Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân sự. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân sự. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Việt Nam là một trong ba nước mua vũ khí của Nga nhiều nhất

20/12/2012- Tổng thống Vladimir Putin cho biết xuất khẩu võ khí của Nga trong năm nay đạt mức kỷ lục 14 tỷ đô la và Việt Nam, Ấn Độ, cùng Algeria vẫn là các thị trường thu mua lớn nhất, theo tin báo chí Nga loan tải.


Tên lửa Kalibr, loại trang bị cho tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam, được phóng lên từ chiến hạm Dagestan của Nga. Trong vụ thử nghiệm này, tên lửa Kalibr bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 180km.

Chuyên gia quân sự Nga, Ilya Kraminik, cho biết hiện tại sự hợp tác quân sự giữa Nga với Việt Nam được dựa trên các tiêu chí hoàn toàn khác so với thời Liên Xô cũ.

Ông Kraminik nói xưa kia Liên Xô giúp không cho các chế độ XHCN như Việt Nam hoặc chỉ nhận các khoản tượng trưng, nhưng giờ đây, Nga đang bán rất nhiều võ khí cho Việt Nam dựa trên cơ sở thương mại.

Trung tâm Phân tích Thương mại Võ khí Thế giới đánh giá từ năm 2008 đến 2011, xuất khẩu võ khí của Nga sang Việt Nam trị giá 1,88 tỷ đô la, chiếm 6,3% tổng lượng xuất khẩu võ khí của Nga.

Vẫn theo Trung tâm này, trong giai đoạn từ nay đến 2015, võ khí xuất khẩu của Nga sang Việt Nam sẽ đạt 2,43 tỷ đô la, tức chiếm 7,6%.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã ký nhiều hợp đồng lớn mua võ khí từ Nga và đã trở thành một trong những nước thu mua võ khí hải quân nhiều nhất của nước này.

Chương trình lớn nhất là việc chuyển giao các tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo 636 có trang bị thêm hệ thống phi đạn hành trình chống hạm Club-S cho hải quân Việt Nam giữa lúc căng thẳng vì tranh chấp Biển Đông đang tiếp tục leo thang.

Nguồn Interfax-Ukraine/ Kommersant/ The Voice of Russia/NavalToday.com
3

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Chạu đua vũ trang hải quân làm dậy sóng biển Châu Á

19/12/2012- (Jonathan Manthorpe, Postmedia News, Canada)- Một cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á trong thập kỷ qua về vũ khí phục vụ cho hải chiến có nghĩa là bất kỳ tính toán sai lầm chính trị nào trong các vụ tranh chấp lãnh hải ở khu vực này có thể nhanh chóng dẫn đến chiến tranh.


Các quân khu Trung Quốc diễn tập đánh chiếm đảo

Cuộc chạy đua vũ trang này là một phản ứng của chính phủ các nước Viễn Đông và Đông Nam Á để đối phó các mục tiêu của Trung Quốc khi Bắc Kinh tìm cách để đảm bảo an ninh hàng hải riêng của mình và khẳng định chủ quyền đối với các quần đảo tranh chấp bằng cách xây dựng một lực lượng hiện đại, hải quân nước xanh.

Cuộc đối đầu trên biển trong những tháng gần đây giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trong các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông cho đến nay chỉ liên quan đến giám sát hàng hải, bảo vệ nghề cá và các tàu bảo vệ bờ biển.

Tuy nhiên, cuộc bầu cử tại Nhật Bản vào ngày Chủ nhật qua có thể tạo ra một chính phủ liên minh do Đảng Dân chủ Tự do, lãnh đạo bởi Shinzo Abe, một nhân vật diều hâu rất cứng rắn với các hành động khiêu khích của Trung Quốc có thể khiến tình hình thay đổi.

Abe cam kết sẽ cố gắng sửa đổi hiến pháp hòa bình của Nhật Bản để ra đời hiến pháp mới cho phép nước này tiến hành chiến tranh để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ, và đã tăng cường quân đội.

Nhật Bản đã có một lực lượng hải quân mạnh mẽ nhất ở châu Á, mặc dù Bắc Kinh đã đầu tư lớn cho hải quân Trung Quốc trong vài năm qua.

Abe đã đề xuất trong chiến dịch tranh cử ông sẽ triển khai quân đội và tàu chiến đến quần đảo Senkaku (gọi là Điếu Ngư trong tiếng Trung Quốc), quần đảo tranh chấp giữa Bắc Kinh và Tokyo.

Bắc Kinh thiết kế và xây dựng lực lượng hải quân hiện đại nhằm mục đích chủ yếu là xâm lược Đài Loan và bất kỳ vùng lãnh thổ nào mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trong khu vực.

Cuối cùng, Bắc Kinh nhằm mục đích ngăn chặn hoặc đánh bại Quân đội Hoa Kỳ có thể được gửi đến để hỗ trợ các đồng minh của Washington trong khu vực.

Do đó đã xây dựng một hạm đội tàu ngầm lớn với 62 tàu tấn công, và 3 tàu mang tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng bắn tới Mỹ

Trung Quốc cũng đã có một kho tên lửa lớn có khả năng đánh chìm các hạm đội tàu sân bay, và một loạt hơn 75 tàu hộ tống và tàu khu trục được trang bị tên lửa.

Gần đây nhất, Bắc Kinh đã trình làng một tàu sân bay đang được sử dụng để đào tạo phi hành đoàn cho ít nhất 3 tàu sân bay mà Bắc Kinh đang có kế hoạch chế tạo.

Nhật Bản có hai tàu sân bay, 32 tàu khu trục các loại, và 16 tàu ngầm.

Mặc dù nhỏ hơn đáng kể so với hải quân Trung Quốc, nhưng Nhật sử dụng kỹ thuật tiên tiến hơn, và khả năng không chiến cũng được coi là mạnh hơn Trung Quốc.

Đặc biệt, các khách hàng mua vũ khí tiềm năng của Nhật Bản ở Đông Nam Á, có tranh chấp lãnh hải và tài nguyên ở Biển Đông với Trung Quốc, ủng hộ việc sửa đổi các điều khoản hoà bình trong hiến pháp của nước này.

Bộ trưởng Ngoại giao Phi-líp-pin Albert del Rosario gần đây đã nói với Thời báo tài chính London (Financial Times): "Chúng tôi rất hoan nghênh vì Chúng tôi đang tìm kiếm để cân bằng các yếu tố trong khu vực, và Nhật Bản có thể là một yếu tố cân bằng đáng kể."

Chính phủ Ma-ni-la của Tổng thống Benigno Aquino đã là một mục tiêu đặc biệt trong việc triển khai sức mạnh của Trung Quốc tại Bãi cạn Scarborough ở Biển Đông, cũng nằm trong khu kinh tế độc quyền của Philippines theo Công ước của Luật biển Quốc tế.

Manila cũng mua rất nhiều trang thiết bị hải quân mới bao gồm tàu ​​tuần tra, máy bay trực thăng, một tàu khu trục tân trang lại cùng với hai tàu tuần tra bờ biển của Hoa Kỳ. Nước này cũng mua máy bay đa năng do Đoài Loan sản xuất và đã đặt hàng các tàu khu trục và máy bay tấn công chống tàu của Ý.

Các mục tiêu chính khác cho sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông là Việt Nam. Những ngày cuối tuần vừa qua, có các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội sau khi Bắc Kinh đe dọa đáp trả nếu tàu thăm dò dầu khí Việt Nam không chấm dứt khảo sát các nguồn tài nguyên ở biển Đông.

Việt Nam (*), đã có một trận hải chiến đẫm máu với Trung Quốc vào năm 1974 tại quần đảo Hoàng Sa, đã bắt tay vào một chương trình hiện đại hóa hải quân.

Hà Nội mua sáu tàu ngầm được trang bị tên lửa chống tàu, khoảng 20 máy bay chiến đấu được thiết kế cho hải chiến và hai tàu khu trục tàng hình lớp Gepard của Nga.

Việt Nam cũng mua tàu hộ tống từ Hà Lan và có được một hệ thống đầy đủ các tên lửa đạn đạo chống tàu ven biển (nguyên văn: a full kit of coastal anti-ship ballistic missiles) cũng như các loại vũ khí khác từ Israel.

Đồng thời, Hà Nội đang khuyến khích Mỹ và các nước lớn khác trong khu vực có lực lượng hải quân mạnh thường xuyên đến thăm các cảng của Việt Nam và tham gia vào các cuộc diễn tập hải quân chung.

Trong số các nước Đông Nam Á khác, tàu ngầm là phương tiện ưa thích dùng để chống lại hải quân Trung Quốc.

In-đô-nê-xi-a là nước đầu tiên có tàu ngầm. Xin-ga-po đang nâng cấp hạm đội tàu ngầm của mình với việc bổ sung hai chiếc lớp Archer mua từ Thụy Điển, và Malaysia đã mua hai tàu lớp Scorpene của Pháp. Thái Lan và Philippines đang có kế hoạch tương tự.

Các tuyến đường biển của Châu Á, theo một báo cáo gần đây của Viện Lowly Institute for International Policy của Úc, đang ngày càng trở nên "đông đúc, tranh cãi, dễ bị tổn thương để dẫn đến xung đột vũ trang."

Copyright (c) The Edmonton Journal

(*): Việt Nam Cộng Hòa
3

Nga vượt mức kế hoạch về xuất khẩu quân sự

18/12/2012- Nga đã lập kỷ lục về xuất khẩu vũ khí. Thay vì dự trù kế hoạch năm nay là 13,2 tỷ dollar, khối lượng thực tế đã vượt hơn 14 tỷ dollar, - số liệu này do Tổng thống Vladimir Putin nêu ra tại phiên họp về hợp tác kỹ thuật quân sự.


Kết quả tốt đẹp đó cũng không hẳn là điều bất ngờ đáng kinh ngạc. Cả trong cộng đồng chuyên viên cũng nói về việc nâng cao kế hoạch cung cấp trang bị quân sự ra nước ngoài.

Chuyên viên quân sự Anton Chernov lý giải như sau: “Triển vọng hoàn thành vượt mức kế hoạch là chuyện đã được chờ đợi, vì trong ngành công nghiệp Nga, cụ thể là các xí nghiệp quốc phòng tham gia vào hoạt động đóng tàu, đã xuất hiện những đơn đặt hàng bổ sung từ các đối tác nước ngoài. Thêm vào đó, sức mạnh Nga được bảo đảm bằng những hợp đồng nâng cấp và hiện đại hóa những kỹ thuật đã cung cấp trước đây, nhất là những trang thiết bị còn lại từ thời Liên Xô và cho đến nay vẫn được sử dụng ở một số nước”.

Các chuyên gia gắn thành tích của công nghiệp quốc phòng trong nước với tình hình địa chính trị phức tạp trên thế giới. Trên nền bối cảnh những cuộc xung đột, nhiều quốc gia mở rộng việc mua sắm vũ khí. Chẳng hạn như Việt Nam và hàng loạt nước Đông Nam Á đang vấp phải những yêu sách ngày càng lớn của Trung Quốc đối với khu vực giàu tài nguyên hydrocarbon ở Biển Đông (Hoa Nam) mà Hà Nội coi là thuộc chủ quyền riêng của mình. Trong năm qua, ngang hàng với Ấn Độ và Algeria, Việt Nam đã là khách hàng cơ bản mua vũ khí Nga.

Tuy nhiên, yếu tố quan trọng trong thành công xuất khẩu vũ khí của Nga là công tác của cơ cấu quân sự Nga.

Khối công nghiệp-quốc phòng trong nước liệu có duy trì được kế hoạch đầy kỳ vọng? Hàng loạt chuyên viên lưu ý đến thực tế là phần lớn vũ khí của Nga đem xuất khẩu đều dựa trên các mẫu thiết kế chế tạo từ thời Liên Xô. Nhưng kỹ thuật xô-viết đã có phần lỗi thời, vậy khi đó sẽ thế nào? Chuyên viên Victor Murakhovski từ Ủy ban công nghiệp quân sự tin chắc rằng, tổ hợp công nghiệp-quốc phòng Nga đủ sức đáp ứng với những thách đố mới.

Ông Murakhovski nhận định: “Hiện nay ở nước ta trong tổ hợp công nghiệp-quốc phòng đang mở ra giai đoạn chuyển đổi sang thế hệ mới các vũ khí và thiết bị quân sự theo tất cả các hướng. Sau khoảng 5-7-10 năm, thế hệ thứ năm sẽ chiếm tỷ lệ cơ bản trong xuất khẩu. Ở thời điểm hiện tại, đang có danh mục đơn đặt hàng xuất khẩu trị giá khoảng 40 tỷ dollar, đảm bảo công việc cho vài năm tới, và triển vọng chung cũng khả quan”.

Nga sẽ làm việc tích cực để tiếp tục tăng cường tỷ lệ sản phẩm Nga trên thị trường thế giới. Song hành với cung cấp những hệ thống vũ khí hiện đại như thông lệ, sẽ mở mang cả những hướng hoạt động mới. Trước hết là liên doanh hợp tác sản xuất sản phẩm có tính năng quân sự và đầu tư cho triển khai công tác nghiên cứu phát triển những mẫu thiết kế tiên tiến.

Tiếng nói nước Nga
0

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Báo Nga: “Trung Quốc sẽ không thể trở thành siêu cường”

17/12/2012- (GDVN) - Báo cáo của Ủy ban tình báo quốc gia Mỹ đã đưa ra nhận định tình hình và cục diện thế giới trong 15-20 năm tới với nhiều sự thay đổi to lớn.


Cuối tháng 11/2012, Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus thăm Trung Quốc, lên tham quan tàu bệnh viện Hòa Bình Phương Châu và tàu hộ vệ tên lửa Từ Châu - Hải quân Trung Quốc

Ngày 12/12, tờ “Yomiuri Shimbun” Nhật Bản đăng bài viết “Cục diện Mỹ lãnh đạo thế giới năm 2030 sẽ kết thúc” cho rằng, báo cáo ngày 10/12 của Ủy ban tình báo quốc gia Mỹ đã nhận định về tình hình thế giới trong 15-20 năm tới, dự đoán, thực lực kinh tế và quân sự của Mỹ sẽ giảm xuống một cách tương đối, trong bối cảnh Trung Quốc và Ấn Độ trỗi dậy, Mỹ có thể phát huy vai trò ảnh hưởng thế nào sẽ chi phối trật tự thế giới năm 2030.

20 năm tới sẽ là thời kỳ quá độ từ “một siêu cường (Mỹ) thống trị thế giới” sang “thời đại đa cực hóa”. Báo cáo bày tỏ mối lo ngại sâu sắc về việc sức mạnh quốc gia của Mỹ suy yếu sẽ làm cho thế giới rơi vào sự bất ổn nghiêm trọng hơn.

Báo cáo còn phân tích cho rằng, trong 15-20 năm tới, châu Á-Thái Bình Dương có thể xảy ra một sự việc - đó là một nước trỗi dậy về sức mạnh sẽ thay thế Mỹ và lãnh đạo xây dựng trật tự quốc tế mới. Các nước mới nổi như Trung Quốc tuy hoàn toàn không ưa gì trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo, nhưng cũng được lợi rất lớn từ đó, dự kiến họ sẽ ưu tiên xem xét duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị.

Vì vậy, báo cáo chỉ ra, Mỹ rất có thể sẽ nhận được yêu cầu của các nước khác, tiếp tục can thiệp vào các cuộc xung đột và các vấn đề mang tính toàn cầu, nhưng thái độ hoàn toàn không dễ đoán.


Biên đội tàu chiến Hạm đội Nam Hải - Hải quân Trung Quốc huấn luyện quét ngư lôi.

Một khi các nước châu Á xảy ra cuộc xung đột dữ dội do các vấn đề như biển Đông, rất nhiều nước sẽ hy vọng Mỹ làm người “duy trì ổn định”, thậm chí đến Trung Quốc cũng có nhu cầu này. Vào năm 2030 xét tới sự thống nhất của bán đảo Triều Tiên, sự đối lập giữa Mỹ-Trung trong vấn đề Đài Loan, có thể còn cần có Mỹ “tiếp tục duy trì sự can thiệp ở cấp độ cao”.

Cũng trong ngày 12/12, tờ “Nezavisimaya Gazeta” Nga đã đăng bài viết “Trung Quốc không thể trở thành siêu cường” của tác giả Vladimir Skosyrev. Bài viết cho rằng, năm 2030, Trung Quốc có tiềm lực vươn lên thành nền kinh tế ở top đầu thế giới, nhưng danh hiệu “siêu cường” là điều mà Bắc Kinh không thể với tới. Bản báo cáo mang tên “Xu thế toàn cầu năm 2030” mới được công khai trước khi nhiệm kỳ 2 của ông Obama ra mắt, đã vẽ lên sự thay đổi to lớn sắp xảy ra trên thế giới.

Mặc dù Mỹ thụt lùi so với Trung Quốc là một việc khó nói trước, nhưng vai trò lãnh đạo thế giới của Washington vẫn có thể được bảo toàn, một trong những nguyên nhân chính là họ có thể tự cung cấp năng lượng. Báo cáo này chỉ ra, “quốc gia bá quyền sẽ không thể tái hiện, thế giới sẽ ngày càng có xu hướng đa cực hóa, thực lực sẽ chuyển dịch sang hệ thống mạng và liên minh”.

Đọc được báo cáo này có người vui có người lo, “trong lịch sử lần đầu tiên xuất hiện cục diện dưới đây, đó là đa số người sẽ không còn chịu cảnh nghèo đói, tầng lớp trung lưu trở thành lực lượng chính của xã hội hầu hết các nước”. Một mối nguy hiểm lớn khác là mâu thuẫn giữa những nước sở hữu hạt nhân, như Ấn Độ và Pakistan. Phải hòa giải những nguy cơ tương tự, Washington và Bắc Kinh phải xây dựng “quan hệ đối tác chính trị”.

Ấn Độ là quốc gia hạt nhân hiện đang đẩy mạnh phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa có khả năng lắp nhiều đầu đạn hạt nhân.

Yakov Berger, chuyên gia Viện nghiên cứu Viễn Đông, Viện khoa học Nga cho rằng, bản báo cáo này “đã đưa ra đánh giá bảo thủ nhất đối với triển vọng đấu đá Mỹ-Trung”, một số chuyên gia khác cho rằng, thời gian Trung Quốc giằng co với Mỹ về tổng sản lượng kinh tế sẽ đến vào khoảng năm 2018 hoặc năm 2020.

Bởi vì, GDP hiện nay của Trung Quốc bằng một nửa của Mỹ, nếu như mấy năm tới vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 7-8%, và nền kinh tế Mỹ vẫn thiếu sức sống như cũ, thì đây là một khả năng.

Tuy nhiên, tiền đề của vấn đề này là sự phát triển kinh tế của Trung Quốc và toàn cầu luôn “thuận buồm xuôi gió”, không bị suy sụp, đồng thời cũng không có sự đột phá công nghệ quan trọng nào tương tự cuộc cách mạng khai thác khí nham thạch của Mỹ. Bởi vì, bất kỳ nhân tố nào nói trên đều có thể khiến cho Bắc Kinh nỗ lực theo đuổi ưu thế của Washington trở thành con số không.

Còn việc Trung Quốc và Mỹ có thể xây dựng được mối quan hệ đối tác là một điều không hề đơn giản. Trung Quốc và Mỹ lệ thuộc lẫn nhau, bất kể là về kinh tế hay nhân văn. Các doanh nhân Mỹ tích cực làm ăn ở Trung Quốc, trong khi đó Trung Quốc cũng đầu tư rất nhiều ở Mỹ. Con cháu của các quan chức Trung Quốc rất thích du học ở Mỹ.


Đại hội 18 Đảng Cộng sản tái khẳng định nguyên tắc chủ quyền, tức là kiên quyết bảo vệ cái gọi là "lợi ích cốt lõi", chủ trương xây dựng "cường quốc biển". Mọi động thái của Trung Quốc đều tập trung vào kiểm soát, chiếm hữu các vùng biển xung quanh, gây lo ngại cho các nước láng giềng. Họ mạnh bạo tiến hành các hoạt động trên biển Hoa Đông, biển Đông bất chấp sự phản đối của các nước.

Berger chỉ ra: “Đồng thời, mâu thuẫn giữa hai nước cũng ngày càng tăng lên. Mỹ không chịu lùi lại phía sau Trung Quốc, Trung Quốc lại hy vọng bỏ Mỹ ở lại phía sau.

Con đường của Bắc Kinh là, vừa không thể nhượng bộ đối với Washington, để Washington đụng đến lợi ích của Trung Quốc, vừa không thể để quan hệ song phương bị tan vỡ”.

Bản báo cáo này thừa nhận quan hệ Trung-Mỹ tồn tại mâu thuẫn, tranh chấp biển đảo ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các cuộc chiến tranh mới.

Mặc dù các khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Đông, Nam Á và Bắc Phi tồn tại khả năng bùng phát các cuộc xung đột vũ trang, nhưng vị thế trong nền kinh tế thế giới của các nước như Brazil, Colombia, Ấn Độ, Indonesia, Nigeria, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ từng bước tăng lên. Do vấn đề lão hóa dân số ngày càng nổi lên, Nga, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ “suy thoái từ từ” trong 20 năm tới.


Ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa có chuyến thăm gây chú ý tới "Chiến khu Quảng Châu" và Hạm đội Nam Hải.

Nguồn: Báo Giáo Dục
3

Khám phá máy bay cánh bằng đáp xuống Trường Sa

17/12/2012- VN có nhiều máy bay có thể tới Trường Sa nhưng PZL M28 là loại máy bay cánh bằng duy nhất hạ cánh xuống sân bay TS.


Máy bay M28 do hãng PZL Mielec (Ba Lan) thiết kế sản xuất dựa trên máy bay Antonov An-28 (Liên Xô) dành cho nhiệm vụ vận tải, tuần tra biển, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.


Theo một số nguồn tin, năm 2005 Việt Nam đã mua một vài chiếc PZL M28B-1R phục vụ cho công tác tuần tra, giám sát bảo vệ biển đảo, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.


PZL M28 được thiết kế với một lớp cánh bằng kim loại với 2 động cơ trên cánh, 2 cánh đuôi thẳng đứng và một bộ bánh đáp không thể thụt vào. Phần đuôi có một cửa hàng để tải hàng hóa lớn khi cần. (nguồn: Airliners.net)


PZL M28 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Pratt & Whitney PT6A-65B cho phép đạt tốc độ tối đa 350km/h, tầm bay 1.365km, trần bay 7.620m. (nguồn: jetphotos.net)


Buồng lái hiện đại của PZL M28 với các màn hình tinh thể lỏng hiển thị thông số kỹ thuật bay (ảnh minh họa nước ngoài).


Khoang hàng của PZL M28 có thể chở 18 khách hoặc 12 lính hoặc 3 tấn hàng hóa các loại (ảnh minh họa nước ngoài)


PZL M28B-1R trang bị hệ thống radar tìm kiếm giám sát ARS-400 có tầm quét 160km, tìm kiếm đồng thời 30 mục tiêu trên biển và trên đất liền. (nguồn: Airliners.net)


Đặc điểm ưu việt của PZL M28 là máy bay có thể cất hạ cánh ở đường băng ngắn, hoạt động trên đường băng dã chiến. Trong quá trình hoạt động, PZL M28 từng đưa đoàn công tác bộ quốc phòng ra hạ cánh thành công xuống sân bay ở đảo Trường sa lớn (quần đảo Trường Sa) vào ngày 12/5/2005.

Kiến thức tổng hợp
1

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

Báo Ấn Độ kêu gọi hỗ trợ quân sự cho Việt Nam

15/12/2012- Trong bài phân tích tổng quát về quan hệ đối tác chiến lược Việt-Ấn, mạng tin tức và phân tích Eurasia Review kêu gọi Ấn Độ tăng cường hỗ trợ quân sự cho Việt Nam. Dưới đây là một vài đoạn trích từ bài báo.

(Eurasia Review) Ấn Độ có một lợi ích chiến lược trong sự ổn định và an ninh của Việt Nam. Giới chức Ấn Độ cần phải biết rằng lợi ích và an ninh quốc gia của Ấn Độ được đảm bảo khi Việt Nam không dễ bị cưỡng ép và gây áp lực từ Trung Quốc.


Ấn Độ giúp nâng cấp Mig 21 và đào tạo thủy thủ tàu ngầm cho VN

Chủ trương ngoại giao của Ấn Độ như hiện nay sẽ không giúp xây dựng khả năng quân sự của Việt Nam để có thể ngăn sức ép chính trị và quân sự từ Trung Quốc. Ấn Độ cần phải tích cực tham gia vào việc xây dựng năng lực cho các lực lượng quân sự của Việt Nam

Cần phải nhấn mạnh rằng Việt Nam không phải là một nền kinh tế yếu và nước này có khả năng phát triển quân sự của chính mình. Ngoài ra, Việt Nam là một quốc gia dũng cảm đã chiến thắng các cường quốc quân sự hàng đầu thế giới hiện nay - Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản. Việt Nam là quốc gia quân sự duy nhất đẩy lùi sự xâm lược của Trung Quốc vào năm 1979 chỉ với lực lượng biên phòng của mình (*). Đó là dũng khí của quân đội Việt Nam.

Nga đã tham gia trong việc cung cấp khí tài quân sự tiên tiến cho Việt Nam, đặc biệt là tàu ngầm và bây giờ là hợp tác sản xuất tên lửa. Ấn Độ phải mở mắt trong việc Nga xây dựng năng lực quân sự cho Việt Nam mà thực tế là nhằm chống lại mối đe dọa của Trung Quốc. Nếu Nga có mối quan hệ chiến lược sâu sắc với Trung Quốc mà có thể xây dựng năng lực quân sự cho Việt Nam vậy thì tại sao Ấn Độ không làm như thế khi cả Ấn Độ và Việt Nam phải đối mặt với một mối đe dọa từ Trung Quốc ?

Ấn Độ phải mở rộng và đầu tư xây dựng năng lực cho Hải quân và Không quân Việt Nam - những lực lượng chính được yêu cầu để bảo vệ tự do hàng hải khỏi sự thống trị của Trung Quốc. Những tiến bộ trong lĩnh vực tên lửa đạn đạo của Ấn Độ có thể giúp ích Việt Nam.

Theo tình hình năm 2012 với ngoại lệ của Trung Quốc, toàn bộ cộng đồng quốc tế hoan nghênh nếu Ấn Độ chuyển chiến lược của mình để bắt tay vào hỗ trợ Việt Nam xây dựng năng lực quân sự để kháng cự lại brinkmanship (**) quân sự của Trung Quốc.

Phải có chiến lược liên kết tất cả các nước ASEAN với Ấn Độ, mà Việt Nam có tiềm năng là một thế lực quân sự tiên phong chống lại Trung Quốc.

Việt Nam đã hỗ trợ Ấn Độ trong các vấn đề quốc tế, cụ thể là ủng hộ Ấn Độ trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Cộng đồng kinh tế Châu Á Thái Bình Dương. Ấn Độ cũng phải dứt khoát trong chính sách trên Biển Đông với những kế hoạch và điều khoản rõ ràng chứ không phải chỉ là những báo cáo tổng quát như bảo vệ tự do hàng hải một cách chung chung.

Nguồn: Eurasia Review

(*): Khen quá mức chăng ?

(**): Là hành động nguy hiểm đẩy tình hình đến bờ vực thảm họa.
5

Liệu châu Á có thực sự đi đến chiến tranh vì những hòn đảo ?

15/12/2012- (The Economist) Tranh chấp xung quanh các quần đảo là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và sự thịnh vượng của khu vực.


Trung Quốc liên tục tập trận trên biển Đông

Những nước châu Á đúng là không nhìn thấy cả thế giới trong một hạt cát, nhưng họ đã nhận ra được những mối đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia tại các bãi đá nổi và đá ngầm nhỏ bé rải rác xung quanh bờ biển của họ. Mùa Hè này đã chứng kiến một chuỗi những tranh chấp trên biển liên quan đến Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Đài Loan và Philíppin. Tháng 9/2012, đã xảy ra nhiều hơn những vụ nổi loạn chống Nhật tại các thành phố ở Trung Quốc do tranh chấp xung quanh một nhóm đảo không người ở mà người Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Toyota và Honda đã đóng cửa các nhà máy của mình. Giữa giọng điệu nóng nảy từ hai phía, một tờ báo Trung Quốc đã đề xuất đầy hữu ích rằng nên bỏ qua con đường ngoại giao vô nghĩa và tiến thẳng đến trọng tâm bằng cách mang đến cho Nhật Bản một quả bom nguyên tử.

May mắn thay, đó chỉ là một lời nói phóng đại kỳ cục: Chính quyền tại Bắc Kinh đang tìm cách giảm thiểu tranh chấp một cách muộn màng, nhận thức được những lợi ích kinh tế trong việc duy trì nền hòa bình, Điều này hoàn toàn nghe có vẻ rất hợp lý, cho đến khi người ta xét đến lịch sử – đặc biệt là mối tương đồng giữa sự trỗi dậy của Trung Quốc và của một nước Đức đế quốc trong một thế kỷ trước. Thời kỳ đó, không một ai ở châu Âu có được lợi ích kinh tế trong xung đột; nhưng Đức đã nhận thấy rằng thế giới quá chậm chạp đến nỗi không thể điều chỉnh cho phù hợp với sức mạnh đang ngày càng gia tăng của mình, và những cơn thịnh nộ, tàn bạo và phi lý như chủ nghĩa dân tộc được thiết lập. Trung Quốc lại đang nổi lên sau những điều mà nó coi là 150 năm nhục nhã, bị vây quanh bởi những nước láng giềng đầy băn khoăn, rất nhiều trong số đó là đồng minh của Mỹ. Trong bối cảnh đó, những tranh chấp về các cụm đá có thể trở nên quan trọng như cuộc mưu sát một đại công tước.

Một ngọn núi, hai con hổ

Những người lạc quan chỉ ra rằng cuộc xô xát gần đây nhất chủ yếu là một vở kịch chính trị – một sản phẩm của những cuộc bầu cử ở Nhật Bản và sự chuyển giao ban lãnh đạo ở Trung Quốc. Cuộc tranh cãi về đảo Senkaku đã lên đến đỉnh điểm vì Chính phủ Nhật Bản mua lại một vài hòn đảo từ các chủ sở hữu tư nhân Nhật Bản. Mục đích là để bảo vệ những đảo này khỏi bàn tay tinh ranh của thị trưởng Tôkyô có lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc, người cũng muốn tự mình mua lại những hòn đảo này. Mặc dù vậy, Trung Quốc đã bị xúc phạm. Nước này đã củng cố lời tuyên bố chủ quyền của mình và nhiều lần phái tàu tuần tra đi xâm lấn lãnh hải của Nhật Bản. Điều đó đã củng cố thêm hình ảnh của ban lãnh đạo, ngay trước khi ông Tập Cận Bình nhậm chức.

Nhìn chung, những người lạc quan lập luận rằng châu Á đang quá bận kiếm tiền đến mức không có thời gian để gây chiến. Trung Quốc hiện nay là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Khách du lịch Trung Quốc nườm nượp kéo đến Tôkyô để chộp mua ngay những chiếc túi xách và quần áo thiết kế được trưng bày tại các tủ kính cửa hàng ở Omotesando. Trung Quốc không thích thú gì với sự bành trướng lãnh thổ. Dù thế nào đi chăng nữa, Chính phủ Trung Quốc đã gặp đủ vấn đề trong nước rồi: vậy tại sao nước này phải tìm kiếm thêm những rắc rối ở ngoài nước?

Châu Á quả thực có lý do để duy trì cho những mối quan hệ tốt đẹp và cuộc tranh cãi không đâu gần đây nhất có thể sẽ dịu đi, như những cuộc tranh cãi khác đã từng xảy ra trong quá khứ. Nhưng mỗi khi một vụ tranh cãi về hòn đảo bùng lên thì thái độ lại trở nên cứng rắn và niềm tin bị xói mòn. Hai năm trước, khi Nhật Bản bắt giừ thuyền trưởng của một tàu cá Trung Quốc vì đâm vào một tàu ngay sát quần đảo này, thì Nhật Bản đã nhận ra hành động trả đũa khi Trung Quốc hạn chế việc bán đất hiếm cần thiết cho nền công nghiệp của nước này.

Chủ nghĩa dân tộc đang ngày càng gia tăng ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đã làm trầm trọng thêm mối đe dọa này. Bất kể tính hợp pháp của tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo này là gì đi chăng nữa, thì gốc rễ của nó vẫn nằm ở công cuộc xây dựng đế chế đầy tàn bạo. Giới truyền thông ở các nước đã lợi dụng thành kiến vốn đã thường xuyên được khắc sâu ở các trường học. Góp phần tạo ra chủ nghĩa dân tộc và tận dụng khi nó phù hợp với mình, các nhà lãnh đạo Trung Quốc giờ đây phải đối mặt với lời chỉ trích cay độc nếu họ không đấu tranh vì một phần của đất nước mình. Một cuộc thăm dò gần đây đã cho thấy rằng chỉ hơn một nửa người dân Trung Quốc nghĩ rằng trong một vài năm tới sẽ chứng kiến một “cuộc tranh chấp quân sự” với Nhật Bản.

Do đó, những quần đảo này có ý nghĩa ít vì việc đánh bắt cá, dầu mỏ hay khí đốt hơn những toan tính trong một trò chơi đặt cược cao cho tương lai của châu Á. Tất cả các sự kiện, dù nhỏ cũng đều có nguy cơ thiết lập nên một tiền lệ. Nhật Bản, Việt Nam và Philíppin đều lo sợ rằng nếu họ nhượng bộ thì Trung Quốc sẽ cảm nhận được điểm yếu và chuẩn bị cho một yêu sách tiếp theo. Trung Quốc lo sợ rằng nếu nước này thất bại trong việc thúc đẩy lý lẽ của mình thì Mỹ và những nước khác sẽ kết luận rằng họ được tự do âm mưu chống lại Trung Quốc.

Hợp tác và răn đe

Việc châu Á không có khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến những hòn đảo đã đặt ra những nghi ngờ về việc khu vực này sẽ đối phó với một cuộc khủng hoảng thật sự trên bán đảo Triều Tiên và hai bờ eo biển Đài Loan như thế nào. Việc Trung Quốc ngày càng thích cư xử một cách kiêu căng hùng hổ nuôi dưỡng những điều không chắc chắn đã ăn sâu về cách mà nước này sẽ hành xử với tư cách một cường quốc chi phối. Và xu hướng sự bất hòa nhỏ nhặt nhất leo thang trở thành một cuộc cãi cọ bùng nổ mạnh mẽ là những vấn đề cho Mỹ, mà vừa nhằm làm yên lòng Trung Quốc rằng Mỹ hoan nghênh sự trỗi dậy của Trung Quốc vừa sử dụng mối đe dọa về sức mạnh quân sự để đảm bảo ràng Thái Bình Dương xứng đáng với cái tên của mình.

Một số giải pháp sẽ mất cả một thế hệ. Các chính trị gia châu Á phải bắt đầu nhổ chiếc răng nọc của những con rắn dân tộc chủ nghĩa mà họ đã nuôi dưỡng, những cuốn sách giáo khoa chân thực sẽ giúp được nhiều điều. Trong những thập kỷ tới, sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ vẫn là điểm trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ. “Sự chuyển hướng” của Barack Obama sang châu Á là một khởi đầu hiệu quả trong việc thể hiện cam kết của Mỹ với các đồng minh của mình. Nhưng Trung Quốc cần tái đảm bảo rằng thay vì nỗ lực kiềm chế Trung Quốc như Anh đã làm trong thế kỷ 19 với Đức, Mỹ mong muốn một Trung Quốc có trách nhiệm để hiện thực hóa tiềm năng của nước này với tư cách một cường quốc thế giới. Một sự phàn nàn gay gắt về chính trị lên WTO sẽ thêm vào những lo lắng của Trung Quốc.

Do những căng thẳng liên quan đến quần đảo này và những phiên bản lịch sử không thể hòa giải của châu Á, 3 biện pháp bảo vệ ngay lập tức là cần thiết. Một là hạn chế cơ hội để những rủi ro có thể leo thang thành khủng hoảng. Một sự xung đột trên biển sẽ ít gây lúng túng hơn nếu một bộ quy tắc ứng xử quy định các tàu nên cư xử như thế nào và phải làm gì sau một vụ tai nạn. Các chính phủ sẽ thấy dễ dàng hơn khi làm việc với nhau trong các tình huống khẩn cấp nếu họ thường xuyên làm việc với nhau trong các tổ chức khu vực. Tuy nhiên, rất nhiều diễn đàn của châu Á thiếu tầm ảnh hưởng bởi vì không nước nào sẵn sàng nhượng quyền lại cho các diễn đàn này.

Biện pháp bảo vệ thứ hai là tìm ra lại những cách thức để giải quyết những tranh chấp về chủ quyền, mà không gây tổn hại gì. Chủ tịch Tập Cận Bình nên nhìn vào thành công của người tiền nhiệm của mình, Hồ cẩm Đào, người đã gác “vấn đề Đài Loan” sang một bên. Với quần đảo Senkaku (mà Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền), cả Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đều vui vẻ để lại vấn đề chủ quyền cho thế hệ sau quyết định. Điều đó thậm chí còn có ý nghĩa hơn nếu các nguồn lực trên quần đảo này đáng giá một điều gì đó: thậm chí các công ty nhà nước còn sẽ lưỡng lự khi đặt những giàn khoan dầu của mình trước nguy cơ của một cuộc tấn công về quân sự. Một khi các tuyên bố chủ quyền được giải quyết, các nước có thể bắt đầu phân chia những nguồn lực – thậm chí khả quan hơn, có thể tuyên bố quần đảo và vùng lãnh hải của mình là một khu bảo tồn thiên nhiên trên biển.

Nhưng không phải tất cả mọi thứ đều có thể được giải quyết bằng sự hợp tác và vì vậy biện pháp bảo vệ thứ 3 là tăng cường sự răn đe. Với quần đảo Senkaku, Mỹ đã rõ ràng: mặc dù nước này không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền, nhưng quần đảo này do Nhật Bản quản lý và vì vậy nằm dưới sự bảo vệ của Nhật Bản. Điều này đã củng cố thêm sự ổn định bởi vì Mỹ sẽ sử dụng uy tín ngoại giao của mình để chấm dứt tranh chấp đang leo thang và Trung Quốc biết là nước này không thể xâm lược. Tuy nhiên, cam kết của ông Obama với các hòn đảo khác ở châu Á lại không rõ ràng.

Vai trò của Trung Quốc thậm chí còn trung tâm hơn. Các nhà lãnh đạo nước này nhấn mạnh rằng sức mạnh ngày càng tăng không đại diện cho bất cứ một mối đe dọa nào đối với các nước láng giềng. Họ cũng quả quyết rằng họ hiểu lịch sử. Một thế kỷ trước ở châu Âu, những năm tháng hòa bình và quá trình toàn cầu hóa đã thu hút các nhà lãnh đạo nghĩ rằng họ có thể đùa với những ngọn lửa dân tộc chủ nghĩa mà không có nguy cơ xung đột lớn. Sau mùa Hè này, Ông Tập Cận Bình và những người láng giềng cần phải hiểu được những quần đảo này trên thực tế đang gây ra thiệt hại lớn đến mức nào. Châu Á cần phải thoát khỏi một tình trạng tụt dốc dẫn đến sự mất lòng tin gây xói mòn. Vậy đâu là cách thức tốt hơn để Trung Quốc thể hiện rằng đó là lòng chân thành về một sự trỗi dậy hòa bình thay vì giành lấy vị trí lãnh đạo?./.

Thông tấn xã Việt Nam
0

Thế giới choáng váng với chương trình chế tạo máy bay của TQ

15/12/2012- TPO - Trung Quốc không chỉ là nước duy nhất trên thế giới đồng thời thực hiện hai chương trình chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, mà có dự án chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6.


Trước đây, sự tồn tại của các dự án này chỉ là chủ đề của những đồn đoán. Tuy nhiên, gần đây, báo chí Trung Quốc đã xác nhận sự tồn tại của các chương trình này. Có khả năng hoạt động quy mô đầy đủ chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu sẽ bắt đầu trong thập kỷ tới - chuyên gia của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Vasily Kashin cho biết.

Tháng trước, báo chí chính thức của Trung Quốc đã có những bằng chứng hiếm hoi về sự tồn tại của chương trình. Báo Công nghiệp Trung Quốc tháng 11-2012 đề cập tới việc áp dụng máy tính thiết kế hiện đại trong Tập đoàn công nghiệp chế tạo máy bay Thẩm Dương, theo đó Trung Quốc đã đưa ra nền tảng thiết kế tự động chế tạo máy bay thế hệ thứ sáu.

Nếu máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, giới chuyên nghiệp đề ra tập hợp các tiêu chuẩn, chẳng hạn như tính tàng hình, khả năng siêu cơ động và tốc độ bay siêu âm, thì máy bay thế hệ thứ sáu không có tiêu chí thống nhất.

Theo giải thích của ông Vasily Kashin, chuyên gia Nga về các vấn đề quốc phòng, hiện tại Mỹ và Pháp đang nghiên cứu lập ra khái niệm thiết kế hệ thống như vậy. Đặc biệt, năm ngoái công ty Lockheed Martin đã giới thiệu hình ảnh của chiếc máy bay trong tương lai. Pháp quyết định không tham gia chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, mà thay vào đó tập trung nguồn lực để thiết kế máy bay thế hệ thứ sáu.

Có giả định rằng máy bay thế hệ thứ sáu sẽ không có người lái và có thể được trang bị các loại vũ khí mới, bao gồm súng điện và laser. Chúng sẽ có tốc độ bay thậm chí lớn hơn nhiều so với máy bay thế hệ thứ năm.

Tuy nhiên, ngay cả ở Mỹ, quá trình chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 vẫn còn ở giai đoạn đầu tiên nghiên cứu yêu cầu kỹ thuật và các phương pháp tiếp cận cơ bản để thiết kế các máy bay chiến đấu như vậy.

Không quân và Hải quân Mỹ cũng đang làm việc theo hướng này. Giả định rằng những chiếc máy bay thế hệ thứ 6 sẽ ra đời không sớm hơn mốc 2030, và có khả năng nhất là trong khoảng 2040 - 2050.


Có khả năng là các nghiên cứu theo hướng này của Trung Quốc không chỉ được tiến hành ở Thẩm Dương, mà cả tại trung tâm chế tạo máy bay thứ hai ở Thành Đô. Tuy nhiên, giới quân sự thậm chí hiện biết rất ít về các yêu cầu đối với máy bay quân sự thế hệ thứ sáu của Trung Quốc, so với các dự án tương tự ở phương Tây.

Chương trình chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu, cùng với 2 chương trình chế tạo máy bay thế hệ 5 còn có chứng cớ xác nhận khác là Trung Quốc có kế hoạch trong tương lai trở thành siêu cường quân sự ngang với Mỹ, và trong một số khía cạnh thì vượt Mỹ, chuyên gia Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ, ông Vasily Kashin ghi nhận.

Nếu như máy bay thế hệ thứ năm vẫn có nhiều điều cần hoàn thiện thì máy bay thế hệ sáu, nếu nó thực sự sẽ sử dụng vật liệu mới và vũ khí dựa trên các nguyên tắc vật lý mới sẽ đòi hỏi phải huy động tất cả các tiềm năng khoa học và công nghệ của cả nước.

Có khả năng là việc chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu sẽ chỉ bắt đầu tiến hành trong thập kỷ tới. Thành công của Trung Quốc trong cuộc thi này sẽ phụ thuộc vào hiệu quả của chính sách hiện nay là hỗ trợ nghiên cứu cơ bản và cải cách các trường đại học, cũng như cải cách tình trạng các ngành công nghiệp cơ bản như luyện kim, vật liệu tổng hợp hàng không, điện tử…

Theo Tiếng nói nước Nga
0

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Quân đội Trung Quốc nhận lệnh sẵn sàng chiến đấu

13/12/2012- Các quan chức ngoại giao và quốc phòng cấp cao của Mỹ và Philippines mấy ngày nay đang bàn bạc về việc tăng số lượng tàu chiến, máy bay và binh lính Mỹ đóng luân phiên tại Philippines. Trong khi đó, Trung Quốc ra lệnh cho quân đội chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc đấu tranh. Các động thái trên của Manila và Bắc Kinh diễn ra trong bối cảnh hai nước đang có cuộc tranh chấp lãnh thổ nóng bỏng ở Biển Đông.

Các quan chức cấp cao Mỹ và Philippines hôm qua (12/12) đã có cuộc gặp ở thủ đô Manila để thảo luận về việc tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác hàng hải, quốc phòng, an ninh và kinh tế. Giới quan chức quân sự và ngoại giao Philippines cho biết, họ chờ đợi thêm nhiều tàu, máy bay và binh lính Mỹ đến nước họ tập trận và tham gia các chiến dịch nhân đạo cũng như cứu trợ thảm họa.

"Những gì mà chúng tôi đang thỏa luận là tăng cường sự hiện diện luân phiên của các lực lượng Mỹ”, ông Carlos Sorreta – Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, cho các phóng viên biết. Theo tiết lộ của ông Sorreta, Mỹ và Philippines sẽ phê chuẩn một kế hoạch tập trận chung 5 năm trong tuần này.

Hiện tại, quy mô của việc tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Philippines vẫn chưa được quyết định. Thứ trưởng Quốc phòng Philippines – ông Pio Lorenzo Batino cho biết, hai nước sẽ có “nhiều cuộc thảo luận” về một khung quy chế mới cho phép Washington đưa thêm nhiều thiết bị quân sự vào Philippines.


Từ năm ngoái đến nay, Mỹ đang tăng cường sự hiện diện quân sự ở Châu Á.

"Hiện chúng tôi chưa thảo luận những chi tiết cụ thể... Những vấn đề đó sẽ được quyết định bởi các nhóm làm việc”, Thứ trưởng Batino cho biết tại một cuộc họp báo.

Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Kurt Campbell cho biết, mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Philippines đang trong “thời kỳ phục hưng”.

Philippines cho biết, họ muốn được chuẩn bị ở một tư thế tốt hơn để bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông. Một quan chức ngoại giao Philippines hồi đầu tuần này đã khẳng định, Manila coi Mỹ như là một bên có thể giúp họ có được vị thế, tư thế tốt hơn như mong muốn. Trong khi Mỹ tuyên bố duy trì lập trường trung lập trong các tranh chấp ở Biển Đông thì nước này vẫn đưa ra những tư vấn về quốc phòng cho Philippines theo Thỏa thuận Quốc phòng Chung mà hai nước đã ký với nhau.

Việc Mỹ đẩy mạnh sự hiện diện quân sự ở Philippines diễn ra trong bối cảnh Australia và nhiều khu vực khác ở Châu Á đã và đang chứng kiến sự xuất hiện dày đặc hơn của tàu chiến, máy bay và binh lính Mỹ dưới cái gọi là chiến lược “chuyển hướng trọng tâm” về khu vực. Mỹ đã tuyên bố quay trở lại Châu Á-Thái Bình Dương từ hồi cuối năm ngoái.

Ông Tập Cận Bình ra lệnh cho quân đội sẵn sàng chiến đấu

Lo ngại về những ý định của Washington, Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh của quân đội nước này.

Mặc dù không ám chỉ trực tiếp đến các tranh chấp lãnh thổ hiện này ở Biển Đông nhưng tân Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc – ông Tập Cận Bình mới đây đã kêu gọi quân đội chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến đấu.

Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã ra lệnh cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) tăng cường ý thức “chiến đấu thực sự” để duy trì khả năng sẵn sàng.


Ông Tập Cận Bình trong chuyến đi thị sát đến căn cứ quân sự ở Quảng Châu.

Theo một thông cáo báo chí được giới chức quân sự Trung Quốc phát đi ngày hôm qua (12/12), ông Tập Cận Bình đã đưa ra mệnh lệnh trên trong chuyến đi thị sát từ ngày 8 đến 10/12 đến một căn cứ quân sự ở tỉnh Quảng Châu.

Là Chủ tịch Ủy ban Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình cũng chính là Tổng Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Trung Quốc. Với 2,3 triệu binh lính, quân đội Trung Quốc là lực lượng lớn nhất thế giới.

Ông Tập Cận Bình kêu gọi các sĩ quan PLA áp dụng các tiêu chuẩn chiến đấu thật sự trong đào tạo binh lính đồng thời tăng cường sự sẵn sàng cũng như nhận thức của các binh lính.

Tân Tổng Bí thư Trung Quốc cũng tái khẳng định, nhiệm vụ then chốt của PLA là củng cố khả năng phát động các cuộc chiến tranh khu vực trong Thời đại Thông tin và tiến hành các chiến dịch quân sự đa dạng.

"Hãy khắc ghi trong tâm trí một điều, việc tuân theo sự chỉ đạo của Đảng là linh hồn của quân đội. Ưu tiên hàng đầu của quân đội là có thể chiến đấu và giành chiến thắng trong các cuộc chiến. Điều cơ bản là quân đội phải củng cố sức mạnh thông qua việc quản lý binh lính trong sự khắc nghiệt và theo luật pháp để tăng cường sự phát triển của lực lượng, củng cố lòng trung thành với đảng, đẩy mạnh hiện đại hóa và tính chính quy trong quân đội", ông Tập Cận Bình đã phát biểu như vậy với các sĩ quan ở căn cứ Quảng Châu.

Trong chuyến đi thị sát nói trên, ông Tập Cận Bình đã ăn trưa trên tàu khu trục Haikou cùng với các thủy thủ. Ông này cũng kiểm tra một xe thiết giáp và thị sát một cuộc tập trận.

Việc Philippines hối hả thúc đẩy các hoạt động thắt chặt mối quan hệ quân sự với Mỹ, mở rộng cánh cửa cho sự hiện diện quân sự của Mỹ ở nước này, và sự kiện ông Tập Cận Bình kêu gọi quân đội sẵn sàng chiến đấu diễn ra trong cùng một thời điểm khi mà Manila và Bắc Kinh đang đối đầu căng thẳng với nhau vì tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Cả Philippines và Trung Quốc đều không ám chỉ gì đến những tranh chấp nóng bỏng ở Biển Đông hiện nay nhưng giới phân tích tin rằng, các động thái của họ đều liên quan đến vấn đề này.

Nguồn: VnMedia
0

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Nga nói phiến quân có thể chiến thắng và chuẩn bị sơ tán công dân khỏi Syria

13/12/2012- (Reuters) - Phiến quân Syria đang chiếm thêm đất và có thể giành chiến thắng, một đồng minh chính của Tổng thống Bashar al-Assad, Bộ trưởng Ngoại giao Nga cho biết ngày Thứ năm.

"Người ta phải nhìn vào sự thật," Trang tin nhà nước Nga RIA dẫn lời Mikhail Bogdanov nói. "Thật không may, sự chiến thắng của phe đối lập Syria không thể được loại trừ."


Tên lửa đạn đạo Scud của Syria đã được bắn vào vùng tạm chiếm của phiến quân hôm thứ Tư 12/12/2012. Ảnh minh họa.

Bogdanov, đặc phái viên của điện Kremlin về vấn đề Trung Đông, nói rằng chính phủ Syria "ngày càng mất kiểm soát lãnh thổ" và rằng Moscow đang chuẩn bị kế hoạch sơ tán công dân Nga nếu cần thiết.

Quân nổi dậy đã dựng một vòng cung lửa gần như liên hoàn từ phía đông đến phía đông nam của Thủ đô Damascus, bất chấp sự bắn phá ác liệt của quân đội chính phủ để đẩy lùi.

Ngoài việc chiếm lãnh thổ ở vùng ngoại ô Damascus trong những tuần gần đây, phiến quân cũng đã thực hiện các cuộc tấn công nhắm mục tiêu các tòa nhà an ninh quốc gia hoặc các khu vực được xem là trung thành với Assad, chẳng hạn như Jaramana, nơi hai quả bom đã giết chết 34 người trong tháng 11.

Bị dồn vào chân tường, Tổng thống Assad chuẩn bị sẳn sàng dùng vũ khí (hóa học) giết người hàng loạt, theo nhiều báo cáo.

Quan chức NATO cho biết hôm thứ Tư rằng quân đội Syria đã bắn tên lửa đạn đạo Scud, có uy lực mạnh nhưng độ chính xác không cao, chống lại phiến quân trong những ngày gần đây.

Đài quan sát Syria của Anh cho biết máy bay chiến đấu ném bom quân phiến loạn ở vùng ngoại ô phía đông của Damascus vào thứ Năm trong khi pháo binh đã được bắn vào Daraya và Moadamiyeh, phía Tây Nam của khu vực gần trung tâm, nơi các phiến quân đang tạm chiếm.

Ít nhất 40.000 người đã thiệt mạng trong cuộc nội chiến Syria, bắt đầu từ tháng 3 năm 2011 với các cuộc biểu tình đường phố đã được đáp trả bằng tiếng súng bởi lực lượng an ninh của Assad.

Hoa Kỳ và các nước Ảrập đã chính thức công nhận phe đối lập mới được thành lập ở Syria ngày Thứ tư, mặc dù có dấu hiệu khó chịu của phương Tây về sự trỗi dậy của người Hồi giáo chiến đấu trong hàng ngũ quân nổi dậy.

Các quốc gia phương Tây tổ chức các cuộc đàm phán tại Marrakech, Morocco đã thành lập một liên minh quốc gia mới vào tháng trước đứng đầu bởi giáo sĩ Hồi giáo ôn hòa Mouaz Alkhatib.

Nga, cùng với Trung Quốc đã ngăn chặn bất kỳ biện pháp nào của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chống lại Assad, chỉ trích quyết định công nhận liên minh mới của Washington, nói rằng điều này là từ bỏ các nỗ lực để đạt được một giải pháp chính trị.

Nhận xét của Bogdanov là dấu hiệu rõ ràng nhất rằng Nga đang chuẩn bị cho sự thất bại có thể có của chính phủ Assad.

Bogdanov cho biết: "Chúng tôi đang đối phó với các vấn đề cho di tản. Chúng tôi có kế hoạch huy động và tìm kiếm các công dân của chúng tôi ở Syria".


Syria dùng tên lửa đạn đạo Scud tấn công phiến quân

Theo Reuters
0

Công bố Ngân sách Quốc phòng Việt Nam

13/12/2012- Cổng thông tin điện tử Bộ quốc phòng vừa công bố ngân sách quốc phòng Việt Nam từ 2005 đến 2008 là 2,1 %, tính trung bình theo tỷ trọng GDP.

Cổng thông tin này không đề cập đến ngân sách quốc phòng Việt Nam những năm gần đây nhưng theo Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế tại Stockholm, Thụy Ðiển, ngân sách quốc phòng của Việt Nam năm 2012 khoảng 3.1 tỉ USD, tăng 35% so với năm 2011. Còn trang tin quốc phòng SBWire thì ước tính chi tiêu quốc phòng của Việt Nam là khoảng 3 tỷ USD vào năm 2013.

Bản tin của Bộ quốc phòng nói, Tuy nền kinh tế còn nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, nhưng Nhà nước luôn dành một phần cần thiết ngân sách quốc gia cho các nhu cầu quốc phòng, đảm bảo trang bị, vũ khí cho lực lượng vũ trang.

Nhờ sự phát triển kinh tế, Việt Nam đã có lượng dự trữ hậu cần đáp ứng yêu cầu đối phó với mọi tình huống khẩn cấp; hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển ngày càng hoàn chỉnh và hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động quốc phòng.


Tàu Lý Thái Tổ. Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng

Ngân sách quốc phòng Việt Nam (đơn vị tính: tỉ đồng)

Năm 2008

GDP: 1.490.000

Ngân sách quốc phòng: 27.024

Tỷ trọng theo GDP: 1,813%

Năm 2007

GDP: 1.143.442

Ngân sách quốc phòng: 28.922

Tỷ trọng theo GDP: 2,529%

Năm 2006

GDP: 973.791

Ngân sách quốc phòng: 20.577

Tỷ trọng theo GDP: 2,194%

Năm 2005

GDP: 839.211

Ngân sách quốc phòng: 16.278

Tỷ trọng theo GDP: 1,872%


Máy bay Su-30MK2V . Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng

Ngân sách nêu trên chủ yếu để bảo đảm mức sống của đội ngũ sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ và công nhân viên quốc phòng, bảo đảm hoạt động của công nghiệp quốc phòng, duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Theo Cổng TTĐT BQP

2

Nga đẩy mạnh xuất khẩu tàu chiến cỡ nhỏ hướng tới biển Đông

13/12/2012- ANTĐ - Nga liên tục gia tăng các dự án chế tạo tàu chiến cỡ nhỏ không chỉ để sử dụng mà còn để xuất khẩu. Tất cả các phiên bản xuất khẩu của Nga đều có tính mở, cho phép khách hàng được tùy chọn gói thiết bị và vũ khí phù hợp với kết cấu cơ bản của tàu.

Ra mắt hàng loạt các dự án tàu chiến cỡ nhỏ

Bộ tư lệnh hải quân Nga thông báo: Sau khi hoàn tất cuộc thử nghiệm tại nhà máy đóng tàu Almaz ngày 04/12, tàu tuần tiễu Makhachkala thuộc lớp 21630 “Buyan” sẽ được đưa vào biên chế chính thức của lực lượng hải quân Nga. Con tàu này đã hoàn tất quá trình chạy thử và thử nghiệm cấp quốc gia trên biển. Trong lịch sử phát triển của mình, nhà máy đóng tàu Almaz đã sản xuất trên 1000 chiếc tàu hạng nhẹ các loại với chất lượng rất tốt.

Tàu tuần tiễu lớp 21630 được phát triển bởi Cục thiết kế Zelenodolsk (thuộc cộng hòa Tatarstan), triển khai đóng tại nhà máy đóng tàu Almaz, chủ yếu được dùng để bảo vệ khu đặc quyền kinh tế biển quốc gia trong phạm vi 200 hải lý. Makhachkala là chiếc thứ 3 thuộc lớp 21630, chiếc đầu tiên là Astrakhan hoàn thành năm 2006, chiếc thứ 2 là Volgodonsk được bàn giao năm 2011, cả 2 tàu này đều thuộc biên chế hạm đội Caspi của Nga.


Tàu tuần tiễu Astrakhan thuộc lớp 21630 “Buyan”

Cục thiết kế Zelenodolsk và nhà máy đóng tàu Almaz là thương hiệu nổi tiếng trong công nghiệp đóng tàu Nga, chuyên sản xuất các tàu tuần tiễu, tàu cao tốc, tàu tên lửa và tàu hộ vệ cỡ nhỏ, trong đó có một số loại đang phục vụ trong lực lượng hải quân Việt Nam như: Tàu tuần tiễu kiểu 10412 lớp Svetlyak, tàu hộ vệ đa năng Gepard 3.9…

Tàu tuần tiễu thuộc lớp 21630 “Buyan” có lượng giãn nước 570 tấn, tốc độ 26 hải lý/h, trang bị những hệ thống vũ khí tiên tiên nhất của Nga, có thiết kế giảm bộc lộ radar giúp tàu có tính năng tàng hình nhất định. Loại tàu này có tải trọng lớn hơn tàu tuần tiễu kiểu 10412 lớp Svetlyak của Việt Nam gần 200 tấn với tính năng trội hơn một chút.

Makhachkala là chiếc tàu thứ 5 thuộc 3 lớp tàu cỡ nhỏ khác nhau mà nhà máy đóng tàu Almaz bàn giao cho khách hàng trong năm 2012. Trong tháng 6-2012, nhà máy đã bàn giao 3 tàu cho hải quân Nga bao gồm: 01 tàu tuần tiễu ven bờ kiểu 22460, 02 tàu tuần tiễu ven bờ kiểu 12200 cho lực lượng biên phòng biển và đến tháng 9-2012 họ bàn giao tiếp 01 tàu tuần tiễu ven bờ kiểu 22460 cho lực lượng bảo vệ bờ biển Nga và cuối cùng là Makhachkala.


Tàu tuần tiễu Makhachkala là chiếc thứ 3 thuộc lớp 21630 “Buyan”

Ngoài các dự án đóng tàu trên Nga còn một loạt tàu chiến cỡ nhỏ rất phù hợp với các nước nghèo như Việt Nam, trong số đó nổi bật là tàu đổ bộ tấn công nhanh lớp 11770 “Serna”, 2 phiên bản tiếp theo của 21630 Buyan và tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp 20380 (phiên bản xuất khẩu là 20382).

Tàu đổ bộ tấn công Serna có chiều dài 25,8m, lượng giãn nước 61 tấn, có thể mang theo 1 chiếc xe tăng hoặc 2 xe chiến đấu bộ binh hoặc một nhóm tác chiến hải quân đánh bộ 92 người. Loại tàu đổ bộ này cực kỳ phù hợp với tác chiến đổ bộ đánh chiếm, tái chiếm hoặc đổ quân chốt giữ đảo.

2 loại biến thể tiếp theo của 21630 Buyan là tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp 21631 Buyan-M và tàu tuần tiễu lớp 21632 Tornado được nâng cấp vũ khí ngang tầm các tàu hộ vệ tên lửa hiện đại cỡ lớn của Nga. Đây chính là các dự án đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nước đang phát triển, ngân sách quốc phòng eo hẹp.

Tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp 21631 Buyan-M là phiên bản nâng cấp tiếp theo của Buyan. Loại tàu này có lượng giãn nước 950 tấn, trang bị 8 quả tên lửa hành trình chống hạm 3M-54 Kaliber và tên lửa phòng không 3M-47 Igla. Loại tàu này tuy có lượng giãn nước thấp hơn tàu hộ vệ Gepard 3.9 của Việt Nam nhưng hỏa lực không hề kém cạnh.


Tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp 21631 Buyan-M

Còn tàu tuần tiễu lớp 21632 Tornado là biến thể gần nhất của 21630 với 3 kiểu thiết kế tương ứng với 3 nhiệm vụ, được coi là loại tàu có tính năng thông dụng nhất vì Nga tùy theo nhu cầu của khách hàng mà đáp ứng sản xuất. 3 phiên bản của nó bao gồm: tàu pháo, tàu đổ bộ/chống đổ bộ hạng nhẹ và tàu tên lửa. Tàu pháo có tính năng tương tự lớp 21630, tàu đổ bộ/chống đổ bộ hạng nhẹ được trang bị thêm hệ thống pháo phản lực A – 215 Grad M (biến thể dùng trên biển của hệ thống pháo phản lực BM – 21), cỡ nòng 122mm, còn phiên bản tàu tên lửa có thể được lắp đặt 1 trong 2 loại tên lửa đáng gờm là 3M24 Kh-35 Uran-E và tên lửa hành trình đối hạm siêu âm Yankhont (mỗi loại 8 quả với 2 cụm, mỗi cụm 4 ống phóng 2 bên mạn, phần giữa tàu).


Nga đẩy mạnh xuất khẩu tàu chiến cỡ nhỏ cho ai?

Hiện nay, Nga liên tục gia tăng các dự án chế tạo tàu chiến cỡ nhỏ không chỉ để sử dụng mà còn để xuất khẩu. Tất cả các phiên bản xuất khẩu của Nga đều có tính mở, cho phép khách hàng được tùy chọn gói thiết bị và vũ khí phù hợp với kết cấu cơ bản của tàu. Từ trước đến nay, các loại tàu chiến Nga chiếm thị phần không lớn, khách hàng chủ yếu là các nước XHCN trước đây và bạn hàng cũ như: Algieria, Iran, Iraq, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam…, hiện thị phần này đang ngày càng thu hẹp trước sự cạnh tranh quyết liệt của Mỹ, Anh, Pháp…


Tàu đổ bộ tấn công Serna lớp 11770

Do điều kiện ngân sách eo hẹp, Nga ít phát triển các loại tàu chiến hạng nặng mà tập trung chế tạo các tàu hạng trung và hạng nhẹ có lượng giãn nước từ 500 – 2000 tấn, với các loại hỏa lực rất mạnh. Vô hình trung, điều này cũng phù hợp với rất nhiều nước có ngân sách quốc phòng eo hẹp như Việt Nam, hoặc cần phát triển gấp lực lượng tàu chiến trong thời gian ngắn. Hiện nay, điểm nóng bùng nổ xung đột trên biển chủ yếu tập trung ở khu vực biển Đông, rõ ràng là người Nga đã bộc lộ ý định chuyển hướng sang Đông Nam Á trong định hướng xuất khẩu vũ khí của mình.

Trung Quốc đã bộc lộ tham vọng nuốt trọn biển Đông với hàng loạt hành động gây hấn trong thời gian gần đây, mức độ khiêu kích càng ngày càng gia tăng. Song song với nó, họ đang phát triển lực lượng tàu chiến hùng hậu nhằm uy hiếp các nước Đông Nam Á. Trước sự chèn ép của Trung Quốc, các nước nhỏ thuộc ASEAN tuy tiềm lực kinh tế yếu hơn rất nhiều nhưng họ cũng không chịu để yên cho Trung Quốc muốn làm gì thì làm. Họ cũng nhanh chóng xây dựng chiến lược phát triển lực lượng hải quân theo kiểu “con nhà nghèo”, mua các tàu chiến cỡ lớn đã qua sử dụng và sắm hàng loạt các tàu nhỏ có tính năng cơ động cao, vũ khí trang bị hiện đại.

Thời gian qua, ngoài tự đóng mới tàu chiến, các nước này gấp rút tìm mua các loại tàu chiến hạng nặng đã qua sử dụng của các nước phương Tây mà không ký các hợp đồng đóng mới. Bề ngoài, điều này được lí giải là do tiết kiệm ngân sách nhưng thực chất chính là do sức ép về thời gian. Các tàu cũ không chỉ rẻ mà đã được kiểm chứng về tính năng, có thể sử dụng được ngay chứ không mất thời gian đóng rồi chạy thử như các tàu mới, điều đó xuất phát từ sức ép nâng cấp “thần tốc” lực lượng tàu chiến của các nước này chứ không đơn thuần là vấn đề giá cả.

Thời gian qua, liên tiếp Mỹ, Anh, Pháp… đã bán các tàu đã qua sử dụng cho Philippines, Indonesia, Singapore, thậm chí Đài Loan - vốn có nền công nghiệp đóng tàu hàng đầu châu Á cũng theo xu hướng này. Gần đây, Italia cũng bắt đầu để mắt đến thị trường vũ khí giá rẻ với hàng loạt hiệp định hợp tác quân sự song phương với Algieria (khách hàng cũ của Nga) và các nước Đông Nam Á là: Singapore, Philippines và sắp tới là Việt Nam…


Tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp 20380 (phiên bản xuất khẩu là 20382).

Tuy chậm chân hơn các nước khác nhưng Nga vẫn đang nắm giữ nhiều lợi thế lớn là họ có rất nhiều loại tàu cỡ nhỏ nhưng vũ khí hiện đại, giá rẻ, sản xuất nhanh, kèm theo các điều kiện hấp dẫn về tự chọn các loại vũ khí. Với thực lực của các nhà máy đóng tàu lớn của Nga như nhà máy đóng tàu Almaz - St Petersburg hoặc Vostochnaya Verf - Vladivostok…, 1 năm họ có thể sản xuất được gần chục tàu chiến dạng này, hơn nữa với điều khoản chuyển giao dây chuyền công nghệ, các nước Đông Nam Á hoàn toàn có khả năng tự gia tăng số lượng tàu của mình.

Việc Nga đẩy mạnh xuất khẩu các loại tàu chiến cỡ nhỏ là một chiến lược đúng đắn, không chỉ có lợi cho ngành công nghiệp đóng tàu Nga mà còn là thời cơ bằng vàng để các nước Đông Nam Á hiện đại hóa lực lượng hải quân của mình. Về phần Việt Nam, những loại tàu này đều rất phù hợp với phương châm “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” và phương thức tác chiến linh hoạt, cơ động của hải quân Việt Nam, nó có thể trang bị cho các lực lượng hải quân, cảnh sát biển và các lực lượng chấp pháp biển của Việt Nam trong tương lai.

Nguyễn Ngọc/ An ninh Thủ đô
Mạng thông tin BTL hải quân Nga
3

Nga thử nghiệm chiếc Su-30MK2 cho đối tác

13/12/2012- Chiến đấu cơ Su-30MK2 "sát cánh" cùng Su-35S tham gia thử nghiệm tại vùng Komsomolsk-on-Amur của Nga trước khi được bàn giao cho khách hàng.

Vừa qua, tại vùng Komsomolsk-on-Amur, Hiệp hội hàng không KnAAPO của Nga đã bắt đầu thử nghiệm chiếc chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2 cuối cùng cho một đối tác.

Theo hình ảnh mà KnAAPO công bố cho thấy, một chiếc chiến đấu cơ thế hệ 4++ Su-35S trong lô 48 máy bay sản xuất loạt cho Bộ Quốc phòng Nga, tiến hành các chuyến bay thử nghiệm cùng với một chiến đấu cơ hai người ngồi Su-30MK2 tại sân bay thử nghiệm nhà máy ở vùng Komsomolsk-on-Amur.


Chiếc Su-30MK2 bên cạnh Su-35S.

KnAAPO không tiết lộ về đích tới của chiếc Su-30MK2 xuất hiện bên cạnh chiếc Su-35S.

Tuy nhiên, theo một số nguồn tin không chính thức, chiếc máy bay hai người ngồi bên cạnh chiếc Su-35S được thử nghiệm để cung cấp cho một đối tác truyền thống ở khu vực Đông Nam Á.

Hồi đầu năm 2012, một máy bay Su-30MK2 trong hợp đồng cung cấp 4 chiếc cho Việt Nam, trong quá trình bay thử nghiệm đã gặp tai nạn và bị phá hủy hoàn toàn.

Phía Nga cam kết sẽ chế tạo lại một chiếc tương tự cho đối tác và lên kế hoạch sẽ bàn giao trước khi kết thúc năm 2012.

Hiện tại, Nga đang thực hiện nốt hợp đồng cung cấp máy bay Su-30MK2 cho Không quân Việt Nam cùng 6 máy bay tương tự cho Indonesia - hai đối tác mua máy bay truyền thống của Nga ở khu vực Đông Nam Á.

Nguồn: Báo Đất Việt
0

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Lê Ngọc Thống: Gây chiến tranh, Trung Quốc coi chừng hết vốn!

10/12/2012- Bất kỳ một cuộc chiến tranh như thế nào, mức độ ra sao, thời gian bao lâu và với ai, mà Trung Quốc gây ra, dù thắng hay hòa, thì sụp đổ ở chính quốc chỉ là vấn đề thời gian.


Đặc trưng của chiến tranh là đấu tranh vũ trang bằng tất cả vũ khí trang bị có trong tay để tiêu diệt đối phương, đồng thời, kết hợp với đấu tranh chính trị, kinh tế, ngoại giao, nhằm dành thắng lợi cuối cùng, áp đặt ý chí chí chính trị của mình lên đối thủ.

Chính vì thế, cuộc chiến tranh dù thắng, hay bại, hòa hay sa lầy, sẽ có tác động rất lớn, trực tiếp, đến chính trị, kinh tế và ngoại giao của cả hai phía.

Sự khác biệt khi gây chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc.

Đặt vấn đề chính trị, tức là tính chất phi nghĩa hay chính nghĩa của cuộc chiến tranh sang một bên, thì Mỹ tiến hành chiến tranh khi trong lòng nước Mỹ có một chế độ chính trị ổn định, một nền kinh tế hùng mạnh trên một nền tảng vững chắc. Mỹ không những dùng lực lượng quân sự mà còn có thể trừng phạt kinh tế đối thủ mà không hoặc rất ít bị thiệt hại.

Mục tiêu cuộc chiến của Mỹ là trực tiếp, có quyền lợi sát sườn, không mơ hồ. Chẳng hạn như gây ra cuộc chiến tranh Vùng vịnh, Lybia…là để chiếm đoạt nguồn năng lượng dầu hỏa toàn cầu…cho nên, khả năng hồi phục nhanh sau chiến tranh. hơn thế nữa, Mỹ còn giàu mạnh hơn sau chiến tranh.

Và, đặc biệt quan trọng là đối phương cách rất xa nước Mỹ mà không phải là láng giềng, lại là nước có năng lực phòng thủ yếu kém, cho nên không bị giáng trả trực tiếp vào lãnh thổ của chính nước Mỹ. Đây chính là câu trả lời tại sao đối với Iran, Mỹ cay cú, căm thù như thế nhưng vẫn không dám mở một cuộc tấn công nhằm xóa sổ quốc gia Hồi giáo nhiều dầu mỏ này.

Iran không phải là Lybia, không phải là Irac…, tên lửa của họ, khả năng giáng trả của họ khiến Mỹ phải “suy nghĩ 2 lần”.

Còn Trung Quốc, chính trị nội bộ vẫn chứa đựng nhiều yếu tố đầy bất ổn. Khi có hàng trăm ngàn cuộc bạo động liên tiếp xảy ra (năm 2006: 60 ngàn vụ; năm 2007: 84 ngàn vụ; năm 2008: 128 ngàn vụ và 180 ngàn vụ là con số cho năm 2010); khi người giàu chuyển tiền của ra ngoài chuẩn bị sẵn sàng “biến”; khi ly khai, bạo loạn đang là nguy cơ tiềm ẩn…thì không thể nói là ổn định, vững chắc được. Đó là những quả bom hẹn giờ vô cùng nguy hiểm.

Mặc dù được coi là trung tâm kinh tế thứ 2 thế giới, GDP chỉ sau Mỹ nhưng nền kinh tế đó chủ yếu là xuất khẩu và được coi như là một “đại công xưởng của thế giới”, nó được xây dựng trên một nền tảng không vững chắc như Mỹ, Nhật Bản…nên nội lực nhỏ, mang tính phụ thuộc lớn, sức đề kháng yếu, gặp vấn đề là có sự cố. Chẳng hạn như với Nhật, trừng phạt kinh tế Nhật, Trung Quốc coi như tự trừng phạt mình.

Nếu Trung Quốc gây chiến tranh, thì căn cứ tình hình, diễn biến, trong thời gian qua cho thấy, với điều kiện và khả năng của mình, đối phương cũng chỉ là các nước láng giềng trong khu vực châu Á-TBD mà thôi, rất gần với Trung Quốc, nên không gian, phạm vi, khu vực chiến tranh sẽ bao trùm. Lãnh thổ Trung Quốc không có nghĩa là được miễn trừ ngửi mùi khói bom, thuốc đạn.

Phần lớn những quốc gia mà Trung Quốc nhắm tới, lịch sử đã cho thấy họ tỏ ra rất quyết liệt, kiên cường, để bảo vệ quyền lợi quốc gia. Và, với khả năng phòng thủ hiện có, họ có thể giáng trả buộc đối phương phải trả giá đắt.

Chiến tranh xảy ra không thể kết thúc nhanh chóng mà thời gian sẽ kéo dài, một điều hết sức kiêng kị cho các quốc gia đi gây chiến.

Mục tiêu mà cuộc chiến tranh nếu xảy ra cũng chỉ là chiếm những đảo không người, những vùng biển có trữ lượng tài nguyên còn trong dự báo…Nói chung mục đích đạt được chỉ mang tính chính trị, chủ quyền, lâu dài…mà không đạt một quyền lợi kinh tế trực tiếp, sát sườn, cho nên, khả năng hồi phục kém khi chiến tranh kết thúc.

Như vậy có thể nói, gây chiến tranh và kết thúc chiến tranh khiến Mỹ càng giàu mạnh hơn bao nhiêu thì với Trung Quốc càng lụn bại đi bấy nhiêu. Mỹ “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, trong khi Trung Quốc phải tung hết vốn liếng vào cuộc chiến mà kết quả lại không chắc chắn.

Điều gì xảy ra khi Trung Quốc tiến hành một cuộc chiến tranh?

Một cuộc chiến tranh tác động lên rất nhiều mặt của xã hội, kinh tế, đời sống và sự tổn thất về con người, kinh tế, ảnh hưởng đặc biệt đến chính trị tinh thần.

Căng thẳng đang gia tăng xung quanh tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư không người ở, như là dấu hiệu cho một cuộc chiến Trung –Nhật bùng nổ. Nếu như chiến tranh nổ ra thì không chỉ đơn giản là Trung Quốc sẽ đổ bộ lên chiếm đảo là xong mà khu vực tác chiến không chỉ tồn tại trong một phạm vi nhỏ hẹp như vậy và không chỉ đơn thuần trên mặt trận quân sự. Mục tiêu là Ấn Độ hay Trường Sa của Việt Nam cũng vậy thôi.

Nếu như bất ổn chính trị là một quả bom đe dọa sự tồn vong của xã hội Trung Quốc hiện hành, thì quả bom này có 3 ngòi nổ nguy hiểm mà Trung Quốc bằng mọi giá ngăn chặn. Đó là kinh tế đình trệ, thất nghiệp; lạm phát, và ly khai, đòi độc lập.

Chiến tranh xảy ra kinh tế sẽ bị đình trệ, chậm hồi phục, thất nghiệp sẽ gia tăng, là ngòi nổ thứ nhất.

Không ai dám chắc là máy bay, tên lửa của 2 phía dội vào chính quốc của nhau hay không, nhưng điều chắc chắn xảy ra là các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tháo chạy khỏi Trung Quốc để tránh hậu họa.

Hàng trăm triệu người sẽ mất việc làm, sống dồn nén trong các thành phố, càng gia tăng số người nghèo và hố phân cách giàu nghèo khiến cho mâu thuẫn xã hội gay gắt như thùng thuốc súng. Đây là một nguy cơ gây nên bạo loạn không thể kiểm soát nổi mà Trung Quốc lo lắng nhất không chỉ khi xảy ra chiến tranh.

Kinh tế đình trệ sẽ gây ra lạm phát là ngòi nổ thứ hai.

Lạm phát thì quốc gia nào cũng kinh qua, tuy Trung Quốc trong hơn 30 năm phát triển thì chủ yếu là giảm phát, họ chỉ có 3 lần lạm phát là các năm 1985; 1989 và 1993-96 song lần nào cũng có sự cố, đặc biệt vụ Thiên An Môn vào 6/1989. Nhưng, một đất nước có dân số quá lớn nên nạn nhân của lạm phát, là số lượng người bị bần cùng hóa, cũng theo tỷ lệ rất lớn, sẽ không thể đàn áp nổi khi họ “túng bấn hóa liều”.

Lạm phát như là một chất dẫn nhanh nhạy kết nối các mâu thuẫn bùng nổ mà không thể ngăn chặn. Lạm phát luôn là một vấn đề khiến nhà cầm quyền Trung quốc hốt hoảng và run sợ.

Nếu để thất nghiệp, lạm phát gia tăng thì sẽ là một thảm họa cho Trung Quốc vĩ đại.

Khi hai ngòi nổ trên không được ngăn chặn thì ngòi nổ thứ 3, ly khai, cũng theo đó mà kích hoạt.

Những cuộc biểu tình mang tính chất “yêu nước” chống Nhật có sự chỉ đạo của nhà nước vừa qua với sự tham gia mới chỉ hàng triệu người, xảy ra trên 80 thành phố của cả nước, nhưng đã có nơi, có lúc, vượt ra ngoài khuôn khổ, kiểm soát của chính quyền. Hơn ai hết, giới lãnh đạo Trung Quốc chắc đã cảm nhận được một giả thiết: Nếu như “làn sóng” đó mà tính chất, nội dung, số lượng người tham gia khác đi thì chế độ sẽ là tồn tại hay sụp đổ?

Vậy, với sức mạnh như hiện nay thì trên thế giới này có quốc gia nào có thể đánh bại được Trung Quốc? Câu trả lời chắc chắn là không, nhưng… trừ chính người Trung Quốc.

Tác giả gửi cho Viet-studies ngày 9-12-12
5

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

Nhật Bản: Sặc mùi chiến tranh với Trung Quốc

09/12/2012- Tâm trạng của người Nhật bắt đầu thay đổi trước sức ép quân sự ngày càng tăng trên biển Hoa Đông, báo chí Nhật cũng rất mạnh lời...


Tàu khu trục Aegis Nhật Bản, có khả năng tác chiên rất mạnh

Một số tạp chí của Nhật Bản vừa giật những tít báo đậm màu “khói lửa chiến tranh” với Trung Quốc như “Khai chiến với Trung Quốc, hạm đội Nhật Bản bắn chìm tàu sân bay Liêu Ninh”, “Toàn cảnh tác chiến đổ bộ đảo Senkaku”, “Phương án chiến thắng Trung Quốc xâm lược”…

Ngày 4/12, chỉ riêng tạp chí “Takarajima” đã xuất bản 3 số đặc biệt về chiến tranh Trung-Nhật, như “quốc phòng của Nhật Bản và các nước láng giềng”, “Phương pháp, sách lược chiến thắng Trung Quốc của Toshio Tamogami”, “Cuộc chiến phòng vệ đảo Senkaku,Takeshima”.


Tàu sân bay hạng nhẹ Ise và Hyuga của Nhật Bản, trang bị trực thăng

Tờ “Sankei Shimbun” Nhật Bản đã đăng những bài như “giả sử Trung Quốc xâm lược, tấn công đảo Senkaku, nếu Mỹ tham chiến, Trung Quốc sẽ bị tiêu diệt trong 1-2 tuần”. Những bài viết như vậy xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện truyền thông Nhật Bản.

Về hiện tượng này, Ngô Hoài Trung, học giả Phòng nghiên cứu Nhật Bản, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc lý giải rằng, người dân Nhật Bản đã được tầng lớp ưu tú nước này cổ vũ, cũng bắt đầu có những quan điểm khác biệt đối với Trung Quốc, trước đây điều này tương đối ít.


Mỹ-Nhật diễn tập tác chiến liên hợp

Ngô Hoài Trung cho rằng, hiện nay ở Nhật Bản có những ngôn từ dư luận “không hề kiêng nể”, hơn nữa những thái độ tỏ ra “thân thiện” (với Trung Quốc) lại không có “đất sống”, thậm chí còn bị chỉ trích, tấn công. Tậm trạng người dân Nhật Bản bắt đầu thay đổi.

Soha.vn

0

Chế tạo thành công lớp bảo vệ nhiệt động cơ hành trình tên lửa

09/12/2012- Viện Công nghệ (Tổng cục CNQP) đã nghiên cứu chế tạo thành công sản phẩm cao su sử dụng làm lớp bảo vệ nhiệt cho động cơ hành trình tên lửa nhiên liệu rắn.
Sản phẩm có các chỉ tiêu kỹ thuật tương đương với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài và hiện đã được ứng dụng trong sản xuất quốc phòng.


Tên lửa Yakhont

Quá trình cháy của nhiên liệu tên lửa phát sinh một nhiệt lượng lớn khiến nhiệt độ buồng đốt động cơ có thể lên tới hàng nghìn độ. Để bảo vệ động cơ tên lửa, cần phải sử dụng lớp bảo vệ nhiệt để hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ đến vỏ động cơ.

Lớp bảo vệ nhiệt phải có độ bám dính tốt với vỏ động cơ trong suốt quá trình bảo quản và trong khoảng nhiệt độ làm việc của động cơ; có độ dẫn nhiệt thấp, nhiệt dung riêng cao; độ bền cơ học, độ bền lão hóa, độ dẫn điện phù hợp…


Trên cơ sở nghiên cứu các mẫu lớp bảo vệ nhiệt của nước ngoài, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ đã chế tạo thành công vật liệu cao su sử dụng làm lớp bảo vệ nhiệt cho động cơ hành trình của tên lửa. Theo đó, vật liệu là loại cao su nitril biến tính bằng nhựa phenolfomaldehyd.

Công nghệ chế tạo cao su gồm các bước cơ bản: Sơ luyện, hỗn luyện, cán xuất tấm, ép tạo hình và lưu hóa. Sản phẩm được sản xuất từ các loại nguyên liệu chính: Cao su nitril CKH-26, nhựa phenolfomaldehyd, ôxít kẽm, stearat canxi, chất ổn định, urotropin, lưu huỳnh… Mẫu vật liệu cao su qua thử nghiệm đều đạt các chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật. Thành công của nghiên cứu góp phần quan trọng trong chế tạo các loại ống lót bảo vệ nhiệt động cơ hành trình tên lửa.

Theo ĐVO
2

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

"Bom nổ" ở Trung Quốc - Cuối xuống, châu Á !

07/11/2012- Nhiều chuyên gia phương Tây đã chỉ ra rằng, những dấu hiệu diệt vong giống như những gì đã có ở Liên bang Xô viết trước kia giờ đây đang xuất hiện trở lại khá nhiều ở Trung Quốc và rất có thể Trung Quốc sẽ sụp đổ trước khi kịp vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.


Trung Quốc đang đối đối mặt với những vấn đề xã hội nhứt nhói như: Hàng ngũ lãnh đạo bị chia rẽ và bê bối, tham nhũng tràn lan. Tăng trưởng kinh tế chậm lại ( cầu thấp hơn cung trong việc làm và bong bóng bất động sản,...). Tranh chấp chủ quyền không lối thoát khiến Bắc Kinh tự cô lập mình trong khi Mỹ, Nhật và các quốc gia Châu Á tăng cường liên kết. Những thảm họa môi trường đang chực chờ buộc các nhà lãnh đạo Trung Quốc chỉ còn một cách duy nhất: Hy sinh tăng trưởng kinh tế để đầu tư vào cải tạo môi trường. Nhưng cũng chính từ đây, các bất ổn xã hội sẽ được dịp bùng phát mạnh hơn nữa,... Đối mặt hàng loạt thách thức nhưng chính quyền Bắc Kinh không có ý tưởng mới để cải cách.

Nạn tham nhũng và chủ nghĩa bè phái đã và đang đục mòn tinh lực của quân đội Trung Quốc. Uy thế của cánh nhà binh PLA (“Trung Quốc nhân dân giải phóng quân”) rõ ràng ngày càng mạnh. Những bài viết khua động binh đao trên Giải phóng quân báo hoặc Hoàn cầu thời báo gây ảnh hưởng mạnh đến đường lối đối ngoại Bắc Kinh đã cho thấy điều đó - dù thời điểm hiện tại, PLA chỉ có 2 ghế trong Bộ Chính trị và không có ghế nào trong Thường vụ Bộ Chính trị. Chính sách hiếu chiến của Trung Nam Hải vô hình trung đã đưa PLA lên vị trí trung tâm hơn là Bộ Ngoại giao. Được nâng lên thành “điểm nhấn” như một công cụ thể hiện sức mạnh trỗi dậy của Trung Quốc với tham vọng “biến không thành có” trong các vụ tranh chấp biển đảo với láng giềng Đông Nam Á xuất phát từ luận thuyết “đường lưỡi bò”, PLA đã được cấp nguồn ngân sách khổng lồ tăng dần theo từng năm. Và điều đó đã tạo ra môi trường lý tưởng cho tham nhũng.

Ngày 23 tháng 11 năm 2012: Ở phía tây (tỉnh Thanh Hải), một người Tây Tạng tự thiêu để phản đối Trung Quốc chiếm đóng Tây Tạng và những nỗ lực để đàn áp văn hóa Tây Tạng trong khi một người Tây Tạng khác vừa tự thiêu trước đó một ngày. Khoảng 80 người Tây Tạng đã chết theo cách này kể từ khi Trung Quốc dập tắt một cuộc nổi dậy ở Tây Tạng cách đây ba năm. Cảnh sát đang cung cấp một phần thưởng 7.700 USD để biết thông tin về tổ chức (nếu có) đứng đằng sau số lượng tự thiêu ngày càng tăng. Chính phủ sợ một cuộc nổi dậy ở Tây Tạng và chính thức nhìn thấy tình trạng bất ổn có liên quan đến yếu tố nước ngoài, không phải là sự bất mãn của quần chúng về sự đàn áp của Trung Quốc ở Tây Tạng (?).

25 Tháng 11 năm 2012: Máy bay chiến đấu J-15 cất/ hạ cánh thành công trên một tàu sân bay của Trung Quốc. Điều này đã được ca ngợi trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc như là một thành tựu lớn.

Trung Quốc nỗ lực để cấm các vận động viên Nhật tham gia một cuộc thi chạy marathon vì vụ tranh chấp đang diễn ra xung quanh quần đảo Senkaku giữa hai nước.

Ngày 28 tháng 11 năm 2012: Cuộc biểu tình lớn tại một mỏ đồng của Trung Quốc tại Miến Điện đã biến thành bạo lực khi cảnh sát tấn công. Điều này trở thành một vấn đề chính trị lớn ở Miến Điện. Trung Quốc gặp rắc rối tương tự với các dự án kinh tế khác ở miền Bắc Miến Điện (đập thủy điện và đường ống dẫn). Sau đó, có vấn đề khai thác gỗ bất hợp pháp, không chỉ ở Miến Điện, nhưng trên toàn khu vực phần lớn được thúc đẩy bởi nhu cầu từ Trung Quốc và được tổ chức bởi các doanh nghiệp Trung Quốc và các quan chức Trung Quốc tham nhũng.

Ngày 29 tháng 11 năm 2012: Phương tiện truyền thông Trung Quốc báo cáo rằng Trung Quốc sẽ thực thi kiểm soát tàu nước ngoài ở Biển Đông bắt đầu từ ngày 01 tháng Một.

30 Tháng 11 năm 2012: Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tổ chức cuộc diễn tập cứu trợ thiên tai ở Trung Quốc. Đây là một nỗ lực tăng cường hợp tác và thiện chí giữa các lực lượng quân sự giữa hai quốc gia.

02 tháng 12 năm 2012: Trung Quốc công khai chỉ trích Bắc Triều Tiên có kế hoạch phóng tên lửa đạn đạo được mô tả như là một nỗ lực để phóng vệ tinh, nhưng điều này được xem như là một sự lừa dối để thử nghiệm một ICBM (tên lửa đường đạn xuyên lục địa). Trung Quốc muốn các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên dành nhiều thời gian và tiền bạc vào việc ngăn chặn sự sụp đổ kinh tế ( hàng triệu người đang bị bỏ đói ở Bắc Hàn tiến vào Trung Quốc và gây ra các tệ nạn xã hội).

04 tháng 12 năm 2012: Ấn Độ đã thông báo sẽ gửi lực lượng hải quân đến Biển Đông vào năm tới nếu Trung Quốc cố can thiệp vào tự do hàng hải và sử dụng vùng biển quốc tế trái với quy định của luật pháp quốc tế. Trung Quốc nhanh chóng phản ứng lại bằng cách nhắc nhở Ấn Độ rằng họ phải tôn trọng chủ quyền và các lợi ích quốc gia của Trung Quốc.

05 Tháng Mười Hai 2012: Trung Quốc tuyên bố sẽ không thực thi kiểm soát chặt chẽ trên toàn Biển Đông, mà chỉ trong vùng biển ngoài khơi Trung Quốc và xung quanh quần đảo Hoàng Sa. Rõ ràng Trung Quốc đang thực hiện chiến thuật "vừa đấm vừa xoa". Đây là một ví dụ cho thấy Bắc Kinh đang chơi thông minh.

6 tháng 12 năm 2012: Trung Quốc cảnh báo Việt Nam phải chấm dứt thăm dò và khai thác dầu ngoài khơi trong khu vực mà cả Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc đã nói điều tương tự với Phi-líp-pin.

Sử dụng dữ liệu từ Strategy Page, Infonet

*Tiêu đề do Strategy Page đặt.
1

Trung Quốc lo ngại hợp tác quốc phòng Việt-Ý

07/12/2012- (ANTĐ) Hiệp định hợp tác công nghiệp quốc phòng Việt Nam – Italia ( Ý ) sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển quan hệ đồng minh thân thiết giữa Việt Nam và các quốc gia phương Tây, đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Hiệp định sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển quan hệ đồng minh thân thiết giữa Việt Nam với các quốc gia châu Âu

3 ngày qua, hàng chục tờ báo và trang tin điện tử Trung Quốc như: Tân Hoa Xã, Nhân dân nhật báo, Mạng tin tức Trung Quốc, Quang Minh Nhật báo, Mạng khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc… rầm rộ đưa tin về việc Việt Nam và Italia sắp ký kết hiệp định hợp tác nhằm đẩy mạnh hợp tác về công nghiệp quốc phòng và khai phá những tiềm năng thương mại quân sự giữa 2 nước.


Bản ghi nhớ của hiệp định là một trong những nội dung trọng yếu trong cuộc hội đàm diễn ra ngày 22/11 tại Hà Nội giữa thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh và Chuẩn Đô đốc Giô-giô La-zio, Cục trưởng Cục Chính sách quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Italia. Bộ Quốc phòng Việt Nam biểu thị, quan chức quốc phòng 2 nước nhiều lần đề xướng tăng cường hợp tác quân sự giữa chính phủ và quân đội 2 nước, cuộc hội đàm lần này chính là sự tiếp nối cuộc thảo luận triển khai Bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng song phương diễn ra tại Roma tháng 10 năm nay. Hiệp định này dự kiến sẽ được ký kết vào quý I năm 2013, rất có thể sẽ được hoàn tất trong thời gian Bộ trưởng Quốc phòng Italia đến thăm Việt Nam.

Nội dung chủ yếu của hiệp định tập trung vào lĩnh vực hợp tác nghiên cứu, sản xuất công nghiệp quốc phòng; đẩy mạnh bồi dưỡng, huấn luyện nhân viên. Ngoài ra, còn các hoạt động hợp tác quân sự song phương như: giao lưu, giáo dục quân sự; gìn giữ hòa bình, rà phá bom mìn còn sót lại trong chiến tranh… căn cứ vào các điều lệ sơ thảo trong hiệp định ghi nhớ, nội dung chủ yếu trong hợp tác công nghiệp quốc phòng giữa 2 nước là Italia bán và chuyển giao công nghệ sản xuất vũ khí, trang bị cho Việt Nam.


Chắc chắn là Bản ghi nhớ này sẽ trở thành hiệp định mới nhất được ký kết giữa Việt Nam với 1 đối tác nước ngoài, đặc biệt Italia là quốc gia có trình độ khoa học công nghệ và tiềm lực quân sự hàng đầu châu Âu và thế giới. Nó sẽ thúc đẩy sự phát triển công nghiệp quốc phòng Việt Nam trong tương lai với nền tảng là các hợp đồng mua sắm và chuyển giao công nghệ sản xuất vũ khí hiện đại. Xét về tầm chiến lược, hiệp định này sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển quan hệ đồng minh thân thiết giữa Việt Nam với các quốc gia châu Âu, đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.


Các nước Đông nam Á đang nhằm vào vũ khí giá rẻ Italia

Italia có một nền kinh tế mạnh (3 năm liền luôn đứng thứ 4 châu Âu và thứ 8 thế giới) và có nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến, đặc biệt là công nghiệp đóng tàu và chế tạo máy bay. Ví dụ như: tại triển lãm Euronaval 2012 ở Paris, hãng đóng tàu Fincantieri (Italia) giới thiệu tới hơn 20 mô hình tàu hải quân, đặc biệt đáng chú ý là mô hình tàu khu trục với hệ thống radar SPY1-D và một hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng Mark 41. Tàu khu trục Aegis này dài 144m, lượng giãn nước 6.500 tấn, sử dụng động cơ diesel và turbin khí. Đây là mô hình có nhiều nét khác biệt với các dòng Aegis của Mỹ và phiên bản của Hàn Quốc và Nhật cũng như với thiết kế của Tây Ban Nha sử dụng cùng với Na Uy và Australia. Khả năng đóng tàu Aegis đã chứng tỏ Italia có thể được xếp vào Top 5 nước có nền công nghiệp đóng tàu tiên tiến nhất.


Italia cũng là quốc gia hàng đầu trong công nghệ chế tạo tàu sân bay, trong biên chế lực lượng hải quân Italia có 2 tàu sân bay đang hoạt động là Cavour và Giuseppe Garibaldi. Hiện họ đang triển khai kế hoạch liên hợp với Pháp đóng tàu hộ vệ tên lửa tàng hình FREMM có lượng giãn nước hơn 6000 tấn, được trang bị hệ thống hỏa lực cực mạnh,

Đồng thời, Italia còn tham dự một loạt các dự án sản xuất máy bay với các quốc gia châu Âu như: chương trình chế tạo máy bay chiến đấu hạng nhẹ tiên tiến Tornado; tiếp theo là chương trình chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Eurofighter Typhoon.

Ngoài các loại máy bay và tàu chiến cỡ lớn, Italia có một số hạng mục tàu chiến, máy bay phản lực và trực thăng mà các nước có nguồn ngân sách ít ỏi rất ưa chuộng, trong đó tiêu biểu là tàu hộ vệ tên lửa lớp Maestrale, máy bay huấn luyện chiến đấu hạng nhẹ M346 và 1 số loại máy bay trực thăng. Các loại vũ khí này, Italia đều xuất khẩu cho các nước mà họ đã ký hiệp định hợp tác quốc phòng, giống như Việt Nam.

Năm 2009, Algeria đã ký một hợp đồng mua 100 chiếc trực thăng 109-A, LUH và AW-139 do công ty Agusta Westland sản xuất theo hiệp định song phương vừa được ký với Italy. Ngoài ra, Algeria còn ký hợp đồng mua 6 tàu hộ vệ tên lửa FREMM của Italy, với giá trị hợp đồng lên tới 4 tỷ euro (5,9 tỷ USD).


Tháng 7 năm nay, Bộ Quốc phòng Israel (IMOD) đã đạt được một thỏa thuận với công ty Alenia Aemacchi của Italy để mua 30 máy bay huấn luyện chiến đấu hạng nhẹ M346 Master. Tuy là máy bay huấn luyện nhưng các tham số và tính năng của nó tiệm cận với máy bay chiến đấu thông thường mà giá lại rất rẻ, chỉ có hơn 20 triệu USD/chiếc. Trong thời bình, M346 dùng để huấn luyện nhưng khi có chiến tranh, chỉ cần trang bị 3 tấn vũ khí là nó sẽ trở thành máy bay chiến đấu thực thụ với vận tốc siêu âm Mach1,2, tầm bay gần 2000km. Hiện nay, không quân Singapore cũng đã đặt mua 12 chiếc loại này.

Ngoài ra, Italia còn có một loại tàu chiến được các nước nghèo thích là tàu hộ vệ tên lửa hạng trung lớp Maestrale. Đầu tháng 08 năm nay, BQP Philippines đã thỏa thuận với Italia về việc mua lại 2 tàu hộ vệ tên lửa lớp Maestrale đã qua sử dụng với giá 11,7 tỷ peso, tương đương 280 triệu USD. Hợp đồng này được ký ngay sau khi Phi và Italia ký hiệp định hợp tác song phương có thời hạn 5 năm về mua bán vũ khí, trang bị đầu tháng 2 năm nay.

Tàu hộ vệ lớp Maestrale dài 122,7m, lượng giãn nước thông thường 2.500 tấn, đầy tải 3.100 tấn, tốc độ tối đa 32 hải lý/h, tốc độ tuần tra 15 hải lý/h, tầm hoạt động trên 9000km. Tàu được trang bị 4 hệ thống tên lửa chống hạm Teseo, 1 hệ thống tên lửa phòng không Aspide, 1 bệ pháo hạm 127 mm Otobreda, 2 khẩu pháo 40 mm DARDO.


Maestrale có năng lực chống ngầm rất mạnh gồm: 2 ống phóng ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ cỡ 324mm, 2 máy phóng ngư lôi chống ngầm hạng nặng cỡ 533mm và 2 trực thăng săn ngầm AB212 đậu ở đuôi tàu. Nó còn được trang bị hệ thống radar đa chức năng với radar cảnh giới trên không/biển, radar định vị, radar điều khiển hỏa lực, hệ thống định vị thủy âm để phát hiện tàu ngầm.

Maestrale có thể coi là một trong 4 chiến hạm mạnh nhất khu vực Đông Nam Á, tương đương với tàu Gepard 3.9 (Việt Nam), Lekiu (Malaysia), Formidable (Singapore), Van Speijk (Indonesia), giá cả cũng tương đương nhau (tàu Gepard 3.9 của Việt Nam có giá khoảng 180 triệu USD/chiếc).

Người Trung Quốc nhận thấy, xu hướng của các nước nghèo khi ký hiệp định hợp tác quân sự song phương với Italia là nhằm mục đích mua vũ khí chất lượng với giá rẻ, đặc biệt là một số quốc gia Đông nam Á như Việt Nam, Philippines, Singapore… Với các hiệp định quân sự song phương được ký liên tiếp trong thời gian gần đây, người Trung Quốc bắt đầu lo lắng về viễn cảnh các loại vũ khí hiện đại Italia xuất hiện ồ ạt ở khu vực Đông Nam Á để đối chọi với vũ khí Trung Quốc.


Nguyễn Ngọc/ ANTĐ
Tổng hợp
0