Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn CNTT. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CNTT. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

Máy tính xuất xứ Trung Quốc cài sẵn “mã độc”

16/9/12- TT - Microsoft vừa phát hiện các máy tính mới bán tại Trung Quốc đã cài sẵn mã độc ẩn mình chờ lệnh xâm nhập máy tính người dùng, đánh cắp tài khoản ngân hàng và dữ liệu nhạy cảm, điều khiển máy tính tấn công web từ xa.


Dùng phần mềm lậu dễ bị nhiễm mã độc “cửa hậu” - Ảnh: Đức Thiện

Nghe:

Sự kiện này đã được tiết lộ trong các tài liệu tòa án niêm phong ngày 13-9 tại một tòa án liên bang ở Virginia (Hoa Kỳ). Các thông tin trong tài liệu mô tả về một chiến dịch của Microsoft chống lại tội phạm mạng đang nhắm vào hệ điều hành Windows - mục tiêu tấn công lớn nhất của các loại virút. Trong đó, Microsoft đã phát hiện một loại mã cực độc mang tên Nitol.

“Cửa hậu” Trung Quốc

Các nhân viên trong nhóm điều tra của Microsoft tại Trung Quốc đã mua 20 máy tính mới từ các nhà bán lẻ và cho chúng kết nối Internet. Windows bản lậu được cài sẵn trên tất cả máy tính được mua và bốn trong số đó được “tặng thêm” mã độc cài sẵn. Một máy tính có Nitol được chú ý nhất vì mã độc này ngay lập tức thức giấc và hoạt động khi điều tra viên mở máy lần đầu tiên mà không cần bất cứ thao tác nào từ phía người dùng. Nitol có chức năng cài đặt các backdoor (“cửa hậu”) để tội phạm mạng có thể điều khiển máy tính từ xa thực hiện gửi thư rác, theo dõi người dùng máy tính, đánh cắp dữ liệu cá nhân hoặc tấn công các trang web trên mạng... Laptop chứa Nitol được sản xuất tại Công ty máy tính Hedy ở Quảng Châu, Trung Quốc.
Tài liệu của Microsoft đã mô tả khả năng hoạt động của mã độc Nitol: “Ngay khi chúng tôi mở máy, nó bắt đầu dò tìm khắp Internet nhằm liên lạc với một máy tính khác”. Mức độ lây nhiễm đáng kinh ngạc, chỉ cần cắm ổ USB chứa Nitol vào máy lây nhiễm, nó sẽ tự nhân bản sang đó. Kế đến, ổ USB cắm vào bất kỳ máy tính nào khác, Nitol tiếp tục lây nhiễm nhanh chóng vào mục tiêu mới. Trong hồ sơ trình tòa án, Microsoft đã cung cấp vài ngàn mẫu mã độc Nitol gồm nhiều biến thể khác nhau.

Theo Microsoft, bất chấp khoảng cách địa lý, Nitol đã lây lan nhanh chóng trên nhiều máy tính tại Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Úc và Đức. Theo số lượng tăng dần, các máy tính lây nhiễm góp phần tạo ra mạng botnet Nitol (mạng máy tính “ma” chịu sự điều khiển từ xa của chủ nhân) - một công cụ hái ra tiền cho tội phạm mạng - có thể đe dọa bất cứ hệ thống máy tính nào trên thế giới khi chúng đạt đến số lượng vài trăm ngàn, vài triệu hoặc hơn các “máy tính ma” (máy tính bị lây nhiễm).

Trong quá trình điều tra, Microsoft còn phát hiện tất cả biến thể của Nitol trên các máy tính bị lây nhiễm đều luôn kết nối đến các máy chủ C&C (ra lệnh và điều khiển) liên quan đến tên miền 3322.org của một công ty Trung Quốc. Microsoft cáo buộc website này là trung tâm chính cho những hoạt động bất hợp pháp. Tên miền này là “ngôi nhà lớn” cho hoạt động của mã độc Nitol và hơn 560 loại mã độc khác, tạo thành kho lưu trữ các phần mềm “nhiễm mã độc” lớn nhất mà Microsoft chưa bao giờ gặp phải. Trước đó, các hãng bảo mật của Mỹ từng cảnh báo về việc tên miền 3322.org chiếm hơn 17% các giao dịch web độc hại của thế giới trong năm 2009. Năm 2008, Hãng bảo mật Kaspersky Lab (Nga) cũng đã công bố bản báo cáo bảo mật chỉ ra rằng 40% các chương trình phần mềm độc hại tại một thời điểm có kết nối đến 3322.org.


Ông David Anselmi, giám đốc cao cấp của bộ phận điều tra tội phạm máy tính Microsoft, chỉ ra sơ đồ phát tán mã độc Nitol - Ảnh: THOMPSON/AP

Máy tính VN có thể đã nhiễm

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê VN, trong tám tháng đầu năm nay mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện nhập khẩu có kim ngạch đạt 8 tỉ USD, tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm trước, đến 88,7%. Mặt khác, Trung Quốc là thị trường lớn nhất của VN với kim ngạch nhập khẩu đạt 18,2 tỉ USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2011. Điều này dễ dàng nhận thấy qua sự xuất hiện ồ ạt của máy tính xuất xứ từ Trung Quốc tại các cửa hàng bán lẻ ở VN.
Đại diện một nhà bán lẻ máy tính cho biết: hầu hết các thương hiệu máy tính đều có đặt hàng sản xuất tại Trung Quốc, các nhà phân phối tại VN cũng chủ yếu nhập hàng từ Trung Quốc về. Các sản phẩm máy tính có thể được cài đặt sẵn phần mềm hoặc chưa. Máy có cài đặt phần mềm bản quyền có giá bán cao hơn, tuy nhiên nhà bán lẻ không thể nào kiểm chứng bản quyền của phần mềm đã được cài đặt trong máy (!?).

Trong khi đó, theo tài liệu điều tra của Microsoft, nhiều nhà sản xuất máy tính không có thương hiệu và nhà bán lẻ kém uy tín đã không ngần ngại sử dụng những bản phần mềm lậu cài đặt sẵn lên các máy tính nhằm giảm giá thành. Người tiêu dùng sẽ không thể nào biết được sản phẩm mình vừa mới mua đã được cài sẵn mã độc với “cửa hậu” vô cùng nguy hiểm. Họ vô tình trở thành mục tiêu “rất thơm” cho tội phạm mạng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Võ Đỗ Thắng, giám đốc Trung tâm đào tạo và an ninh mạng Athena, cho biết: “Đặc tính của botnet là khả năng lây lan và phát tán rất nhanh thông qua mạng Internet. Vì thế với sự phát hiện botnet và điều tra của các chuyên gia Microsoft, tôi tin rằng Nitol có thể đã có mặt tại VN”. Theo ông Thắng, Nitol này có thể tấn công người dùng VN bằng cách âm thầm mở các “cửa hậu” để tội phạm mạng từ xa có thể truy cập trái phép vào máy tính người sử dụng. Quá trình này diễn ra rất âm thầm nên đối với người dùng cuối không có kiến thức chuyên môn thì rất khó phát hiện.

Trước đây, Hãng bảo mật Kaspersky Lab đã có những khám phá chi tiết về các loại phần mềm gián điệp được cho là nguy hiểm nhất hiện nay như Flame, Madi - mã độc máy tính chuyên phục vụ những yêu cầu đánh cắp thông tin mật từ những hệ thống nhạy cảm gồm nhà máy hạt nhân, hệ thống máy tính của chính phủ. Ông Jimmy Low, chuyên gia bảo mật khu vực Đông Nam Á của Hãng bảo mật Kaspersky Lab, từng cảnh báo: “Do các trung tâm điều khiển của Flame (C&C server - máy chủ ra lệnh và điều khiển) được tìm thấy ở Trung Quốc và Ấn Độ - hai quốc gia lớn nhất nhì châu Á - nên tôi nghĩ rằng tội phạm mạng hoàn toàn có thể sử dụng các C&C server tương tự để tấn công các đối tượng ở VN hoặc Đông Nam Á nếu chúng muốn”.

Hiểm họa “cửa hậu”

Theo ông Võ Đỗ Thắng, máy tính khi bị “cửa hậu” có thể bị kiểm soát hoàn toàn từ bên ngoài, các hacker có thể xâm nhập trái phép máy tính của người sử dụng, theo dõi quá trình sử dụng máy tính của người dùng như lịch sử truy cập các trang web, có thể đánh cắp user/password của các giao dịch trên mạng, hoặc có thể biến máy tính trở thành công cụ để thực hiện phát tán botnet đến các máy tính khác...

Những nguy hại này nếu xảy ra có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng vì mọi hoạt động của người dùng bị kiểm soát, thông tin bị đánh cắp. Đặc biệt hơn, trong những trường hợp người dùng VN sử dụng máy tính để thực hiện mua bán trên mạng thì các thông tin như thẻ tín dụng, mật mã truy cập vào tài khoản ngân hàng... có thể bị hacker chiếm đoạt để đánh cắp tiền.

Cách phòng chống “cửa hậu”

Ông Võ Đỗ Thắng cho biết để ngăn ngừa việc bị xâm nhập từ “cửa hậu”, người dùng không nên truy cập vào các website hoặc không tải về và cài đặt các phần mềm trên mạng không rõ nguồn gốc. Song song đó, người dùng nên thường xuyên cập nhật chương trình chống virút, chương trình tường lửa (firewall) bảo vệ máy tính cá nhân và chương trình phát hiện các website có cài mã độc, phần mềm gián điệp như Mcafee SiteAdvisor... Chương trình này sẽ cảnh báo khi người dùng truy cập vào website có cài mã độc, phần mềm gián điệp, “cửa hậu”..., đồng thời ngăn chặn không cho truy cập tiếp để tránh cho máy tính bị lây nhiễm.

Đối với mã độc Nitol, Microsoft cho biết hãng đã điều chỉnh lưu lượng truy cập Internet từ tên miền 3322.org vào một website đặc biệt. Từ đó, Microsoft sẽ tìm cách cảnh báo người dùng máy tính bị lây nhiễm cần cập nhật chương trình chống virút cũng như cách gỡ bỏ Nitol ra khỏi máy của họ. Hiện Microsoft đã ngăn chặn được 37 triệu kết nối mã độc từ tên miền 3322.org.

Theo Tuổi Trẻ
0

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Việt Nam cần sẵn sàng cho chiến tranh mạng

12/6/12- (Tuần Việt Nam) Gần đây, thông tin về sâu máy tính Flame có những khả năng gián điệp tinh vi hoành hành ở khu vực Trung Đông suốt 5 năm qua đã làm cho mối quan ngại về nguy cơ diễn ra các cuộc chiến tranh mạng hay xâm hại an ninh quốc gia thông qua không gian ảo ngày càng trở nên sâu sắc.

Trước đó, theo tờ The New York Times, sâu Stuxnet, một sản phẩm hợp tác giữa các cơ quan an ninh Israel và Mỹ, đã thành công trong việc chiếm quyền điểu khiển suốt một thời gian dài các máy tính vận hành các máy ly tâm có nhiệm vụ tinh chế uranium tại nhà máy hạt nhân Natanz của Iran. Sâu Stuxnet được cho là đã thành công trong việc phá hỏng hàng trăm máy ly tâm ở cơ sở hạt nhân này bằng cách thay đổi tốc độ vận hành của máy, gây thiệt hại không nhỏ cho chương trình hạt nhân của Iran.

Chiến trường internet và an ninh quốc gia

Sâu Flame hay Stuxnet là những ví dụ điển hình cho thấy mạng internet ngày càng trở nên khắc nghiệt, và không gian ảo giờ đây đã trở thành một chiến trường mà ở đó các quốc gia cũng cần dành sự quan tâm thích đáng để có thể bảo vệ an ninh và sự thịnh vượng cho chính mình. Không như chiến trường thực tế, chiến trường trên không gian mạng không hề có tiếng súng nhưng tác động và sức tàn phá của nó không hề thua kém các loại vũ khí, bom đạn thông thường, như phát biểu gần đây của Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ William Lynn rằng: "Trong thế kỷ thứ 21, bit và byte có thể nguy hiểm như bom đạn vậy. Chỉ cần gõ bàn phím ở một quốc gia cũng có thể tác động đến phần còn lại của thế giới chỉ trong chớp mắt".

Quan trọng hơn, các cuộc tấn công trên không gian mạng vốn không có biên giới rất khó phát hiện, và nếu phát hiện ra cũng khó truy lùng nguồn gốc và quy trách nhiệm. Sự phát triển như vũ bão của công nghệ cũng làm cho các thách thức và nguy cơ từ internet đối với an ninh của các quốc gia ngày càng phức tạp hơn. Tất cả những điều này làm cho chủ quyền và an ninh của các quốc gia trên không gian mạng trở nên mong manh, dễ vỡ hơn bao giờ hết.


Ảnh minh họa

Đối mặt với tình hình đó, các quốc gia đã có những biện pháp khác nhau nhằm một mặt tăng cường bảo vệ an ninh thông tin của quốc gia mình, mặt khác tìm cách khai thác các công cụ trên internet để làm suy yếu an ninh của các quốc gia khác khi cần. Nhiều quốc gia như Mỹ, Úc... đã cho ban hành Chiến lược quốc gia về an ninh mạng. Trong khi đó, Trung Quốc đã thiết lập đội đặc nhiệm an ninh mạng để đối phó với các cuộc tấn công từ internet. Tuy nhiên, cũng có các cáo buộc cho rằng Chính phủ Trung Quốc đang sử dụng những "chiến binh mạng" này để tiến hành các cuộc tấn công trên internet nhằm vào các quốc gia khác, đặc biệt là để phục vụ mục đích thu thập thông tin tình báo quân sự và thương mại.

An ninh thông tin tại Việt Nam

Từ khi Việt Nam chính thức kết nối với mạng internet toàn cầu vào cuối năm 1997, internet ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò sâu rộng trong mọi mặt đời sống của đất nước. Điển hình như việc số lượng website cũng như tỉ lệ dân số sử dụng internet tại nước ta đã tăng mạnh trong vòng hơn mười năm qua. Những nỗ lực của Chính phủ trong việc xây dựng Chính phủ điện tử nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công và cải cách hành chính cũng đã đạt được những kết quả bước đầu.

Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ này của internet là nguy cơ ngày càng tăng của các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là nhắm vào các cơ quan nhà nước. Ví dụ, có báo cáo cho thấy trong năm 2011 và 4 tháng đầu năm 2012 đã có hàng ngàn website tại Việt Nam bị đánh sập, trong đó bao gồm cả các website của các cơ quan nhà nước như cổng thông tin điện tử của các tỉnh Nam Định hay Hậu Giang. Việc một quốc gia có nền công nghệ khá tiên tiến như Iran đã bị sâu Stuxnet xâm nhập vào hạ tầng thông tin của một cơ sở an ninh trọng yếu suốt một thời gian dài cho thấy ở một quốc gia như Việt Nam, việc mạng máy tính của các cơ quan nhà nước, kể cả các cơ quan trọng yếu, bị tin tặc nước ngoài xâm nhập là một khả năng không phải khó hình dung. Trong bối cảnh đó, việc bảo vệ an ninh thông tin, đặc biệt là trong các cơ quan nhà nước trọng yếu, trở thành một vấn đề hết sức quan trọng ở nước ta.

Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ an ninh thông tin trong các cơ quan nhà nước ở nước ta đang gặp những thách thức không nhỏ. Đầu tiên, vấn đề ngân sách hạn chế gây khó khăn cho việc đầu tư thích đáng vào các giải pháp kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị nhằm nâng cao khả năng bảo mật. Thứ hai, chính sách tiền lương hiện tại khó thu hút được những chuyên viên kỹ thuật giỏi, đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực bảo mật, vào làm việc cho các cơ quan nhà nước. Thứ ba, ý thức từ các nhà lãnh đạo cho đến các chuyên viên trong các cơ quan nhà nước về vấn đề bảo mật và an toàn thông tin nhìn chung còn chưa cao. Thứ tư, các biện pháp của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm giải quyết vấn đề an ninh thông tin ở cấp quốc gia còn thiếu bài bản, đồng bộ và hệ thống.

Một số giải pháp

Việt Nam cần có những biện pháp, chính sách phù hợp nhằm giải quyết các vấn đề này trên tinh thần an ninh thông tin chính là linh hồn và nền tảng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước. Nếu không có an ninh thông tin, hạ tầng thông tin sẽ trở thành con dao hai lưỡi, có thể trực tiếp gây phương hại đến an ninh quốc gia.

Thứ nhất, cần có sự đầu tư thỏa đáng cho việc đảm bảo an ninh thông tin ở các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan trọng yếu về an ninh quốc gia, trên cả phương diện cơ sở vật chất lẫn con người. Các cơ quan cần được trang bị các thiết bị và phương tiện bảo mật phù hợp với mức độ nhạy cảm của thông tin mà họ xử lý, đồng thời có chính sách đặc biệt để thu hút những chuyên gia quản trị mạng, chuyên gia bảo mật giỏi... vào làm việc. Điều này rất quan trọng khi mà hiện tại những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực này nếu làm việc ở khu vực tư nhân hay nước ngoài có thể có được thu nhập gấp nhiều lần so với khi làm việc trong các cơ quan nhà nước.

Thứ hai, cần có biện pháp giáo dục và nâng cao nhận thức về an ninh thông tin cho không chỉ các chuyên viên mà cả lãnh đạo các cấp của các cơ quan thông qua các khóa tập huấn. Các lãnh đạo có nhận thức tốt về an ninh thông tin sẽ có các quyết định phù hợp nhằm đảm bảo an ninh thông tin cho cơ quan, bao gồm việc ban hành và thực thi các chính sách bảo mật, cũng như khi xem xét các khoản đầu tư cho việc đảm bảo an ninh thông tin. Trong khi đó, việc giáo dục ý thức bảo vệ an ninh thông tin cho nhân viên các cơ quan nhà nước cũng hết sức quan trọng, bởi ngay cả khi đã có các giải pháp kỹ thuật hoàn hảo thì con người vẫn là mắt xích yếu nhất trong việc đảm bảo an ninh thông tin. Ví dụ, việc click vào một đường link trong một email lạ, truy cập một trang web đen, hay công bố email cơ quan hoặc thông tin về nơi làm việc trên các trang mạng xã hội... đều là những việc làm có thể uy hiếp an ninh thông tin của một cơ quan. Đã đến lúc các cơ quan nhà nước cần đưa chương trình giáo dục về an ninh thông tin vào chương trình đào tạo tiền công chức, và buộc các công chức mới ký cam kết tuân thủ các nguyên tắc bảo đảm an ninh thông tin trước khi tham gia làm việc tại cơ quan.

Thứ ba, chính phủ cần sớm ban hành chiến lược quốc gia về an ninh thông tin để định hướng cho việc đảm bảo an ninh thông tin không chỉ trong lĩnh vực nhà nước mà cả lĩnh vực tư nhân. Ngoài ra, Chính phủ cần xác định một cơ quan đầu mối nhằm thực hiện thống nhất và hiệu quả chính sách quốc gia về an ninh thông tin, đặc biệt là trong các cơ quan nhà nước. Ví dụ ở Australia, Cơ quan Thám báo Quốc phòng (Defense Signal Directorate - DSD) thuộc Bộ Quốc phòng được giao là cơ quan đầu mối đảm bảo an ninh mạng cho Australia. DSD đã xây dựng Sổ tay An ninh Thông tin (Information Security Manual), trong đó xác lập các tiêu chuẩn kỹ thuật (thiết bị, thiết kế...), hay các quy trình, chính sách... liên quan đến an ninh thông tin áp dụng bắt buộc cho các cơ quan thuộc chính phủ liên bang. DSD cũng là cơ quan đầu mối giám sát và hợp tác quốc tế về an ninh thông tin quốc gia, đưa ra các cảnh báo về nguy cơ trên mạng, đồng thời hỗ trợ các cơ quan đối phó hoặc điều tra các cuộc tấn công mạng. Đây cũng là mô hình mà Việt Nam có thể tham khảo và học tập.

Việc Bộ Quốc phòng Việt Nam hiện tại là một trong số ít các cơ quan cấp bộ ở Việt Nam cũng như các Bộ Quốc phòng trên thế giới không có website là một thực tế ít người biết nhưng không đáng ngạc nhiên. Khi mà các mối đe dọa trên mạng ngày càng nhiều nhưng khả năng bảo mật còn hạn chế thì việc một cơ quan trọng yếu về an ninh quốc gia lựa chọn đứng ngoài môi trường internet là một điều dễ hiểu. Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn tốt nhất trong một thế giới mà internet ngoài những mặt tiêu cực còn có thể mang lại những tác dụng tích cực to lớn. Trường hợp của Bộ Quốc phòng cũng là một ví dụ điển hình cho thấy Việt Nam còn nhiều việc phải làm để nâng cao hơn nữa an ninh thông tin và sẵn sàng cho một tương lai nơi mà internet vừa là một phần không thể thiếu của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội đất nước, vừa có thể là một mối đe dọa đối với chủ quyền và an ninh quốc gia.

Lê Hồng Hiệp

*Lê Hồng Hiệp là Giảng viên Khoa Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia TPHCM, và hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Khoa học chính trị tại Đại học New South Wales, Australia.

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/76055/viet-nam-can-san-sang-cho-chien-tranh-mang.html
0

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Lưu trữ mọi thứ miễn phí không giới hạn trên web/ blog của bạn

08/6/12- Mấy hôm trước, tôi sang nhà anh Mai Thanh Hải chơi thấy trước cửa nhà có câu thông báo, tôi không nhớ chính xác nhưng đại loại như thế này: Do Google bắt đóng tiền dung lượng ảnh nên mình xây thêm nhà mới tại http://maithanhhaivietnam.wordpress.com.

Làm gì để tránh bị Google bắt trả phí lưu trữ dung lượng ảnh và làm gì để lưu trữ mọi thứ miễn phí không giới hạn trên blog của bạn ?

Hình 1


Tôi bận quá nên không có thời gian biên tập bài viết này cẩn thật. Bài này dành cho dân nghiệp dư, bạn là người chuyên nghiệp vui lòng không đọc bài này

Trước hết, bạn chọn biên tập bài viết bằng trình biên tập HTML của blogger như hình 1

Khi bạn biên tập bài viết bằng trình biên tập viết (Rich text) thì khi tăng kích thước ảnh trong bài viết, kích thước ảnh tăng lên sẽ vượt quá kích thước trong giới hạn lưu trữ miễn phí của Google. Giới hạn lưu trữ ảnh miễn phí của Google là ảnh tải lên có kích thước tối đa là 400x400pixel, lớn hơn Google sẽ tính dung lượng ảnh vào dung lượng miễn phí cấp cho blog là 1024MB, Khi dung lượng ảnh lớn hơn 1024MB, bạn phải trả phí lưu trữ ảnh.

- Trong trình biên tập bài viết HTML, nhấp vào biểu tượng hình ảnh để tải ảnh lên, nếu bạn chọn cỡ ảnh tối đa thì sau khi tải lên, bạn sẽ thấy ảnh nằm trong giới hạn không tính dung lượng là height="400" (chiều cao), width="400" (chiều rộng) như sau:

<center><a href="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEimrC1xSk_z0wyspZMEyfSQjX-jP8doz7rgrjBQEOx4jNI3RuJfAfPTyrF_6fqr-QJmUFaMT-aFRKME6c3nCL68VUeavKLBro12nvC3nGJ0eAa15UJqU6nVp0Yzz3rjgLMj5CQCMEfj6eA/s1600/images928748_dientap1.jpg" imageanchor="1" style="margin-left:1em; margin-right:1em"><img border="0" alt="Diễn tập đánh trả, bắn chìm tàu lạ cứu ngư dân" height="266"; width="400" src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEimrC1xSk_z0wyspZMEyfSQjX-jP8doz7rgrjBQEOx4jNI3RuJfAfPTyrF_6fqr-QJmUFaMT-aFRKME6c3nCL68VUeavKLBro12nvC3nGJ0eAa15UJqU6nVp0Yzz3rjgLMj5CQCMEfj6eA/s400/images928748_dientap1.jpg" /></a></center>

Ta chỉnh lại thông số kích thước ảnh để phóng to ảnh: height="466", width="600", đoạn mã sẽ như thế này:

<center><a href="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEimrC1xSk_z0wyspZMEyfSQjX-jP8doz7rgrjBQEOx4jNI3RuJfAfPTyrF_6fqr-QJmUFaMT-aFRKME6c3nCL68VUeavKLBro12nvC3nGJ0eAa15UJqU6nVp0Yzz3rjgLMj5CQCMEfj6eA/s1600/images928748_dientap1.jpg" imageanchor="1" style="margin-left:1em; margin-right:1em"><img border="0" alt="Diễn tập đánh trả, bắn chìm tàu lạ cứu ngư dân" height="466"; width="600" src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEimrC1xSk_z0wyspZMEyfSQjX-jP8doz7rgrjBQEOx4jNI3RuJfAfPTyrF_6fqr-QJmUFaMT-aFRKME6c3nCL68VUeavKLBro12nvC3nGJ0eAa15UJqU6nVp0Yzz3rjgLMj5CQCMEfj6eA/s400/images928748_dientap1.jpg" /></a></center>

Như vậy, thực tế ảnh của bạn có thước là height="266", width="400" nhưng trình duyệt web hiển thị ảnh với kích thước lớn hơn là height="466", width="600" do bạn đã chỉnh sửa đoạn mã hiển thị ảnh trong bài viết.

- Cách khác, mất thời gian hơn nhưng chất lượng ảnh tốt hơn, rõ nét hơn:
Thay vì tải ảnh lên blog, bạn tải nó lên Flicker hoặc Photobucket, sau đó lấy URL (đường dẫn) của ảnh rồi nhúng vào bài viết như thế này:

<center><a href="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEimrC1xSk_z0wyspZMEyfSQjX-jP8doz7rgrjBQEOx4jNI3RuJfAfPTyrF_6fqr-QJmUFaMT-aFRKME6c3nCL68VUeavKLBro12nvC3nGJ0eAa15UJqU6nVp0Yzz3rjgLMj5CQCMEfj6eA/s1600/images928748_dientap1.jpg" imageanchor="1" style="margin-left:1em; margin-right:1em"><img border="0" alt="Diễn tập đánh trả, bắn chìm tàu lạ cứu ngư dân" height="466"; width="600" src="http://farm3.staticflickr.com/2401/1719099620_ae4b96618d_m.jpg" /></a></center>

Như vậy, bạn có thể đăng một triệu bài với một tỉ ảnh mà không tốn đồng nào.

Lưu trữ mọi thứ miển phí không giới hạn trên web/blog của bạn:

Lưu trữ video miễn phí trên blog của bạn:

Có nhiều cách:

Tải video lên YouTube rồi lấy mã nhúng vào blog. Nếu bạn mới tạo tài khoản trên YouTube thì các video đầu tiên bị giới hạn thời lượng tối đa 15 phút nhưng sau vài tháng bạn sẽ được cấp thời lượng lớn hơn 15 phút. Bạn có thể upload cả một bộ phim dài nhiều giờ lên YouTube và nó chơi chỉ trong 1 clip.

Nhưng nếu blog của bạn là website (web blog) thì nhúng video từ YouTube vào blog thì thấy không hay lắm, ít ai làm thế. Bạn phải có một trình phát (player.swf) riêng để chạy video trên trang web. Vậy làm thế nào ?

Nếu bạn tạo được tệp tin .swf thì quá hay, nếu không thì chôm trên mạng về rồi upload lên một free hosting như Weebly.com, blog wordpress hay webs.com cũng được.

Nên chôm của nước ngoài, đừng chôm của Việt Nam vì biết đâu họ kiện bạn đấy. Đầu tiên bạn truy cập một trang web có 1 đoạn video clip ví dụ trang này http://english.ntdtv.com/, đi đến một bài đăng trong trang này ví dụ bài này: http://english.ntdtv.com/ntdtv_en/news_middleeast_africa/2012-06-07/pakistan-u-s-drone-kills-top-al-qaeda-leader.html#video_section, ta thấy một đoạn video clip trong bài đăng này, phía trên trình phát là mã nhúng (embed), nhấp chuột vào để sao chép mã, nó như thế này:

<embed src="http://english.ntdtv.com/jwplayer/player.swf" width="580" height="435" type="application/x-shockwave-flash" pluginspage="http://www.macromedia.com/go/getflashplayer" allowfullscreen="true" flashvars="config=http://english.ntdtv.com/jwplayer/ntdconfig.xml&file=http://media5.ntdtv.com/ml/english/news/wn/2012-06-07/20120607-WN-03_RREP-Pakistan-US-Drone-Kills-Top-al-Qaeda-Leader.mp4&image=http://english.ntdtv.com/files/Content/20120607-WN-03-Pakistan%20-%20U.S.%20Drone%20Kills%20Top%20al%20Qaeda%20Leader.jpg&autostart=false"></embed>

Hãy chú ý cái này, nó rất quan trọng: http://english.ntdtv.com/jwplayer/player.swf - Nó chính là tệp tin (file) trình phát video. Bây giờ ta tải file này xuống rồi upload lên một free hosting làm của riêng ta.

Cách tải xuống: Giả sử bạn đang sử dụng trình duyệt Google Chrome. Sao chép đoạn này http://english.ntdtv.com/jwplayer/player.swf và dán lên hộp omni (hộp nhập địa chỉ trang web) của trình duyệt rồi nhấn enter, bạn sẽ thấy trình phát video hiển thị đầy màn hình, kệ nó, đừng quan tâm. Bên phải hộp omni, bạn nhìn thấy cái cờ lê (dân nam bộ gọi là cái khóa mở con tán), nhấp chuột vào cái cờ lê. kế tiếp, nhấp vào Lưu trang thành..., một hộp thoại hiện ra với tên file là player.swf, nhấp vào Save để tải xuống.

Bây giờ ta upload nó lên weebly.com, trước tiên ta tạo một trang (Page) trên weebly.com, trên trình biên tập trang (Page), bạn nhấp vào Multimedia, sau đó kéo biểu tượng File trên thanh công cụ và thả vào trang web mà bạn đang thiết kế. Sau đó nhấp vào tờ giấy có chữ Click here to upload file. Nhấp tiếp vào Upload new file. Một cửa sổ hiện ra, tìm đến file player.swf mà bạn đã tải xuống. Weebly sẽ upload file player.swf này lên. Cuối cùng, trỏ chuột lên chữ Download file, nhấp phải chuột, nhấp tiếp vào Mở liên kết trong tab mới, trình duyệt sẽ hiển thị file player.swf của bạn, giống như thế này http://www.weebly.com/uploads/1/1/4/1/11413983/player.swf. Và bạn là chủ sở hữu của nó. He...he...he...

Ngoài ra, bạn cũng có thể dể dàng upload nó lên blog wordpress.

Nhúng video clip lên trang web bằng trình phát video của riêng bạn:

Trước tiên, ta upload tệp tin video lên trang web hoặc 1 dịch vụ free hosting, sao đó lấy đường dẫn (URL) nơi chứa tệp video này. Ví vụ: 1 video clip phát trên trang web tv.tuoitre.vn, có đường dẫn như thế này:

http://123.30.128.25/r/2012/06/gh30nayR.mp4

Hoặc trên trang http://english.ntdtv.com có đường dẫn là http://media5.ntdtv.com/ml/english/news/wn/2012-06-07/20120607-WN-03_RREP-Pakistan-US-Drone-Kills-Top-al-Qaeda-Leader.mp4

Và đoạn mã để phát video như thế này:

<object type="application/x-shockwave-flash" id="playerID-video-details" name="playerID-video-details" data="http://tv.tuoitre.vn/js/player/player.swf" width="530" height="360"><param name="wmode" value="opaque"><param name="allowfullscreen" value="true"><param name="allowscriptaccess" value="always"><param name="flashvars" value="controlbar=bottom&amp;file=http://123.30.128.25/r/2012/06/gh30nayR.mp4&amp;image=http://123.30.128.26/t/s639/2012/06/IcRmsZOw.jpg&amp;backcolor=000000&amp;frontcolor=999999&amp;lightcolor=CC0000&amp;screencolor=000000&amp;width=605&amp;height=360&amp;viral.oncomplete=false&amp;viral.onpause=false&amp;repeat=always&amp;provider=http&amp;autostart=true"></object>

Ta thay đổi đoạn mã trên như như dưới đây:

<object type="application/x-shockwave-flash" id="playerID-video-details" name="playerID-video-details" data="http://vibay.weebly.com/uploads/1/1/4/1/11413983/player.swf" width="530" height="360"><param name="wmode" value="opaque"><param name="allowfullscreen" value="true"><param name="allowscriptaccess" value="always"><param name="flashvars" value="controlbar=bottom&amp;file=http://123.30.128.25/r/2012/06/gh30nayR.mp4&amp;image=http://123.30.128.26/t/s639/2012/06/IcRmsZOw.jpg&amp;backcolor=ffffff&amp;frontcolor=999999&amp;lightcolor=CC0000&amp;screencolor=000000&amp;width=530&amp;height=360&amp;viral.oncomplete=false&amp;viral.onpause=false&amp;repeat=always&amp;provider=http&amp;autostart=true"></object>

Đoạn này http://123.30.128.26/t/s639/2012/06/IcRmsZOw.jpg là ảnh đại diện cho video clip.

Kết quả là như thế này:



Lưu ý: Nếu muốn video tự động phát, ta đổi autostart=false thành autostart=true

Đến đây thì blog của bạn là một trang web chuyên nghiệp

Lưu trữ tệp tin bất kỳ trên blog

Nếu là blog wordpress thì bạn upload nó lên blog để lưu trữ. Nếu là Blogspot thì upload file lên 1 free hosting như Mediafire.com chẳng hạn, rồi sau đó tạo liên kết đến file này trong bài đăng trên web/ blog của bạn.

Những thủ thuật blog cao cấp khác, tham khảo tại Itechpuls.infoTraidatmui.com

Xem thêm Học thiết kế web bằng html cơ bản
------------------
0

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Viettel sẽ chế thử máy bay không người lái

06/6/12- Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel sẽ tăng cường hoạt động nghiên cứu sản xuất các thiết bị quân sự, dân sự, trong đó có việc hoàn thiện và chế thử máy bay không người lái hạng nhẹ.


Ảnh trang trí

Thông tin vừa được ông Tống Viết Trung, Tổng Giám đốc Viettel công bố tại Hội thảo “Đầu tư và cơ chế tài chính phát triển khoa học và công nghệ” do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức ngày 5/6/2012.

Đánh giá cao tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, Viettel đã nghiêm túc dành 10% lợi nhuận trước thuế cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Như ICTnews đã đưa tin, riêng với năm 2012, hoạt động R&D của Tập đoàn được đầu tư tới 2.000 tỷ đồng (lợi nhuận trước thuế năm 2011 của Viettel là 20.000 tỷ đồng).
Hoạt động R&D của Viettel sẽ được chia thành 3 mảng.

Thứ nhất là thiết bị dân sự - gồm thiết bị hạ tầng mạng lưới như tủ nguồn cho trạm BTS, thiết bị giám sát điều khiển trạm BTS; thiết bị đầu cuối viễn thông như điện thoại di động Sumo, máy tính bảng, thiết bị Wifi Access Point, máy tính AIO, điện thoại 3G, USB 3G; thiết bị phục vụ an sinh xã hội như hệ thống cảnh báo sóng thần, hệ thống quản lý giám sát hồ chứa.

Thứ hai, thiết bị quân sự: hoàn thiện và chế thử máy bay không người lái hạng nhẹ; nghiên cứu chế tạo máy thông tin quân sự, thiết bị ra đa, thiết bị hỗ trợ đào tạo, huấn luyện, thiết bị tổng đài kỹ thuật số cấp chiến thuật,…

Thứ ba, các phần mềm quân sự như quản lý giám sát tình trạng kỹ thuật tàu hải quân, mô phỏng trường ra đa, hệ thống xử lý thông tin ra đa cấp trạm; và phần mềm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh như hệ thống NocPro, IPCC (hệ thống chăm sóc khách hàng trên nền IP), BCCS (hệ thống quản lý và chăm sóc khách hàng), phần mềm ERP quản lý sản xuất.

Hiện bộ máy cho hoạt động sản xuất thiết bị điện tử viễn thông & CNTT đang được Viettel tập trung hoàn thiện. Dự kiến đến năm 2015 sẽ thành lập 2 Tổng công ty gồm: Tổng công ty Sản xuất thiết bị Viettel, mức tổng đầu tư 5.000 – 6.000 tỷ đồng, doanh thu đạt 20.000 tỷ đồng, nhân sự đạt 5.000 người, năng lực sản xuất 20 triệu thiết bị/năm (thiết bị điện thoại hoặc tương đương); Tổng công ty Phần mềm Viettel, mức tổng đầu tư 3.000 tỷ đồng, doanh thu đạt 6.000 tỷ đồng, nhân sự 3.000 người.

Viettel đã đặt mục tiêu đến năm 2015, sẽ sản xuất thiết bị điện tử viễn thông và CNTT đáp ứng phục vụ các thị trường và khách hàng của Viettel với 500 triệu dân và 100 triệu thuê bao; mặt khác góp phần hiện đại hóa Quân đội nhân dân Việt Nam.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu, sản xuất, Viettel đang đề xuất các cơ quan chức năng nghiên cứu ban hành cơ chế đặc thù, cho phép Viettel sử dụng một phần lợi nhuận sau thuế để xây dựng và thực hiện Đề án “Sản xuất thiết bị quốc phòng (dự kiến 2.000 – 3.000 tỷ đồng/năm).

Viettel vừa hoàn thiện dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử và viễn thông với tổng giá trị đầu tư 200 tỷ đồng, trong quý 1/2012, dây chuyền đã sản xuất thành công 5.000 USB 3G.

Bên cạnh đó, Viettel cũng đã đầu tư dây chuyền sản xuất linh kiện cơ khí điện tử cho Công ty Thông tin M3 với tổng giá trị đầu tư 120 tỷ đồng, dự kiến đưa dây chuyền vào hoạt động trong tháng 7/2012.

Ngoài ra, Tập đoàn này đã đầu tư hệ thống phòng lab cho Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel (dự kiến 112 tỷ đồng), hiện đã thực hiện đấu thầu mua sắm trong quý 2/2012.

Theo ICT
1

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Anonymous tuyên chiến với Trung Quốc

10/4/12-Nhóm tin tặc khét tiếng Anonymous (Vô danh) đang lên kế hoạch những vụ tấn công mới vào các website của chính phủ Trung Quốc nhằm “vạch trần tham nhũng và các vấn đề nhân quyền”.

Theo Reuters ngày 9.4, trước đó Anonymous tuyên bố đã xâm nhập thành công một số website của chính quyền Bắc Kinh và công khai một số thông tin thu được trên internet. Hãng tin dẫn lời một tin tặc với biệt danh F0ws3r cho hay phân nhóm Anonymous Trung Quốc có từ 10 đến 12 tin tặc, hoạt động với sự hỗ trợ của hàng trăm người phiên dịch tiếng Hoa. Theo F0ws3r, chiến dịch tấn công mạng nhằm vào Trung Quốc còn có mục tiêu sâu xa là “đánh sập bức tường kiểm duyệt internet” tại nước này. Bắc Kinh chưa có phản ứng gì về những thông tin trên.

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120410/anonymous-tuyen-chien-voi-trung-quoc.aspx

Nhóm tin tặc “Vô danh” cảnh báo tấn công mạnh vào Trung Quốc(VOA)

Dân Hong Kong thân dân chủ, đeo mặt nạ của nhóm Anonymous, xô xát với cảnh sát trong một cuộc biểu tình phản đối chính phủ Trung Quốc can thiệp vào cuộc bầu cử ở Hong Kong
Dân Hong Kong thân dân chủ, đeo mặt nạ của nhóm Anonymous, xô xát với cảnh sát trong một cuộc biểu tình phản đối chính phủ Trung Quốc can thiệp vào cuộc bầu cử ở Hong Kong

Nhóm tin tặc Vô danh, chịu trách nhiệm về một loạt các vụ tấn công trên mạng vào Trung Quốc trong tuần qua, cho biết sẽ tiếp tục nhằm vào các trang mạng của chính phủ để phản đối việc kiểm duyệt Internet và vi phạm nhân quyền.

Nhóm Vô danh-Trung Quốc tuyên bố đã đột nhập vào hàng trăm trang mạng của chính phủ và các trang mạng doanh thương của Trung Quốc trong tháng qua, và tuần trước có nhiều tin tức liên quan đến những trang mạng bị xóa tại Trung Quốc.

Những trang mạng này, trong số đó có nhiều trang dường như hoạt động lại được hôm thứ Hai, gồm có trang mạng của khu vực doanh thương thành phố Thành Đô.

Một tin nhắn trên trang mạng này ghi “Chính phủ Trung Quốc thân mến, quý vị không thể không hỏng được. Hôm nay trang mạng này bị phá, ngày mai chế độ xấu xa của quý vị sẽ sụp đổ.”

