra trong mọi điều kiện thời tiết, đồng thời phụ trợ thêm bằng các biện pháp đồng bộ như đánh bắt ngư nghiệp, thăm dò dầu khí, nghiên cứu hải dương v.v..
Việc làm nói trên phải được hậu thuẫn của Hạm đội Nam Hải, giữ được thế răn đe mạnh ở vùng nước xung quanh, khiến Philíppin không dám tiếp tục có ý đồ xấu. Bởi điều kiện địa lý ở khoảng cách xa, việc bảo vệ chủ quyền Scarborough có thể phải trả giá cao hơn, nhưng lợi ích quốc gia không thể tính toán bằng giá thành kinh tế đơn thuần.
Cuối cùng, phải tận dụng thời cơ quan hệ hai bờ phát triển lành mạnh, tăng cường giao lưu và phối hợp giữa hai bờ eo biển Đài Loan, chung tay bảo vệ chủ quyền Biển Đông và lợi ích biển. Biển Đông liên quan đến lợi ích chung và hạnh phúc chung của cả hai bờ nên cả hai đều có trách nhiệm cùng bảo vệ. Chúng ta không thể dự báo sự kiện lần này sẽ kết thúc ra sao nhưng có một điểm dường như có thể dự liệu, đó là khi thực lực quốc gia của Trung Quốc từng bước mạnh lên, cục diện cát cứ vũ trang lâu dài giữa “6 nước 7 bên” cuối cùng sẽ phải phá vỡ, cục diện lợi ích biển lâu dài của Trung Quốc bị "gặm nhấm" sẽ buộc phải thay đổi lại.
Theo Báo “Quốc phòng Trung Quốc” (ngày 1/5)
Quang Sáng (gt)
http://nghiencuubiendong.vn/tin-ncbd/2573-bao-tq-hoang-nham-chia-khoa-pha-v-th-b-tc-ti-bin-ong
"Chính danh ngôn thuận" đúng là thằng Tàu khựa vừa ăn cắp vừa la làng. Thằng mất dạy hơn cả loài thú.
Trả lờiXóa