16/7/12- Đài Loan đang xem xét mở rộng đường băng trên một hòn đảo đang có tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa trong một động thái có thể làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông, hãng tin Pháp AFP dẫn lời truyền thông hòn đảo này cho biết.
Nếu được chấp nhận, dự án này sẽ kéo dài đường băng thêm 500 mét trên đảo Ba Bình (Thái Bình), hòn đảo lớn nhất trên quần đảo này nằm cách đảo Đài Loan 1.376 cây số mà phía Việt Nam gọi là đảo Ba Bình, AFP dẫn tờ Thời báo Tự do (The Liberty Times) cho biết.
“Giới chức an ninh quốc gia mới đây đã triệu tập một phiên họp để đánh giá đề xuất này trong lúc tình hình ở Nam Hải đang trở nên phức tạp hơn bao giờ hết,” The Liberty Times dẫn lời một nguồn tin an ninh quốc gia của Đài Loan cho biết.
Đường băng hiện tại có chiều dài 1.150 mét được xây dựng vào năm 2006 bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng có tranh chấp chủ quyền trên vùng biển giàu tài nguyên này, bao gồm Brunei, Việt Nam, Malaysia và Philippines.
Trong thời gian gần đây ở Đài Loan ngày càng có nhiều lời kêu gọi tăng cường năng lực quốc phòng trên vùng biển tranh chấp trong bối cảnh các nước khác cũng đang có động thái tương tự.
Hồi tháng Năm lực lượng tuần duyên Đài Loan cho biết số tàu thuyền Việt Nam ‘xâm nhập’ vào khu vực họ kiểm soát lên đến 106 chiếc hồi năm ngoái, tăng thêm 42 chiếc so với năm trước đó, theo AFP.
Cũng trong cùng tháng đó, Đài Loan đã thành lập một đơn vị không quân đặc biệt có khả năng bay đến Biển Đông chỉ trong vài giờ sau một chuyến thăm của ba nghị sỹ và một vài tướng lĩnh quân sự cao cấp đến đảo Ba Bình/Thái Bình để tái khẳng định chủ quyền trong bối cảnh căng thẳng dâng cao trong khu vực.
Tất cả các quốc gia có tuyên bố chủ quyền trừ Brunei đều có quân trú đóng trên các hòn đảo trong vùng biển này vốn bao gồm hơn 100 hòn đảo nhỏ, các bãi san hô và đảo đá ngầm với tổng diện tích ít hơn 5 cây số vuông.
BBC
Trên Báo Tuổi trẻ số ra ngày 31.1.2008, Tiến sĩ Nguyễn Nhã - một nhà khoa học suốt đời nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa - cho biết:
“Năm 1946, vào lúc Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đang bận đối phó với cuộc chiến tranh toàn diện sắp xảy ra thì hạm đội của Trung Hoa Dân Quốc (tức Trung Quốc của Tưởng Giới Thạch) tới đảo Hoàng Sa và đổ bộ lên đây ngày 29-11.
Khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, kết thúc Thế chiến 2, quân Tưởng Giới Thạch được giao phó giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc theo hiệp định Postdam đã lại chiếm giữ đảo Phú Lâm (Ile Boisée - thuộc quần đảo Hoàng Sa) vào cuối năm 1946 và đảo Ba Bình (Itu Aba - thuộc quần đảo Trường Sa) vào đầu năm 1947.
Chính phủ Pháp chính thức phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp trên của Trung Hoa Dân Quốc và ngày 17.10.1947, thông báo hạm Tonkinois của Pháp được phái đến Hoàng Sa để yêu cầu quân Trung Hoa Dân Quốc rút nhưng họ không rút. Pháp gửi một phân đội lính trong đó có cả quân lính "quốc gia Việt Nam" đến đóng một đồn ở đảo Pattle (Hoàng Sa).
Ngày 14-10-1950, Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho chính phủ Bảo Đại quyền quản lý các quần đảo Hoàng Sa.
Đến năm 1950, khi quân Trung Hoa Dân Quốc đã rút khỏi Hoàng Sa và Trường Sa và hòa ước San Francisco buộc Nhật từ bỏ sự chiếm đóng hai quần đảo này, thì Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của chính phủ Bảo Đại đã tuyên bố rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam. Sau năm 1950, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không còn quân nước ngoài chiếm đóng ngoài lực lượng trú phòng Việt Nam của chính quyền Bảo Đại.
Hiệp định Genève ký kết năm 1954 chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương, công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất của nước Việt Nam. Điều 1 qui định đường ranh tạm thời về quân sự được ấn định bởi sông Bến Hải (ở vĩ tuyến 17). Đường ranh tạm thời này cũng được kéo dài ra trong hai phần bằng một đường thẳng từ bờ biển ra ngoài khơi theo điều 4 của hiệp định. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông ở dưới vĩ tuyến 17 sẽ đặt dưới sự quản lý hành chính của phía chính quyền quản lý miền Nam.
Như thế, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được đặt dưới sự quản lý hành chính của chính quyền Việt Nam cộng hòa, lúc ấy hai quần đảo này chưa có sự chiếm đóng của bất cứ quân đội nước nào ngoài quân đội Pháp.
Ngày 1.6.1956, Ngoại trưởng chính quyền Việt Nam cộng hòa Vũ Văn Mẫu ra tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 22.8.1956, lực lượng hải quân của chính quyền Việt Nam cộng hòa đã đổ bộ lên các hòn đảo chính của nhóm Trường Sa, dựng một cột đá và trương cờ. Tháng 10.1956, hải quân Đài Loan đến chiếm đảo Ba Bình (Itu Aba) và họ đã xây dựng căn cứ quân sự trên đảo."
Trang Kbchn.net cho rằng, Hải quân Việt Nam Cộng Hòa chiếm Ba Bình vào tháng 8/1956, nhưng sau đó Tổng thống Ngô Đình Diệm đã tặng Tưởng Giới Thạch vào dịp lễ Song Thập (10/10). Do đó, tháng 10/1956 Hải quân Trung Hoa Dân Quốc (tức Đài Loan) đã đổ quân lên đây. Mới đây năm 2008 Trung Hoa Dân Quốc đã đổi tên thành đảo Thái Bình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét