Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổ quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổ quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm

19/10/2012- (TNO) "Quan điểm lập trường của Đảng, Nhà nước là không lùi bước trong tranh chấp biển Đông", Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tuyên bố trong cuộc tiếp xúc cử tri TP.HCM vào hôm nay (18.10).

Sáng nay 18.10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc tiếp xúc cử tri Q.4, TP.HCM.



Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Ban tổ chức đã dành gần 3 giờ đồng hồ để cử tri thẳng thắn bày tỏ ý kiến. Có gần 20 ý kiến nêu lên xoáy vào các nội dung chính: chủ quyền Việt Nam trên biển Đông, kết quả Hội nghị T.Ư 6, nạn tham nhũng…

Cử tri Võ Thanh Thảo nêu: “Trung Quốc thời gian gần đây có hàng loạt động thái xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam. Người dân đòi hỏi được biết rõ quan điểm, lập trường từ phía các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước”.

Trước vấn đề cụ thể mà cử tri nêu ra, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định: “Quan điểm, lập trường của Đảng, Nhà nước là không lùi bước trong tranh chấp biển Đông. Việc gìn giữ hòa bình trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc thì từ ý thức đến hành động của chúng ta hết sức đầy đủ, nhưng đồng thời nhiệm vụ bảo vệ, giữ vững chủ quyền vẫn luôn được tiến hành thường xuyên, không có gì thay đổi. Nhưng trong điều hành cũng có thể chúng tôi có lỗi chuyện này chuyện nọ, không loại trừ, nhưng ý thức cũng như hành động không bao giờ tách khỏi lập trường, quan điểm: chủ quyền quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm”.


“Tham nhũng là một vấn đề hết sức bức xúc. Trung ương đánh giá mức độ tham nhũng đang gia tăng với mức độ nghiêm trọng. Chúng tôi đang dồn sức mạnh mẽ để tập trung giải quyết”.


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang 


Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Giữ vững chủ quyền quốc gia thì đều có chính sách đối nội và đối ngoại, được rà soát thường xuyên để xem xét đúng hay sai, cái nào sai thì sửa, cái nào đúng mà thiếu thì sẽ bổ khuyết. Công cuộc phát triển kinh tế biển không dừng lại. Các hoạt động khai thác dầu khí, hải sản, du lịch, nghiên cứu khoa học… trên biển Đông của chúng ta vẫn diễn ra bình thường. Tuy có những lúc khó khăn nhưng chúng ta vẫn tiến hành theo mục tiêu".

“Chúng ta đã vượt qua nhiều sức ép để Quốc hội thông qua luật Biển Việt Nam. Như thế đã chứng minh rất rõ ý chí của ban lãnh đạo hiện nay là hoàn toàn không nhu nhược, không bao giờ khuất phục. Nói những từ ngữ như sắp đánh nhau là không nên; công cuộc trị quốc phải hết sức bình tĩnh. Trái tim nóng nhưng cái đầu phải lạnh, chứ không phải tim lạnh mà đầu nóng sẽ nguy hiểm cho đất nước. Chúng tôi nghe và hiểu được lòng dân. 90 triệu đồng bào Việt Nam mong muốn gì chúng tôi đều biết nhưng người lãnh đạo không thể để trái tim lạnh ngắt mà cái đầu thì lại nóng hổi được”, Chủ tịch nước chia sẻ.

Tại buổi tiếp xúc, Chủ tịch nước đánh giá bà con cử tri rất quan tâm đến kết quả của Hội nghị T.Ư 6 vừa qua.

Chủ tịch nước nhìn nhận: “Tham nhũng là một vấn đề hết sức bức xúc. Trung ương đánh giá mức độ tham nhũng đang gia tăng với mức độ nghiêm trọng. Chúng tôi đang dồn sức mạnh mẽ để tập trung giải quyết”.

“Báo cáo kết quả Hội nghị T.Ư 6 có nói đến khuyết điểm của Bộ Chính trị, có nói khuyết điểm của một đồng chí trong Bộ Chính trị. Tên tuổi cụ thể sẽ có trong tài liệu gửi đến các đồng chí. Nếu các đồng chí không hài lòng thì gặp chúng tôi cứ phản ảnh, không có gì ngăn cản, không có gì hạn chế cả”, Chủ tịch nước nhắn gửi và khẳng định: “Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe để cùng giải quyết những bức xúc người dân đặt ra”.

Nói đến quyết tâm chống tham nhũng, Chủ tịch nước chia sẻ: “Chúng tôi luôn nhớ trước mặt và sau lưng chúng tôi là 90 triệu đồng bào. Chúng tôi mong muốn các đồng chí giúp chúng tôi tăng thêm trí tuệ, năng lực. Khi được bầu đến cương vị này, chúng tôi biết chúng tôi phải làm gì. Khi thấy mình nhu nhược thì tôi sẽ làm đơn xin nghỉ. Đảng và Nhà nước phân công mình thì mình phải làm tròn chức trách. Tính tôi nói rất là thẳng. Nhân dân đã giao nhiệm vụ thì phải hoàn thành, còn thấy mình không hoàn thành thì rút lui”.

http://www.thanhnien.com.vn/pages/201...

0

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2012

Tổ quốc nơi đầu sóng

(CAND-01/01/2012) Vượt nghìn trùng sóng nước, chúng tôi đến đảo Đá Lát, một đảo chìm nằm phía Tây đảo Trường Sa Lớn thuộc quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa). Nơi đảo xa, bên cạnh nỗ lực vượt khó bám biển khẳng định chủ quyền lãnh hải của người lính hải quân, chúng tôi còn đặc biệt ấn tượng trước loài ốc biển khổng lồ có tên gọi “ngao biển”.

Xuất phát tại đảo Trường Sa Lớn, sau đêm trường chẻ sóng vượt gió, tàu Trường Sa 22 của Hải quân vùng 4 cập khu vực đảo Đá Lát. Từ đây chúng tôi phải xuống tàu, lên xuồng chuyên dụng tiếp tục cuộc hành trình gần 3 hải lý để đến khu trung tâm thềm san hô Đá Lát, nơi có những người lính Trường Sa kiêu hùng vững chắc tay súng vượt qua mọi phong ba bão tố, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ, gìn giữ sự toàn vẹn của lãnh thổ.


Đảo Đá Lát nhìn từ khoảng cách hơn 200m.

2h chiều, đảo chìm Đá Lát đón khách trong sóng gió rào rạt. Xuồng đặc dụng vừa cập đảo, sau những cái siết tay thật chặt từ hơi ấm đất liền, Thiếu tá Trương Văn Núi, Đảo trưởng đón khách bằng bật mí sẽ chiêu đãi khách quý đặc sản “ốc khổng lồ” xào măng. Nhiều phóng viên tò mò hỏi: “Ốc khổng lồ cỡ nào?”, anh cười mà rằng: “Sau những ngày dông gió, khi trời êm biển lặng, lính đảo ra biển săn tôm cá để cải thiện bữa ăn và gặp những con ốc khổng lồ... 2 người khiêng về không nổi”.

Theo tâm tình của Đảo trưởng Trương Văn Núi, nhờ có thềm san hô nguyên sinh trải rộng nên nguồn lợi thủy sản, nhất là những loài có giá trị như bào ngư, hải sâm, cá da báo, cá ngừ đại dương, đặc biệt là ốc biển khổng lồ... ở khu vực đảo Đá Lát nhiều vô kể. “Lính đảo gọi ốc khổng lồ là con ngao biển” - Đảo trưởng Trương Văn Núi trò chuyện.

Thiếu úy Nguyễn Hữu Có, 23 tuổi, quê ở tỉnh Nam Định, công tác được 1 năm tại đảo Đá Lát góp chuyện “ngao biển khổng lồ” bằng kỷ niệm về chuyến đi biển săn để cải thiện bữa ăn tình cờ gặp ngao biển khổng lồ. Anh cho biết con ngao biển mà mình lần đầu giáp mặt ấy có chu vi hơn cái mâm ăn cơm, nặng ước chừng trên 50kg chứ không ít: “Không thể mang về được, tôi dùng dao khoét miệng moi lấy thịt. Nom to bự là vậy nhưng phần thịt của nó chỉ hơn 1 ký lô. Sau bận đó, mỗi khi đi săn cá cách đảo hơn 1 hải lý (tương đương 1,8km) là tôi và đồng đội gặp la liệt ngao biển, con nào con nấy bự tổ chảng”.

Cuộc trò chuyện gián đoạn khi mép biển xáo động trước hình ảnh Nguyễn Đức Mạnh, phóng viên Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh cùng Nguyễn Đức Hậu (Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Thuận) khi dầm chân giữa làn nước xanh ngắt đã phát hiện một con ngao biển nặng gần chục ký lô đang mở miệng, để lộ phần thịt đủ sắc màu. Cả 2 vui mừng, phấn khích hò reo và khệ nệ khiêng con sò biển to bự ngoài tầm hiểu biết của mình vào trong cho mọi người chiêm ngưỡng. Trước cảnh ấy, Thiếu úy Phạm Quang Trung, người tỉnh Ninh Bình, bật mí con ngao biển “đại cồ” ấy do các anh lính đảo gom về mấy tuần trước, để ven bờ đặng chờ khi có đoàn ở đất liền ra thì “mần” thịt đãi khách.


Ốc ngao khổng lồ là món cải thiện bữa cơm thường xuyên của người lính nơi đảo xa.

Trò chuyện với những người lính đảo, chúng tôi ghi nhận rất nhiều điều thú vị về loài ốc khổng lồ tại hải đảo được mệnh danh là “vương quốc ốc khổng lồ”. Chỉ huy đảo cho biết do điều kiện xa xôi cách trở, có khi hàng tháng trời mới có tàu tiếp tế nên bữa cơm của lính đảo gắn liền thường trực với thịt hộp, các loài cá biển... Để cải thiện và tạo hương vị mới lạ cho bữa ăn, lính biển tổ chức săn ốc khổng lồ đặng đổi món. “Thời tiết ở đây khắc nghiệt lắm, mùa mưa bão kéo dài liên tục 5-6 tháng liền. Những lúc mưa to gió lớn, sóng dâng cuồn cuộn không thể ra biển đánh bắt cá được, vậy là chúng tôi ra mép sóng đưa ốc khổng lồ đã bắt từ trước lên chế biến”.

Đảo trưởng Trương Văn Núi còn bật mí rằng loài ngao biển khổng lồ có đặc tính rất dễ thương là không di chuyển, đặt đâu thì giữ nguyên vị trí đấy, nên mỗi khi cận mùa mưa to gió lớn, lính đảo tăng cường đưa ngao biển về thả khu vực mép biển quanh nhà nổi để khi cần là có. “Nhưng chỉ có thể đưa về những con nặng dưới 10 ký lô trở lại, còn nặng hơn thì chúng tôi để dành, khi nào có khách ghé thăm thì... chiêu đãi”.

Đến “vương quốc” ốc khổng lồ, kể chuyện về loài ngao biển, chúng tôi muốn gửi gắm thông điệp rằng vùng biển Đông của Tổ quốc giàu tài nguyên có giá trị, xứng đáng với câu nói của cha ông “rừng vàng biển bạc”. Vốn quý ấy hơn lúc nào hết không chỉ là niềm tự hào mà rất cần được mỗi người chúng ta biết trân quý, nỗ lực gìn giữ, bảo vệ


Thành Dũng

http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2012/1/163088.cand
0