06/11/2012- Nhiều năm qua tình hình trong khu vực cũng như thế giới diễn biến hết sức phức tạp. Đặc biệt là vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Nhận thấy được điều đó Đảng và Nhà nước ta không ngừng tăng cường củng cố tiềm lực quốc phòng. Đặc biệt là Phòng không Không quân và Hải quân.
Nguồn gốc “BrahMos”
BrahMos là loại tên lửa hành trình siêu thanh ứng dụng công nghệ tàng hình có thể phóng từ tàu, tàu ngầm, máy bay hay các trạm phóng lưu động trên mặt đất.
Cái tên BrahMos là tên viết tắt của hai con sông: Brahmaputra của Ấn Độ và Moskva của Nga. Loại tên lửa này có vận tốc 2,5 đến 2,8 Mach. Nó nhanh hơn 3,5 lần so với tên lửa hành trình Harpoon của Hoa Kỳ vốn bay dưới tốc độ âm thanh.
Trong khi Ấn Độ thì muốn BrahMos lấy nền tảng từ tên lửa hành trình tầm trung P-700 Granit còn Nga thì muốn nó nên là anh em với tên lửa hành trình tầm ngắn P-800 Oniks (Yakhont) để thích hợp với hiệp định kiểm soát công nghệ tên lửa, hiệp định mà Nga đã ký vào. Động cơ đẩy được lấy nền từ tên lửa của Nga trong khi hệ thống dẫn đường được phát triển bởi BrahMos Corp.
BrahMos được phát triển dựa trên sự hợp tác giữa NPO Mashinostroeyenia của Nga và tổ chức nghiên cứu và phát triển bộ quốc phòng của Ấn Độ trong chương trình không gian mang tên BrahMos.
Từ năm 2004 loại tên lửa này đã qua rất nhiều cuộc thử nghiệm trong rất nhiều điều kiện khác nhau kể cả việc phóng thử trong sa mạc Pokhran, với khả năng bay hình chữ “S” với vận tốc 2,8 Mach nó đã tự chứng minh được mình và được quân đội Ấn Độ cho vào biên chế như một loại tên lửa đất đối hạm.
BrahMos được tuyên bố là có khả năng tấn công các mục tiêu trên mặt nước với độ cao thấp hơn 10 m. Nó có thể đạt vận tốc 2,8 Mach và có tầm hoạt động tối đa là 290 km.
Điều đặc biệt ở đây là phía Ấn Độ đã cải tiến thành công BrahMos được mang được mang bởi Su-30MKI loại máy bay mà phía Việt Nam cũng đang biên chế.
Và giấc mơ tên lửa “Made in Viet Nam”
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có hệ thống phòng không đông đảo và thiện chiến nhất vào những năm 70. Là quốc gia đầu tiên trên thế giới hạ gục “Pháo đài bay” B-52. Tuy nhiên đến những năm 80 do tình kinh tế khó khăn. Việt Nam hầu như không có một hợp đồng nào đáng chú ý trong lĩnh vực phòng không. Có chăng là những hợp đồng nâng cấp những hệ thống tên lửa cũ.
Tuy nhiên do tình hình trong khu vực và thế giới đặc biệt thay đổi. Đảng và Nhà nước đã nhận thấy điều này, nên đã ra sức đầu tư không ngừng cho Quốc phòng, đặc biệt là Phòng không Không quân và Hải Quân. Với hàng loạt các hợp đồng quân sự như: Mua máy bay tiêm kích Su-30MK2, mua tàu khu trục hạm Gepard….Trong đó đặc biệt là hợp đồng trong năm 2012, Nga và Việt Nam sẽ bắt đầu làm việc để phát triển chung một tên lửa hành trình mới.
(*) Chi tiết về loại tên lửa hành trình mới được Đài tiếng nói nước Nga tiết lộ. Đó là tên lửa X-35 có tầm xa phạm vi 300 km. Nó có thể mang đầu đạn nặng tới 300 kg. Tên lửa được thiết kế để áp dụng cho hoạt động quân sự tại bất kỳ thời điểm nào, trong bất kỳ thời tiết nào, có thể chống lại độ nhiễu và hỏa lực cường độ mạnh nhất của đối phương. Ông Igor Korotchenko, người đứng đầu Trung tâm Phân tích Thị trường Vũ khí Toàn cầu của Nga cho biết:
“Đây là loại tên lửa chặn âm hiệu quả rất cao. Nó có thể vượt qua phòng không của bất kỳ nhóm hải quân nào. Tất nhiên, tên lửa sẽ được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của Việt Nam, như đã được thực hiện với cùng tên lửa sản xuất dưới tên "BrahMos" ở Ấn Độ.”
Bản tin hồi Tháng 2-2012 còn nói, Nga hiện đang chuẩn bị thỏa thuận cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để sản xuất tên lửa chống hạm “Yakhont" tại Việt Nam. Có thể để trang bị trên hệ thống tên lửa bờ biển Bastion-P.
(**)
Phần lớn các chiến hạm tên lửa hiện đại của Hải quân Việt Nam đều đang sử dụng tên lửa hành trình chống tàu Uran làm vũ khí tấn công chủ lực. Do vậy Việt Nam sẽ tự chủ được số tên lửa cần thiết trang bị chiến hạm tên lửa hiện đại của Hải quân Việt Nam.
Nếu những dự án trên được thực hiện hiệu quả, Việt Nam sẽ sở hữu tiềm lực tên lửa chống hạm hùng mạnh nhất khu vực và là nền tảng để chế tạo các loại tên lửa đối đất tầm xa, có ý nghĩa chiến lược. Chúng ta hi vọng trong tương lai gần Việt Nam sẽ có những tên lửa do chính mình chế tạo ra. Một thứ vũ khí răn đe hữu hiệu đối với những kẻ có âm mưu xâm phạm chủ quyền Việt Nam.
Tô Hải (Tổng hợp từ Wiki, Vietnamdefence, DVO)
Bài này chỉnh sửa lại từ bài viết trên trang Trandaiquang.net ở đoạn (*) và (**).
- Đoạn (*): Trang Trandaiquang.net ghi: "Chi tiết về loại tên lửa hành trình mới không được tiết lộ. Tuy nhiên theo một số nguồn tin biến thể tên lửa này sẽ “tương tự” như tên lửa chống tàu siêu âm BrahMos như khả năng bay “siêu âm” ở tốc độ Mach 2,8.
Đây có thể là tên lửa hành trình mới dựa trên Kh-35E. Chưa rõ, sản phẩm mới này sẽ là loại tương tự Kh-35E (tầm bắn 130 km) hay biến thể mới nhất của nó là Kh-35UE (tầm bắn 260 km)." (Thật ra, Đài tiếng nói nước Nga đã cho biết rõ).
- Đoạn (**): Trang Trandaiquang.net viết: "Điều đáng chú ý là Uran-E của Nga là tên lửa hành trình chống tàu có tốc độ cận âm, còn BrahMos được phát triển dựa trên tên lửa hành trình chống tàu siêu âm Yakhont (biến xuất khẩu của tên lửa Onyx). Không có tốc độ nhanh như tên lửa siêu âm, bù lại tên lửa cận âm thường có giá thành rẻ và khối lượng nhẹ. Do đó, loại tên lửa này phù hợp với các chiến thuật lấy số lượng áp đảo." (Vibay đã bỏ đi vì khó hiểu ý đồ của tác giả).
0
Nguồn gốc “BrahMos”
BrahMos là loại tên lửa hành trình siêu thanh ứng dụng công nghệ tàng hình có thể phóng từ tàu, tàu ngầm, máy bay hay các trạm phóng lưu động trên mặt đất.
Cái tên BrahMos là tên viết tắt của hai con sông: Brahmaputra của Ấn Độ và Moskva của Nga. Loại tên lửa này có vận tốc 2,5 đến 2,8 Mach. Nó nhanh hơn 3,5 lần so với tên lửa hành trình Harpoon của Hoa Kỳ vốn bay dưới tốc độ âm thanh.
Trong khi Ấn Độ thì muốn BrahMos lấy nền tảng từ tên lửa hành trình tầm trung P-700 Granit còn Nga thì muốn nó nên là anh em với tên lửa hành trình tầm ngắn P-800 Oniks (Yakhont) để thích hợp với hiệp định kiểm soát công nghệ tên lửa, hiệp định mà Nga đã ký vào. Động cơ đẩy được lấy nền từ tên lửa của Nga trong khi hệ thống dẫn đường được phát triển bởi BrahMos Corp.
BrahMos được phát triển dựa trên sự hợp tác giữa NPO Mashinostroeyenia của Nga và tổ chức nghiên cứu và phát triển bộ quốc phòng của Ấn Độ trong chương trình không gian mang tên BrahMos.
Từ năm 2004 loại tên lửa này đã qua rất nhiều cuộc thử nghiệm trong rất nhiều điều kiện khác nhau kể cả việc phóng thử trong sa mạc Pokhran, với khả năng bay hình chữ “S” với vận tốc 2,8 Mach nó đã tự chứng minh được mình và được quân đội Ấn Độ cho vào biên chế như một loại tên lửa đất đối hạm.
BrahMos được tuyên bố là có khả năng tấn công các mục tiêu trên mặt nước với độ cao thấp hơn 10 m. Nó có thể đạt vận tốc 2,8 Mach và có tầm hoạt động tối đa là 290 km.
Điều đặc biệt ở đây là phía Ấn Độ đã cải tiến thành công BrahMos được mang được mang bởi Su-30MKI loại máy bay mà phía Việt Nam cũng đang biên chế.
Và giấc mơ tên lửa “Made in Viet Nam”
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có hệ thống phòng không đông đảo và thiện chiến nhất vào những năm 70. Là quốc gia đầu tiên trên thế giới hạ gục “Pháo đài bay” B-52. Tuy nhiên đến những năm 80 do tình kinh tế khó khăn. Việt Nam hầu như không có một hợp đồng nào đáng chú ý trong lĩnh vực phòng không. Có chăng là những hợp đồng nâng cấp những hệ thống tên lửa cũ.
Tuy nhiên do tình hình trong khu vực và thế giới đặc biệt thay đổi. Đảng và Nhà nước đã nhận thấy điều này, nên đã ra sức đầu tư không ngừng cho Quốc phòng, đặc biệt là Phòng không Không quân và Hải Quân. Với hàng loạt các hợp đồng quân sự như: Mua máy bay tiêm kích Su-30MK2, mua tàu khu trục hạm Gepard….Trong đó đặc biệt là hợp đồng trong năm 2012, Nga và Việt Nam sẽ bắt đầu làm việc để phát triển chung một tên lửa hành trình mới.
(*) Chi tiết về loại tên lửa hành trình mới được Đài tiếng nói nước Nga tiết lộ. Đó là tên lửa X-35 có tầm xa phạm vi 300 km. Nó có thể mang đầu đạn nặng tới 300 kg. Tên lửa được thiết kế để áp dụng cho hoạt động quân sự tại bất kỳ thời điểm nào, trong bất kỳ thời tiết nào, có thể chống lại độ nhiễu và hỏa lực cường độ mạnh nhất của đối phương. Ông Igor Korotchenko, người đứng đầu Trung tâm Phân tích Thị trường Vũ khí Toàn cầu của Nga cho biết:
“Đây là loại tên lửa chặn âm hiệu quả rất cao. Nó có thể vượt qua phòng không của bất kỳ nhóm hải quân nào. Tất nhiên, tên lửa sẽ được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của Việt Nam, như đã được thực hiện với cùng tên lửa sản xuất dưới tên "BrahMos" ở Ấn Độ.”
Bản tin hồi Tháng 2-2012 còn nói, Nga hiện đang chuẩn bị thỏa thuận cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để sản xuất tên lửa chống hạm “Yakhont" tại Việt Nam. Có thể để trang bị trên hệ thống tên lửa bờ biển Bastion-P.
(**)
Phần lớn các chiến hạm tên lửa hiện đại của Hải quân Việt Nam đều đang sử dụng tên lửa hành trình chống tàu Uran làm vũ khí tấn công chủ lực. Do vậy Việt Nam sẽ tự chủ được số tên lửa cần thiết trang bị chiến hạm tên lửa hiện đại của Hải quân Việt Nam.
Nếu những dự án trên được thực hiện hiệu quả, Việt Nam sẽ sở hữu tiềm lực tên lửa chống hạm hùng mạnh nhất khu vực và là nền tảng để chế tạo các loại tên lửa đối đất tầm xa, có ý nghĩa chiến lược. Chúng ta hi vọng trong tương lai gần Việt Nam sẽ có những tên lửa do chính mình chế tạo ra. Một thứ vũ khí răn đe hữu hiệu đối với những kẻ có âm mưu xâm phạm chủ quyền Việt Nam.
Tô Hải (Tổng hợp từ Wiki, Vietnamdefence, DVO)
Bài này chỉnh sửa lại từ bài viết trên trang Trandaiquang.net ở đoạn (*) và (**).
- Đoạn (*): Trang Trandaiquang.net ghi: "Chi tiết về loại tên lửa hành trình mới không được tiết lộ. Tuy nhiên theo một số nguồn tin biến thể tên lửa này sẽ “tương tự” như tên lửa chống tàu siêu âm BrahMos như khả năng bay “siêu âm” ở tốc độ Mach 2,8.
Đây có thể là tên lửa hành trình mới dựa trên Kh-35E. Chưa rõ, sản phẩm mới này sẽ là loại tương tự Kh-35E (tầm bắn 130 km) hay biến thể mới nhất của nó là Kh-35UE (tầm bắn 260 km)." (Thật ra, Đài tiếng nói nước Nga đã cho biết rõ).
- Đoạn (**): Trang Trandaiquang.net viết: "Điều đáng chú ý là Uran-E của Nga là tên lửa hành trình chống tàu có tốc độ cận âm, còn BrahMos được phát triển dựa trên tên lửa hành trình chống tàu siêu âm Yakhont (biến xuất khẩu của tên lửa Onyx). Không có tốc độ nhanh như tên lửa siêu âm, bù lại tên lửa cận âm thường có giá thành rẻ và khối lượng nhẹ. Do đó, loại tên lửa này phù hợp với các chiến thuật lấy số lượng áp đảo." (Vibay đã bỏ đi vì khó hiểu ý đồ của tác giả).