Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Headlines. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Headlines. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018

VIDEO Lễ diễu binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ

Đúng 14h chiều Hà Nội (10h sáng Moscow), Lễ diễu binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít 9/5 chính thức diễn ra trên Quảng trường Đỏ, thủ đô Moscow, Liên Bang Nga.


10h sáng Moscow (14h chiều Hà Nội), Lễ diễu binh kỷ niệm 73 năm kết thúc cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại (9/5/1945-9/5/2018), chấm dứt Thế chiến hai chính thức diễn ra tại Quảng trường Đỏ, thủ đô Moscow.

Hình ảnh và thông tin từ kênh truyền hình RT của Nga cho thấy nhiều loại vũ khí, khí tài quân sự đã được tập trung quanh Quảng trường Đỏ. Năm nay Nga sẽ phô ra với thế giới rất nhiều vũ khí hiện đại.

0

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

Trung Quốc tập trận 'chuẩn bị cho chiến tranh' ở biển Đông


Chiến đấu cơ của Không quân Trung Quốc đã diễn tập trên vùng trời Biển Đông 🌊, nơi mà Bắc Kinh gọi là Biển Nam Hải, và Tây Thái Bình Dương.

Bắc Kinh thông báo tin trên hôm Chủ Nhật, 25/3/2018, và nói diễn tập là hành động tốt nhất để chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh.

"Việc tập trận của lực lượng không quân là nhằm tập dượt cho các cuộc chiến trong tương lai và là công tác chuẩn bị trực tiếp nhất cho việc chiến đấu," thông cáo của Không quân Trung Quốc viết.

"Nhiều loại chiến đấu cơ khác nhau đã bay qua eo biển Miyako tới Tây Thái Bình Dương để thử năng lực chiến đấu trong vùng biển quốc tế, phù hợp với luật pháp quốc tế," phát ngôn viên Không quân Trung Quốc Thân Tiến Khoa nói.

"Chúng tôi cũng đã cử các chiến đấu cơ tới Biển Nam Hải, chủ yếu thực hiện các hoạt động tuần tra chiến đấu trên không, tập huấn xâm nhập và tấn công, nhằm nâng cao năng lực, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ."

0

Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

Trận Tết Mậu Thân 1968 làm thay đổi cục diện Chiến tranh Việt Nam như thế nào?

Trận Tết Mậu Thân 1968 là một kỳ công về đại chiến lược của giới lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hay thường được gọi là Bắc Việt, hồi tháng Giêng 1968.

Mục sư nổi tiếng Martin Luther King tại cuộc biểu tình phản chiến ở New York tháng 3/1967
Mục sư nổi tiếng Martin Luther King tại cuộc biểu tình phản chiến ở New York tháng 3/1967

Dưới đây là nội dung bài viết: Phe phản chiến Mỹ mạnh lên sau trận Mậu Thân của tác giả Harish Mehta.

Sau cuộc tấn công đầu tiên là đợt tấn công lần hai vào các thị trấn nhỏ hơn vào tháng Năm 1968, và đợt ba vào tháng Tám.

Quân Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa phản ứng lại bằng hỏa lực ưu thế hơn, gần như tiêu diệt trọn lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và lấy lại toàn bộ các nơi bị chiếm.

Kết quả

Mặc dù cuộc tấn công không phải là chiến thắng quân sự cho Hà Nội, nó là thắng lợi dư luận quan trọng vì nó thúc đẩy sức mạnh của phong trào phản chiến tại Mỹ, và giáng cú đánh tâm lý mạnh mẽ vào chính phủ Mỹ.

Kết quả trực tiếp là nó phá hủy nhiệm kỳ tổng thống của Lyndon B. Johnson. Chỉ hai tháng sau trận tấn công, tổng thống Mỹ gây sốc với tuyên bố sẽ không tranh cử nhiệm kỳ hai do nay ông đối diện phong trào phản chiến ngày càng mạnh mẽ, và chính sách Việt Nam của ông vỡ vụn.

Johnson không thể tái tranh cử vì trận Tết Mậu Thân gây choáng đã vạch trần những tuyên bố sai lạc mà cả ông và Tướng Mỹ William Westmoreland đã đưa ra.

Họ đã nói với nhân dân Mỹ rằng "có ánh sáng ở cuối đường hầm" và rằng chiến lược "tiêu hao sinh lực địch" của quân đội Hoa Kỳ đang có hiệu quả.

Tết Mậu Thân không đạt được mục tiêu chính của phe cộng sản là dẫn đến nổi dậy ở miền Nam, nhưng nó lại thành công khi làm yếu đi sự ủng hộ của người Mỹ cho cuộc chiến.

Một số sử gia tin rằng ông Hồ Chí Minh, khi đó là Chủ tịch đảng Lao Động, không ủng hộ tiến hành cuộc tổng tấn công vào lực lượng Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa, và rằng ông nghiêng về việc từ từ củng cố miền Bắc trước hết.


Một nghĩa trang tại Huế

Một phe "Ưu tiên Miền Bắc" trong đảng ủng hộ cách đi từ từ. Một phe "Ưu tiên Miền Nam" quyết liệt hơn, dưới trướng Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, lại ủng hộ chính sách tổng tấn công ở miền Nam.

Nhưng quan điểm cho rằng Hồ Chí Minh phản đối Tết Mậu Thân không hẳn đúng vì vào tháng 12/1967, ông Hồ Chí Minh, sức khỏe yếu, đã xuất hiện ở một cuộc diễu hành ở Hà Nội nhằm khuyến khích ủng hộ cho cuộc tổng tấn công tương lai.

Có mặt cùng ông trên lễ đài có chủ tịch quốc hội Trường Chinh, Phó chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Ông Hồ Chí Minh không giữ vai trò chủ động trong cuộc tổng tấn công, và qua đời vào năm sau ở tuổi 79.

Cuộc tổng tấn công phá tan huyền thoại rằng Hoa Kỳ có thể thắng cuộc chiến, và trên thực tế còn buộc một tổng thống ra đi, và khiến tổng thống mới Richard Nixon, tìm cách rút lính Mỹ, cho phép Bắc Việt giành chiến thắng năm 1975.


Cảnh sát Chicago bắt một sinh viên vì trèo lên cột để "treo cờ Việt Cộng" tại Đại hội của Đảng Dân chủ Mỹ tại Illinois ngày 26/08/1968

Sau Tết, Hoa Kỳ từ bỏ ý chí chiến thắng cuộc chiến, tìm cách triệt thoát nhờ đàm phán, mà ở đó Hà Nội giữ lá bài chủ động. Theo thỏa thuận hòa bình giữa Mỹ và Bắc Việt năm 1973, Hà Nội duy trì quân ở miền Nam trong khi đòi Mỹ rút quân.

Ảnh hưởng chủ yếu của Tổng tấn công Mậu Thân là giá trị tuyên truyền khổng lồ và thúc đẩy phong trào phản chiến ở Mỹ, vì nhiều người Mỹ bắt đầu nghi ngờ tuyên bố trước đây của chính phủ Johnson rằng có tiến bộ trong cuộc chiến với quân Bắc Việt và Mặt trận miền Nam.

Biểu tình

Hơn một nửa dân số Mỹ phản đối tiếp tục leo thang quân sự. Sau Tết, các cuộc biểu tình bạo lực hơn. Hồi tháng Tư 1968, các nhà hoạt động phản chiến chiếm tòa nhà quản lý ở Đại học Columbia, khiến cảnh sát phải dùng vũ lực trục xuất.

Người biểu tình tìm cách phá hoại các văn phòng và nhà máy của Dow Chemical, nơi sản xuất napalm, vũ khí hóa học mà Mỹ dùng diệt lá rừng ở Việt Nam.

Các nhà hoạt động và cảnh sát còn xô xát ngay tại Đại hội đảng Dân chủ ở Chicago vào tháng Tám.

Trận Tết Mậu Thân không chỉ dẫn tới biểu tình phản chiến bạo lực mà còn tăng cường trao đổi văn hóa giữa Bắc Việt và người Mỹ. Do Hà Nội không có quan hệ ngoại giao "chính thức" với chính phủ Mỹ, họ tiến hành ngoại giao "phi chính thức" với nhân dân Mỹ, nhằm tác động gián tiếp tới chính phủ Mỹ để chấm dứt ném bom và đàm phán hòa bình.

Chính phủ Mỹ không tán thành liên hệ gia tăng giữa người Mỹ và Bắc Việt, đặc biệt là các chuyến thăm Việt Nam thường xuyên của nhà hoạt động Tom Hayden, lãnh đạo tổ chức Sinh Viên cho Xã Hội Dân Chủ.

Không ngại đe dọa tịch thu hộ chiếu của bộ ngoại giao, Hayden thăm Hà Nội lần nữa vào tháng 10/1967 (sau chuyến thăm lần đầu năm 1965). Tại đó, ông được cho hay Mặt trận miền Nam sẵn sàng thả nhiều tù nhân Mỹ ở miền Nam để bày tỏ thiện chí.

Các cuốn sách và bài báo đoàn kết với Bắc Việt bắt đầu xuất hiện tại Mỹ. Trong cuốn sách năm 1968, Soul on Ice, tác giả Mỹ Eldridge Cleaver khẳng định vấn đề sắc tộc ở Mỹ không thể giải quyết đơn lẻ, vì có mối liên hệ giữa "diệt chủng" ở Việt Nam và nỗi khổ của người Mỹ da đen trong nước.

Cleaver cảnh báo rằng một khi "người da trắng giải quyết vấn đề ở phía Đông, anh ta sẽ lại chuyển sự giận dữ sang người da đen ở Mỹ".


Tướng Westmoreland tại chiến trường Nam Việt Nam

Các chuyến thăm Hà Nội

Chính phủ Bắc Việt khuyến khích các chuyến thăm của người Mỹ. Thông thường các vị khách nước ngoài tự trả tiền vé máy bay, còn Bắc Việt trả các khoản phí địa phương như khách sạn, tiền ăn, đi lại, và chi phí cho người phiên dịch. Nhưng nếu vị khách là nhân vật nổi bật, Hà Nội cũng trả cả vé máy bay.

Ví dụ, tháng Ba 1970, Bắc Việt đồng ý bảo trợ cho chuyến thăm của ba nhân vật phản chiến nổi tiếng của Mỹ: giáo sư ngôn ngữ học Noam Chomsky, nhà kinh tế Douglas Dowd và mục sư Dick Fernandez.

Noam Chomsky, một trí thức phản chiến hàng đầu, thăm Bắc Việt năm 1970. Ông vô cùng ấn tượng với sự cần cù và quyết tâm của người Bắc Việt, duy trì hoạt động các nhà máy, nông trường bất chấp bom Mỹ ném xuống. Chomsky không thấy có nạn đói và quan sát có nền dân chủ tham gia hạn chế. Ông phỏng đoán rằng nếu người Việt không bị cản trở bởi sự can thiệp đế quốc, họ thậm chí có thể phát triển một xã hội công nghiệp, hiện đại, có sự tham gia của người dân.

Như trong trường hợp Chomsky, giao tiếp ngoại giao của Bắc Việt với người Mỹ đã thành công khi thể hiện gương mặt con người của Bắc Việt để giành lấy sự cảm thông tối đa của người Mỹ.


Diễn viên Mỹ Jane Fonda thăm Hà Nội ngày 25/7/1972

Vào tháng Bảy 1971, một đoàn công nhân người Mỹ da đen do James Forman dẫn đầu thăm Bắc Việt theo lời mời của Ủy ban Việt Nam đoàn kết với nhân dân Mỹ.

Trước chuyến thăm Việt Nam, giáo sư đại học Harvard George Wald có bài phát biểu quan trọng tại trường MIT tháng Ba 1969. Ông nói:
"Cuộc chiến Việt Nam là chương đáng hổ thẹn nhất trong cả lịch sử Hoa Kỳ."

Wald bày tỏ sự cân bằng khi thăm cả Nam Việt Nam tháng Tám 1971 và Bắc Việt vào năm sau. Tại Sài Gòn, ông gặp tín đồ Phật giáo, Công giáo, sinh viên, các nhóm phụ nữ. Tất cả muốn "chấm dứt chiến tranh, chấm dứt sự hiện diện của Mỹ, loại bỏ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, và thử nền dân chủ đã được hứa trong hiến pháp," ông này viết.

Bắc Việt trọng đãi ông Wald khi ông thăm Hà Nội tháng 2/1972 vì ông đã giành giải Nobel y khoa và là người tham gia nổi bật trong phong trào phản chiến.

Sau khi quay về từ Bắc Việt, Wald tiếp tục chỉ trích chính sách của Mỹ trong bài nói quan trọng ở Đại học Kent State tháng 5/1972. Wald bày tỏ phẫn nộ rằng một máy bay Mỹ ném bom một bệnh viện miền Bắc vào ngày Giáng sinh tháng 12/1971.

Wald xem Tổng thống Nixon là "tổng thống phi đạo đức" dự định giữ Mỹ ở Đông Nam Á "bằng mọi giá".

"Chủ nghĩa cộng sản Việt Nam mang tính Việt Nam hơn là cộng sản. Nó mang tính chất dân tộc cao độ," Wald nói.

"Chủ nghĩa cộng sản Việt Nam mang tính Việt Nam hơn là cộng sản. Nó mang tính chất dân tộc cao độ," Wald nói.

Bắc Việt thành lập nhiều tổ chức, lớn và nhỏ, để thi hành ngoại giao phi chính thức. Ví dụ, để thúc đẩy hình ảnh tích cực về Cách mạng Việt Nam, khoảng 120 nhiếp ảnh gia Bắc Việt tổ chức hội thảo của những nhà nhiếp ảnh tại Hà Nội ngày 4/1/1965.

Các hình chụp miền Bắc đem lại cho độc giả nước ngoài cái nhìn hiếm hoi về người dân Bắc Việt và những hy sinh anh hùng thời chiến của họ.


Phong trào chống chiến tranh Việt Nam đã bùng nổ ở Hoa Kỳ và châu Âu

Phong trào chống chiến tranh Việt Nam đã bắt đầu ở châu Âu còn trước cả tại Mỹ. Triết gia Anh Bertrand Russell và phía Bắc Việt cùng tạo ra Tòa án Tội ác Chiến tranh Quốc tế ở châu Âu và Nhật năm 1967 để xử lãnh đạo Mỹ vì "tội ác chiến tranh" ở Việt Nam - một năm trước khi phong trào thực sự sôi nổi ở Mỹ.

Giới học giả đã chứng minh rằng những người Mỹ phản đối chiến tranh Việt Nam được khuyến khích vì sự ủng hộ dành cho họ ở nước ngoài, đặc biệt vì Russell tập hợp phiên tòa Việt Nam trong lúc phong trào phản chiến đang lên ở Mỹ.

Bài viết bày tỏ quan điểm riêng của tác giả. Ông tiến hành nghiên cứu cho bài viết này tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia số 3 ở Hà Nội, và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Mỹ tại College Park, Maryland. Tác giả nhận bằng tiến sĩ ở Đại học McMaster, Canada, chuyên về quan hệ ngoại giao Mỹ và Chiến tranh Việt Nam. Ông từng viết ba cuốn sách về lịch sử và chính trị Campuchia. Ông là tổng biên tập của The Calcutta Journal of Global Affairs.

Phim tài liệu The Vietnam War về Trận Tết Mậu Thân 1968 của Hãng PBS

Nguồn: BBC.com/vietnamese..., YouTube
0

Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2018

"Mãnh hổ" T-90S: Bước đột phá của lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam

Những tính năng mới của xe tăng T-90S, với sức sáng tạo và lòng dũng cảm của bộ đội tăng thiết giáp Việt Nam, sẽ là sự bất ngờ rất lớn đối với bất cứ kẻ thù xâm lược nào.


(Viettimes) Thực tế Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) chuẩn bị tiếp nhận tăng T-90S của Nga, vì một lý do nào đáo gây ra sự quan tâm đáng kể của truyền thông nước láng giềng Trung Quốc. Ngày 03.01.2017, trang Sina tiếp tục có bài viết bàn về vấn đề này.

Trên trang Sina, tác giả của bài viết nhấn mạnh đến khó khăn sử dụng T-90 trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. Việt Nam có 3/4 diện tích là đồi núi và cao nguyên, chỉ có vùng duyên hải là đồng bằng, địa hình thấp và bằng phẳng, sông ngòi dày đặc. Địa hình như vậy hoàn toàn không thích hợp cho việc sử dụng lực lượng cơ giới binh chủng hợp thành hạng nặng.

Ngoài ra, tác giả bài viết nhận xét, quy mô lực lượng thiết giáp của Việt Nam có hạn, nhiệm vụ cũng chủ yếu là chi viện cho bộ binh, trang bị cũng tương đối lạc hậu, phục vụ đã trên 30 năm, thậm chí 50 năm trở lên, chẳng hạn như xe tăng T-34.

Cần nhận thấy rằng, trong khoảng 20 năm trở lại đây, quân đội Trung Quốc đang có những bước phát triển mạnh mẽ theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại hóa quy mô lớn. Số lượng binh khí kỹ thuật cao tăng vọt, đặc biệt trong các đơn vị tăng thiết giáp, hải quân và không quân. Đặc biệt, Trung Quốc phát triển sản xuất tăng thiết giáp, nổi bật nhất là xe thiết giáp VN17, tăng chủ lực VT-4. Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng, chiếc tăng VT-4 hiện đại hơn cả siêu tăng mới nhất Armata T-14 của Nga.

Từ quan điểm phát triển lực lượng của quân đội Trung Quốc, dễ dàng nhận thấy, lực lượng PLA đang phát triển mô hình quân đội theo học thuyết toàn cầu hóa quân sự. Có nghĩa là quân đội Trung Quốc đang phát triển quân đội theo mô hình quân đội Mỹ, được coi là lực lượng quân sự toàn cầu, có khả năng có mặt trên bất cứ điểm nóng nào trên thế giới. Từ đó nhận thấy, quan điểm của tác giả bài viết, dù ngắn ngủi nhưng cũng cảm thấy rất rõ, lý luận quân sự của quân đội Trung Quốc dựa trên khái niệm tấn công tổng lực. Quân binh chủng hợp thành, tác chiến trên tất cả các không gian chiến trường, khống chế đường không và lực lượng đột phá chủ lực sẽ là các đơn vị cơ giới hạng nặng tốc độ cao.

Đúng như tác giả nhận xét, không có xe tăng, thiết giáp thì không thể thắng chiến tranh, nhưng nhận xét xe tăng QĐNDVN chỉ đóng vai trò yểm trợ hỏa lực cho bộ binh là một nhận thức sai lầm, tương tự như các chiến lược gia Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam là lực lượng tấn công chủ lực của QĐNDVN.

Khác hơn so với lực lượng tăng thiết giáp Trung Quốc, được viện trợ cả nhà máy sản xuất, làm nền tảng cho ngành công nghiệp tăng thiết giáp sau này. Binh chủng tăng thiết giáp Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh, được Liên Xô viện trợ những loại xe tăng không phải là tốt nhất như T-34, PT – 76, T-54A,B, ngoài ra còn có xe tăng được sản xuất từ chính Trung Quốc như T-59, gần cuối cuộc chiến tranh Việt Nam mới có được xe tăng T-55.

Nhưng cũng trên chiến trường Việt Nam, từ xe tăng PT-76 đến T-55 đều trở thành những vũ khí nổi tiếng trên thế giới do những chiến công vang dội: Từ trận chiến Tà Mây – Làng Vây ngày 06 - 07.02.1968 đến chiến dịch tấn công giải phóng thành phố Sài Gòn tháng 04.1075, tăng thiết giáp Việt Nam đánh hơn 200 trận với hiệu quả tác chiến cao. Lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam cũng là lực lượng đột phá chủ lực trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn và giải phóng Campuchia khỏi bè lũ diệt chủng Polpot.

Địa hình Việt Nam tương đối phức tạp với đồi núi, cao nguyên, vùng đồng bằng có sông ngòi dày đặc và các vùng trũng. Nhưng tăng thiết giáp Việt Nam có mặt ở khắp nơi, trên mọi chiến trường, từ vùng đồng bằng sông Cửu Long, chiến trường Đường 9 Nam Lào với dãy núi Trường Sơn trùng điệp, vùng 6 tỉnh biên giới và thậm chí cả trên các đảo xa.

Trên mọi chiến trường, xe tăng Việt Nam, dù là T-34 hay T-54, T-55 và cả các dòng xe K2 (xe chiến lợi phẩm M-41, M-48 Mỹ) đều phát huy được hết năng lực vũ khí trang bị. Không có những trường hợp hỏng hóc phải bỏ xe tháo chạy như trên chiến trường Syria, Iraq.

Ngay trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, mặc dù Mỹ là siêu cường quân sự, nhưng tăng thiết giáp trên chiến trường Việt Nam đóng vai trò yểm trợ bộ binh tấn công. Nhưng QĐNDVN dù không có không quân, vẫn có thể tổ chức được các trận tấn công bằng xe tăng có bộ binh yểm trợ.

Tất nhiên, trên không gian chiến trường giới hạn như ở Việt Nam, nếu xảy ra chiến tranh, các bên tham chiến rất khó có thể triển khai đội hình chiến đấu tấn công quy mô lớn cấp sư đoàn, lữ đoàn tăng thiết giáp. Hơn thế nữa, với sự phát triển của một số lượng lớn các loại vũ khí diệt tăng, việc tiến hành một cuộc tấn công lớn bằng lực lượng tăng thiết giáp, dù có sự yểm trợ mạnh mẽ từ trên không của không quân chiến trường, cũng chỉ có thế diễn ra trong cuộc chiến Iraq 20.03. 2003 đến 15.12 .2011. Trong đó, liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu ồ ạt đổ quân tấn công với hỏa lực dữ dội của không quân liên minh, các lực lượng vũ trang Iraq trên thực tế đã hoàn toàn tan rã.

Những diễn biến trên chiến trường Iraq và Syria cho thấy, ngay cả trong điều kiện thuận lợi nhất, có được hỏa lực yểm trợ tuyệt đối từ trên không, lực lượng đối phương là các nhóm chiến binh, chiến đấu theo phương thức chiến tranh du kích, số lượng tăng thiết giáp, từ T – 55, T-72 và cả xe tăng Abrams M1 vẫn bị tiêu diệt nhiều và với số lượng không nhỏ.

Do đó, trong các cuộc chiến tranh trong tương lai, đặc biệt khi diễn ra trên các địa hình phức tạp như các khu dân cư, đô thị, địa hình đồi núi, khu vực đồng bằng phức tạp. Phương thức tác chiến tốt nhất là sử dụng các đơn vị binh chủng hợp thành đến cấp lữ đoàn, trong đó xe tăng trong đội hình đột kích đến cấp tiểu đoàn, phối hợp với các phương tiện tấn công khác như xe bộ binh chiến đấu BMP, xe thiết giáp, xe yểm trợ hỏa lực trang bị tên lửa chống tăng và pháo tự động có khả năng phòng không 30 mm.

Trải qua 2 cuộc chiến tranh có sử dụng rộng rãi tăng thiết giáp như cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước giai đoạn cuối, cuộc chiến tranh giải phóng Campuchia, các lực lượng vũ trang QĐNDVN dày dạn kinh nghiệm sử dụng tăng thiết giáp trên chiến trường Việt Nam, đặc biệt trong chiến đấu tiến công, vốn là đặc trưng của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Tương tự như AK-47, tên lửa SA-75, xe tăng T-54 AB, xe tăng hạng nhẹ PT-76, xe tăng T-90S hoàn toàn có thể trở thành vũ khí tấn công chủ lực và tìm được vinh quang khi phục vụ trong QĐNDVN.

Syria, theo nhận xét của tổng thống Nga V.Putin là thao trường kiểm tra năng lực tác chiến thực tế của vũ khí, xe tăng T-90 đã vượt qua kỳ thi này rất xuất sắc, với chỉ có 3 xe bị phá hủy trên chiến trường. Trong đó 1 xe T-90 bị bắn bằng đạn xuyên giáp dưới cỡ bắn ngang sườn là chính thức bị phá hủy. Đây là một đòn tấn công mà không có một xe tăng nào trên thế giới có thể chống được, 2 xe còn lại bị phá hủy do 1 xe bị tên lửa chống tăng bắn trúng tháp pháo, gây cháy trên nắp, kíp xe bỏ chạy, để xe tự cháy lan vào bên trong. Một xe khác do kíp xe hoảng sợ bỏ xe rút lui, các tay súng khủng bố IS thu được xe, đặt bộc phá phá hủy để tuyên truyền.


Ngoài ra, xe tăng T-90A cũng là xe tăng chịu được các đòn tấn công của tên lửa chống tăng hạng nặng BGM-71 ТOW. Т-90 không những chịu được, mà còn có thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chiến đấu sau đòn tấn công.

Một thực tế cho thấy, khác với QĐNDVN, quân đội Syria ít sử dụng xe tăng trong chiến đấu tấn công, mà thường sử dụng như một hỏa khí đi cùng. Hầu như tất cả các trường hợp xe tăng bị tấn công đều đang ở trạng thái đứng bắn tại chỗ, trên khoảng trống địa hình không che chắn, nguy trang, không cơ động chiến thuật.

Tăng thiết giáp Việt Nam thường xuyên đi đầu trong chiến đấu tấn công, được sự yểm trợ mạnh của bộ binh, thiết giáp chống tăng và pháo, tên lửa phòng không đi cùng, triệt để tuân thủ công tác ngụy trang đánh lừa địch và kỹ năng phòng chống tên lửa chống tăng có điều khiển.

T-90 sử dụng động cơ động cơ 12 xi lanh B-92S2, cho phép xe phát huy tốc độ tối đa hơn 60 km/h, có khả năng vượt chướng ngại vật nước đến 1,2 m (1,8 m nếu có chuẩn bị ngắn), vượt hào rộng 2,8 mét, vượt tường thẳng đứng cao 0.8 mét, vượt dốc đến 30. Những tính năng kỹ thuật này cho phép T-90 có thể hoạt động hiệu quả trên mọi khu vực chiến trường Việt Nam, chiến đấu theo cách đánh của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Nhiều đặc điểm ưu việt sẽ làm vừa lòng lính tăng Việt, vốn có khổ người bé nhỏ hơn ngay cả với lính Syria. Đây sẽ là lần đầu tiên trong suốt lịch sử phát triển tăng thiết giáp Việt Nam, lái xe và pháo thủ sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với T-55. Xe tăng T-90 có hệ thống kiểm soát hỏa lực tự động với phạm vi phát hiện mục tiêu đến 1.500 m. Nhờ vào thiết bị kính ngắm quang ảnh nhiệt, pháo thủ T-90 có thể quan sát không gian chiến trường cả ngày lẫn đêm, không chỉ các mục tiêu tăng thiết giáp mà cả bộ binh trên khoảng cách đến 3 km. Với những tính năng kỹ chiến thuật này, tăng Việt Nam sẽ tác chiến có hiệu quả gấp nhiều lần so với T-55.

Lần đầu tiên lính tăng Việt Nam, vốn rất vất vả với việc nạp đạn, dừng ngắm, bắn nhanh bằng pháo 100 mm có thể được sử dụng pháo nòng trơn 125M 2A46M, với hệ thống nạp đạn tự động. Các lính tăng may mắn sẽ giã biệt hệ thống ổn định cổ lỗ của T-55 để đến với hệ thống ổn định hiệu quả của T-90S, phù hợp với việc xạ kích khi xe đang cơ động.

Xe có cơ số đạn 43 quả đạn xuyên giáp, đạn nổ lõm hoặc nổ phá mảnh. Nhưng trưởng xe T-90 chắc chắn hài lòng với hệ thống tên lửa bắn qua nòng pháo “Reflex” với tầm bắn lên đến 5 km, dẫn đường laser.


Tăng T-90s

Những tính năng mới của xe tăng T-90S, với sức sáng tạo và lòng dũng cảm của bộ đội tăng thiết giáp Việt Nam, sẽ là sự bất ngờ rất lớn đối với bất cứ kẻ thù xâm lược nào.

Không có gì ngạc nhiên, nếu trong một đơn vị binh chủng hợp thành có sự tham gia cùng lúc cả xe tăng T-54, T-55, T-55M3 và T-90S trong đội hình chiến đấu tấn công mạnh, có sức đột phá lớn và sự phối kết hợp hoàn hảo, vì đó chính là đặc trưng của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Một vấn đề mà tác giả bài viết trên báo Sina có để cập tới về điều kiện khí hậu, môi trường tác chiến có thể ảnh hưởng không nhỏ đến xe tăng T-90S khi phục vụ trong QĐNDVN. Chắc chắn tác giả không tìm hiểu kỹ về năng lực của các đơn vị trang bị kỹ thuật Việt Nam.

Trong suốt các cuộc chiến tranh và trong điều kiện thời bình, những loại vũ khí tưởng như đã hết thời sử dụng như tên lửa phòng không SA – 75 Dvina hoặc các xe tăng thiết giáp cách đây hơn 70 năm, vẫn hoạt động rất tốt và phục vụ hiệu quả trong quân đội. Lực lượng kỹ thuật quân sự Việt Nam là lực lượng hiểu và khai thác sử dụng hiệu quả nhất vũ khí trang bị Liên Xô trước đây và Nga ngày nay. Hơn hẳn các nước khu vực Đông Âu và vượt xa các nước Trung Đông, có lẽ chỉ thua sút với quê hương nó, lực lượng kỹ thuật quân sự Nga.

Trong tương lai không xa, trong quá trình hợp tác công nghiệp quốc phòng với các nước trên thế giới, có thể binh chủng tăng thiết giáp Việt Nam sẽ có hệ thống phòng thủ tích cực loại Arena hoặc cao cấp hơn. Tăng Việt Nam sẽ trang bị được các mô đun pháo – tên lửa chống tăng tự động thế hệ mới, xe yểm trợ hỏa lực tăng thiết giáp BMPT, robot thiết giáp chiến đấu và tăng cường thêm số lượng xe tăng hiện đại như T-90SM, T-72B3.

Từ những phân tích trên, có thể nói không chỉ riêng chất lượng xe, mà số lượng 64 chiếc T-90S đã là một bước đột phá mạnh mẽ trong lực lượng đột kích trên chiến trường của quân đội Việt Nam. Sau những chiếc T-90S đầu tiên, lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam sẽ có những bước đột phá mạnh cả về lượng và chất của các đơn vị binh chủng kỹ thuật cao.

Nguồn: Viettimes.vn/...
0

Thứ Hai, 8 tháng 1, 2018

Video: Quân đội Trung Quốc phô diễn sức mạnh quân sự

Trung Quốc đã tiến hành diễn tập quân sự đầu tiên của năm 2018 do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động.

Một loạt hoạt động tập trận mùa Đông được triển khai trên toàn lục địa Trung Quốc sau khi ông Tập Cận Bình phát lệnh tổng diễn tập quân sự toàn quân năm 2018 vào ngày 3/1.

Cuộc diễn tập bắt đầu từ ngày 3/1, trong đó các lực lượng vũ trang toàn quân TQ sẽ tiến hành các bài tập để nâng cao khả năng thực chiến và giành chiến thắng trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào.

Lần tập trận này bao gồm các khoa mục bắn đạn thật mùa Đông, hải quân tấn công đổ bộ, diễn tập không quân, tên lửa và cả các khoa mục của lực lượng cảnh sát vũ trang.
0

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Cánh đồng lau trắng lãng mạn giữa thủ đô

(VNE - 06/01/2014) Cuối thu, những bông hoa cỏ lau nhuộm trắng bãi giữa sông Hồng, góp thêm cho Hà Nội một không gian tĩnh lặng và đầy chất thơ.


Chỉ cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 2 km, bãi giữa sông Hồng như một ốc đảo xanh tươi mát, vốn từ lâu đã trở thành một địa chỉ hấp dẫn cho những ai muốn khám phá một Hà Nội thật khác, thanh bình và dân dã.

Bãi giữa là tên gọi quen thuộc cho dải đất phù sa màu mỡ nổi lên ở chính giữa sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội từ dưới cầu Chương Dương, phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm tới phường Nhật Tân, quận Tây Hồ.

Từ lâu bãi giữa sông Hồng dưới chân cầu Long Biên đã là địa điểm yêu thích của giới trẻ và các tay săn ảnh tới thăm thú, chụp hình.

Bông lau mới nở sẽ có màu trắng tinh khôi bắt mắt, rồi chuyển dần sang màu vàng sẫm mang vẻ phong trần cứng cáp hơn.

Bãi cỏ lau đẹp nhất cũng nằm cùng khu vực với bãi đá Nhật Tân, quận Tây Hồ. Nơi đây thu hút rất nhiều du khách tới thăm quan, chụp hình. Đặc biệt là các bạn trẻ và những cặp đôi muốn tìm điểm đẹp theo mùa để chụp ảnh cưới.

Lãng mạn và hoang sơ với những bãi cát cùng những hàng bông lau mới nở, trắng muốt trải dài tít tắp.

Từ trên cầu Long Biên bạn có thể thấy những con thuyền nhỏ giữa mặt nước tĩnh mịch cùng bến bờ ngập tràn bông lau rực rỡ trong nắng chiều.

Trong chiều vàng thanh bình, những đàn trâu nhẩn nhơ gặm cỏ giữa bạt ngàn lau trắng.

"Đôi thuyền tựa vai nhau
Bên bờ những rặng lau
Thời gian trôi qua mau
Đông bỏ Thu lại sau..."
(Thơ Phong Hưng)

Những ngày cuối thu, ai qua cầu Long Biên cũng phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của những đồi cát bồi đắp giữa dòng sông Hồng. Nơi những bông lau bạt ngàn, phủ trắng bãi bồi ven sông.

VnExpress
0

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016

Nơi biên cương hùng vĩ Việt Nam

Do hoàn cảnh lịch sử, người Việt phải chinh chiến triền miên để bảo vệ biên cương bờ cỏi, tình yêu quê hương đất nước đã ăn sâu vào máu thịt của mỗi con dân đất Việt. Và trong muôn sắc màu của các vùng miền khắp đất nước, từ ngôi làng sau lũy tre mờ xa tới thành phố trẻ, từ Hà Nội trái tim hồng tới Cà Mau cỏ cây xanh tươi đước rừng bát ngát… thì những vùng biên cương chiếm một vị trí đặc biệt, đã khắc ghi vẻ đẹp của nó trong thi ca, âm nhạc.


Nơi biên cương Hà Giang


Ruộng bậc thang Hà Giang


Thác Bản Giốc, nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Cách trung tâm huyện Trùng Khánh khoảng 20 km về phía Đông Bắc. Bản Giốc như dải lụa trắng đang được các nàng tiên dệt giữa núi rừng Đông Bắc.


Thác Bản Giốc gồm hai phần là thác chính (hay còn gọi là thác thấp) và thác phụ (thác cao).


Thác chính nhìn từ xa như những dải lụa trắng mềm mại vắt ngang lưng đồi. Đây là phần rộng và đẹp nhất của Bản Giốc. Thác rộng khoảng 100 m, cao 70 m và sâu 60 m. Phần thác chính thuộc cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc, ranh giới phân chia là dòng sông Quây Sơn chảy phía dưới.


Tầng hai thác Bản Giốc là một lòng hồ nhỏ rộng khoảng 30 m, nước từ những con suối nhỏ đổ xuống hồ và từ hồ chảy xuống tầng thác thứ nhất.



Đèo Mã Phục quanh co


Cổng Trời (Sapa, Lào Cai)


Chập chùng đồi núi, chập chùng mây


Chiều biên giớ em ơi! Có nơi nào xanh hơn?


Nơi đầu sông đầu suối, nơi đầu mây đầu gió, nơi tình yêu biên cương



Hoa mơ nở trắng các sườn đồi Sơn La.


Hoa Mận, Mộc Châu


Tuyết Mẫu Sơn, Lạng Sơn


Tuyết Sapa


Chiều xuân bên ngã 3 biên giới A Pa Chải (Việt- Lào- Campuchia)

0

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

I-rắc tái chiếm Tikrit từ tay IS + Video

Quân đội chính phủ Iraq cho biết họ đã chiếm được một số quận xung quanh thành phố Tikrit trong đợt phản công giành lại quyền kiểm soát nơi này từ tay Nhà nước Hồi giáo (IS).

Một lực lượng khoảng 30.000 quân và dân quân được cho là đang tấn công trên nhiều mặt trận với sự yểm trợ của máy báy chiến đấu Iraq.

Một tư lệnh của lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cũng đang tham gia chiến dịch, một tư lệnh dân quân người Hồi giáo Shia nói với BBC.

Tikrit, nằm về phía bắc thủ đô Baghdad, đã rơi vào tay các chiến binh IS hồi tháng Sáu.

0

Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

Hoa Kỳ triển khai máy bay trinh sát tối tân tới biển Đông

Mỹ đã bắt đầu đưa máy bay trinh sát tối tân nhất của nước này, P-8A Poseidon, từ các căn cứ ở Philippines tới tuần tra biển Đông.


Một quan chức hải quân của Hoa Kỳ lần đầu tiên thừa nhận hoạt động của các chuyến bay này hôm 26/2.

Mỹ, một đồng minh thân cận và lâu đời nhất của Philippines, đã cam kết sẽ chia sẻ các thông tin “theo thời gian thực” về những diễn biến ở nơi được coi là vùng biển của Philippines, trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường các hoạt động tại biển Đông.

Trong một tuyên bố, Hải quân Mỹ cho biết đã chứng minh và giải thích khả năng tuần tra cả ven biển lẫn ngoài khơi của máy bay P-8A cho các lực lượng Philippines.

Đại úy hải quân Mỹ Matthew Pool nói rằng đó là “cơ hội tuyệt vời khi hợp tác với các lực lượng vũ trang Philippines”, và “việc chia sẻ khả năng của máy bay với các đồng minh của Mỹ sẽ chỉ củng cố thêm mối bang giao giữa hai nước”.

Chưa rõ là Việt Nam có yêu cầu Mỹ cung cấp các thông tin ghi nhận được từ các hoạt động trinh sát này hay không.

Ngưng khiêu khích

Hoa Kỳ bấy lâu nay tuyên bố không đứng về phía nào trong vấn đề tranh chấp biển Đông, và kêu gọi các biên liên quan đàm phán đề một bộ quy tắc ứng xử chính thức tại biển Đông.

Washington cũng kêu gọi ngưng bất kỳ hành động có tính khiêu khích nào ở biển Đông, nhưng đã bị Bắc Kinh bác bỏ.

Trung Quốc đã cáo buộc Mỹ khuyến khích các quốc gia tranh chấp khác như Philippines và Việt Nam mạnh bạo hơn bằng chính sách “xoay trục” về châu Á.


Theo hải quân Mỹ, chiếc P-8A đã được triển khai tới Philippines trong ba tuần cho tới ngày 21/2.

Chiếc máy bay này đã thực hiện hơn 180 chuyến bay trinh sát trên biển Đông.

Một phát ngôn viên của quân đội Philippines cho biết Mỹ đã thực hiện các cuộc trinh sát bằng máy bay P-3C Orions từ các căn cứ ở Philippines từ năm 2012.

Nhưng hai bên đã thay thế máy bay vừa kể bằng P-8A nhưng không công bố chính thưc.

Theo Reuters, AFP, VOA
0

Nga chuẩn bị ra mắt lực lượng tên lửa liên lục địa RS-24

Nga sẽ lần đầu tiên “trình làng” hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars trong lễ diễu binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng năm nay. Lễ diễu binh sẽ được tổ chức vào ngày 9/5/2015 tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow.


“Ngày 25/2, 3 hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars đã rời khỏi căn cứ thường trực của mình ở thị trấn Teykovo ở Ivanovo và đang trên đường tới ngôi làng Alabino ở thủ đô Moscow để chuẩn bị tham gia cuộc diễu binh. Hệ thống tên lửa Yars di động sẽ di chuyến một quãng đường dài hơn 400 km”, người phát ngôn của Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga – ông Igor Yegorov cho biết.




RS-24 Yars là một trong những loại tên lửa nhanh nhất thế giới, có biệt danh là “Con trai của Satan”. Về cơ bản, đây là phiên bản nâng cấp đa đầu đạn của tổ hợp tên lửa Topol-M.

RS-24 Yars (NATO gọi là SS-29) được phát triển bởi Viện thiết kế công nghệ nhiệt Moskva, cũng chính là nơi thiết kế ra tên lửa Topol-M. Tên lửa thế hệ thứ 5 RS-24 là một phiên bản nâng cấp của tên lửa đạn đạo Topol-M.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân có khả năng bắn mục tiêu độc lập, được thiết kế để tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa ở tầm phóng lên tới 12.000 km.

Nó được thiết kế để mang tối đa 6 đầu đạn, với mỗi đầu đạn có thể bắn xuống các mục tiêu khác nhau. Tên lửa RS-24 Yars có chiều dài 23 mét, đường kính 2 mét, tầm bắn tối đa là 11.000 km. Phần đầu đạn tên lửa gồm bốn khối chiến đấu độc lập. Công suất đầu đạn từ 150 đến 300 kiloton.

RS-24 Yars là tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới có tốc độ hành trình Mach 13+. Tên lửa RS-24 Yars góp phần đáng kể để lực lượng tên lửa chiến lược Nga bảo đảm chắc chắn an ninh quốc gia trong mọi diễn biến của tình hình quốc tế.

Tên lửa RS-24 Yars được đánh giá có khả năng "chọc thủng mọi lá chắn tên lửa" trong vòng 15-20 năm tới nhờ tốc độ bay nhanh hơn tất cả các loại tên lửa hiện hành, khả năng thay đổi linh hoạt độ cao và hướng bay khiến cho tên lửa đánh chặn của đối phương không thể tiếp cận. Tên lửa này được thử nghiệm lần đầu tiên vào ngày 29/5/2007. Hệ thống RS-24 Yars được đánh giá là một trong những loại tên lửa nhanh nhất thế giới.


0