Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt-Cam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt-Cam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Campuchia cho xây đập ở sông Mekong

03/11/2012- Chính phủ Campuchia vừa chuẩn thuận dự án đập thủy điện gây nhiều tranh cãi trên một nhánh sông Mekong.


Các nhà hoạt động vì môi trường nói dự án Hạ Sesan 2 sẽ ảnh hưởng bất lợi cho đời sống cư dân dọc sông Mekong

Đây là dự án liên doanh giữa Campuchia, Trung Quốc và Việt Nam với tổng đầu tư 781 triệu đô la Mỹ, dự kiến sẽ hoàn tất trong thời gian năm năm.

Dự án đặt ở tỉnh Stung Treng ở miền bắc, có tên là Hạ Sesan 2.

Các nhà vận động vì môi trường nói con đập sẽ gây hại tới sự đa dạng sinh học của dòng sông và sẽ tàn phá cuộc sống cũng như nhà cửa của hàng ngàn người.

Một tuyên bố của chính phủ nói việc phê chuẩn diễn ra sau tám năm nghiên cứu về các hậu quả có thể có đối với môi trường và xã hội.

Tuyên bố nói Thủ tướng Hun Sen đã chỉ thị xây cất nhà mới cho các hộ gia đình cần tái định cư khỏi nơi triển khai dự án.

Meach Mean, nhà hoạt động từ Mạng lưới Bảo vệ Sông 3S (3SPN), ước tính hơn 50 ngàn người sẽ bị ảnh hưởng bởi con đập.

Ông kêu gọi chính phủ hãy tổ chức một diễn đàn công khai để thảo luận về các mối quan ngại trước khi tiến hành dự án.

"Chúng tôi ngạc nhiên về sự phê chuẩn này," ông nói với hãng tin AFP.

"Chúng tôi không được biết rõ về tiến trình xây dựng dự án. Chúng tôi thực sự quan ngại về tác động của nó đối với đời sống của người dân, đối với dòng nước và với hệ sinh thái."

Tranh cãi

Hồi tháng Chín, một bản phúc trình của phái viên nhân quyền Liên hợp quốc Surya Subedi cũng nêu quan ngại về con đập, trong đó nói các cộng đồng dân cư cho rằng họ đã không được tham khảo ý kiến một cách thỏa đáng về dự án.

Nay tuyên bố của Campuchia nói việc thỏa thuận đền bù cho cư dân địa phương đã đạt được, nhưng không nêu tên các đối tác Việt Nam và Trung Quốc của dự án.

Truyền thông Việt Nam từ những năm trước đã loan tin Công ty cổ phần EVN quốc tế (EVNI) thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam là đơn vị tham gia dự án thủy điện Hạ Sesan 2.

Tuy nhiên, các bản tin của Việt Nam tính đến thời điểm này cũng không đề cập tới sự tham gia của Trung Quốc trong dự án.

Việc xây đập trên sông Mekong đã gây ra những tranh cãi rộng khắp tại vùng Đông Nam Á.

Tuy đem lại nguồn điện to lớn cho các quốc gia, nhưng các đập thủy điện cũng đe dọa làm thay đổi nghiêm trọng hệ sinh thái của vùng đồng bằng Mekong.

Năm ngoái, Lào đã phải hoãn việc xây dựng đập thủy điện Xayaburi trị giá 3,5 tỷ đô la do vấp phải sự phản đối của các nước Asean, trong đó có Việt Nam

Hồi 1995, Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam đã thành lập Ủy ban Sông Mekong để hỗ trợ quản lý và công tác điều phối sử dụng các nguồn tài nguyên sông.

Theo BBC
0

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011

Nuon Chea nói Việt Nam phải chịu trách nhiệm về các vụ giết người


Nuon Chea trong phiên xét xử.

(Vibay-06/12/2011) Nuon Chea, cựu tổng tư lệnh thứ hai dưới chế độ độc tài Pol Pot, bảo vệ hành động giết chết ít nhất 1,7 triệu người trong bốn năm của chế độ Khmer Đỏ. Chea nói Việt Nam, lật đổ chế độ, và kẻ cướp phải chịu trách nhiệm về các vụ giết người.

Trong phiên xét xử về sự tham gia của hắn trong nạn diệt chủng, Chea, người được biết đến như "Anh Số Hai", nói rằng quan chức cấp cao trong chế độ Khmer Đỏ không phải là "người xấu."

"Không có gì là đúng sự thật về điều đó", ông nói, theo BBC.

"Đó là Việt Nam, đã giết người Campuchia", ông nói, trong tài liệu tham khảo để can thiệp quân sự của Việt Nam vào năm 1979 để lật đổ Pol Pot và chế độ của ông. Ông cũng tuyên bố rằng kẻ cướp phải chịu trách nhiệm đối với một số vụ giết người.

Tuy nhiên, những cựu lãnh đạo sống sót trong chế độ cai trị của Khmer Đỏ cho biết tuyên bố của Chea là sai.

"Chúng tôi không hài lòng khi ông nói rằng Khmer Đỏ không phải là xấu", Chum Mey, 80 tuổi, một người sống sót của một trại tra tấn của Khmer Đỏ nói với AFP. "Một con cá sấu phải khóc khi nó bị bắt trói." Ông chỉ nói để được giảm hình phạt của mình. "

Xem: Chiến tranh biên giới Tây Nam (Wikipedia).







0