Vibay

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Khả năng đánh chiếm Trường Sa của Trung Quốc

15/7/12- Tướng Bành Quang Khiêm: “Trung Quốc sẽ dạy cho Việt Nam một bài học”; Tướng La Viện: Hô hào Trung Quốc thành lập cấp sư đoàn ở Trường Sa, Hoàng Sa; Tướng Kiều Lương: Cứ “bỏ bom” trước rồi nói nhầm sau!; Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt: “Quân đội sẵn sàng chiến đấu”.


Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiến đóng năm 1974. Trong hình là sân bay trên đảo Phú Lâm, hòn đảo chính của quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), do Trung Quốc xây dựng trái phép.

Tân Hoa xã dẫn bài viết của tờ “Nhật báo Phương Nam” cho rằng, kỹ thuật tiếp dầu trên không của Trung Quốc liên tục được cải thiện, bán kính tác chiến của Không quân Trung Quốc đã bao trùm các hòn đảo trên biển Đông.

Theo bài viết, trên cơ sở rút ra từ cái mà Trung Quốc gọi là "bài học lịch sử" - “thiếu khả năng chi viện không quân” từ tranh chấp biển Đông ở bãi Tư chính, đá Gạc Ma (thuộc chủ quyền Việt Nam) trước đây (chiến tranh trên biển, dùng vũ lực đánh chiếm đảo của Việt Nam năm 1988), Trung Quốc đã ra sức nghiên cứu phát triển cải thiện bán kính tác chiến cho Không quân.

Những số liệu công khai hiện nay cho thấy, bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu tiên tiến Trung Quốc đã vượt 1.500 km, cộng với khả năng tiếp dầu trên không liên tục được cải thiện, bán kính tác chiến của Không quân Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng nhanh.

Bài viết nhấn mạnh: “Mở rộng bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu, xây dựng sân bay ở gần biển Đông và chế tạo tàu sân bay đều là những thủ đoạn quan trọng để giành lấy quyền chủ động ở biển Đông hiện nay, trong đó tăng cường tính năng chiến đấu cho máy bay quân sự, giành lấy quyền chủ động kiểm soát biển Đông trên không luôn là phương hướng tập trung quan tâm của Quân đội Trung Quốc”.

Trong khi đó, bãi cạn Scarborough (đảo Hoàng Nham), đảo Senkaku (đảo Điếu Ngư) và một phần đảo, đá ở biển Đông đều nằm trong phạm vi cách đất liền Trung Quốc 1.500 km, những đảo đá ở xa cũng nằm trong khoảng 2.000 km.


Biên đội máy bay chiến đấu J-10 của Không quân Trung Quốc.

Bài báo đặt ra những câu hỏi nực cười, phủ nhận trắng trợn chủ quyền hợp pháp của các nước khác khi nói rằng, "nếu những hòn đảo này “bị xâm chiếm” hoặc tàu thuyền Trung Quốc “bị làm phiền” ở đó, thì Không quân Trung Quốc có thể tác chiến tầm xa không? Khả năng tác chiến như thế nào?"

Trên đường đến bãi cạn Scarborough, máy bay chiến đấu Trung Quốc không cần phải tiếp dầu

Tháng trước, máy bay nguyên mẫu J-20 thứ hai của Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế. Theo dự đoán, máy bay chiến đấu hạng nặng tàng hình thế hệ thứ năm này có bán kính tác chiến đạt 2.000 km.

Theo đó, bài viết cho rằng, khi cất cánh từ Tam Á ở đảo Hải Nam, J-20 có thể tham gia chiến tranh trên biển ở xung quanh bãi Tư Chính (thuộc chủ quyền Việt Nam mà bài báo này xuyên tạc trắng trợn rằng Việt Nam xâm lược). "Năm 2011, Việt Nam từng “xâm phạm tàu cá Trung Quốc” ở khu vực này (???)".- Tân Hoa xã, một trong những tờ báo báo lớn nhất của Trung Quốc đưa tin xuyên tạc.

Bãi Tư Chính (nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của VN - PV) của Việt Nam là nơi cách Trung Quốc xa nhất, được Trung Quốc gọi là bãi Vạn An. Theo bài báo thì nếu bãi Tư Chính nằm trong bán kính tác chiến của máy bay quân sự Trung Quốc, có nghĩa là một khi biển Đông xảy ra sự cố, khả năng chiến đấu của J-20 có thể chi viện có hiệu quả cho Hải quân, phát động tác chiến đối hạm (tấn công tàu chiến của đối phương).

Nhưng, theo dự đoán, J-20 sớm nhất cũng phải đến năm 2018 mới có thể đưa vào sử dụng. Hiện nay, máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Trung Quốc có các máy bay chiến đấu dòng J-11, J-10, Su-27, Su-30 và J-16, J-18.

Bán kính tác chiến của những loại máy bay chiến đấu này đã đạt hoặc vượt 1.500 km, hơn nữa những máy bay chiến đấu này đều có thể được tiếp dầu trên không.


Máy bay chiến đấu J-11BS của Trrung Quốc.

Những tài liệu công khai cho biết, Không quân Trung Quốc có 150 máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30, hơn 100 máy bay chiến đấu J-11 và gần 200 máy bay chiến đấu J-10. Ngoài ra, lực lượng hàng không của Hải quân Trung Quốc cũng sở hữu hàng trăm máy bay chiến đấu tiên tiến.

Bài báo cho rằng, bãi cạn Scarborough hiện còn đang xảy ra đối đầu với Philippines, cách đất liền Trung Quốc gần 1.200 km, khu vực xung quanh đá Gạc Ma (Trung Quốc từng chiếm đoạt bằng vũ lực của Việt Nam năm 1988) cách đất liền Trung Quốc không đến 1.400 km, cách sân bay Lăng Thủy, đảo Hải Nam 900 km; đảo Senkaku cách đất liền Trung Quốc chỉ 330 km.

Điều này có nghĩa là, mặc dù không cần tiếp dầu trên không, máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Trung Quốc, cất cánh từ đất liền Trung Quốc, cũng có thể vươn tới vùng biển của những hòn đảo này, tham gia chiến đấu. Bài báo nhấn mạnh: “Không quân Trung Quốc khi tấn công tàu chiến của Philippines ở bãi cạn Scarborough sẽ không cần tiếp dầu”.

Nhưng để mở rộng bán kính tác chiến của Không quân Trung Quốc, bảo đảm cho máy bay chiến đấu vươn tới các vùng biển có liên quan và có thể tiến hành tác chiến trong một khoảng thời gian dài, những năm gần đây, nhiều quân khu, căn cứ không quân của Trung Quốc đã tiến hành diễn tập về kỹ thuật tiếp dầu trên không. Cùng với sự hoàn thiện về kỹ thuật này, bán kính tác chiến của Không quân Trung Quốc sẽ gia tăng.


Biên đội máy bay chiến đấu Su-27 của Không quân Trung Quốc.

"Sân bay đảo Phú Lâm đến khu vự Trường Sa rút ngắn 1/3 hành trình bay"

Ngoài nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu kiểu mới, hoàn thiện kỹ thuật tiếp dầu trên không. Để đoạt lấy quyền kiểm soát trên không ở các vùng biển xung quanh Trung Quốc, trong đó có biển Đông, Trung Quốc một mặt đã đẩy nhanh xây dựng trái phép sân bay trên đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng năm 1974), mặt khác bắt đầu nghiên cứu phát triển tàu sân bay. Hiện nay, có chuyên gia quân sự kêu gọi Trung Quốc xây dựng/chế tạo “căn cứ đảo nổi” (như một tàu sân bay di động).

Tân Hoa xã cho biết trước đây, do không có sân bay ở gần biển Đông, máy bay chiến đấu cất cánh từ đảo Hải Nam, bay đến Hoàng Sa đã mất gần một nửa hành trình, ảnh hưởng đến phạm vi tác chiến của máy bay chiến đấu, cũng ảnh hưởng đến thời gian tác chiến. Do đó, sau khi chiếm được đảo Phú Lâm một cách trắng trợn, hòn đảo lớn nhất ở biển Đông, Trung Quốc bắt đầu xây dựng trái phép sân bay tại đây.

Hiện nay, trên đảo Phú Lâm (thuộc chủ quyền Việt Nam), Trung Quốc đã xây dựng một đường băng dài 2.700 m, các công trình cơ bản hoàn thiện. Sân bay này có thể dùng để cất/hạ cánh các máy bay vận tải cỡ lớn và vừa như Y-7, Y-8; máy bay chống tàu ngầm, máy bay cảnh báo sớm, máy bay tuần tra.

Cũng có thể dùng cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba như J-8II, J-10, J-11, JH-7. Được biết, sân bay này có thể đảm bảo cất/hạ cánh gần một trăm máy bay quân sự.


Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-20 đang được Trung Quốc phát triển

Theo bài báo thì khi cất cánh từ đảo Phú Lâm (của Việt Nam) đến các đảo đá ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) sẽ ít nhất rút ngắn được 1/3 hành trình. Cho dù không cất cánh ở đó thì máy bay cũng có thể được tiếp dầu trên không.

Mặt khác, theo bài báo, nếu tàu sân bay Varyag sau khi được biên chế và triển khai ở biển Đông, thì máy bay chiến đấu tiên tiến khác của Trung Quốc cũng có thể đóng vai trò trong các cuộc chiến tranh có thể xảy ra trên biển Đông.

Báo Nga tiết lộ, tàu sân bay Varyag có kế hoạch trang bị 24-36 máy bay chiến đấu J-15, 4 máy bay cảnh báo sớm (nền tảng là Y-7 hoặc Yak-44), máy bay trực thăng chống tàu ngầm gồm 6-18 máy bay Ka-28PL và 2 máy bay Ka-28PS, và các thiết bị bay khác, tổng số là 50-55 chiếc.

Về chiến lược xây dựng căn cứ quân sự trên biển, hiện có chuyên gia Trung Quốc đề xuất chủ trương xây dựng “căn cứ đảo nổi”, tức “tàu sân bay kiểu đảo nổi trên biển” – một căn cứ hàng không chiến lược di động của Hải quân.

Do chỉ là một căn cứ, nên về tư tưởng thiết kế không phải thêm yêu cầu kỹ chiến thuật khác. Chẳng hạn, không yêu cầu tốc độ cao, chỉ cần di chuyển chậm chạp là được; không cầu kỳ trang bị vũ khí và hỏa lực công-phòng mạnh, sự an toàn của nó do các tàu chiến hộ tống bảo đảm, không nhất thiết đi vào khu vực tác chiến. Nhưng, hiện còn chưa xuất hiện động thái thực tế việc bắt đầu xây dựng của Quân đội Trung Quốc.


Tàu sân bay Varyag của Trung Quốc đang được chạy thử dồn dập, có thể triển khai ở biển Đông khi đưa vào hoạt động.

"Tuần tra trong mọi điều kiện thời tiết phải có sự liên kết của nhiều máy bay chiến đấu"

Bài báo cho rằng, trên thực tế, mở rộng bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu, xây dựng sân bay gần biển Đông và chế tạo tàu sân bay, những thủ đoạn nhằm đoạt lấy quyền kiểm soát trên không ở các vùng biển xung quanh này có nguồn gốc từ các bài học lịch sử.

Đầu năm 1974, trong cuộc chiến tranh đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, mặc dù Trung Quốc đã bắn chìm và gây hư hỏng 4 tàu tuần tra của hải quân Việt Nam Cộng hòa, nhưng cũng đã lộ rõ hạn chế: chi viện đường không của lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc không đầy đủ.

Năm 1988, Trung Quốc tiếp tục tiến hành cuộc chiến xâm lược ở khu vực đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (và đã xâm chiếm, hiện đang chiếm đóng bất hợp pháp một số đảo ở đây). Vùng biển này cách sân bay gần nhất Trung Quốc – sân bay Lăng Thủy ở đảo Hải Nam khoảng 900 km, khi đó máy bay chiến đấu J-7 của lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc có bán kính tác chiến chỉ có thể đến được vùng biển Hoàng Sa, máy bay chiến đấu J-8A mới chỉ đạt 700 km, không thể bao trùm vùng biển Trường Sa.

Khi đó, vũ khí phòng không hiệu quả nhất trên tàu chiến của Hải quân Trung Quốc là tên lửa hạm đối không HQ-61, chỉ có 1 tàu hộ tống 053K với trang bị còn chưa đạt trạng thái tác chiến. Báo Trung Quốc nói: Nhưng, trong khi đó, Không quân Việt Nam trang bị máy bay tấn công Su-22. Đối mặt với máy bay tấn công của Việt Nam được trang bị tên lửa không đối hạm tầm ngắn, hạm đội Trung Quốc đã không thể tiến hành tác chiến đối không có hiệu quả.


Trung Quốc chọn máy bay chiến đấu J-15 là máy bay chủ lực của tàu sân bay.

Vì vậy, theo bài báo, việc nắm chắc quyền kiểm soát trên không ở các vùng biển xung quanh, bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu chỉ là “ngưỡng cửa”. Một khi xảy ra chiến sự, trong các tính năng của máy bay chiến đấu (bay tới vùng biển có sự), thời gian chiến đấu liên tục sẽ trở thành then chốt để giải quyết thắng bại.

Thông tin tiết lộ của các bên cho biết, sức mạnh hải, không quân của các nước Đông Nam Á kém vài bậc so với Trung Quốc. Trung Quốc đã công bố máy bay chiến đấu tiên tiến nhất J-11BS, có thể đồng thời dò tìm 20 mục tiêu và đồng thời tấn công 6 mục tiêu trong số đó.

Về vũ khí trang bị cho máy bay, máy bay chiến đấu này có thể sử dụng tất cả các loại vũ khí dẫn đường chính xác (do Trung Quốc tự sản xuất) hiện có và đang phát triển. Chẳng hạn, tên lửa không đối không tầm gần PL-9 (Tịch Lịch-9), tên lửa không đối không tầm xa PL-12 (được dẫn đường bởi radar chủ động),

tên lửa chống bức xạ/chống hạm tầm xa siêu âm YJ-83 (Ưng Kích-83), tên lửa không đối đất tầm xa YJ-82D, tên lửa chống bức xạ FT-2 (Phi Đằng-2) và bom dẫn đường LS (Lôi Thạch), hơn nữa có thể sử dụng các loại vũ khí tấn công chính xác do Nga chế tạo (nhập đồng bộ với máy bay ném bom chiến đấu Su-30) như tên lửa không đối đất tầm xa ngoài khu vực phòng thủ của tên lửa Kh-59ME.

Máy bay này có thể sử dụng vũ khí chính xác cao tiêu diệt mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết, có khả năng tấn công đối đất/đối biển mạnh mẽ, tính năng tổng hợp mạnh hơn Su-30MK2 mà Việt Nam mua của Nga năm 2011, nó cũng đã được sản xuất hàng loạt.


Máy bay chiến đấu ném bom JH-7A của Trung Quốc.

Đương nhiên, tân Hoa Xã cho biết, có phân tích cũng cho rằng, sức chiến đấu của Không quân Trung Quốc vẫn cần phải cải thiện. Ngoài dòng J-11, các dòng máy bay chiến đấu có thể tác chiến tầm xa như J-10, JH-7A đều chỉ có thể mang theo ít đạn dược.

Có chuyên gia cho rằng, lấy bãi cạn Scarborough làm ví dụ, máy bay quân sự Trung Quốc xuất phát từ Tam Á, máy bay tuần tra trên biển và máy bay cảnh báo sớm Y-8 chỉ có thể cảnh giới 2-3 tiếng ở khu vực lân cận bãi cạn Scarborough, thời gian cảnh giới 24/24 cần phải có 7-8 lượt chiếc. J-11 cũng chỉ có thể tuần tra vài tiếng ở vùng biển xung quanh, duy trì 2 chiếc thường xuyên trực chiến trên không phải có không ít lực lượng thay thế.

Tư liệu

Bán kính tác chiến của máy bay


Bán kính tác chiến là một trong những chỉ tiêu chính để đánh giá tính năng kỹ chiến thuật của máy bay. Khi tính toán bán kính tác chiến, cần phải khấu trừ lượng dầu tiêu hao trên mặt đất trong số lượng dầu mang theo máy bay, dành riêng lượng dầu cho hoạt động chiến đấu.

Bán kính tác chiến lớn hay nhỏ có liên quan đến các yếu tố như bay ở độ cao nào, tốc độ, điều kiện khí tượng ra sao, biên đội lớn hay nhỏ, nhiệm vụ chiến đấu và phương pháp thực hiện thế nào.

Thông thường khi thực hiện nhiệm vụ tác chiến trên không, do yêu cầu máy bay phải có tính cơ động tương đối cao, bán kính tác chiến thường khoảng 30-35% hành trình, còn khi thực hiện nhiệm vụ tấn công đối biển với đối phương, bán kính tác chiến có thể lên tới khoảng 45% hành trình.


Máy bay cảnh báo sớm KJ-200 của Trung Quốc.

Đảo Phú Lâm

Đảo Phú Lâm là hòn đảo chính trên quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, cũng là hòn đảo lớn nhất trên biển Đông, bị Trung Quốc xâm chiếm bằng vũ lực năm 1974 (lúc đó do Việt Nam Cộng Hoà quản lý). Hòn đảo này có chiều dài từ đông sang tây khoảng 1.950 m, từ bắc đến nam khoảng 1.350 m, diện tích 2,1 km2.

Hòn đảo này nằm ở giữa quần đảo Hoàng Sa, vị trí ưu việt, xung quanh có bãi thả neo tốt, sóng gió nhỏ, là địa điểm tốt. Trung Quốc đã xây dựng trái phép trên đảo cái gọi là “Bảo tàng hải dương Hoàng Sa”, “vườn tướng quân Hoàng Sa”, “Bia kỷ niệm thu hồi Hoàng Sa”. - sẽ được làm rõ để phản bác, thấy rõ luận điệu xuyên tạc trong các bài viết sau - PV.

Sân bay đảo Phú Lâm (do Trung Quốc xây dựng trái phép) có thể dùng để cất/hạ cánh máy bay Boeing 737, bến cảng có thể thả neo tàu lớn 5.000 tấn. Với việc xây dựng xong đường băng dài 2.000 m và hoàn thiện các công trình đồng bộ, hiện nay, máy bay chiến đấu Trung Quốc đã có thể hoạt động trái phép tại Hoàng Sa.


Máy bay tuần tra trên biển Y-8 Trung Quốc.

Đảo nổi trên biển

Theo bài báo “đảo nổi trên biển” khác với tàu sân bay, tàu sân bay là vũ khí mang tính tấn công, còn “đảo nổi trên biển” là vũ khí mang tính phòng thủ. Cũng khác với các loại tàu chiến khác, các tàu chiến thông thường đều sợ mắc cạn, còn “đảo nổi trên biển” thì thường thông qua mắc cạn để tiến hành kiểm soát thực tế, chiếm giữ thực tế.

“Đảo nổi trên biển” đều có thể dùng để cất cánh máy bay trực thăng hoặc máy bay chiến đấu, chủ yếu là giá rẻ, đan xen giữa quân dụng và dân dụng, là hàng tốt giá rẻ thực sự. “Đảo nổi trên biển” lớn như một tàu sân bay kiểu đảo nổi, có động cơ, là vũ khí rất quan trọng của chiến lược, chiến thuật.

Theo Giaoduc.net.vn/

Tướng Bành Quang Khiêm: “Trung Quốc sẽ dạy cho Việt Nam một bài học”

Ngày 25/6/2011, trả lời phỏng vấn của phóng viên hãng Thông tấn Bình luận Trung Quốc, tướng Bành Quang Khiêm nói tranh chấp Biển Đông tồn tại từ lâu và tình hình biển Đông đột nhiên căng thẳng là do Việt Nam và Philippines gần đây “liên tục khiêu khích”.

Viên tướng này nói: “Trung Quốc từng dạy Việt Nam một bài học, nếu Việt Nam không chân thành sẽ còn nhận bài học lớn hơn”. Ông Bành còn dùng những ngôn từ kích động rằng “nếu Việt Nam tiếp tục diễu võ dương oai, múa trên lưỡi dao, sớm muộn có ngày Việt Nam sẽ ngã trên lưỡi dao”.

Bành Quang Khiêm là Phó tổng thư ký Ủy ban Chính sách An ninh Quốc gia, Hội Nghiên cứu Khoa học chính sách Trung Quốc.

Tướng La Viện: Hô hào Trung Quốc thành lập cấp sư đoàn ở Trường Sa, Hoàng Sa

Thiếu tướng La Viện, một “chuyên gia” thường xuất hiện trên các diễn đàn bình luận về Biển Đông tự nhận mình là một “học giả diều hâu tỉnh táo” của Trung Quốc vừa kêu gọi nước này thành lập một đơn vị quân sự tương đương cấp sư đoàn trực thuộc cái gọi là “thành phố Tam Sa”, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. La Viện cho rằng cần coi đây là “một tiêu chí quan trọng của nền quốc phòng Trung Quốc”.


Tướng La Viện lớn tiếng vu khống Việt Nam gây hấn ở Biển Đông.

Sau khi vu khống Việt Nam “gây hấn”, viên tướng này khuyến cáo giới chức Trung Quốc, ngoài việc gây sức ép về mặt ngoại giao đối với Việt Nam thì đồng thời Bắc Kinh cũng cần có sự chuẩn bị về mặt quân sự.

La Viện xuất hiện thường xuyên hơn trên các mục phân tích, bình luận của tờ Nhân dân nhật báo, CCTV, Tân Hoa Xã để đưa ra các bình luận thời sự Biển Đông với nhiều bài viết và phát ngôn theo đuổi quan điểm cứng rắn, nước lớn lấn lướt nước bé.

Tướng Kiều Lương: Cứ “bỏ bom” trước rồi nói nhầm sau!

Ngày 6/5, thiếu tướng không quân Kiều Lương, hiện là Phó chủ nhiệm Ủy ban chính sách an ninh quốc gia Trung Quốc đã đưa ra quan điểm hiếu chiến “đánh đòn phủ đầu” và làm theo kiểu “sự đã rồi” của Mỹ áp dụng vào Biển Đông.

Theo Kiều Lương, Trung Quốc không thể né tránh những tranh chấp trên Biển Đông: “Kháng nghị ngoại giao không ăn thua, dùng vũ lực lại là biện pháp cuối cùng. Nếu như đằng nào cũng phải đánh, tại sao không học Mỹ? Mỹ cứ thả bom vào đại sứ quán Trung Quốc (ở Belgrade, Serbia năm 1999) rồi sau đó nói nhầm thì có sao?”


Tướng Kiều Lương có những phát biểu gây sốc dư luận về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Kiều Lương là một người có uy tín trong giới nghiên cứu lý luận quân sự Trung Quốc, đặc biệt là về Biển Đông. Thời gian gần đây, ông này tỏ ra đặc biệt quan tâm và có những phát biểu gây sốc dư luận về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt: “Quân đội sẵn sàng chiến đấu”

Ngày 25/4, khi trả lời câu hỏi của đài Phượng Hoàng - Hồng Kông: Đối với vấn đề Biển Đông, khi cần thiết quân đội (Trung Quốc) có nên ra tay không?, một thông điệp mang tính cứng rắn hơn, rõ ràng đã được Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đề cập: “Cái này còn phải chờ xem (chiến lược) ngoại giao quốc gia thế nào!”.


Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt

Với một thông điệp như vậy, người ta không mấy khó khăn để nhận ra ý tứ của ông Lương Quang Liệt, có thể lý giải câu trả lời của ông là, chỉ cần bên ngoại giao (lãnh đạo Trung Quốc) yêu cầu, quân đội nước này sẽ sẵn sàng “ra tay”, theo đúng từ mà phóng viên đài Phượng Hoàng đặt câu hỏi.

Vào thời điểm căng thẳng trên Biển Đông tăng cao, đặc biệt là những tranh chấp bãi cạn Scarborough giữa Trung Quốc và Philipines đang leo thang, phát biểu trên của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc dường như là một tín hiệu “bật đèn xanh” cho các đơn vị quân đội Trung Quốc sẵn sàng cho một giải pháp quân sự trên biển Đông.

Ngay sau phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt, Hoàng Thiện Xuân - Chính ủy quân khu tỉnh Quảng Đông và Lý Sỹ Hồng - Phó tham mưu trưởng hạm đội Nam Hải chủ động đánh tiếng bóng gió về khả năng Trung Quốc dùng vũ lực trên Biển Đông.

Đất Việt

Cư dân mạng Việt Nam thường truyền nhau câu này:

Bạch Đằng sóng vổ mơ màng,
Đống Đa gò nổi trăng vàng lạnh xương.
Biển Đông nước Việt thân thương.
Vùi thây giặc cướp, bình thường xưa nay!


-----------

7 nhận xét:

  1. khong noi nua danh di.viet nam tien len .chung ta se buoc vao tran chien moi.danh nhu ngay xua cha ong ta da danh

    Trả lờiXóa
  2. tụi chó Tàu bị đánh chạy tụt quần mấy nghìn năm nay mà không biết nhục, đánh đi, đánh trận này nếu thua thì Việt Nam xua quân sang chiếm luôn Tàu là xong, hết kẻ thù nhé

    Trả lờiXóa
  3. Thằng tướng nào của Trung Quốc cũng hiếu chiến, ngông cuồng, ngạo mạng như nhau cả.Trung Quốc có mạnh thật, nhưng khi xâm phạm chủ quyền, biển đảo của Việt Nam thì Trung Quốc sẽ tan xác thôi. Những thằng lãnh đạo Bắc Kinh, những thằng tướng trong quân đội Trung Quốc có dùng lời lẽ kích động, hiếu chiến thì chẳng qua chúng "xúi chó vô gai" thôi ! Chúng mang mưu đồ bành trướng lân bang rồi xúi cho con em của nhân dân Trung Quốc vào đường chết vì chiến tranh xâm lược, nếu thành công thì bầy lãnh đạo và các tướng Trung Quốc hênh hoang, nếu thất bại thì chẳng qua chúng giết chết bớt người, vì dân Trung Quốc đông quá mà Nhà nước không thể lo nổi cuộc sống trong tương lai. Thật ra những tên tướng của Trung Quốc " Hữu dũng vô mưu" và " mưu lược quân sự" không bao giờ bằng tướng của Việt Nam. Nếu các tướng Trung Quốc ra trận chắc chắn sẽ ăn đạn AK47 của Việt Nam ngay giây phút đầu tiên. Tướng La Viện hiện nay cũng như Mã Viện ngày trước, cũng như Thoát Hoang chui vào ống đồng để tránh tên của Đại Việt. Việt Nam đã có S_300, Patison, SU-30MK1, Tàu ngầm hiện đại ...Trung Quốc mà bày đặt " Dạy cho Việt Nam bài học" Bọn Tàu chó mà đánh Việt Nam thì chúng bay cũng tan xương, trọc da đầu, đất nước Trung Quốc Đại Hán của chúng bay cũng trở thành bình địa chứ không dễ lủm Việt Nam như chúng bay sủa đâu !

    Trả lờiXóa
  4. HỠI NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI, HỠI CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI HÃY LẮNG NGHE : TRUNG QUỐC ĐẠI HÁN LÀ NƯỚC RẤT GIAN MANH, XẢO QUYỆT, TƯ TƯỞNG CỦA CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC QUA CÁC VƯƠNG TRIỀU NGÀY TRƯỚC CŨNG NHƯ CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO BẮC KINH HIỆN NAY LÀ BÀNH TRƯỚNG , BÁ QUYỀN. HIỆN NAY TRUNG QUỐC ĐANG CÓ MƯU ĐỒ BÀNH TRƯỚNG CÁC NƯỚC KHU VỰC, XÂM CHIẾM BIỂN ĐÔNG, HÀNH ĐỘNG HIẾU CHIẾN CỦA TRUNG QUỐC LÀ MƯU ĐỒ LÀM BÁ CHỦ THẾ GIỚI...DO VẬY , TẤT CẢ CÁC CƯỜNG QUỐC, CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI HÃY ĐOÀN KẾT, THỐNG NHẤT TRONG TƯ TƯỞNG VÀ HÀNH ĐỘNG CHUẨN BỊ TẤN CÔNG TRUNG QUỐC NGAY TỪ HÔM NAY KHI NANH VUỐT CỦA CHÚNG CHƯA KỊP DÀI. TRUNG QUỐC TỒN TẠI LÀ MỐI HIỂM HỌA CHO TẤT CẢ NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI. DIỆT TRUNG QUỐC LÀ TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ CỦA MỌI NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NÀY. DÂN TỘC VIỆT NAM ĐÃ THỪA BIẾT ÂM MƯU VÀ THỦ ĐOẠN CỦA TRUNG QUỐC, THỪA BIẾT SỰ DÃ MAN VÔ NHÂN ĐẠO CỦA TRUNG QUỐC TỪ NGHÌN NĂM QUA. ĐẢ ĐẢO BỌN TRUNG QUỐC BÀNH TRƯỚNG ! BOM NGUYÊN TỬ SẼ NỔ GIỮA LÒNG THỦ ĐÔ BẮC KINH.

    Trả lờiXóa
  5. Lịch sử vừa được viết chưa ráo mực, các tướng hãy đọc lại đi, những Chi Lăng Bạch Đằng Đống Đa, Xương Giang... Việt Nam rất biết cách "lấy đoản chế trường" DDasnhs có chắc không mafd chém gió mạnh thế?

    Trả lờiXóa
  6. ... những Chi Lăng Bạch Đằng Đống Đa, Xương Giang... vẫn còn đó.Việt Nam rất biết cách "lấy đoản chế trường". Đánh có chắc thắng không mà chém gió mạnh thế?

    Trả lờiXóa