Vibay

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011

VN bắn thử tên lửa ngay sau khẳng định chủ quyền của Thủ tướng

(BBC-05/12/2011) Quân chủng Phòng không-Không quân của quân đội Việt Nam vừa có đợt diễn tập bắn đạn thật quy mô lớn, kéo dài từ 1/12-5/12.

Báo Quân đội Nhân dân cho hay cuộc diễn tập bắn đạn thật 2011 này diễn ra tại Trường bắn TB1 ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, cũng là nơi quân chủng phòng không thường tổ chức các buổi diễn tập bắn đạn thật.

Đợt diễn tập này được cho là quy mô nhất từ trước tới nay, kéo dài gần một tuần, với nhiều nội dung quan trọng.

Trong đó, theo báo Quân đội, có việc "kiểm tra kết quả huấn luyện năm 2011 cho các đơn vị tên lửa, pháo phòng không, tên lửa tầm thấp và ZCY-23, bắn nghiệm thu khí tài tên lửa C125-2TM và luyện tập bắt mục tiêu cho Đoàn tên lửa phòng không C-300".

Đặc biệt, lần đầu tiên hệ thống hỏa tiễn hiện đại S-300 được đưa vào tham gia.
Cuộc diễn tập những ngày đầu có sự tham gia của khẩu đội pháo cao xạ 57mm và pháo tự hành ZCY-23.

Tuy nhiên hoạt động chính là diễn tập bắn tên lửa đã diễn ra ngày Chủ nhật 4/12, với hai loại hỏa tiễn tiêu diệt tầm ngắn C75 và C125-2TM được mang ra bắn nghiệm thu.

C125-2TM là loại C125 của Nga đã được Việt Nam cải tiến.

Kết quả cuộc diễn tập được nói là khả quan. Báo Quân đội Nhân dân đăng ảnh các chiến sỹ phòng không phấn khởi 'sau khi tiêu diệt mục tiêu giả định'.

Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tới kiểm tra buổi diễn tập.

Nâng cao năng lực

Đây là lần thứ hai trong năm quân chủng Phòng không-Không quân tổ chức diễn tập bắn đạn thật.
Lần trước là vào cuối tháng Ba, nhằm "nghiệm thu khí tài và đạn tên lửa trong chương trình cải tiến vũ khí, khí tài chiến đấu".

Các hoạt động bắn đạn thật được cho là tối quan trọng trong quá trình nâng cấp hiện đại hóa năng lực phòng vệ.

Việc báo chí Việt Nam được phép đăng tải ngày càng nhiều thông tin về các cuộc tập trận, diễn tập được giới chuyên gia đánh giá là cho thấy sự minh bạch ngày càng cao trong thông tin quốc phòng.

Đồng thời, đây cũng là tín hiệu mà Việt Nam đưa ra thế giới về khả năng tự phòng thủ ngày càng lớn của mình.

Hồi tháng Sáu, tin hải quân Việt Nam bắn đạn thật ở vùng biển miền Trung ngay sau khi có việc tàu Trung Quốc gây hấn cắt cáp của tàu thăm dò dầu khí PetroVietnam đã khiến dư luận quan tâm.
Nhiều nhà quan sát bình luận đây là động thái 'cảnh báo cứng rắn' cho quốc gia láng giềng, cho dù chính phủ Việt Nam nói đây chỉ là hoạt động thường niên.

Ngân sách cho quân đội Việt Nam trong năm 2011 được tin là tăng lên 52.000 tỷ đồng, tức khoảng 2,6 tỷ đô la Mỹ, từ con số khoảng 2 tỷ một năm trước đó.

Hết trích dẫn từ BBC./.


Hình ảnh hệ thống tên lửa S-300 được nhìn thấy ở phút thứ 0:22



Gần đây, sáng 25-11-2011, trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu lên 4 vấn đề chính cần gải quyết: Đó là đàm phán với Trung Quốc để phân định ranh giới vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc bộ, giải quyết và khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa, thực hiện chủ quyền cảu Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên phạm vi 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Luật biển năm 1982.

Theo Thủ tướng, năm 1974 Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa (lúc đó trong sự quản lý của chính quyền Sài Gòn). Chính quyền Việt Nam Cộng hòa lúc đó phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hợp Quốc can thiệp. Chính phủ lâm thời cách mạng miền Nam Việt Nam lúc đó cũng ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này.

Đối với quần đảo Trường Sa, theo Thủ tướng, năm 1975 hải quân Việt Nam đã tiếp quản 5 đảo do quân đội của chính quyền Sài Gòn đang quản lý. Sau đó, với chủ quyền của Việt Nam, chúng ta tiếp tục mở rộng thêm lên 21 đảo với 33 điểm đóng quân…



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét