10/2/12-Sự căng thẳng các tranh chấp lãnh thổ ở châu Á đe dọa biến thành những cuộc xung đột vũ trang mở. Bắc Triều Tiên đang đòi Nhật Bản từ chối những kỳ vọng thiếu cơ sở trên đảo Tokto (Takesima). Bình Nhưỡng cáo buộc Tokyo trong việc khôi phục truyền thống quân chủ và nỗ lực mở rộng lãnh thổ của mình bằng cách lấn áp các nước láng giềng.
Bắc Triều Tiên cho rằng, động thái của các chính khách cấp cao ở Tokyo gần đây phát biểu khẳng định những đảo này là lãnh thổ Nhật Bản, đủ khả năng dẫn đến một cuộc chiến. Bắc Triều Tiên cảnh báo rằng, quân đội của họ sẽ không khoanh tay ngồi chờ sự vi phạm chủ quyền của dân tộc Triều Tiên. Tuyên bố này đã thu hút sự chú ý đặc biệt của ông Valery Kistanov, lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản Học viện phương Đông Viện Hàn lâm khoa học Nga:
“Dưới thời Kim Chen Il, điều này là không hề có. Vậy mà giờ đây, Bắc Triều Tiên lên tiếng đại diện không chỉ cho quốc gia mà cả dân tộc Triều Tiên. Bày tỏ với Nhật Bản quan điểm: chúng tôi với người láng giềng phía Nam cùng là một, sẽ đứng chung một trận tuyến trong vấn đề này. Tranh chấp quanh quần đảo đã diễn ra giữa Nhật Bản và Hàn Quốc vài thập kỷ qua. Mối ràng buộc giữa Tokyo và Bình Nhưỡng hầu như khuất bóng. Nhưng lúc này phát sinh một yếu tố mới, Bắc Triều Tiên vạch rõ quan điểm của mình”.
Những doanh trại vũ trang Hàn Quốc đã được triển khai trên các hải đảo vắng bóng người. Tokyo khẳng định rằng, Seoul chiếm đóng trái phép lãnh thổ đã thuộc thành phần đế chế của Nhật hoàng từ năm 1905. Để củng cố cho yêu sách của mình, Tokyo thậm chí thiết lập trên các đảo “vùng cấm bay” đối với các máy bay dân dụng Hàn Quốc. Nhật Bản lập ra “Ngày Takesima”. Sự kiện đã gây nên xì-căn-đan ngoại giao ầm ĩ. Bình Nhưỡng thì lên tiếng đòi kể từ nay gọi Biển Nhật Bản là “Biển Đông Triều Tiên”. Đáp trả, Nhật Bản cáo buộc Bắc Triều Tiên có hành động xâm lăng bản đồ.
Tiếp đến, người Nhật tuyên bố dự định đặt tên tiếng Nhật cho 39 hòn đảo trong biển Đông Hoa, gần quần đảo Senkaku (Điếu Ngư Đài). Trung Quốc vốn coi đây là lãnh thổ của mình, đã lên tiếng rằng, động thái của Nhật sẽ đẩy lùi quan hệ song phương vào giai đoạn đóng băng. Cuộc khủng hoảng chưa từng có giữa Bắc Kinh và Tokyo do tranh chấp lãnh thổ tại khu vực này đã xảy ra vào năm 2010, khi người Nhật bắt giữ một viên thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc. Tâm trạng chống Nhật ở Trung Quốc nhân hành động vũ lực này, chỉ còn chút nữa đã chuyển thành sự phá phách ồ ạt các cửa hàng và công ty Nhật Bản. Cách đây vài năm, bằng cách này thanh niên Trung Quốc đã đáp lại sự kiện Nhật xuất bản sách giáo khoa lịch sử, có ghi dấu các đảo tranh chấp là lãnh thổ Nhật Bản.
Về phần mình, những động thái của Trung Quốc ở khu vực các quần đảo tranh chấp trên Biển Nam Hoa (Biển Đông), đã được đáp vọng lại bởi làn sóng chống Trung Quốc ở Việt Nam và Philippines. Những người tụ tập phản đối trước trụ sở ngoại giao Trung Quốc ở Việt Nam không chỉ căm phẫn bởi tàu thuyền Trung Quốc đã lấn cản các tàu Việt Nam. Trung Quốc còn có động thái chuyển cho LHQ bản đồ chi tiết đánh dấu lãnh hải quốc gia. Theo tài liệu này, CHND Trung Hoa có yêu sách tới 80% khu mặt nước Biển Nam Hoa (Biển Đông).Các vạch ranh giới được ấn định cách bờ biển Việt Nam chỉ 12 hải lý.
Đến lượt mình, Philippines đã đặt lại tên cho Biển Nam Hoa là Biển Tây Philippines. Manila tuyên bố cương quyết sẵn sàng “cầm vũ khí bảo vệ” quần đảo Parasel (Hoàng Sa). Đó là động thái phản ứng trước mưu đồ của Trung Quốc ghi dấu biên giới trên biển. Malaysia, Brunei và Thái Lan cũng tuyên bố quyền lợi ở khu vực quần đảo này.
Những điều làm phật ý và kỳ vọng lãnh thổ trong khu vực thi thoảng lại bùng phát. Không những thế, chúng nảy sinh theo qui luật domino – nếu “nóng” ở Biển Đông Hoa, thì nhiệt độ căng thẳng cũng sẽ tăng lên ở Biển Nam Hoa (Biển Đông). Vì vậy, những tuyên bố dân tộc chủ nghĩa ở Nhật Bản và lời đáp từ phía Bắc Triều Tiên, trong nay mai chắc sẽ vọng thành “chuyện lời qua tiếng lại” ở một khu vực khác của châu Á.
http://vietnamese.ruvr.ru/2012/02/10/65774782.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét