Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu Ngầm Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu Ngầm Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

Tàu ngầm Kilo Việt Nam có thể bị phát hiện như thế nào ?

Bài viết nói về các cách thức mà hải quân các nước thường sử dụng để phát hiện tàu ngầm.


Tàu ngầm Hà Nội

Theo Báo Đất Việt, trên các chiến hạm và máy bay hiện đại của hải quân các nước đều có các thiết bị tìm kiếm, thăm dò chuyên dụng như radar, sonar, thiết bị định vị…, các thiết bị này đều có khả năng trinh sát, phát hiện và theo dõi tàu ngầm.

Ngoài phương thức đối kháng tàu ngầm - tàu ngầm ra, từ trước đến nay, máy bay tuần tiễu chống ngầm cố định là mối đe dọa lớn nhất đối với các tàu ngầm vì tầm bay xa tới hàng chục nghìn km, thời gian lưu không lớn, các thiết bị trinh sát, định vị tàu ngầm tiên tiến.

Hơn nữa, nó có khả năng mang theo các vũ khí săn ngầm rất mạnh, trần bay vượt quá độ cao tấn công của các tên lửa phòng không trên tàu ngầm.

Đối tượng thứ 2 là các máy bay trực thăng chống ngầm. Tuy nhiên với phạm vi hoạt động chưa tới 1000km, chúng chỉ có khả năng hoạt động xa tàu mẹ khoảng vài trăm km với khả năng lưu không không lớn, nếu không có chỉ thị mục tiêu sẵn nó khó có khả năng và tầm với để phát hiện được tàu ngầm.

Còn một đối thủ nữa của tàu ngầm các tàu săn ngầm, tuy nhiên các phương tiện trinh sát, phát hiện tàu ngầm của các tàu mặt nước thường chỉ được vài chục km.

Hơn nữa, cũng giống như máy bay trực thăng, ngư lôi săn ngầm trên hạm thường chỉ có tầm bắn không quá 15km, quá khó để nó áp sát các tàu ngầm mang các tên lửa chống hạm tầm phóng thường đạt trên 100 km.


Máy bay tuần tiễu săn ngầm cánh cố định như P-8A Poseidon và P-3C Orion vẫn chưa phải là điều làm tàu ngầm lo sợ nhất

Với đặc điểm là các sát thủ dưới đáy biển, tàu ngầm chỉ bộc lộ mình những khi thật cần thiết.

Ngay cả khả năng phòng không của chúng cũng đơn thuần để chỉ tự vệ, sử dụng những khi không thể che giấu được hành tung, còn cơ bản là các tàu ngầm chọn phương thức cơ động lẩn tránh để đào thoát khỏi “mắt thần” của các phương tiện săn ngầm.

Hiểm họa lớn nhất đối với tàu ngầm đến từ đâu?

Trên thực tế, các máy bay săn ngầm nếu không phán đoán được hoạt động của tàu ngầm thì rất khó phát hiện được chúng trên một vùng biển lớn.

Không phải lúc nào các máy bay cũng có thể quan sát thấy 1 cái kính tiềm vọng hay ống dẫn khí nhô lên khỏi mặt nước hoặc không phải lúc nào các tàu ngầm cũng vô tình đi qua các bãi sonar mà máy bay thả trên mặt biển.

Hơn nữa, trong thực tế tác chiến, các tàu ngầm thường có sự phối hợp hoạt động chặt chẽ với các tàu mặt nước và lực lượng không quân, nên lực lượng máy bay săn ngầm (cả cánh cố định và trực thăng) của đối phương vốn có vận tốc rất chậm sẽ khó mà yên ổn để săn đuổi tàu ngầm, trừ khi chúng hoạt động đơn độc kiểu như một tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo tuần tra chiến lược viễn dương.


Tàu đo đạc âm hưởng JDS Harima (AOS-5202) của Nhật là một trong các “sát thủ tàu ngầm”

Hiểm họa lớn nhất đối với các tàu ngầm hiện nay không phải là máy bay, cũng không phải là các tàu săn ngầm mà nó đến từ các hệ thống thiết bị cảm biến âm thanh mà đối phương bí mật rải dưới đáy biển để trinh sát, phát hiện tàu ngầm.

Những thiết bị rất khó phát hiện này thu nhận các xung động thủy âm dưới đáy biển và truyền phát về cho trung tâm chỉ huy phân tích, sàng lọc để phát hiện tàu ngầm.

Hiện nay, Mỹ là nước đi đầu trong hình thức trinh sát kiểu này với một mạng lưới các hệ thống cảm biến dưới đáy biển trên khắp các đại dương, triển khai từ thập niên 60 thế kỷ trước để theo dõi các tàu ngầm Liên Xô.

Các tín hiệu truyền về được thu nhận bởi các tàu trinh sát kỹ thuật hoặc tàu đo đạc âm hưởng. Chúng cũng có thể được thu nhận bởi 1 trạm trung gian có nhiệm vụ khuyếch đại và chuyển tiếp đến trung tâm xử lý nên có thể truyền dẫn tín hiệu đi rất xa.

Có thể nói đây mới chính là kẻ thù nguy hiểm nhất của tàu ngầm. Điều này chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng qua vụ Nhật bị “mất trộm” thiết bị trinh sát ngầm dưới nước có giá trị khoảng 500 triệu yên (khoảng 5 triệu USD).

Thiết bị này cho phép theo dõi sự di chuyển của tàu ngầm nước ngoài, bởi nó ghi nhận được những thay đổi trong nhiệt độ nước và sự di chuyển của các dòng hải lưu.


Tàu đổ bộ Côn Luân Sơn của Trung Quốc mang theo 10 người nhái đến tham gia tìm kiếm máy bay mất tích

Theo báo cáo ngày 29-1-2014 của hải quân Nhật Bản, thiết bị có trọng lượng khoảng 5 tấn được nối bằng dây cáp với con tàu tình báo “Nitinan” đang làm nhiệm vụ tại eo biển Tsugaru (giữa các đảo Honshiu và Hokkaido) đã bị mất trộm từ ngày 30-11-2013.

Sau gần 2 tháng lùng sục tìm kiếm dưới đáy biển trong vô vọng, các chuyên viên hải quân Nhật Bản khẳng định là đã bị mất bộ thiết bị vô giá này.

Hiện nay, có mặt tại khu vực tìm kiếm máy bay Malaysia có lực lượng của rất nhiều cường quốc hải quân như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản…. Điểm đặc biệt đáng chú ý là phần lớn các chiến hạm tham gia tìm kiếm đều có lực lượng người nhái đông đảo.

Ví dụ như trên tàu đổ bộ Type 071 Côn Luân Sơn của Trung Quốc có tới 10 người nhái, còn tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu cũng có 4 chuyên gia bơi lặn.

Khi tham gia lặn biển những người nhái này đều mang theo các thiết bị tìm kiếm, đo đạc và định vị dưới nước để xác định địa hình, địa vật dưới đáy biển.

Chúng ta không nghi ngờ mục đích tìm kiếm nhân đạo của họ nhưng biết đâu có thể sau khi thực hiện nhiệm vụ họ có thể làm rơi mất hoặc để quên một số thiết bị trong lòng đại dương.

Và rất có thể, trong tương lai chúng sẽ gây rắc rối cho tất cả các tàu ngầm qua lại khu vực này, chứ không riêng gì tàu ngầm Việt Nam.

Thiên Nam , Báo Đất Việt (tổng hợp)
0

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

Báo Nhật nói về hạm đội tàu ngầm của VN

06/10/2012- Theo tờ “Nhà Ngoại giao” của Nhật Bản, việc Hải quân Việt Nam sẽ được bổ sung hạm đội tàu ngầm gồm 6 chiếc Kilo mua từ Nga cho thấy Việt Nam cũng đang theo đuổi chiến lược “chống tiếp cận” và điều này khiến Biển Đông trở thành miền đất dữ đối với Hải quân Trung Quốc bất chấp họ có một tiềm lực mạnh hơn hẳn so với Việt Nam.


Bài viết “Hạm đội chống tiếp cận ngầm của Việt Nam” vừa đăng trên tờ “Nhà ngoại giao” của Nhật Bản cho rằng “đã hết thời tung hoành ngang dọc” của hải quân Trung Quốc bởi bản hợp đồng đặt mua 6 chiếc tàu ngầm diesel lớp Kilo của Nga từ phía Việt Nam ký năm 2009. Hồi tháng 8 vừa qua, chiếc Kilo đầu tiên đã được hạ thủy và theo lộ trình đến năm 2016 toàn bộ 6 chiếc tàu ngầm này sẽ được biên chế vào lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam.

“Chiến thuật chống tiếp cận đang phát sinh rất nhiều phiên bản và Việt Nam cũng đang theo đuổi một phiên bản của riêng mình”, tác giả James R. Holmes, giáo sư ngành chiến lược của ĐH Hải quân Hoa Kỳ, chuyên nghiên cứu về chiến lược biển của Trung Quốc mở đầu bài báo đồng thời nhấn mạnh rằng trong khi các phương tiện khí tài, chiến thuật chống tàu ngầm của Trung Quốc vẫn còn đang trong giai đoạn rất lộn xộn và thiếu hụt thì hạm đội tàu ngầm này của Việt Nam sẽ biến Biển Đông trở thành “miền đất dữ” đối với hải quân Trung Quốc bất chấp họ đang sở hữu một lực lượng mạnh hơn Việt Nam rất nhiều.

Theo tác giả bài báo, tình hình Biển Đông hiện vẫn đang trong giai đoạn khá căng thẳng bởi những tuyên bố tham lam và hành động hiếu chiến của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa mưu đồ độc chiếm gần như toàn bộ vùng biển này. Hành động này lập tức thổi bùng sự giận dữ của các quốc gia láng giềng và buộc những nước này phải tăng cường năng lực quốc phòng để bảo vệ chủ quyền của mình. Trong số những quốc gia đang bị Trung Quốc đe dọa, chiến lược phòng thủ của Việt Nam tỏ ra khôn ngoan và hiệu quả hơn cả, đặc biệt là chiến thuật “chống tiếp cận” theo kiểu Việt Nam.

“Rõ ràng, chiến thuật này của Việt Nam rất đáng để xem xét. Lực lượng chống tiếp cận hay các lực lượng phòng thủ của họ rất khó để cho đối phương có thể phá hoại. Nhờ lợi thế về địa hình, Việt Nam không cần phải rải mỏng lực lượng để chống tiếp cận từ nhiều phía. Thay vào đó họ chỉ cần “tựa lưng” để chống từ một phía. Với hạm đội tàu ngầm gồm 6 chiếc Kilo, khả năng chiến đấu trên biển của Việt Nam chưa đáng kể so với hải quân Trung Quốc, đặc biệt là khi nước này hoàn thiện các khả năng chống ngầm nhưng điều đáng nói là chiến thuật chống tiếp cận của Việt Nam vừa có thể sử dụng để phòng thủ, vừa có thể sử dụng để tấn công. Với sự hỗ trợ của các tàu ngầm, Việt Nam có thể phát hiện sớm mọi cử động của hải quân Trung Quốc tại căn cứ trên đảo Hải Nam”, tác giả James R. Holmes phân tích.

Tuy nhiên, chiến thuật “chống tiếp cận” của Việt Nam cũng gặp phải một số khó khăn bởi khu vực này vốn đã “chật hẹp” nay trở nên chật hẹp hơn nữa bởi một số quốc gia khác trong khu vực hay thậm chí cả Ấn Độ, Trung Quốc cũng có tàu ngầm Kilo và việc phân biệt bạn – thù trở nên rất phức tạp. Nếu Việt Nam không có biện pháp phát hiện và cảnh báo sớm, tác dụng của hạm đội tàu ngầm này sẽ giảm đáng kể nhưng chỉ cần một sai sót nhỏ (tấn công nhầm), thảm họa ngay lập tức sẽ xảy ra.

Ngay sau khi bài báo này được xuất bản, một cuộc tranh luận sôi nổi đã diễn ra giữa các độc giả đồng thời cũng là những người khá am hiểu về chiến lược quân sự và tiềm năng vũ khí.


Độc giả có tên John Chan cho rằng tác giả bài báo đã quá “ngây thơ và tâng bốc Việt Nam một cách quá đáng” đồng thời lạm dụng thuật ngữ “chiến thuật chống tiếp cận”. Theo John Chan, chiến thuật chống tiếp cận chỉ phát huy tác dụng khi một bên có tiềm lực yếu hơn nhưng lại sở hữu một số công nghệ độc quyền vượt trội hơn đối thủ có năng lực quân đội mạnh hơn. Điều này thể hiện khá rõ trong chiến thuật chống tiếp cận mà Trung Quốc đang sử dụng để chống lại sự hiện diện của Hoa Kỳ ở châu Á – Thái Bình Dương.

Với trường hợp của Việt Nam, các tàu ngầm Kilo mà nước này sắp có hoàn toàn không nổi trội hơn so với các tàu ngầm Kilo của Trung Quốc. Kể cả khi Trung Quốc không có công nghệ chống ngầm hiện đại, quốc gia này chỉ cần mang toàn bộ số tàu ngầm của mình ra “đấu tay đôi” thì hậu quả cũng trở nên rất thảm khốc.

Ý kiến của John Chan lập tức bị rất nhiều người khác phản đối dữ dội. Độc giả có nickname CMarrine nhận xét: “Đúng là 6 chiếc Kilo của Việt Nam không thấm tháp gì so với lực lượng hải quân Trung Quốc nhưng cần phải hiểu rằng đây chỉ là một phần trong liên minh ASEAN mà họ có thể sử dụng trong trường hợp cần phải bảo vệ chủ quyền hàng hải của khu vực. Bên cạnh đó, dù có thể không đủ sức để gây thiệt hại lớn cho phía Trung Quốc nhưng hạm đội Kilo này cùng với những công nghệ quân sự lợi hại khác như tàu tấn công nhanh, tên lửa hành trình chống hạm, máy bay không người lái… đang ngày trở nên rẻ hơn và dễ mua hơn khiến cho Trung Quốc phải vô cùng do dự với ý nghĩ sử dụng vũ lực ở Biển Đông”.


Một độc giả khác có tên là Anjaan phát biểu: “Ấn Độ đang đầu tư rất mạnh vào việc phát triển các công nghệ chống ngầm và nước này đã sẵn sàng để chia sẻ với Việt Nam – một đối tác chiến lược của Ấn Độ ở châu Á”.

Độc giả có nickname Chinaman nêu ý kiến: “Với 6 chiếc tàu ngầm Kilo được trang bị những công nghệ hiện đại hơn hẳn phiên bản mà quân đội Trung Quốc đang có mà mọi người còn coi thường được sao?”.

Theo Infonet
4

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Ðội tàu ngầm giúp Việt Nam ngăn cản xâm phạm từ biển

02/11/2012- HÀ NỘI (NV) - Tin tức cho hay Nga đã hạ thủy chiếc tàu ngầm hạng Kilo đầu tiên đóng cho Việt Nam hồi giữa tháng 8 vừa qua, dự trù sẽ chuyển cho khách hàng vào đầu năm 2013.


Tàu ngầm lớp Kilo mà Việt Nam đang đặt mua của Nga. (Hình: Internet)

Một bài phân tích trên tạp chí The Diplomat nêu ra những ưu khuyết điểm của chiến lược phòng vệ biển của Việt Nam khi đặt hàng mua 6 chiếc tầu ngầm của Nga sẽ được giao hàng từ năm tới đến năm 1916.

Sự hối hả đóng những chiếc tàu ngầm này theo sự thúc giục của người mua thay vì dự tính 5 năm hiểu được trong bối cảnh các căng thẳng trên Biển Ðông mỗi ngày một lộ liễu hơn.

So với phương Bắc có một đội tàu ngầm vừa đông gấp bội lại có cả tàu ngầm nguyên tử, mang hỏa tiễn tầm xa, Hà Nội ráng mua 6 tầm ngầm hạng Kilo trong khả năng ngân sách hạn hẹp của nước nhỏ.

Tàu ngầm Kilo lượng giãn nước 2100 tấn, được đánh giá khá cao với khả năng tránh mắt radar khá tốt, trang bị hỏa tiễn chống tàu và chống cả máy bay. Ngoài những tàu ngầm tự đóng, Trung Quốc hiện cũng đang có ít nhất 12 chiếc Kilo, chỉ tính đến năm 2006.

Dù ít, đội tàu ngầm sắp hình thành của Hải Quân VN sẽ là một lực lượng rất đáng kể trong chiến lược chống xâm phạm từ bên dưới mặt nước.

Ít nhất, tuy ăn trùm mọi mặt, Trung Quốc cũng sẽ không thể tự tung tự tác. Nhưng khi cả hai nước kiên quyết khẳng định chủ quyền lãnh thổ thúc đẩy bởi lòng yêu nước cũng như những tiềm năng dầu khí, thủy sản, Biển Ðông là một tình thế có thể bùng nổ xung đột.

Chiến lược của Việt Nam là dùng một lực lượng nhỏ và yếu hơn chống một lực lượng mạnh hơn đông hơn. Các tàu ngầm được sử dụng cho mục đích chống xâm phạm có khả năng sống sót cao hơn những loại phương tiện khác trong một cuộc tấn công dù biết có thể bị địch dùng số đông áp đảo. Nhưng các tàu Kilo của Việt Nam cũng có thể dùng cho mục đích tấn công khi lén áp sát căn cứ Tam Á trên đảo Hải Nam, nơi đội tàm ngầm của hạm đội Nam Hải Trung Quốc trú đóng. Không phải các tàu ngầm Trung Quốc ra vào căn cứ này mà không bị nguy hiểm.

-->> Việt Nam tận dụng ‘địa lợi’ trong đối sách chống Trung Quốc tại Biển Đông

Nhìn vấn đề trong chiến lược chống bá chủ Biển Ðông của Trung Quốc, theo sự nhận định của báo The Diplomat, nó sẽ kích thích leo thang mua sắm tàu ngầm ở một vùng biển vốn đã đông đảo tàu chiến đủ loại của nhiều nước.

Ngoài những tàu ngầm của Trung Quốc, rồi tàu Kilo của Việt Nam, tàu ngầm Hoa Kỳ chạy tới chạy lui thường xuyên. Rồi đến Ấn Ðộ cũng mở rộng tầm nhìn sang phía Ðông. Các nước của khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia cũng có những loại tàu ngầm khác nhau để bảo vệ quyền lợi của đất nước họ.

Tác giả bài phân tích thuật lại lời bình luận của Robert Kaplan, một ký giả nổi tiếng của Mỹ, cho rằng Biển Ðông là nơi diễn ra các “xung đột trong tương lai.”

Hiện các nước ASEAN đang họp ở Thái Lan nhằm đạt đến một bộ quy tắc ứng xử hy vọng sẽ được Trung Quốc chấp thuận, nhưng nhiều nhà ngoại giao, kể cả của Việt Nam, tỏ ra bi quan hơn là lạc quan. (TN)

Theo Người Việt
0