Vibay

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

Lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn [Báo QĐND]

(Cập nhật 20/11/2018) - Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn phải đương đầu và đánh thắng nhiều kẻ thù xâm lược lớn hơn ta gấp nhiều lần.

Sở dĩ có được điều kì diệu đó trước hết do dân tộc Việt Nam có ý chí quật cường trong chống giặc ngoại xâm. Tổ tiên ta luôn phải giải quyết mâu thuẫn vô cùng gay gắt là “lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn”. Thời nhà Trần với tư tưởng “cả nước chung sức, trăm họ là binh” quân và dân Đại Việt đã tạo ra sức mạnh để ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông
.


Quốc kỳ Việt Nam tung bay trên nốc hầm Dcattri, Trận Điện Biên Phủ.


Trần Hưng Đạo : Tinh hoa quân sự Việt Nam

Hào khí Việt Nam


Kế thừa và phát huy nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, từ khi có Đảng lãnh đạo, nghệ thuật quân sự cách mạng Việt Nam đã từng bước hình thành và không ngừng phát triển ở cả ba lĩnh vực: chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nghệ thuật chiến dịch của ta đã phát triển từng bước từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ của các đơn vị bộ binh với vũ khí mang vác là chủ yếu tiến lên tác chiến hiệp đồng binh chủng với quy mô ngày càng lớn.

Là một hiện tượng lịch sử xã hội, chiến tranh có những quy luật riêng của nó, trong đó có quy luật cơ bản là sự thành bại của chiến tranh bao giờ cũng do con người quyết định.

Nghệ thuật chiến dịch cũng chịu sự chi phối của các quy luật cơ bản này. Thông thường trong tác chiến, số lượng là yếu tố cơ bản để tạo nên sức mạnh giành chiến thắng trước đối thủ kém ưu thế về số lượng quân và chất lượng vũ khí. Tuy nhiên, quân và dân ta đã phát huy tốt tư tưởng “lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn” để tạo lợi thế cho mình.

Để đạt điều đó, phải xác định được hướng (khu vực), mục tiêu, đối tượng tác chiến. Thực tiễn cho thấy, chọn hướng đúng thì lực lượng nhỏ cũng phát huy được sức mạnh.

Đây chính là nghệ thuật vận dụng không gian trong chiến tranh nói chung cũng như chiến dịch nói riêng. Xuất phát từ địa hình, so sánh lực lượng giữa ta và địch trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vùng rừng núi là địa bàn thuận lợi nhất cho ta mở chiến dịch tiến công quy mô lớn có thể phát huy sở trưởng đánh gần, đánh đêm, đánh liên tục với vũ khí trang bị gọn nhẹ và tinh thần chiến đấu cao.

Đồng thời cũng là nơi địch bộc lộ nhiều sơ hở khó chi viện ứng cứu lẫn nhau và thế mạnh của pháo binh, không quân cơ giới bị hạn chế.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, ta chọn hướng rừng núi Tây Nguyên để mở chiến dịch đầu tiên và trên đà thắng lợi phát triển xuống đồng bằng, đô thị, cuối cùng lấy hướng đô thị là chủ yếu để đánh bại hoàn toàn quân địch, kết thúc chiến tranh.

Chọn đúng hướng chiến dịch cho phép ta tập trung lực lượng đánh những trận then chốt trong quá trình phát triển chiến dịch. Để thực hiện đánh đúng, đánh hiểm, lựa chọn mục tiêu đánh một cách sáng tạo, điểm vào những “tử huyệt” làm rung chuyển thế trận của địch, buộc chúng phải bị động đối phó, tạo ra đột biến chiến dịch, đạt hiệu suất diệt địch cao chính là thực hiện “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều” của nghệ thuật chiến dịch.

Hai là, phải lập thế trận chiến dịch. Tạo lập thế trận là để tạo thế ta, phá thế địch, điều đó chỉ ra đánh địch không chỉ bằng lực mà cả bằng mưu, biết lập thế trận, biết dùng kỹ thuật đánh không đâu là không lợi. Trong kháng chiến chống Pháp, nghệ thuật quân sự cũng như nghệ thuật chiến dịch luôn được ta coi trọng, việc tạo lập thế trận trước hết là việc bố trí, triển khai các lực lượng chiến dịch và thiết bị chiến trường một cách thích hợp nhất để thực hành thắng lợi trận then chốt đầu tiên, các trận then chốt tiếp theo và hoàn thành toàn bộ nhiệm vụ chiến dịch.

Việc tạo lập thế trận liên quan mật thiết với chọn hướng, mục tiêu tác chiến, tổ chức lực lượng và cách đánh chiến dịch, tạo thế cài xen, bao vây chia cắt, chủ động tiến công địch từ nhiều phía, buộc chúng phải đối phó một cách bị động. Lập thế trận còn bao gồm các biện pháp hành động thích hợp kể hoạt động tác chiến để tạo thế ta, phá thế địch bảo đảm cho lực lượng chiến dịch khi bước vào chiến đấu và trong suốt quá trình chiến dịch luôn ở tư thế có thể đánh địch. Trong chuẩn bị thế trận, có “thế ban đầu” và “thế chuyển hóa”, nhưng đều phải tạo được thế cài xen, bao vây chia cắt địch. Quá trình tạo thế ta, phá thế địch phải đặc biệt chú ý các biện pháp nghi binh lừa địch, đánh cắt giao thông, ngụy trang…

Ba là, cách đánh chiến dịch là lĩnh vực tập trung cao nhất tính sáng tạo của nghệ thuật chiến dịch. Trong các chiến dịch, cách đánh luôn thể hiện được tư tưởng “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều”, thực hiện đánh hiểm, đánh đau đạt hiệu quả diệt địch cao nhất. Thời kỳ đầu chiến tranh, so sánh lực lượng giữa ta và địch còn rất chênh lệch, ta lấy tiêu diệt sinh lực địch là chính nên cách đánh chiến dịch của ta là đánh vận động, tiêu diệt địch ngoài công sự trên chiến trường rừng núi là chủ yếu. Giai đoạn cuối chiến tranh, cách đánh chiến dịch phát triển đến trình độ tác chiến hiệp đồng quân binh chủng.

Tất cả các chiến dịch tiến công, chiến dịch phản công, chiến dịch phòng ngự, chiến dịch phòng không, không quân… cần quán triệt tốt yêu cầu: chủ động, bất ngờ, mưu trí, linh hoạt. Vây điểm diệt viện, kéo địch ra khỏi đồn bốt, công sự để tiêu diệt là một cách đánh mang tính truyền thống của các lực lượng vũ trang nhân dân, thể hiện sâu sắc tư tưởng “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều” của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Khi tiến công vào khu vực phòng ngự của địch, cách đánh chiến dịch là kết hợp giữa đột phá với bao vây chia cắt, vu hồi, thọc sâu và liên tục đánh bại các đợt phản kích, phản đột kích của địch.

Những kinh nghiệm nêu trên của nghệ thuật chiến dịch trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vẫn giữ nguyên giá trị.

NGUYỄN VĂN HỘI

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/124/124/124/87686/Default.aspx

Video: 10 lính Việt Nam đánh bại 200 lính Mỹ tinh nhuệ

* Sự mong manh của quân đội cổ mà từ đó VN có thể ít thắng nhiều: https://www.youtube.com/watch?v=Txr24n92hzQ


Vận dụng nghệ thuật Lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn theo Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh

Tư duy quân sự Hồ Chí Minh hàm chứa sâu sắc tư tưởng quân sự truyền thống của dân tộc ta: Lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ đánh lớn, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông. Biết đánh bằng mọi lực lượng, mọi quy mô, bằng mọi thứ vũ khí có trong tay. Theo Người, đó là nghệ thuật tạo lực, lập thế, tranh thời, biết đánh địch bằng mưu, thắng địch bằng thế. Trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, tạo lực phải đi đôi với lập thế, bởi thế và lực có mối quan hệ khăng khít. Nếu chỉ có lực không thôi thì chưa đủ, mà còn phải có thế thì mới phát huy được tác dụng của lực. Trong chiến tranh cũng vậy, chỉ có lực mà không có thế, thì cũng không thể đánh thắng được quân địch. Thế trong nghệ thuật quân sự là tình thế, thế nước, thế trận chiến tranh, thế bố trí lực lượng gắn với địa hình và điều kiện địa lý nhất định Như vậy, muốn đánh địch phải có thế và được thế tốt thì một lực lượng quân sự dù nhỏ hơn, vũ khí, kỹ thuật ít và kém hiện đại nhưng vẫn có thể ít biến thành nhiều, nhỏ biến thành lớn và nhất định giành thắng lợi.

Lực - Thế - Thời, mỗi yếu tố có vị trí, vai trò khác nhau nh­ưng có quan hệ chặt chẽ với nhau, chuyển hoá lẫn nhau. Một lực nhỏ nếu đ ­ược bố trí, sử dụng trong một thế, với một thời cơ có lợi, không những lực tăng lên, mạnh lên, mà còn tạo một thế mạnh, vững chắc và có lợi. Theo Người: “Quả cân chỉ có 1 kg ở vào thế lợi thì lực của nó tăng lên nhiều, có sức mạnh làm bổng đ­ược một vật hàng trăm kg. Đó là thế thắng lực. Mỗi một yếu tố đều có tính độc lập t­ương đối, như­ng gắn bó chặt chẽ với nhau, có tạo được lực mới có cơ sở vật chất để lập thế và khi đã tạo được lực, lập đư­ợc thế mới xuất hiện điều kiện thuận lợi để tranh thời. Do vậy, việc tạo lực, lập thế, tranh thời đòi hỏi hoạt động chủ quan của con người phải biết vận dụng và phát huy đồng bộ cả ba yếu tố đó, cái này làm điều kiện cho cái kia, chúng xâm nhập vào nhau, chuyển hoá lẫn nhau.

Ngày nay, các thế lực thù địch càng đẩy mạnh các âm m­ưu và thủ đoạn chống phá cách mạng nư­ớc ta trên tất cả các mặt chính trị, t­ư tưởng, tổ chức, kinh tế, văn hoá, ngoại giao; kết hợp với răn đe quân sự và có thể gây chiến tranh ở các quy mô, cư­ờng độ khác nhau, kể cả chiến tranh xâm lư­ợc với quy mô lớn. Trong tình hình đó, nếu kẻ thù buộc nhân dân ta phải tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, chắc chắn ta sẽ phải lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy vũ khí kém hiện đại chống lại vũ khí hiện đại, công nghệ cao, vũ khí chính xác. Để giành thắng lợi nếu chiến tranh xảy ra, theo chúng tôi cần chú trọng thực hiện tốt một số nội dung sau:

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân độc lập tự chủ, tự lực, tự c­ường và từng bước hiện đại. Để xây dựng đ­ược một nền quốc phòng toàn dân như ­ vậy, phải điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch, xác định rõ mục tiêu, bư­ớc đi phù hợp với tiềm năng mọi mặt của đất n­ước, với tiến trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. Trong quy hoạch, kế hoạch phải có nội dung quy định cụ thể về nhiệm vụ, chỉ tiêu đóng góp cho nhiệm vụ quốc phòng - an ninh với kinh tế, giáo dục, văn hoá khoa học và công nghệ..., tạo nên mối tư­ơng quan phù hợp giữa xây dựng và bảo vệ.

Đất nước ta dài và hẹp, nếu xảy ra chiến tranh cục bộ hoặc chiến tranh lớn thì từng tỉnh, từng địa bàn chiến l­ược, và trên phạm vi cả n­ước sẽ rất dễ bị chia cắt, cô lập. Bởi vậy, việc xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành vững chắc là hết sức cần thiết. Tiếp tục củng cố, hoàn thiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị. Xây dựng lực lượng quốc phòng và an ninh, có lực l­ượng tại chỗ và lực lượng cơ động đủ mạnh. Có phương án dự trữ hậu cần, kĩ thuật sẵn sàng đáp ứng yêu cầu cho các lực lượng nếu chiến tranh xẩy ra. Thường xuyên bổ sung phương án phòng thủ tỉnh, huyện đáp ứng với yêu cầu thực tế của từng địa phương. Xây dựng cơ chế lãnh đạo, quản lý, chỉ huy thống nhất, có hiệu lực cao bảo đảm tự lực đánh địch bằng sức mạnh lớn nhất của mình, giữ vững an ninh, trật tự, bảo vệ vững chắc địa ph­ương, sẵn sàng chi viện cho các tỉnh bạn và Trung ­ương.

Trong điều kiện hiện nay, cần đặc biệt chú trọng hướng về cơ sở, xây dựng cơ sở xã, ph­ường vững mạnh toàn diện làm nền tảng cho xây dựng tỉnh, huyện. Không ngừng nâng cao chất l­ượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của Quân đội, từng b­ước hoàn thiện tổ chức lực lượng mạnh, tinh, gọn, sẵn sàng chiến đấu cao. Số lư­ợng và chất l­ượng là hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, phụ thuộc và tác động qua lại với nhau, tạo nên sức mạnh chiến đấu của quân đội, trong đó chất lượng là yếu tố quan trọng quyết định. Vấn đề quan trọng là phải tập trung xây dựng Quân đội nhân dân vững mạnh về chính trị, t­ư tưởng và tổ chức. Giáo dục cho cán bộ, chiến sỹ trong Quân đội nhân dân có tinh thần chiến đấu cao, luôn luôn trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân, trung thành vô hạn với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Xây dựng mối quan hệ bền chặt, máu thịt với nhân dân, giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ. Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội nhân dân.

Khâu then chốt để nâng cao chất l­ượng tổng hợp của bộ đội là tổ chức huấn luyện giỏi cho bộ đội về mọi mặt đồng thời giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người và vũ khí, khẳng định con người giữ vai trò quyết định vũ khí có vai trò quan trọng. Muốn vậy phải thông qua giáo dục, huấn luyện nâng cao trình độ kỹ thuật và chiến thuật cho bộ đội. Nếu chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xảy ra thì cuộc chiến tranh đó sẽ diễn ra vô cùng ác liệt, cư­ờng độ cao, mức độ huỷ diệt lớn bằng các vũ khí kỹ thuật cao, vũ khí chính xác. Trong cuộc chiến tranh đó, chúng ta sẽ phải đánh thắng địch bằng vũ khí kỹ thuật kém hiện đại hơn chúng nhiều lần.

Để thực hiện được điều đó, trước hết cần giáo dục, huấn luyện cho bộ đội có lòng tin vững chắc vào hiệu quả của vũ khí, trang bị hiện có; sử dụng thuần thục, phát huy hiệu quả cao nhất mọi thứ vũ khí trang bị. Tổ chức huấn luyện, rèn luyện bộ đội biết sử dụng thành thạo các loại vũ khí vào các tình huống chiến thuật, trên các loại địa hình rừng núi, đồng bằng, trên biển, trên không. Huấn luyện cơ bản cho chiến sỹ động tác chiến thuật thuần thục, vững chắc. Huấn luyện hợp đồng trong phân đội chặt chẽ thuần thục làm cho cá nhân trong phân đội kết hợp nhuần nhuyễn với nhau trong tác chiến. Huấn luyện hợp đồng giữa các phân đội với nhau... Đồng thời sáng tạo nhiều cách đánh bí mật, bất ngờ, khôn khéo, xử lý kịp thời và đúng đắn các tình huống phức tạp với nhiều đối tư ­ợng khác nhau. Huấn luyện cho bộ đội biết lợi dụng địa hình, dựa vào thế trận và lực l­ượng của khu vực phòng thủ, dựa vào nhân dân để lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều.

Tiếp tục hoàn thiện biên chế tổ chức lực lượng, đảm bảo ổn định lâu dài trên cơ sở quán triệt đường lối xây dựng lực lư­ợng vũ trang ba thứ quân, bảo đảm có lực lư ợng tại chỗ, lực l­ượng cơ động ứng chiến nhanh. Cần làm tốt công tác xây dựng lực l­ượng dự bị động viên, nghiên cứu hoàn thiện về mặt tổ chức các loại hình đơn vị động viên và số lượng lực l­ượng dự bị hợp lý phù hợp với yêu cầu mở rộng lực lư­ợng quân đội khi cần. Tăng cư­ờng xây dựng, nâng cao chất l­ượng, hiệu quả hoạt động của dân quân, tự vệ đồng thời tổ chức huấn luyện cho lực lượng này thuần thục kĩ, chiến thuật cá nhân và hợp đồng chiến đấu trong tiểu đội, trung đội. Hoàn thiện tổ chức lực l­ượng phù hợp với thời bình và cơ chế kinh tế thị trư­ờng theo h­ướng mạnh, tinh, gọn, với các loại hình phân đội, đơn vị, các binh chủng, quân chủng đồng bộ, cân đối hợp lý giữa các lực lượng, giữa lực lư­ợng với khả năng trang bị hiện nay và trong tư­ơng lai, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu trong thời bình và sẵn sàng mở rộng lực l­ượng khi chiến tranh xảy ra, đánh thắng địch trên tất cả các chiến trường trên bộ, trên biển, trên không.

Phát triển và hoàn thiện khoa học quân sự, nghệ thuật quân sự, khoa học kỹ thuật quân sự. Nhiệm vụ xây dựng củng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong điều kiện hiện nay đang đặt ra những vấn đề rất mới mà khoa học quân sự, nghệ thuật quân sự và khoa học kỹ thuật quân sự phải nghiên cứu giải đáp. Trong điều kiện khó khăn về kinh tế, kỹ thuật và tài chính của nước ta hiện nay, chúng ta phải tự tìm ra giải pháp đúng đắn nhất để có thể tiếp thu, áp dụng có hiệu quả những thành tựu tiên tiến nhất của khoa học, công nghệ hiện đại trên thế giới và trong nư­ớc để xác định những mục tiêu cơ bản, dài hạn, định ra các h­ướng ư­u tiên phát triển khoa học quân sự.

Nghiên cứu, tìm tòi để trong khả năng của mình có thể sản xuất vũ khí hiện đại nhằm trang bị cho Quân đội... Tr­ước mắt, cần tập trung giải quyết các vấn đề: bảo quản, sửa chữa, khai thác sử dụng các loại vũ khí, trang bị hiện có; áp dụng các thành t­ựu mới nhất của khoa học, công nghệ để nghiên cứu, chế tạo, kết hợp với mua sắm có trọng điểm các loại vũ khí, trang bị hiện đại cần thiết phục vụ cho chiến đấu, bảo đảm chỉ huy, thông tin, trinh sát, hậu cần..., mà khả năng kinh tế của ta cho phép. Tìm biện pháp thực hiện hiện đại hoá từng bộ phận theo hướng ­ưu tiên các quân chủng, binh chủng kỹ thuật và các lực lư­ợng làm nhiệm vụ đặc biệt.../.

Xem thêm:
1. Trần Hưng Đạo : Tinh hoa quân sự Việt Nam
2. Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
3. “Trùng độc chiến” và “lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn”

3 nhận xét: