Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa Tây Bắc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa Tây Bắc. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Thịt Dê Nóng Của Người Mường Phú Thọ


Người Mường, còn có tên gọi là Mol, Moan, Mual, là dân tộc sống ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam. Người Mường được công nhận là một thành viên của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Người Mường nói tiếng Mường, ngôn ngữ thuộc nhóm Việt - Mường trong ngữ chi Việt thuộc ngữ tộc Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á.

Người Mường tập trung đông nhất ở tỉnh Hòa Bình và các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa. Dân số tại Việt Nam theo kết quả Điều tra dân số năm 2009 là 1.268.963 người.

Người Mường có quan hệ rất gần với người Kinh. Các nhà dân tộc học ngôn ngữ đưa ra thuyết cho rằng người Mường và người Kinh có nguồn gốc chung là người Việt-Mường cổ. Vào thời kỳ ngàn năm bắc thuộc thì bộ phận người cư trú ở miền núi ít bị Hán hóa, bảo tồn lối sống cổ đến nay là người Mường. Bộ phận ở trung du và đồng bằng có sự hòa trộn với người phương bắc về văn hóa, ngôn ngữ và nhân chủng thì thành người Kinh. Quá trình chia tách Mường - Kinh, xác định theo ngôn ngữ học thì diễn ra bắt đầu từ thế kỷ 7-8 và kết thúc vào thế kỷ 12, thời Nhà Lý.
0

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

Gỏi cá nhảy - Món ăn kinh dị nhưng hấp dẫn lạ lùng | Đặc sản miền Tây Bắc


Đối với đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La, cá là món ăn phổ biến và hiếm khi thiếu trong mỗi bữa ăn của gia đình. Chính vì vậy mà mỗi nhà đều có từ một đến vài ao cá riêng.

Cá tự nuôi vừa đủ cung cấp cho gia đình, vừa đảm bảo vệ sinh. Ngoài cá ao, đồng bào còn đánh bắt thêm cá suối. Cá suối thường có hương vị thơm ngon hơn nên rất được đồng bào ưa chuộng. Từ cá có thể chế biến thành nhiều món: cá kho, rán, nướng, gỏi hoặc làm khô để dự trữ. Trong đó, độc đáo nhất phải kể đến món cá nhảy, một món ăn không phổ biến và khá lạ lẫm đối với nhiều người.

Món cá nhảy tuy chế biến khá đơn giản nhưng lại rất kén người ăn nên không được phổ biến. Món này có điểm tương đồng với món gỏi cá nhưng lại có điểm khác biệt là gỏi thì dùng thịt thái lát từ cá có kích thước lớn còn món cá nhảy thì chỉ dùng loại cá bé bằng ngón tay. Điểm khác biệt lớn nhất có lẽ là cách ăn lạ lùng của món ăn này.

Nguyên liệu chính là cá nhưng loại cá dùng để chế biến món cá nhảy thì không phải dễ kiếm. Để làm món này, đồng bào phải dùng loại cá được nuôi ở ao tự nhiên hoặc bắt ở suối nguồn, cách xa khu dân cư. Cá ở những nơi đó mới sạch sẽ, thịt thơm ngon. Cá bắt về phải còn sống, chọn những con cá bé, có kích thước lớn nhất là bằng ngón tay cái của người lớn, thả vào chậu nước sạch, thấy cá còn bơi khoẻ là đạt yêu cầu.

Bước tiếp theo là chế biến món ăn kèm. Món này khá đơn giản nhưng yêu cầu phải đầy đủ nguyên liệu. Bao gồm lõi chuối tươi, rau thơm (mùi, húng, thì là, kinh giới…), các loại gia vị mắm, muối,mỳ chính, tỏi, ớt và đặc biệt là không thể thiếu hạt mắc khén (gia vị đặc biệt của người Thái). Lõi chuối thái mỏng, băm nhỏ, rau thơm, ớt tỏi băm nhỏ đem trộn đều với lõi chuối, nêm gia vị, cho nước măng chua ngập sâm sấp. Yêu cầu của hỗn hợp ăn kèm này là có độ chua vừa đủ nhưng phải cay, nồng và có mùi thơm đặc trưng.

Khi tất cả đã ngồi vào mâm, chủ nhà mới bắt từng con cá từ trong chậu, dùng dao nhỏ khía nhanh vào bụng cá, nặn ruột bỏ ra ngoài rồi thả nhanh vào hỗn hợp chuối vừa chuẩn bị. Người mổ cá phải nhanh, khéo sao cho khi mổ xong cá vẫn còn sống. Mỗi người ăn dùng một chiếc thìa nhỏ xúc cá kèm theo lõi chuối và nước chua đưa lên miệng thưởng thức. Cá mổ đến đâu thì ăn đến đó, ăn khi cá còn sống, thả ra còn có thể dẫy được, như vậy thịt mới giòn ngọt, không có mùi tanh.

Cá dùng làm món này được lựa chọn kỹ. Đó phải là loại cá sống ở môi trường hoàn toàn tự nhiên nên rất sạch sẽ. Còn khi ăn, cá đã được bỏ ruột, khi thả vào hỗn hợp lõi chuối khiến thịt cá săn lại ngay vì đồ ăn kèm đủ vị chua và đặc biệt là rất cay, món này không khác gì món gỏi cá.

Nguyên liệu đảm bảo yêu cầu thì sẽ khiến người ăn cảm nhận được rất nhiều mùi vị khác nhau của món ăn này. Có vị giòn, ngọt của thịt cá và lõi chuối, vị chua của nước măng, vị cay của tỏi, ớt, vị tê tê nơi đầu lưỡi và mùi thơm nồng của hạt mắc khén. Với những người chưa từng biết món cá nhảy thì đây quả là món ăn lạ lùng, rất khó có thể thử ăn để cảm nhận hương vị. Còn đối với người Thái thì món ăn này rất đặc biệt, nó tô điểm cho ẩm thực Thái thêm phong phú và đa dạng.

Theo Dân Trí
0

Cá Nhảy - Đặc sản nổi tiếng của Tây Bắc | Raw Fish Dishes

Món cá nhảy khá phổ biến trong những gia đình người Thái ở Tây Bắc, họ cũng thường dọn ra khi có khách quý. Tuy nhiên vì đặc trưng cá sống ăn ngay tại chỗ nên món này khá kén người ăn, nhiều vị khách miền xuôi sẽ phải dè chừng khi thử.

Nhưng nếu bạn là người yêu Tây Bắc hùng vĩ, yêu ẩm thực của vùng non cao và mong muốn được khám phá hết cái tinh túy, đa dạng của ẩm thực vùng này thì bạn rất nên thử món cá nhảy ít nhất một lần trong đời.
0