Tác giả: Tiến sĩ Subhash Kapila, ngày 17-9-2013.
Trong tháng 9, 2013, một năm sau khi tuyên bố Trục chiến lược của Nga ở châu Á không chứng minh Nga nổi lên như một sức mạnh làm thay đổi cuộc chơi trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Rất hợp lý để đặt câu hỏi về lựa chọn chiến lược của Nga trong khu vực này và con đường chiến lược mà Nga dự định theo trong khu vực bất ổn này là gì.
Nga không thể bỏ qua thực tế là kể từ sự kiện tuyên bố đường lưỡi bò (phi pháp - người dịch) năm 2008-2009 kéo theo sự leo thang quân sự của Trung Quốc (TQ) ở Biển Đông gây căng thẳng với Việt Nam, Philippines rồi sau đó trên biển Hoa Đông với Nhật Bản, hình ảnh trổi dậy trong hòa bình của Trung Quốc đã bị nhòe.
Trung Quốc không còn được coi là bên liên quan có trách nhiệm vì hòa bình và an ninh trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Ngược lại một "niềm tin vững chắc" mà các thủ đô Châu Á nhận được là "mối đe dọa Trung Quốc" là một thực tế và các nước châu Á Thái Bình Dương luôn tính đến yếu tố này trong các kế hoạch chiến lược của họ.
Trong bối cảnh này, cuộc tập trận hải quân chung gần đây giữa Trung Quốc và Nga, lần đầu tiên khởi động học thuyết tác chiến thực tế, đã khơi dậy mối quan tâm chiến lược trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương với những định hướng mà Nga thể hiện. Ngay cả khi những cuộc tập trận hải quân chung Nga-Trung nhằm mục đích chính để đối trọng với Mỹ, đó vẫn không phải là một yếu tố thuyết phục ở khắp các thủ đô châu Á. Các nước châu Á nghĩ gì khi Nga tiến hành một cuộc tập trận hải quân hoành tráng đã giúp nâng cấp các khả năng chiến đấu của Hải quân Trung Quốc - lực lượng đang cưỡng ép quân sự và xâm lược các nước châu Á trong tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Trung Quốc và các nước khác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Điều này đi ngược với tư duy chiến lược mà Nga đã quan tâm để tiến hành một con đường độc lập và tạo dựng vị thế trong cuộc chơi cơ bắp ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương nhằm phù hợp với bối cảnh Hoa Kỳ hợp tác bình đẳng với các nước châu Á trong chiến lược tái cân bằng quân sự của Washington.
Trong bối cảnh quan hệ quốc tế gia tăng nhận thức về cuộc chơi quyền lực ở khu vực, Nga có đủ khả năng để vẽ ra một bức tranh tươi đẹp mà trong đó Nga cũng cố liên minh với TQ trong khi phần còn lại của Châu Á - Thái Bình Dương bị ám ảnh bởi "mối đe dọa TQ" ?
Khi Nga liên kết chiến lược với Trung Quốc, Mát-Xcơ-Va đã hy sinh không ít trong mối quan hệ với ba nước lớn ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, cụ thể là Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam.
Trung Quốc có liên quan đến tranh chấp lãnh thổ lâu dài với tất cả ba quốc gia đóng vai trò quan trọng trong các tính toán an ninh ở châu Á. Nga có thể bỏ qua mối quan hệ với ba quốc gia quan trọng, đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự liên kết chiến lược Nga- Trung ?
Mệnh lệnh chính sách đối ngoại của Nga sẽ đề nghị rằng trong các trục chiến lược của Mat-Xcơ-Va ở châu Á Thái Bình Dương, không thể được đẩy mạnh bởi chỉ cần hợp tác với Trung Quốc. Nga sẽ cần phải tận dụng các mối quan hệ chiến lược lâu dài với Ấn Độ và Việt Nam. Nga sẽ cần phải hồi sinh mối quan hệ đang rỉ sét vì sự "kết nối với Trung Quốc' của Nga.
Trong bối cảnh đó, Nga đã buộc Nhật Bản dần dần cỡi bỏ chiếc áo hòa bình khoác hờ trên người và đang hướng tới việc xây dựng một khả năng phòng thủ độc lập bởi chính sách cứng rắn của Trung Quốc đối với Nhật Bản. Quan điểm hòa giải của Nga trên đảo tranh chấp với Nhật Bản có thể mở ra những cơ hội đầy triển vọng trong quan hệ Nga- Nhật.
Nga gánh vác trách nhiệm chiến lược như một trung tâm quyền lực độc lập trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương cần thiết để gây áp lực với Trung Quốc trong xung đột ở Biển Đông và Hoa Đông. Sự im lặng của Nga về các tranh chấp chủ quyền trên biển ở Châu Á Thái Bình Dương biểu thị sự đồng lõa với Trung Quốc. Vậy, Nga có đủ khả năng để gây ấn tượng với các quốc gia xung quanh ?
Cuối cùng , Trục chiến lược của Nga ở Châu Á Thái Bình Dương sẽ là vô nghĩa trừ khi Mát-Xcơ-Va chuyển lực lượng quân sự trong khu vực Viễn Đông sang khu vực Châu Á Thái Bình Dương để nổi lên như một sức mạnh đối kháng đáng tin cậy trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Đến với các câu hỏi về quyền lực đối kháng của Nga ở khu vực châu Á Thái Bình Dương trong bối cảnh liên quan đến an ninh các quốc gia trong khu vực thì quyền lực đối kháng của Nga cần phải và trực tiếp chống lại ai?
Trục chiến lược của Nga ở châu Á - Thái Bình Dương sẽ là vô nghĩa trừ khi sức mạnh đối kháng của Nga được sử dụng để kiểm soát xu hướng sử dụng vũ lực quân sự để giải quyết tranh chấp lãnh thổ của TQ nhằm thể hiện sự ủng hộ của Mát-Xcơ-Va với các nước láng giềng châu Á.
Sự lựa chọn chiến lược một cách rõ ràng đang chờ đợi Nga trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương là liệu Gấu Bắc Cực có thể thay đổi mối quan hệ với Rồng châu Á hay không. Nga không thể bỏ qua 'chiến lược xoay trục' của Trung Quốc ủng hộ Hoa Kỳ chống lại Nga đã trở thành một phần của hồ sơ lịch sử gần đây. Tương tự như vậy, Nga không thể chối bỏ một giai đoạn chủ nghĩa Atlantic trong những năm Yeltsin cầm quyền khi Bộ trưởng Ngoại giao Nga lúc đó tuyên bố rằng Nga là một "đồng minh tự nhiên" của phương Tây.
Tương lai chiến lược của Nga có thể được bảo đảm không phải bằng con đường liên kết không đáng tin cậy với TQ hoặc xoay sang phương Tây. Trong hai phương diện, điều này đi ngược lại những tuyên bố trong chính sách đối ngoại của Nga là nổi lên như một "trung tâm quyền lực độc lập" .
Tương lai chính sách đối ngoại của Nga chỉ có thể trở nên đáng tin cậy là nên lựa chọn để xây dựng lại mối quan hệ chiến lược với Ấn Độ và Việt Nam, và thực hiện màn kịch ngoại giao ấn tượng với Nhật Bản. Nếu vậy, Nga phải rũ bỏ "hành trang Trung Quốc".
Liệu Nga đã sẵn sàng cho sự thay đổi này ?
(Tiến sĩ Subhash Kapila là chuyên gia tư vấn thuộc bộ phận Quan hệ quốc tế và Các Vấn đề chiến lược của Nhóm Phân tích Nam Á).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét