Lúc tưởng chừng như sự căng thẳng đã phần nào dịu xuống nhờ vào những chuyến ngoại giao như con thoi giữa các quan chức, phái đoàn cấp cao của các nước. Ví dụ như chuyến viếng thăm TQ của Tổng Bí Thư VN Nguyễn Phú Trọng, hay chuyến công du của tổng thống Philippines đến nước này trong thời gian gần đây.
Lúc thì tình hình lại nóng trở lại sau những sự kiện VN tích cực nâng cao mối quan hệ với Ấn Ðộ khiến Bắc Kinh không vui, hay khi tập đoàn dầu khí Exxon Mobil, Mỹ, phát hiện mỏ dầu quan trọng ở ngoài khơi bờ biển miền Trung VN...
Báo chí TQ, cụ thể là tờ Hoàn Cầu thời báo (Global Times) đã có những bài viết đe dọa dùng vũ lực trên Biển Ðông, kiểu như, “Ðã đến lúc dạy cho các nước xung quanh biển Ðông một bài học.” Hoặc nêu đích danh VN và Philippines “cần phải chuẩn bị nghe tiếng đại bác”...
Trong cuộc hội thảo quốc tế về Biển Ðông lần thứ ba tổ chức tại Hà Nội ngày 4 tháng 11, ông Ðặng Ðình Quý, giám đốc Học Viện Ngoại Giao Việt Nam, đã cảnh báo nguy cơ chiến tranh trên Biển Ðông “...nếu không có sự kiềm chế, sự tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế của các bên liên quan, nếu không có những nỗ lực có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế...” (“Tự do hàng hải ở biển Ðông là sống còn,” VietnamNet)
Nhân dịp này, một số báo đài như BBC, RFA... đã nhắc lại lời phát biểu của Thiếu Tướng Doãn Thịnh Tiên, người đứng đầu Hải Quân Ðài Loan tại khu vực Thái Bình Dương, được báo chí trong và ngoài nước đăng tải trong tháng 6, 2011: “Nếu xảy ra xung đột bằng quân sự giữa Trung Quốc đại lục và Philippines thì quân đội Ðài Loan đóng ở Thái Bình Dương sẽ ra tay trợ giúp quân đội của Trung Quốc đại lục” để “...cùng bảo vệ tài sản chung của tổ tiên...” (Theo Người Ðưa Tin)
Ông Lê Ngọc Thống, sĩ quan Quân Ðội Nhân Dân VN nói về quan hệ TQ-Ðài Loan và mối nguy với Trường Sa:
“...Người Trung Quốc không bao giờ đánh người Trung Quốc phải khẳng định như thế. Thứ ba nữa vừa rồi theo đài tiếng nói Hoa Kỳ có đưa tin ông tổng thống Ðài Loan nói rằng sẵn sàng ký một hòa ước với Trung Quốc... Tuy nhiên nếu Trung Quốc chấp nhận ký hòa ước thì phải có cái giá của nó và tôi nghĩ rằng cái giá đó không gì ngoài cái đảo Ba Bình... Khi việc đó xảy ra thì quần đảo Trường Sa của Việt Nam sẽ càng phức tạp hơn bởi vì trên mặt trận họ có điểm đứng chân...” (“Vai trò của Ðài Loan tại Biển Ðông,” RFA)
Như vậy, trước nguy cơ xảy ra chiến tranh trên Biển Ðông, người Ðài Loan đã cho thấy quan điểm của họ, nói theo bài viết trên RFA là “một giọt máu đào hơn ao nước lã.” Còn Trung Quốc, từ thời Ðặng Tiểu Bình cho tới Giang Trạch Dân đều tuyên bố theo phương châm “thống nhất hòa bình, một quốc gia, hai chế độ.”
Ðó là lý do vì sao Bắc Kinh chỉ dọa nạt chứ không dùng vũ lực đánh chiếm Ðài Loan. Những cái đầu lãnh đạo ở Bắc Kinh còn biết khôn ngoan để tránh cảnh nồi da xáo thịt giữa những con người cùng chung một giống nòi, tổ tiên.
Thứ hai, các chính khách TQ vốn có cái nhìn xa, thâm trầm và thực dụng. Với họ, việc để cho Hongkong, Ðài Loan tự do phát triển trong một thể chế dân chủ thành những quốc gia giàu mạnh, thì đất nước Trung Hoa càng có lợi khi những quốc gia này trở về với đất mẹ. Sẽ là những đặc khu kinh tế thịnh vượng, với nhiều điều hay của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mà Trung Hoa đại lục có thể học hỏi.
Không hiểu những người lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản VN khi nghe được những quan điểm này của những người lãnh đạo Ðài Loan hay TQ, họ nghĩ gì.
Nếu còn có chút đầu óc biết suy nghĩ, hẳn họ phải chua xót nhớ lại khi TQ lợi dụng thời điểm khó khăn của chính quyền VNCH để đánh chiếm Hoàng Sa mà chính quyền VNDCCH ở miền Bắc đã không hề lên tiếng. Hoặc ngẫm lại những bài học từ cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc trước kia.
Vì quá mê muội vào những học thuyết/chủ thuyết ngoại lai, vì đặt quyền lợi của đảng, của giai cấp lên trên quyền lợi của đất nước, dân tộc, những người cộng sản VN đã quyết tâm theo đuổi cuộc chiến tranh “chống Mỹ ngụy, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” đến cùng. Bất chấp cái giá máu xương mà cả dân tộc phải trả.
Ngay cả khi Hiệp Ðịnh Paris đã được ký kết, với nội dung chính Mỹ rút quân khỏi VN, “chính quyền của Tổng Thống Thiệu được quyền tồn tại trong một giải pháp hòa bình, Nhân dân Nam Việt Nam sẽ quyết định tương lai chính trị của mình qua ‘tổng tuyển cử tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế.’ Nhưng trên thực tế, ngay sau đó, những người cộng sản đã chuẩn bị cho việc đánh dứt điểm chính quyền VNCH.”
Gần đây, đọc lại những bài viết của những người thân cận với Cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm hoặc những lời bàn chung quanh tác phẩm “Chính đề Việt Nam” của ông Cố vấn Ngô Ðình Nhu trước kia. Ðể thấy quan điểm rất rõ ràng của cả hai ông là chỉ dựa vào sự viện trợ của Hoa Kỳ để xây dựng đất nước thành một quốc gia tự cường, hùng mạnh, hai miền cứ phát triển theo con đường riêng và sẽ thống nhất bằng một phương pháp hòa bình khi đủ điều kiện.
Sẽ là chuyện vô ích nếu bây giờ còn đặt ra giả thuyết nếu như lúc ấy những người cộng sản cũng biết nghĩ “người VN không đánh người VN,” thay vì cứ lao vào cuộc chiến với niềm tự hào là “tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa, ta đánh đây là đánh cho cả Liên Xô, Trung Quốc...” Bởi, có rất nhiều quốc gia đã giành lại độc lập hoặc thống nhất đất nước mà không tốn một giọt máu của nhân dân.
Nhưng, mỗi đất nước, mỗi dân tộc có một số phận. Số phận của VN quả là bi kịch!
Sau này, chính những người lãnh đạo đảng Cộng Sản VN cũng đã chua xót nhận ra mưu đồ của TQ khi giúp đỡ miền Bắc trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Vừa có cơ hội giúp cho cuộc chiến kéo dài khiến Mỹ sa lầy và trở nên suy yếu, vừa thủ lợi bằng phương pháp thâm độc “đánh Mỹ đến người VN cuối cùng.”
Nhắc lại những chuyện đã cũ mèm này, chỉ vì, dường như, các thế hệ lãnh đạo nhà nước Cộng Sản VN sau này cũng vẫn chẳng tỏ ra tỉnh ngộ gì hơn. Khi vẫn tiếp tục đặt quyền lợi của đảng, của chế độ lên trên hết. Tiếp tục bám vào mối quan hệ với TQ bất chấp những gì TQ đã, đang và sẽ tiến hành với VN. Chỉ vì hai đảng, hai nhà nước này cùng có chung một mô hình thể chế chính trị, “một lý thuyết, một lý tưởng.”
Trong khi đó, ai cũng biết, học thuyết Mark Engels, mô hình xã hội chủ nghĩa hay tình hữu nghị cộng sản đã bị Bắc Kinh vứt vào sọt rác từ lâu. Họ chỉ giữ lại mô hình độc đảng do đảng cộng sản lãnh đạo, còn lại, mọi việc họ làm đều là có lợi cho họ và cho TQ.
Trước tham vọng của TQ đối với biển Ðông, điều gì khiến những người lãnh đạo VN có thể ảo tưởng rằng TQ sẽ vì tình hữu nghị với VN mà hy sinh một chút “lợi ích cốt lõi”? Hay là nếu có cơ hội thì cái gai trước mắt mà họ sẽ nhổ là VN chứ không phải một quốc gia nào khác. Không chỉ vì VN nằm ngay trên con đường tiến ra biển duy nhất của TQ, mà còn vì VN không có đồng minh chiến lược như Philippines hay Nhật Bản có Hoa Kỳ chẳng hạn.
Chỉ mong những người lãnh đạo đảng và nhà nước Cộng Sản VN, sau rất nhiều lần bắt cả dân tộc trả học phí quá đắt cho tầm nhìn thiển cận và sự ích kỷ của mình kịp hiểu ra rằng chủ quyền của đất nước, quyền lợi của dân tộc là tối thượng.
Sớm hay muộn, những lời đe dọa kiểu như trên tờ Hoàn Cầu thời báo hôm nay sẽ trở thành sự thật. Nhưng khi VN đã thay đổi về thể chế chính trị, thoát ra khỏi cái bóng kiềm tỏa của TQ, cố kết được lòng dân và có những quan hệ đồng minh chiến lược thật sự thì mối nguy mất nước sẽ lùi xa!
12/08/2011 20:06
Vào cuối tháng 7.2011, Washington và Bắc Kinh đã hội đàm kín về vấn đề bán vũ khí cho Đài Loan. Phía Mỹ dù luôn khẳng định việc mua bán vũ khí với Đài Loan không làm ảnh hưởng tới quan hệ với Trung Quốc, nhưng cho đến nay Washington vẫn chưa đồng ý bán máy bay cho Đài Bắc.
Bộ Quốc phòng Đài Loan lần đầu tiên đặt hàng mua 66 chiếc tiêm kích F-16 Fighting Falcon là vào năm 2007. Đây là động thái nhằm tăng cường sức mạnh không lực của vùng lãnh thổ này. Tuy thế, khi đó chính quyền của Tổng thống G.Bush từ chối xem xét đơn đặt hàng mà không nêu rõ nguyên nhân.
|
Đến năm 2009, Đài Loan tiếp tục đặt mua loại F-16 và thêm cả loại trực thăng tiến công AH-64D Apache Longbow, trực thăng đa năng UH-60M Black Hawk, hệ thống tên lửa Patriot cùng các thiết bị đồng bộ phục vụ nhiệm vụ tác chiến. Tổng giá trị đơn đặt hàng ước tính vào khoảng 10 tỉ USD. Vào tháng 1.2010, phía Mỹ chấp thuận bán vũ khí khí tài trị giá 6,5 tỉ USD, nhưng 66 chiếc F-16 Fighting Falcon lại không được phê chuẩn.
Đến đầu năm 2011, Đài Loan một lần nữa ngỏ ý muốn mua số máy bay tiêm kích như đã nêu. Lần này Đài Bắc còn nhấn mạnh, việc Trung Quốc liên tục đầu tư tăng cường sức mạnh quân sự, khiến an ninh vùng lãnh thổ này bị đe dọa. Không cần phía Đài Bắc giải thích, các nhà làm luật Mỹ cũng hiểu rõ điều vấn đề, nhưng khi bỏ phiếu, chỉ có 45/100 thượng nghị sĩ đồng ý bán máy bay tiêm kích cho Đài Loan. Ngay sau đó vài tuần, Đài Loan lại đặt hàng 66 chiếc F-16, còn phía Mỹ không vội vàng trả lời ngay mà ấn định sẽ xem xét đơn đặt hàng vào ngày 1.10.2011.
|
Song song đó, vào cuối tháng 7.2011, Washington bắt đầu hội đàm với Bắc Kinh về vấn đề Đài Loan. Tham gia cuộc hội đàm này có phụ trách của Trung Quốc về vấn đề Đài Loan - ông Wang Yi, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William Burns, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Hãng tin Xinhua của Trung Quốc đưa tin rằng, Bắc Kinh không cho phép Washington cung cấp vũ khí cho Đài Bắc bởi điều này sẽ làm tổn hại quan hệ Trung - Mỹ. Cũng cần nhắc lại, vào tháng 2.2010, khi Washington bán 6,5 tỉ USD vũ khí khí tài cho Đài Bắc, Bắc Kinh đã tuyên bố ngừng hợp tác quân sự với Mỹ. Đồng thời, nước này còn hủy bỏ các chuyến thăm dự kiến của các quan chức Trung Quốc đến Mỹ và dọa có hành động đáp trả các hãng cung cấp vũ khí cho Đài Loan. Rõ ràng, Trung Quốc đã trở thành thế lực chính trị mà Mỹ cần phải tính đến khi hiện thực hóa lợi ích của mình tại khu vực này. Nếu không thì Chính phủ Mỹ đã đồng ý bán 66 chiếc F-16 cho Đài Bắc.
Vào cuối năm 2010, Thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan - Chao Shih-chang, cho biết vùng lãnh thổ này đang sản xuất hàng loạt tên lửa hành trình. Đây là lần đầu tiên Đài Loan xác nhận việc sản xuất tên lửa hành trình. Theo lời ông Chao Shih-chang, Đài Loan sản xuất hai loại tên lửa hành trình. Loại thứ nhất có tên Chichun, được chế tạo dựa trên cơ sở tên lửa chống tàu Hsiungfeng 2E. Loại thứ hai là tên lửu siêu âm Chuifeng. Đặc tính của các tên lửa này được giữ kín nhưng chúng có thể được phóng từ cả đất liền lẫn trên biển và được dùng để trong trường hợp cần thiết có thể tấn công sân bay, các căn cứ tên lửa cũng như các mục tiêu quan trọng khác ở đông nam Trung Quốc. |
Trong khi đó, Đài Loan lại không thể tiếp cận thị trường vũ khí thế giới, bởi không quốc gia nào muốn làm phức tạp thêm quan hệ của mình với Bắc Kinh. Kết quả là sức mạnh quốc phòng của Đài Loan bị suy giảm. Các vũ khí, khí tài mới chiếm một tỷ lệ nhỏ trong quân đội vùng lãnh thổ này. Hiện không lực Đài Loan có 124 chiếc tiêm kích F-CK-1 Ching-kuo, 146 chiếc F-16A/B Fighting Falcon, 63 chiếc F/RF-5E Tiger II và 57 chiếc Mirage 2000-5EI/DI. Phần lớn các loại máy bay này được biên chế vào không lực Đài Loan cuối những năm 1970, đầu những năm 1980. Mới nhất là loại F-CK-1 Ching-kuo và F-16 được trang bị vào những năm đầu thập niên 1990.
Trong những năm qua Đài Loan luôn triển khai nhiều chương trình hiện đại hóa nền quốc phòng, nhưng nếu không mua được vũ khí mới để thay thế cho các loại đã già cỗi, sắp hết niên hạn sử dụng, rõ ràng vùng lãnh thổ này khó có thể chống chọi lâu dài một cách hiệu quả nếu Trung Quốc dùng vũ lực để sáp nhập.
Vào đầu tháng 7.2011, Bộ Quốc phòng Đài Loan quyết định ký hợp đồng với hãng sở tại - Aerospace Industrial Development Corporation (AIDC) nhằm nâng cấp 71 chiếc tiêm kích F-CK-1 Ching-kuo. Tổng giá trị hợp đồng là 588 triệu USD. Trước đó, trong năm 2010 Bộ Quốc phòng Đài Loan cũng ký hợp đồng với Mỹ và mua được các linh kiện nhằm nâng cấp loại F-16. Dự kiến trong năm 2012, Washington tiếp tục cung cấp các thiết bị, khí tài, giúp Đài Bắc củng cố sức mạnh quốc phòng của mình. Cùng lúc, Đài Loan còn có kế hoạch bắt đầu nâng cấp khu trục hạm Oliver Hazard Perry, được đóng theo giấy phép nhượng quyền của Mỹ.
Dù có thế nào, hiện tiềm lực quân sự của Đài Loan vẫn có thể đảm bảo an ninh quốc phòng cho vùng lãnh thổ này. Tuy nhiên, theo tình báo của Đài Loan, hiện đang có 1.600 tên lửa các loại của Trung Quốc đặt tại tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Giang Tây đang hướng vào vùng lãnh thổ này. Trong năm 2012, số tên lửa này có thể tăng lên 1.800. Trong tình thế như vậy, Đài Loan sẽ buộc phải làm mọi cách để tăng cường sức mạnh của mình, nhằm có thể duy trì thế cân bằng về quân sự với Trung Quốc.
Ngữ Tử Yên
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét