Báo điện tử Ðất Việt hôm Thứ Năm thuật lại theo tin của nhật báo Hán Hòa (Kanwa) bên Trung Quốc cho hay như vậy, chứng tỏ Bắc Kinh theo dõi sát mọi chuyện ở Việt Nam.
Theo sự tường thuật của Ðất Việt, báo Hán Hòa cũng dẫn một số nguồn tin thân cận Bộ Quốc Phòng Nga cho biết, “theo yêu cầu của Bộ Quốc Phòng Việt Nam, ở các máy bay chiến đấu mới Su-30MK2 sẽ có một số thay đổi, trong đó hệ thống chiến đấu của máy bay Su-30MK2 tương tự như hệ thống chiến đấu được lắp trên máy bay Su-30MKM.”
Phiên bản MK2 là phiên bản Việt Nam đặt hàng sản xuất lúc đầu, thua sút rất nhiều so với phiên bản MKM là phiên bản nhà sản xuất Sukhoi chế tạo theo đơn đặt hàng của Malaysia.
Việt Nam đã đặt mua 8 máy bay SU-30MK2 năm 2009 rồi năm 2010 đặt thêm 12 chiếc nữa, tổng cộng 20 chiếc.
Những máy bay này, Việt Nam gọi là “máy bay tiêm kích” có nhiều khả năng khác nhau từ ném bom, bắn hỏa tiễn, không chiến, tấn công trên bộ và trên biển.
Hiện Không Quân Việt Nam có khoảng 120 chiếc máy bay Su-22 và hơn 100 chiếc MiG-21, tất cả đều quá cũ, lỗi thời và khả năng tác chiến giới hạn vì không có những trang bị điện tử tối tân như những máy bay chiến đấu sản xuất bây giờ.
Thỉnh thoảng vẫn thấy báo chí Việt Nam loan tin các máy bay chiến đấu của không quân rớt chỉ vì quá cũ hay thiếu bảo trì.
Tất cả các máy bay chiến đấu vừa kể của Việt Nam đều do Nga sản xuất.
Tờ Ðất Việt dẫn nguồn báo Hán Hòa tường thuật lời một viên chức từ nhà sản xuất Nga nói rằng, “chúng tôi đang kêu gọi các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam mua các biến thể nâng cấp tốt hơn so với máy bay Su-30MK2 và vì Sukhoi đang có kế hoạch xuất khẩu Su-35, nên số lượng các máy bay Su-30MK2 xuất khẩu sẽ được giảm dần, và để tiết kiệm chi phí cho dây chuyền sản xuất.” Không thấy tin tức nào cho biết số tiền mua 20 chiến đấu cơ trên là bao nhiêu. Ước lượng thương vụ này tốn phí khoảng $1 tỉ.
Trong năm nay, Việt Nam đã tiếp nhập nhiều trang bị quốc phòng từ Nga để tăng cường khả năng quân sự hiện đã quá cũ và lỗi thời. Hồi tháng 10, Việt Nam tiếp nhận hai tàu tuần cao tốc lớp Project 10412 Svetlyak, trang bị hỏa tiễn, hai tuần lễ sau khi tiếp nhận giàn hỏa tiễn phòng thủ biển Bastion thứ hai. Giàn hỏa tiễn Bastion đầu tiên đã được giao hàng hồi năm ngoái.
Báo chí Nga loan tin Việt Nam đang thương thuyết để mua thêm hỏa tiễn Bastion nữa nhưng với một số lượng không biết là bao nhiêu.
Năm nay, Việt Nam cũng tiếp nhận hai hộ tống hạm Gepart 3-9, trang bị hỏa tiễn. Hai tàu này tuy thuộc loại nhỏ nhưng lại lớn nhất và tối tân nhất của Hải Quân Việt Nam.
Theo tin tức báo chí tiết lộ, khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm viếng Hòa Lan cuối tháng 9 đầu tháng 10 đã đến thăm một xưởng đóng tàu, và bắn tiếng mua 4 hộ tống hạm lớp Sigma. Tin tức cũng nói rằng nếu hợp đồng ký kết, 2 tàu sẽ đóng ở Hòa Lan và 2 chiếc sau đó sẽ được đóng tại Việt Nam với sự hướng dẫn kỹ thuật của chuyên viên Hòa Lan. (TN)
Máy bay Su-30 MK2 mà Việt Nam mua từ Nga có khả năng chống radar (thiết bị được coi như “mắt thần”) theo dõi.
Hiện nay, Nga sở hữu một số lượng lớn vũ khí phục vụ cho chiến thuật chế áp đường không (SEAD/DEAD – Supression/Destruction of Enemy Air Defences ).
Tên lửa Kh-31 (NATO gọi là AS-17 Krypton) được sản xuất với 2 biến thể chính là Kh-31A chống hạm và Kh-31P chống radar. Cả 2 loại tên lửa này đều trang bị động cơ ramjet nhiên liệu lỏng và có thể đạt tốc độ tới 1.000 m/s (gần gấp 3 lần tốc độ âm thanh).
Kh-31P thông thường có tầm bắn 110 km với đầu đạn nổ phá-mảnh nặng 87 kg. Tương tự các vũ khí chống radar cũ của Nga, Kh-31P được trang bị 3 loại đầu tìm khác nhau tương ứng với từng loại băng sóng đặc hữu của radar NATO.
Biến thể nâng cấp Kh-31PK sử dụng đầu đạn cảm ứng thay cho đầu đạn thông thường và gia tăng khối lượng đầu đạn tới 88,5kg, do đó, nó có khả năng tiêu diệt những dàn radar có anten phát sóng cao đến 15m. Với đầu đạn chạm nổ, tên lửa chống radar sẽ nhằm tấn công vào bộ phận phát sóng của radar.
Tên lửa Kh-31PD (giữa) có tầm bắn 250 km với đầu đạn 110kg, trang bị đầu tìm đa băng tần có khả năng chống lại nhiều loại radar
Điểm cải tiến quan trọng nhất của Kh-31PD là tên lửa sử dụng đầu tìm đa băng tần mới có tên Avtomatika L-130 cùng với hệ dẫn quán tính tiên tiến giúp nâng độ chính xác của tên lửa và mở rộng khả năng tiêu diệt nhiều loại radar mới.
Hiện nay, theo công bố của Nga, nhiều loại máy bay có thể mang Kh-31PD như Su-30MKI (Ấn Độ), Su-30 MKM (Malaysia), Su-30 MK2 (Trung Quốc, Việt Nam, Venezuela), Mig-29K/KUB (Ấn Độ) và Su-35, Mig-35 của Nga. Một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Venezuela đã trang bị Kh-31P.
Ngoài Kh-31, Nga còn sử dụng các tên lửa chống radar Kh-58 hay Kh-58UShKE hiện đại hơn do Viện Raduga thiết kế.
Tên lửa Kh-58UShKE đang là loại tên lửa chống radar hiện đại nhất trong Không quân Nga với chiều dài ngắn hơn (chỉ 4,2 m, ngắn hơn Kh-31PD tới 1,24 m), cánh đuôi có khả năng gập lại rất thích hợp để lắp trong các khoang trong thân máy bay thế hệ 5 PAK-FA của Sukhoi hoặc trang bị với số lượng lớn cho máy bay tiêm kích-bom đa năng Su-34.
Khác với các tên lửa chống radar cũ chỉ có thể dùng tấn công các dàn radar trên mặt đất của đối phương, Kh-31PD hay Kh-58UShKE với tầm bắn xa, tốc độ cao và đầu tìm tiên tiến còn có khả năng tấn công trực tiếp các máy bay cảnh báo sớm (AWACS) của đối phương ngay trên không. Do đó, năng lực SEAD/DEAD của Nga hiện nay vẫn không kém phần đáng sợ, dù "chưa có dịp" thể hiện như vũ khí Mỹ và phương Tây.
Theo VTC News
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét