Vibay

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Việt-Nhật tăng cường hợp tác khai thác đất hiếm

Bộ não của các quốc gia Châu Á đang tránh xa sự độc quyền của Trung Quốc

(Vibay-18/6/12)- Lo ngại chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu có thể bị Trung Quốc lũng đoạn xuất hiện cuối tuần qua sau khi Nhật Bản và Việt Nam công bố khánh thành một trung tâm công nghệ đất hiếm tại Hà Nội, hai nước xem xét đẩy nhanh kế hoạch khai thác đất hiếm.


Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam phát biểu tại lễ khánh thành rằng mặc dù Việt Nam có một tiềm năng to lớn về đất hiếm, nhưng các mỏ đất hiếm đã không được đưa vào hoạt động cho đến nay.

Với sự hợp tác tích cực của các nhà khoa học của Việt Nam và Nhật Bản, Trung tâm sẽ đóng góp vào nghiên cứu chế biến quặng đất hiếm tại Việt Nam và ứng dụng của đất hiếm trong các ngành công nghiệp công nghệ cao, Thanh nói.

Ichiro Takahara, Tổng Giám đốc Cơ quan Tài nguyên và Năng lượng của Nhật Bản cho biết trung tâm được áp dụng với công nghệ cao và dự kiến ​​sẽ trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu đất hiếm hàng đầu thế giới trong tương lai.

Trung tâm là cơ sở đầu tiên ở Việt Nam chiết xuất và tách đất hiếm từ quặng khai thác trước khi xuất khẩu sang Nhật Bản.

Đất hiếm được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp công nghệ cao, dùng để sản xuất tất cả mọi thứ từ màn hình tinh thể lõng, công nghiệp quốc phòng đến xe hơi hybrid.

Nhiều loại vũ khí trong đó có máy bay chiến đấu F-35 của Công ty Lockheed - Martin đều sử dụng nam châm năng lượng cao được chế tạo từ nguyên liệu đất hiếm nhập khẩu. Nguyên liệu đất hiếm này chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc.

F-35 và F-22 của không quân Mỹ, tàu khu trục DDG của hải quân, xe bọc thép Bradley và tên lửa AIM-9X Sidewinder của Lục quân cũng đều sử dụng nam châm sắt boron neodymium - được chế tạo từ nguyên liệu đất hiếm. Đó là sản phẩm của các nhà sản xuất vũ khí gồm Lockheed - Martin, Raytheon, General Dynamics và Huntington Ingalls.


Trung Quốc sản xuất hơn 95% lượng kim loại từ đất hiếm trên toàn thế giới và bất cứ giới hạn nào về xuất khẩu của chính phủ Trung Quốc đối với mặt hàng này cũng sẽ có khả năng ảnh hưởng tới giá cả toàn cầu.

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hiện đang điều tra khiếu nại của Mỹ, EU và Nhật Bản về việc Trung Quốc cố tình lũng đoạn thị trường đất hiếm làm giá cả leo thang, nhưng quyết định cuối cùng của TQ vẫn không thay đổi. Mối quan tâm đến nguồn cung cấp bên ngoài Trung Quốc vì thế đã tăng lên.

Việt Nam được cho là nước có một trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới, nằm ​​chủ yếu ở khu vực phía tây bắc của tỉnh Lai Châu, bản tin của Theregister.co.uk nhận định.

Khi hoàn thành, các trung tâm nghiên cứu tại Hà Nội sẽ cho phép đất hiếm được chiết xuất từ quặng khai thác trước khi được vận chuyển đến Nhật Bản, theo Tân Hoa Xã.

Chính phủ Việt Nam dường như sẽ chịu chi phí cho việc xây dựng các trung tâm, trong khi Nhật Bản chung tay góp thiết bị và công nghệ. Hai nước đã ký một Biên bản ghi nhớ hồi tháng Năm để hợp tác khai thác một mỏ có công suất 10.000 tấn mỗi năm, theo báo cáo.

Theo báo Tuổi Trẻ, Đất hiếm Việt Nam đứng thứ ba thế giới. Ít ai biết Việt Nam đã từng hợp tác với nước ngoài khai thác đất hiếm từ năm 1960. Với trữ lượng lên đến trên 22 triệu tấn, giới khoa học đánh giá Việt Nam có thể đứng thứ 3 trên thế giới về tiềm năng đất hiếm.



Sẽ có thêm nhiều liên doanh như thế này ? sẽ rất thú vị để xem nếu Trung Quốc quyết định giảm giá bán và thay đổi chính sách đất hiếm của nó.

Theo Theregister.co.uk, Tuoitre.vn, BBC

--------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét