Đoạn dưới đây được một người Trung Quốc post lên Youtube.
Căn cứ vào đoạn phim, mà người đưa lên tên là ‘Nguyen Khoa VN’, không biết chiếc tàu của Việt Nam thuộc lực lượng nào, hải quân hay cảnh sát biển, và trên tàu không thấy trang bị vũ khí. Nhưng tàu Trung Quốc thì thấy rất rõ hàng chữ ‘China Marine Surveillance’, tức tàu hải giám Trung Quốc.
Trong đoạn phim, có thể nghe rất rõ tiếng người Việt Nam trên con tàu mà người quay phim đứng, có vẻ đoạn phim được quay bằng điện thoại di động.
Có thể nghe được tiếng người trên tàu Việt Nam ra lệnh ‘bám chắc vào”, ‘mặc quần áo vào’… khi hai tàu đuổi nhau và mạn trái tàu Việt Nam áp sát vào mạng bên phải của tàu hải giám Trung Quốc rồi đụng nhau một cú thật mạnh vào lúc 1 phút 47 giây trong đoạn phim.
Sau khi đụng nhau, hai chiếc tàu cùng rồ máy, kè nhau trong khoảng 2 phút nữa. Có thể thấy mạn bên phải của tàu Trung Quốc trầy từng vết lớn.
Từ khi căng thẳng gia tăng trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian vừa qua, thì đây có thể là lần đầu tiên người ta được chứng kiến cuộc đụng độ trên biển bằng tàu của hai bên. (KN)
DIỄN TIẾN TÀU CHIẾN HẢI QUÂN VN RƯỢT ĐUỔI VÀ ĐÂM THẲNG VÀO TÀU HẢI GIÁM TRUNG QUỐC.
HẠNH DƯƠNG
Vào sáng thứ Hai ở Việt Nam 07-11-2011, tức buổi chiều Chủ Nhật tại Hoa Kỳ, một chiếc Tàu Tuần Dương của Hải Quân Việt Nam đã rượt một chiếc Tàu Hải Giám (China Maritime Surveillance - CMS) của Trung Quốc và đã đụng thẳng vào hông phải gần phía đầu của Tàu Hải Giám Trung Quốc. Cuộc rượt đuổi và đụng thẳng vào Tàu Hải Giám Trung Quốc đã được phía Hải Quân Việt Nam quay phim dài 3 phút 43 giây và chuyển lên Internet dưới tiêu đề là “Đuổi Chó”.
Video Clip cho thấy khoảng cách giữa tàu Hải Giám của TQ chạy trước và tàu chiến Hải Quân Việt Nam đang chạy phía sau cách nhau lối 500 mét. Nhưng tàu Hải Quân VN đã vượt nhanh hơn để cặp hông và đâm vào phía hông sát đầu của Tàu Hải Giám Trung Quốc ở phút thứ 1:47 của Video Clip. Các đối thoại của Hải Quân VN trong đoạn Video có lẽ quay bằng Điện Thoại iPhone nghe rõ rằng “Bám chặt vào… Nó có cả con gái nữa.. Nó quay mình.. Mình quay nó, nó quay mình ! Bám chặt vào.. Mặc áo quần vào..”.
Khi đang rượt đuổi thì thấy trên Tàu Hải Giám có nhiều bóng người; nhưng lúc Tàu Hải Quân Việt Nam đụng vào Tàu Hải Giám TQ thì chỉ thấy có 2 người trên boong tàu Hải Giám mà thôi.Có một chiếc phao cứu sinh rơi xuống biển giữa hai tàu nhưng không biết chiếc phao màu đỏ gạch là của bên nào. Có vẽ như không có thiệt hại nào về nhân mạng..
Một nhân vật từ Hoa thịnh Đốn phát biểu không nêu tên nói rằng, việc Hải Quân VN tỏ thái độ cứng rắn đối với Tàu Hải Giám của Trung Quốc có thể sẽ khơi mào cho một cuộc chiến tranh thực thụ trên Biển Đông. Trung Quốc sẽ xem đó là hành vi gây chiến của Việt Nam vì Việt Nam dùng Tàu Chiến của Hải Quân để tấn công vào Tàu Hải Giám mà TQ cho là Tàu Dân Sự của Trung Quốc mang tên là “China Maritime Surveillance” gọi tắt là CMS… tức là đơn vị Giám Sát Biển của Trung Quốc. Thực tế Hải Giám của TQ là lực lượng quân sự, nhưng dùng tên trá hình để nếu khi các Tàu Hải Giám tấn công tàu Cá hay Tàu khai thác dầu khí của Việt Nam hoặc của các nước khu vực thì phía Chính Phủ và Quân Đội Trung Quốc sẽ phủ nhận trách nhiệm gây chiến vì sẽ cho rằng Hải Giám chỉ là tàu dịch vụ kiểm soát và cứu hộ trên biển mà thôi.
Hải Giám của TQ được thành lập ngày 19-10-1998 là Lực Lượng Bán Quân Sự trực thuộc Cục Hàng Hải Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Hải Giám có trách nhiệm thi hành luật pháp và an ninh trên Biển của TQ, nhất là tại các vùng đặc quyền kinh tế trên biển (EEZ - Exclusive Ecenomic zones), dọc bờ biển, bảo vệ an toàn hàng hải, bảo vệ tài nguyên biển, hỗ trợ giao thông hàng hải, và nghiên cứu biển. Khi khẩn cấp thì Hải Giám sẽ lo các việc tìm kiếm và cấp cứu trên biển. Thời gian gần đây, nhiệm vụ của Tàu Hải Giám là kiểm soát và tăng cường sức mạnh trên các vùng biển tranh chấp ở Biển Nam Trung Quốc mà Việt Nam gọi là Biển Đông. (http://www.sinodefence.com/navy/marine-surveillance/default.asp ).
Lực Lượng Hải Giám đặt tổng hành dinh tại Qingdao (kiểm soát vùng biển Bohai và Yellow Sea), và tại Guangzhou (kiểm soát vùng biển Nam Trung Quốc tức Biển Đông của Việt Nam). Mỗi bộ chỉ huy vùng có ít nhất là 6 Tàu Hải Giám, một đơn vị Không Quân và nhiều bộ phận về truyền tin, trợ chiến, kỹ thuật, tiếp liệu, v.v.. Ngoài ra, Hải Giám còn chia ra 11 bộ chỉ huy cấp tỉnh, 50 bộ chỉ huy cấp thành phố, 170 bộ chỉ huy cấp huyện nàm suốt dọc theo bờ biển của TQ. Lực Lượng Hải Giám là tổ chức bán quân sự nhưng thực chất là một tổ chức quân sự trá hình. Những nhân viên thay vì mặc quân phục thì nay mặc đồng phục trắng và xanh biển và được huấn luyện theo cách quân sự. Vào năm 2005, Hải Giám có 91 tàu tuần và 4 máy bay; nhưng đến nay số lượng đã tăng nhiều. Các Tàu Hải Giám đều mang tên là Haijian và có trọng tấn từ 800 tấn đến 4,000 tấn. Chiều dài trung bình là 88 mét, bề ngang 12 mét và mớm nước khoảng trên 6 mét. Đối với tình hình Biển Đông, Bộ Tư Lệnh Tàu Hải Giám đặt tại Guangzhou, hiện có 6 Tàu Hải Giám gồm tàu Haijian-81 trọng tấn 4,435 tons; Haijian-83 nặng 3,980 Tons; Haijian-71 nặng 1,324 Tons; Haijian-72 nặng 890 tấn; Haijian-73 nặng 1,117 Tons và Haijian-74 nặng 997 tons.
Vì tình hình Biển Đông đang sôi động và có khuynh hướng tranh chấp quyền lợi cả với Hoa Kỳ nên TQ cho đóng thêm tại nhà máy đóng tàu WuChang shipyard cùng một lúc 2 chiếu Hải Giám Haijian-15 và Haijian-84 có trang bị vũ khí mạnh và cả hỏa tiển (http://china-pla.blogspot.com/2010/10/china-maritime-surveillance.html). TQ cũng huy động tăng cường 5 máy bay tuần thám và chiến đấu cho Lực Lượng Hải Giám phụ trách Biển Nam Trung Quốc tức Biển Đông của VN.
Sau khi Việt Nam đã nhận đủ các loại máy bay mới, Tàu Ngầm và được sự hậu thuẩn của Hoa Kỳ và quốc tế về việc bảo vệ Biển Đông; Hoa Kỳ hôm 05-11-2011 đã lên tiếng thành lập Liên Minh Úc- Ấn Độ-Hoa Kỳ để vô hiệu hải lực của Hải Quân Trung Quốc. Thế nên, việc Việt Nam tấn công dằn mặt Tàu Hải Giám của Trung Quốc là một thách thức sau khi TQ đòi đuổi hãng khai thác Dầu Khí Exxon của Hoa Kỳ ra khỏi đặc khu kinh tế Biển của Việt Nam. Người ta tin rằng chiến tranh giữa TQ và Việt Nam chắc chắn sẽ xảy ra và sẽ có nhiều bất lợi cho phía TQ hơn là cho Việt Nam. Các Máy Bay chiến đấu và Tàu Hải Quân TQ tiến xa đến vùng Hoàng Sa, Trường Sa thì sẽ không toàn mạng khi rút lui về TQ.
(Hạnh Dương - VietPress USA).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét