Những bó hoa tươi thắm cùng lời chào mừng sự kiện đoàn thủy thủ lực lượng tự vệ biển Nhật Bản đến thăm hữu nghị TP Đà Nẵng sáng 17-9-11.
Quân chủng Phòng không Việt Nam và Lực lượng không quân Phòng vệ Nhật Bản sẽ thúc đẩy hợp tác trong đào tạo và trao đổi các đoàn, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng không quân sự.
Thỏa thuận đã đạt được giữa Tướng Nguyễn Quốc Khánh, Phó Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam và tướng Shigeru Iwasaki, Trưởng Lực lượng không quân phòng vệ Nhật Bản tại một buổi tiếp ở Hà Nội ngày 15 tháng 9 năm 2011. (Vietnam+)
(VTC-17/09/11) Đến sáng 17/9, đội tàu thuộc biên đội tàu Lực lượng Tự vệ biển Nhật Bản đã cập cảng Tiên Sa, chính thức chuyến thăm hữu nghị TP Đà Nẵng.
Hai tàu phá mìn gồm tàu Uraga (MST- 463) và Tsushima (MSO-302) cùng 174 sĩ quan và thủy thủ thuộc lực lượng Tự vệ biển Nhật Bản đã cập cảng, chính thức chuyến thăm hữu nghị tại TP Đà Nẵng.
Tàu rà phá thủy lôi Uraga (MST- 463) có trọng tải 5.650 tấn, chiều dài 141m, rộng 22m, chiều cao mạn 14m; còn tàu phá mìn Tsushima có trọng tải 1.000 tấn, được trang bị súng Valcan 20mm cùng thiết bị phá mìn MCM.
Hệ thống radar hiện đại giúp Uraga phát hiện, vô hiệu hóa thủy lôi trên biển của đối phương và theo dõi mục tiêu trên không
Uraga MST-463 hiện "đóng quân" tại cảng Yokosuka (Nhật Bản). Chiến hạm được đóng tại nhà máy đóng tàu Hitachi Maizuru vào năm 1995 và chính thức hoạt động vào năm 1997; có kích thước lớn (dài 141m, rộng 22.0m, cao 14m), sức nặng tối đa lên đến 5.700T, sở hữu 2 động cơ Diesel 2 shaft Mitsui 12V42M-A 19.500 PS-4 cùng 160 thuỷ thủ đoàn giúp tàu có thể đạt tốc độ 22kt.
Ngoài ra, Uraga MST-463 được trang bị pháo hạm Oto Melara 76 mm Italia, súng máy 12.7mm cùng các thủy lội K13, cần cẩu thả thủy lôi chuyên dụng khiến tàu trở thành nổi ám ảnh của các chiến hạm trên biển.
Đặc biệt, Uraga MST-463 được trang bị hệ thống radar Tacan, radar OPS 14 chống máy bay, radar Fire Direction Type 2, RaDar OPS-19… giúp phát hiện, theo dõi và chỉ dẫn cho các phương tiện để tiêu diệt một mục tiêu trên không, cũng như phát hiện nhiều mục tiêu tầm gần trên biển, các mối đe dọa từ máy bay, cùng bãi đáp máy bay trực thăng CH-53E giúp chiến hạm vô hiệu hóa được hệ thống thủy lôi trên biển và linh hoạt hơn với trinh sát trên không.
Bửu Lân - VTC.
Tổng hợp từ Vietnam+/ VTC.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét