Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáng Sinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáng Sinh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

Những ca khúc Giáng sinh hay nhất | Nhạc Giáng Sinh | Nhạc Nô-en ♫

Album nhạc Giáng sinh tuyển chọn với các ca khúc nổi tiếng và phổ biến nhất:
0

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

Vang vang chuông xóm đạo - Nghiêng nghiêng nốc giáo đường

Bài gốc: “Tha La xóm đạo” và “Hoa trắng thôi cài lên áo tím” trên RFA.
2011-12-24

Chương trình Văn học Nghệ thuật kỷ này giới thiệu 2 bài thơ nổi tiếng của Vũ Anh Khanh và Kiên Giang Hà Huy Hà.

Cho tới nay thân thế của nhà văn Vũ Anh Khanh vẫn còn là một bí ẩn người ta chỉ biết ông tên thật là Võ Văn Khanh, sanh năm 1926 tại Mũi Né, quận Hải Long, tỉnh Bình Thuận. Trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1950, Vũ Anh Khanh là một cây bút chuyên viết truyện ngắn và tiểu thuyết.

Tác phẩm của ông gồm truyện dài như Nửa Bồ Xương Khô, Bạc Xíu Lìn, Cây Ná Trắc và các truyện ngắn như Đầm Ô Rô, Sông Máu, Bên Kia Sông... Tuy nhiên bài thơ “Tha La xóm đạo” mới làm cho rất nhiều người nhớ đến tên tuổi của ông mãi tận sau này.

Xóm đạo Tha La nằm tại xã An Hòa, huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh. Xóm đạo này được thành lập vào khoảng năm 1863 nhờ sự cho phép và khuyến khích của người Pháp.

Mặc dù họ đạo Tha La phát triển ngày một mạnh mẽ và vững vàng nhưng người Công giáo Tha La đã phản ứng khi thực dân Pháp ngày một lộ rõ dã tâm khống chế toàn bộ đất nước.

Mùa Thu năm 1945 thanh niên Tha La tham gia phong trào kháng chiến ở đất Nam Kỳ và trong chính thời điểm này, nhà thơ Vũ Anh Khanh trong một lần thăm Tha La đã cảm tác tinh thần chống ngoại xâm ấy để bài thơ “Tha La xóm đạo” ra đời.

Vũ Anh Khanh có lẽ là một nhà văn có cuộc đời ngắn ngủi và số phận hẩm hiu nhất trong các nghệ sĩ cùng thời. Ông không được cả hai chế độ miền Nam và miền Bắc thừa nhận tài năng vì các hoạt động chính trị phát xuất từ lòng yêu nước.

Vũ Anh Khanh tập kết ra Bắc năm 1954, bị chính quyền miền Nam kết tội là cộng sản do đó suốt thời gian1955-1975, tác phẩm của ông bị cấm không được tái bản, lưu hành, và ngay cả không có tên trong chương trình giáo dục như Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên …

Theo tiết lộ của ông Võ Hồng Cương, Cục phó Cục Tuyên Huấn quân đội nhân dân Việt Nam thì vào năm 1956, Vũ Anh Khanh được nghỉ phép ở Vĩnh Phúc nhưng ông đã sửa giấy phép thành Vĩnh Linh Quảng Trị để từ đó vượt tuyến, bơi qua sông Bến Hải vào Nam tìm tự do.

Khi sắp vào được bờ bên kia thì bị phát hiện, bộ đội miền Bắc dùng tên có tẩm thuốc độc bắn chết. Lý do bộ đội phải dùng cung vì để tránh bị Ủy ban quốc tế làm biên bản vi phạm Hiệp định ngưng bắn. Cái chết của ông là một bi kịch cho những con người yêu nước trong một giai đoạn đen tối của lịch sử cận đại.

Bài thơ “Tha La xóm đạo” của Vũ Anh Khanh đi vào lòng người bao nhiêu năm qua phải nói là có sự đóng góp của hai nhạc sĩ Dũng Chinh và Sơn Thảo. Hai nhạc sĩ này đã phổ bài thơ thành hai ca khúc: “Tha La xóm đạo” và "Hận Tha La" khiến cho bài thơ lan rộng vào quần chúng.

“Tha La xóm đạo” được nhạc sĩ Dũng Chinh, cũng là người Phan Thiết phổ nhạc vào năm 1964 , sau đó một năm nhạc sĩ Sơn Thảo phổ thành bài hát mang tên “Hận Tha La” và cũng trong năm này nhạc sĩ Anh Tuyền phổ thành ca khúc mang tên “Vĩnh Biệt Tha La”.

Ngoài ra soạn giả cải lương nổi tiếng Viễn Châu cũng đã phỏng theo ý tưởng Vũ Anh Khanh để viết ca khúc tân cổ giao duyên “Tha La xóm đạo.

Bài thơ “Tha La xóm đạo” còn lưu hành tới ngày nay ngoài giá trị nghệ thuật nó còn có tác dụng nhắc nhở cho cả dân tộc về những ngày đau buồn đó.

“Tha La xóm đạo”


Đây “Tha La xóm đạo”
Có trái ngọt cây lành
Tôi về thăm một dạo
Giữa mùa nắng vàng hanh.

Ngậm ngùi Tha La bảo:
- Đây rừng xanh rừng xanh
Bụi đùn quanh ngõ vắng,
Khói đùn quanh nóc tranh.
Gió đùn quanh mây trắng,
Và lửa loạn xây thành.

- Viễn khách ơi!
Hãy dừng chân cho hỏi,
Nắng hạ vàng ngàn hoa gạo rưng rưng.
Đây Tha La, một xóm đạo ven rừng,
Có trái ngọt, cây lành, im bóng lá,
Con đường đỏ bụi phủ mờ gót lạ.
Ngày êm êm lòng viễn khách bơ vơ!
Về chi đây? Khách hỡi? Có ai chờ?
Ai đưa đón?

- Xin thưa, tôi lạc bước!
Không là duyên, không là bèo kiếp trước,
Không có ai chờ, ai đón tôi đâu!

Rồi quạnh hiu, khách lặng lẽ cúi đầu,
Tìm hoa rụng lạc loài bên vệ cỏ,
Nhìn cánh hoa bay ngẩn ngơ trong gió,
Gạo rưng rưng, nghìn hoa máu rưng rưng.
Nghìn cánh hoa rơi, lòng khách bỗng bâng khuâng.

Tha La hỏi:
- Khách buồn nơi đây vắng?

Không, tôi buồn vì mây trời đây trắng!
- Và khách buồn vì tiếng gió đang hờn?

Khách nhẹ cười, nghe gió nổi từng cơn,
Gió vi vút, gió rợn rùng, gió rít.
Bỗng đâu đây vẳng véo von tiếng địch:

Thôi hết rồi còn chi nữa Tha La!
Bao người đi thề chẳng trở lại nhà.
Nay đã chết giữa chiến trường ly loạn!

Tiếng địch càng cao, não nùng ai oán,
Buồn trưa trưa, lây lất buồn trưa trưa,
Buồn xưa xưa, ngây ngất buồn xưa xưa,
Lòng viễn khách bỗng dưng tê tái lạnh.
Khách rùng mình, ngẩn ngơ lòng hiu quạnh.

- Thôi hết rồi! Còn chi nữa Tha La!
Đây mênh mông xóm đạo với rừng già.
Nắng lổ đổ rụng trên đầu viễn khách.
Khách bước nhẹ theo con đường đỏ quạch,
Gặp cụ già đang ngóng gió bâng khuâng.

- Kính thưa cụ, vì sao Tha La vắng?
Cụ ngạo nghễ cười rung rung râu trắng,
Nhẹ bảo chàng:
" Em chẳng biết gì ư?
Bao năm qua khói loạn phủ mịt mù!
Người nước Việt ra đi vì nước Việt.
Tha La vắng vì Tha La đã biết,
Thương giống nòi đau đất nước lầm than. "

Trời xa xanh, mây trắng nghẹn ngàn hàng,
Ngày hiu quạnh. Ờ.. ơ.. hơ tiếng hát.
Buồn như gió lướt lạnh dài đôi khúc nhạc.

Tiếng hát rằng:
Tha La giận mùa thu,
Tha La hận quốc thù,
Tha La hờn quốc biến,
Tha La buồn tiếng kiếm,
Não nùng chưa!
Tha La nguyện hy sinh.

Ơ.. ơ.. hơ.. có một đám chiên lành.
Quỳ cạnh Chúa một chiều xưa lửa dậy.
Quỳ cạnh Chúa, đám chiên lành run rẩy:

Lạy Đức Thánh Cha!
Lạy Đức Thánh Mẹ!
Lạy Đức Thánh Thần!
Chúng con xin về cõi tục để làm dân...
Rồi... cởi trả áo tu.
Rồi... xếp kinh cầu nguyện.
Rồi... nhẹ bước trở về trần...

Viễn khách ơi! Viễn khách ơi!
Người hãy dừng chân.
Nghe Tha La kể, nhưng mà thôi khách nhé!
Đất đã chuyển rung lòng bao thế hệ.
Trời Tha La vần vũ đám mây tan.
Vui gì đâu mà tâm sự?
Buồn làm chi mà bẽ bàng?

Ơ... ơ... hơ... ờ... ơ... hơ... tiếng hát
Rung lành lạnh ngâm trầm đôi khúc nhạc.
Buồn tênh tênh, não lòng lắm khách ơi!
Tha La thương người viễn khách đi thôi!

Khách ngoảnh mặt nghẹn ngào trông nắng đổ,
Nghe gió thổi như trùng dương sóng vỗ
Lá rừng cao, vàng rụng lá rừng bay...
Giờ khách đi. Tha La nhắn câu này:

- Khi hết giặc, khách hãy về thăm nhé!
Hãy về thăm xóm đạo
Có trái ngọt cây lành.
Tha La dâng ngàn hoa gạo,
Và suối mát rừng xanh.

Xem đám chiên lành thương áo trắng.
Nghe mùa đổi gió nhớ quanh quanh.


kien-giang-170.jpg
Thi sĩ Kiên Giang Hà Huy Hà. Photo courtesy of 'Một thời Sài Gòn'.
Có thể cảm hứng từ khung cảnh của xóm đạo Tha La đã lan sang thi sĩ Kiên Giang Hà Huy Hà vì thế vào năm 1958 ông đã cho ra đời bài thơ nổi tiếng khác đó là bài “Hoa trắng thôi cài lên áo tím”.

Bài thơ có nội dung của một chuyện tình dang dở lấy khung cảnh chiến tranh trong xóm đạo làm nền. Câu chuyện tình buồn này đã làm cho danh tiếng của nhà thơ Kiên Giang đi vào lòng người đọc mãi tới ngày nay.

Kiên Giang Hà Huy Hà tên thật là Trương Khương Trinh, ông sinh năm 1927 tại Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Ông còn là soạn giả tuồng cải lương nổi tiếng qua nghệ danh Hà Huy Hà.

Từ năm 1955 Kiên Giang Hà Huy Hà xuất hiện nhiều trên văn đàn Sài Gòn. Không những làm thơ, soạn tuồng cải lương ông còn là một ký giả kịch trường nổi tiếng cho các tờ báo Tiếng Chuông, Tiếng Dội, Lập Trường, Điện Tín, Tia Sáng.

Các tác phẩm cải lương của soạn giả Hà Huy Hà không thể quên là “Áo cưới trước cổng chùa”, “Người vợ không bao giờ cưới” rồi “Sơn Nữ Phà ca”…

Chính tác phẩm “Người vợ không bao giờ cưới” đã đưa nữ nghệ sĩ Thanh Nga đoạt giải thưởng Thanh Tâm và từ đó Thanh Nga trở thành một ngôi sao trong giới nghệ sĩ cải lương.

“Hoa trắng thôi cài trên áo tím” ngay sau khi xuất hiện giới sinh viên học sinh của miền Nam trong thập niên 60-70 đã đón nhận bài thơ ngoài sự tưởng tượng của nhà xuất bản và của chính tác giả.

“Hoa trắng thôi cài trên áo tím” được giới trẻ chuyền tay nhau và không ít người thuộc lòng bài thơ cho dù vài chục năm sau đó.

Chất lãng mạn thường thấy của Thơ Mới, lồng trong bối cảnh chiến tranh tại miền Nam và dư âm của câu chuyện “Tha La xóm đạo” đã khiến bài thơ nổi lên như một nguồn cảm hứng mới cho thanh niên thời bấy giờ.

Hoa trắng thôi cài trên áo tím


Lâu quá không về thăm xóm đạo
từ ngày binh lửa cháy quê hương
khói bom che lấp vùng quê mẹ
che cả người thương nóc giáo đường

Mười năm trước em còn đi học
Áo tím điểm tô đời nữ sinh
Hoa trắng cài duyên trên áo tím
Em còn nguyên vẹn tuổi băng trinh.
Quen biết nhau qua tình lối xóm
cổng trường đối diện ngó lầu chuông
mỗi lần Chúa nhật em xem lễ
anh học bài ôn trước cổng trường.
Thuở ấy anh hiền và nhát quá!
Nép mình bên gác thánh lầu chuông
để nghe khe khẽ lời em nguyện
thơ thẩn chờ em trước giáo đường.
Mỗi lần tan lễ chuông ngừng đổ
Hai bóng cùng chung một lối về
E lệ… em cầu kinh nho nhỏ…
thẹn thùng… anh đứng lại không đi…

Sau mười năm lẻ anh thôi học
nức nở chuông trường buổi biệt ly
rộn rã từng hồi chuông xóm đạo
tiễn nàng áo tím bước vu quy.
Anh nhìn áo cưới mà anh ngỡ
chiếc áo tang chôn mái tóc sầu
Hoa trắng thôi cài trên áo tím
giữ làm chi kỷ vật ban đầu.
Em lên xe cưới về quê chồng
Dù cách đò ngang cách mấy sông…
vẫn nhớ bóng vang thời áo tím
nên tình thơ ủ kín trong lòng.

Từ lúc giặc ruồng vô xóm đạo
Anh làm chiến sĩ giữ quê hương
giữ màu áo tím, cành hoa trắng
giữ cả trường xưa, nóc giáo đường
Giặc chiếm lầu chuông xây gác súng,
Súng gầm rung đổ gạch nhà thờ
Anh gom gạch nát xây tường lũy
chiếm lại lầu chuông, giết kẻ thù.

Nhưng rồi người bạn đồng sông ấy,
Đã chết hiên ngang dưới bóng cờ
Chuông đổ chiều hôm em nức nở…
tiễn anh ra khỏi cổng nhà thờ.
Hoa trắng thôi cài trên áo tím
Mà cài trên nếp áo quan tài
điểm tô công trận bằng hoa trắng
hoa tuổi học trò mãi thắm tươi.

Xe tang đã khuất nẻo đời
Chuông nhà thờ đổ khóc người ngàn thu
từ đây tóc rủ khăn sô
em cài hoa trắng lên mồ người xưa…

Quý vị vừa theo dõi hai bài thơ “Tha La xóm đạo” của Vũ Anh Khanh và “Hoa trắng thôi cài trên áo tím” của nhà thơ Kiên Giang.

Trong không khí của mùa Giáng Sinh năm 2011 tiếng chuông nhà thờ báo hiệu sự ra đời của Chúa Hài Đồng trên mọi miền đất nước hy vọng rằng tất cả người Việt Nam sẽ không bao giờ gặp lại cảnh tàn phá của Tha La và các mối tình đẹp sẽ không còn dang dở như “Hoa trắng thôi cài trên áo tím”...

0

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Ông già Noel không nhất thiết phải là đàn ông

Trong tiếng Anh, Ông già Noel được gọi là 'Santa Claus' (Thánh Nicolas), xuất phát từ truyền thuyết về một nhân vật có thật, sống ở thế kỷ thứ 4 tên là Nicolas. Trong một bài thơ của một giáo sư người Mỹ, ông diễn tả rằng: vào đêm Giáng Sinh, thánh Nicolas mặc trang phục đỏ, dáng người mập mạp, hay cười, đi khắp nơi phát quà cho trẻ em,......( Theo SGK môn Tiếng Anh lớp 8). Khi mọi người đọc bài thơ này thấy hay hay nên bắt chước làm theo nhân vật trong bài thơ đó vào mỗi dịp Giáng sinh về.
0

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

Bói toán đêm Giáng sinh

Phong tục
Đêm Giáng sinh là đêm nhiệm màu, ảnh: centrum.cz.

 

Ở nhiều nước Đông Âu vẫn còn tồn tại tục xem bói vào đúng đêm Giáng sinh. Người đời tin rằng, vào lúc đó, phép mầu sẽ hiệu nghiệm nhất.


Tương tự với người châu Á, người dân châu Âu kiêng quét nhà vào Giáng sinh vì sợ sẽ quét hết may mắn ra khỏi nhà. Đến bữa ăn, người ngồi vào bàn cũng phải là số chẵn, nếu không, họ vẫn cho thêm đĩa và mong rằng có khách không mời mà tới. Dưới đĩa thức ăn, các bà nội trợ giấu sẵn một cái vảy cá để người ngồi đó ăn xong có thể cất chúng vào ví mong rằng năm sau sẽ sung túc về tiền bạc. Một nguyên tắc nữa vẫn được giữ đó là trong lúc ăn, không ai được rời khỏi bàn ăn, nếu không sẽ khó chờ đến được Giáng sinh sau.

Bói bổ táo

bói đêm giáng sinhSau khi ăn tối xong, mỗi người sẽ lấy một quả táo cho mình. Họ cầm dao bổ ngang quả táo. Nếu giữa quả táo có hình ngôi sao năm cánh, điều đó báo hiệu sức khỏe và may mắn. Còn với chữ thập, người cầm quả táo đó nên cẩn trọng.

Bói hạt dẻ

Đây là một phong tục khá nên thơ, khi những chiếc vỏ hạt dẻ được thả xuống nước như thuyền. Trên mỗi chiếc thuyền sẽ có một chiếc nến nhỏ thắp sáng. Mỗi chiếc thuyền với nến sẽ chỉ ra số phận của từng người. Nến của ai thả sáng lâu nhất nói lên rằng người đó sẽ sống lâu và hạnh phúc nhất. Sự chuyển động của thuyền cũng nói được tương lai. Nếu thuyền hạt dẻ bơi ra xa, người đó sẽ đi chơi trong năm tới, còn nếu thuyền cứ bám ở bờ, chủ của nó sẽ không đi đâu.

bói đêm giáng sinh

Thông thường, người ta không thả thuyền hạt dẻ một mình. Nếu thuyền này chạm thuyền kia, nó ám chỉ tình bạn hoặc tình yêu. Khi tất cả các thuyền tạo thành một vòng tròn, đó là sự tôn trọng và quý mến lẫn nhau trong gia đình. Nếu thuyền nào không nằm trong vòng tròn, người đó trong năm sẽ rời khỏi nhà.

Bói ném giầy

bói đêm giáng sinhTrong ngày Chúa giáng trần, những cô thiếu nữ có thể bói tình duyên bằng chiếc giày của mình. Họ cầm giầy và ném qua đầu ra đằng sau lưng. Nếu gót giày quay về cửa, năm ấy cô gái vẫn độc thân. Còn khi mũi giầy chỉ vào cửa nhà và chỉ ra ngoài, năm tới cô ấy sẽ tìm được ý trung nhân và có hỉ sự.

Bói rung cây

Những cô gái tò mò về đường tình duyên còn có thể làm một phép bói với cây, nhưng không phải cây thông Giáng sinh. Khi trời tối, cô gái sẽ ra vườn và rung cây anh đào hoặc mưa vàng và chờ tiếng chó sủa vọng lại. Chó sủa từ hướng nào, ý trung nhân sẽ đến từ hướng đó.

Bói diêm

Nếu vẫn không thỏa mãn, các cô gái sẽ lấy ba que diêm cắm vào một quả táo và đốt chúng. Mỗi que diêm tượng trưng cho một chàng trai mà cô ấy muốn được ngỏ lời. Que diêm nào sáng lâu nhất, người đó sẽ là ý trung nhân.

Nghiêm Trang – vietinfo.eu

0

Quà tặng Giáng Sinh

Hình như mấy ông này không có cảm giác gì...?!

THƯ NGỎ GỬI ÔNG GIÀ NOEL


24-12-2011

Santa thân mến,
Mọi người gọi bác là "Papa de Noel", là Santa, tên tuổi của bác gắn liền với "Giáng sinh vui vẻ" (Merry Christmas). Nhưng em năm nay cũng chẳng còn trẻ trung gì nữa. Gọi bác là "papa" có khi còn bị cho là "cưa sừng làm nghé" - "kính chả bõ phiền". Vả lại em với bác cũng biết nhau quá rồi. Hồi các con em còn nhỏ, em với bác đã từng có mấy vụ làm ăn trót lọt. Vì thế nên em cứ với bác cứ xưng hô thế này cho thân thiện. Chỉ mong bác không cho rằng em "gần chùa gọi Bụt bằng anh" là quý hóa lắm rồi.

Phi vụ làm ăn đầu tiên là khi con gái em mới lên 3 tuổi. Mấy anh chị sếp cũ của em gửi về từ Belgium cho con gái em một thùng đồ chơi Lego và và búp bê Barbie. Vào năm 94, món quà ấy chẳng khác nào Coco Channel hay Louis Vuiton cho các cô người mẫu chân dài thời này. Sau những thủ tục hải quan lằng nhằng dây điện, cuối cùng em cũng mang được thùng bưu phẩm về văn phòng. Chiều tối ngày 24, em phải nhờ người cho các con đi chơi mới dám mang thùng quà về nhà, giấu ngoài ban-công. Năm ấy, con gái em đã có một đêm thấp thỏm không ngủ. Nó gần như "chết lặng" khi mở thùng quà buộc nơ đỏ gắn với tấm thiệp của Ông già Noel.

Khi lên năm, nó đã biết có thể viết thư hoặc gọi điện xin ông già Noel những món quà ưa thích. Em phải cậy nhờ một anh bạn, gọi điện từ mấy hôm trước. "Khà khà, ta là ông già Noel đây. Cháu Linh Chi thích gì?". Con bé run rẩy cầm ống nghe. Nó không ngờ lại được nói chuyện qua điện thoại với bác. "Cháu chào ông già Noel. Sao ông không đến chơi nhà cháu?" "Khà khà, ta bận lắm. Ta biết cháu là đứa bé ngoan, cháu muốn quà gì để ta gửi tặng?". Có lẽ vì quá bất ngờ nên nó không kịp nghĩ đến những món quà đắt tiền. "Cho cháu xin một bộ bàn ghế cho em Barbie, ông nhé". Đúng ngày Giáng sinh, một hộp đồ chơi "nhà cho Barbie" được đặt ngay ngắn dưới chân giường khi con bé tỉnh dậy. Nó cứ trách em mãi vì đã không đánh thức nó dậy khi bác đến tặng quà.
Nhưng những mùa Giáng sinh gần đây em đã thấy bác có nhiều đổi khác. Những món quà "Merry Christmas" đã bắt đầu có mùi "chạy chọt", "rửa tiền", "tham nhũng". "Cây thông - trổ đầy khế ngọt - Ai cao thì hái được nhiều" (xin lỗi bác Đỗ Trung Quân ạ).

Cô bạn em làm ở một cơ quan ngang Bộ. Sếp của cô ấy tất nhiên phải là Đảng viên - lý lịch khai rõ: "Tôn giáo: không". Mấy năm trở lại đây, sếp bỗng nhiên tỏ ra cởi mở. Một tuần trước lễ Giáng sinh, sếp đề xuất ý tưởng mọi người trong cơ quan rút thăm tặng quà lẫn nhau cho "tăng cường tình thân ái". Năm đầu tiên, cô bạn em rút phải tên sếp. Nó mất ngủ bạc cả tóc để tìm ra ý tưởng tặng quà độc đáo. Đối với một cô văn thư hành chính, thu nhập lè phè, cuối tháng nghĩ đến tiền học thêm của con đã xám xanh mặt mũi, thì quà cho sếp phải vừa đảm bảo tính kinh tế (mà không quá úi xùi), vừa có giá trị văn hóa, tinh thần cao (mà không bị nghi ngờ xỏ xiên, kháy khú mấy tấm bằng rởm của sếp). Thương bạn vật vờ như ốm nghén, cực chẳng đã, em đành phải mách cho cô ấy một nước cờ (tuy không được quân tử cho lắm). Bạn em đến cơ quan, nét mặt rạng ngời, thầm thì như buôn bạc giả. Hỏi xin lời khuyên của một anh bạn đồng nghiệp đang nằm trong tầm ngắm "kế cận" xem nên tặng sếp quà gì. Lập tức anh này nhận đứng tên mua quà cho sếp, kèm theo cả một hộp sô-cô-la thứ thiệt dành cho cô văn thư để giữ kín cuộc "trao đổi" này. Từ đấy trở đi, năm nào cô bạn em cũng cầu mong rút thăm được tên sếp. Nhưng vận may cũng như tình yêu, chỉ như cơn gió thoảng qua...

Lại chuyện nữa, chồng của một cô bạn khác làm lãnh đạo tỉnh. Đêm Giáng sinh, chính Santa đã cho chuyển đến những hộp lớn nhỏ thắt nơ, bọc giấy công phu. Santa tặng cho quý tử của bạn em Mac Book dù thằng bé mới học lớp năm; cô bạn em được đôi hoa tai kim cương và quà cho phu quân của cô ấy là thẻ hội viên Vàng của một sân golf hạng top.

Nhiều, nhiều lắm. Kể mãi không hết những chuyện Santa tiếp tay cho đệ tử của Lã Bất Vi. Trong các nghề buôn, chỉ có buôn vua là lãi suất cao ngất ngưởng. Từ hồi có thêm Santa tham gia vào những sự kiện của năm, Tổ chức Minh Bạch thế giới cứ đẩy mãi nước em xuống bảng "bottom twenty". Giận quá.

Ở xứ cờ hoa, nơi CNTB đang đứng bên bờ vực thẳm (có vách kính dày bảo vệ như ở Grand Canyon - Arizona), Giáng sinh là dịp để sếp nói lời cám ơn với nhân viên cấp dưới bằng rượu vang, sô-cô-la và "gift card". Trong building nơi em làm việc, ban quản lý còn đặt một thùng carton lớn để quyên góp quà tặng và đồ chơi cho trẻ em nghèo. Còn tụi em lại quyên góp tiền tặng cho những người làm công việc lao công, bảo vệ. Nước chảy từ núi cao xuống đồng bằng mới hợp lẽ tự nhiên phải không Santa?

Em gửi lá thư này cho Santa, không phải vì em không nhận được quà mà sinh lòng đố kị. Santa có quà tặng cho em Giáng sinh này thì em cũng vui, không có thì em cũng... không vui. Tình cảm của em với Santa trước sau vẫn vậy. Em chỉ mong Santa đề phòng kẻ xấu, kẻo bị lợi dụng mà phải chịu trách nhiệm hình sự. Nhẹ thì là tòng phạm, nặng hơn thì thành "lợi dụng chức quyền". Santa nhớ cẩn trọng.

Còn hai mươi tư giờ nữa là Santa sẽ đến thăm nhà em. Chiều nay đi làm về em sẽ ghé qua chợ. Giáng sinh năm nay nhà em có nhiều bạn bè đến chơi. Bữa cơm chiều mai sẽ có món chả giò và bún ốc (rất cổ truyền dân tộc, phải không Santa?) Trước khi trèo lên Tuần Lộc, Santa nhớ bỏ vào túi cho em một "con" Ipad 16 GB, 4G, wifi. Xông xênh hơn thì cho em cái vé số Jackpot (độc đắc). Em cần phải trả xong mortgage cái căn hộ em đang ở và cho con cái đi học ở những trường chúng hằng mơ ước. Dư dả thì em sẽ chung tay với bác Tuấn vì những "bữa cơm có thịt" và em Thạch với những "tủ sách dòng họ". Tất nhiên, ưu tiên hàng đầu vẫn là nhóm "Vì ta cần nhau", mang áo ấm đến cho trẻ em nghèo vùng cao của tụi em. Thế nhá, Santa. Em chờ đấy.

http://nguoilotgach.blogspot.com
2