Thông tấn xã Reuters trích lời của một tin tặc Vô danh nói rằng nhóm tin tặc Vô danh-Trung Quốc gồm có từ 10 đến 12 người-hầu hết đều ở bên ngoài Trung Quốc. Tin tặc này nói nhóm có hàng trăm thông dịch viên để phá hoại những trang mạng của Trung Quốc.

http://www.voanews.com/vietnamese/news/science/china-hackers-4-9-12-146690435.html

--> Tìm hiểu về Anonymous
0

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Bộ gõ Unikey bị nhúng mã độc, lây nhiễm lan rộng

02/3/12-Sau khi chiếm quyền điều khiển website Unikey.org, tin tặc đã thay đổi địa chỉ tải bộ gõ tiếng Việt Unikey sang một địa chỉ giả mạo. Hơn 23.000 người dùng đã bị lây nhiễm mã độc.

Hack website, nhúng mã độc

Ngày 1-3, thành viên bolzano_1989 từ diễn đàn Hacker Vietnam (HVA Online) đã cảnh báo về website Unikey.org bị hacker chiếm quyền kiểm soát và chuyển hướng tải bộ gõ tiếng Việt Unikey sang một trang giả mạo do hacker này tạo ra.

Hacker đã rất tinh vi trong kỹ thuật đánh lừa các nạn nhân khiến họ không thể nào biết được mình đang truy cập vào một địa chỉ giả mạo gần giống với địa chỉ thật tại SourceForge.net, vô tư tải về bộ gõ Unikey đã có kèm mã độc. Cụ thể là hai địa chỉ: sourceforge.net/projects/unikey/ (thật) và sourceforge.net/projects/unjkey (giả), khác biệt ở chữ i và j.



Địa chỉ web giả mạo sourceforge.net/projects/unjkey, cung cấp bộ gõ Unikey có kèm mã độc

Unikey là bộ gõ tiếng Việt mã nguồn mở do tác giả Phạm Kim Long phát triển và cung cấp miễn phí sử dụng từ website Unikey.org. Unikey là một trong những phần mềm hỗ trợ gõ tiếng Việt trên máy tính dùng Windows được sử dụng rộng rãi nhất, bởi các tính năng như nhỏ gọn, tiện dụng, linh hoạt và không cần cài đặt.

Số lượt tải về mỗi ngày vào khoảng 3.000 lượt từ người dùng Việt khắp nơi trên thế giới (số liệu thống kê từ SourceForge, website cung cấp dịch vụ lưu trữ cho các phần mềm nguồn mở).

Ngay sau khi phát hiện vụ việc, nhóm quản trị HVA Online đã tích cực liên hệ tác giả Phạm Kim Long để xử lý. Ngày 2-3, SourceForge đã chính thức xóa sổ trang giả mạo và tác giả Phạm Kim Long cũng đã lấy lại được quyền điều khiển website Unikey.org. Tuy vậy, hậu quả của vụ tấn công có mục đích này rất nghiêm trọng.

Mối nguy hại rất lớn

Theo trao đổi với Nhịp Sống Số, từ phân tích của nhóm thành viên HVA Online cho thấy có thể xâu chuỗi đợt tấn công này với các đợt tấn công tương tự vào nhiều website Việt Nam trong năm 2011. Với cùng cách thức tương tự, chiếm website, rải mã độc, một nhóm hacker đang thu thập thêm số lượng "máy tính ma" (zombie), bổ sung vào đội quân botnet, phục vụ các chiến dịch tấn công từ chối dịch vụ DDoS.

"Khác với các đợt tấn công trước đây, đây là dạng tấn công vào nguồn, gần như chưa bao giờ xảy ra tại Việt Nam và cũng rất hiếm khi xảy ra trên thế giới. Qua đó cho thấy mức độ phức tạp của các đợt tấn công mới và năm 2012 sẽ đón nhận thêm nhiều cuộc tấn công tương tự", theo nhận định từ thành viên xnohat từ HVA Online.


Sau khi phân tích mã nguồn, nhóm điều tra từ HVA Online cũng cho biết loại mã độc được nhúng vào bộ gõ Unikey có cấu trúc tương tự loại mã độc được phát hiện trong các phần mềm lậu được phát tán trên nhiều website hay diễn đàn tại Việt Nam. Một số phần mềm lậu được nhiều người ưa chuộng tải về là IDM (Internet Download Manager) cũng bị "dính" mã độc trên và "rất khó bị phát hiện". Mã độc chỉ là một module nhỏ đóng vai trò downloader, sau khi lây nhiễm vào hệ thống sẽ chịu trách nhiệm tải thêm các module gây hại khác về máy tính nạn nhân tùy thuộc chủ đích của chủ nhân.

Trong năm 2011, các thành viên của HVA Online cũng phát hiện một số mã độc, tình nghi cùng một nhóm tội phạm phát tán, đã biến rất nhiều máy tính người dùng ở Việt Nam thành công cụ để tấn công DDoS vào các website có chủ đích. Thông tin ban đầu cho thấy tổ chức tội phạm này rất tinh vi và chuyên nghiệp. Hiện vẫn chưa thể truy vết được cụ thể.

Đáng lo ngại hơn, hầu hết người dùng đã tải về bộ gõ Unikey có nhiễm mã độc trên sourceforge.net trong khoảng thời gian từ ngày 30-1 đến 2-3-2012 đều không biết máy tính của mình đã nhiễm mã độc. Hơn nữa, do cấu trúc phân mảnh phức tạp của loại mã độc mới này chưa được các chương trình anti-virus phổ biến hiện nay nhận diện nên chúng vẫn ung dung sống trên máy nạn nhân.

Ngoài ra, bộ gõ Unikey nhiễm độc sẽ tiếp tục được phát tán một cách vô ý thông qua các chủ nhân của những website hay diễn đàn, họ đóng góp file đã tải về và đưa lên website của mình để những thành viên có thể tải về dùng. Trong khi đó, các kỹ thuật viên đã tải bộ Unikey nhiễm bẩn đưa chúng vào các phiên bản ghost để cài đặt nhanh nhiều máy tính (bản sao lưu Norton Ghost). Mức độ lây nhiễm sẽ phủ rộng hơn, phạm vi lan tỏa ở con số nhiều triệu máy tính.

Cách diệt "mã độc Unikey"

Công ty bảo mật CMC Infosec đã nhanh chóng đưa ra giải pháp loại bỏ mã độc "Unikey" này qua công cụ miễn phí có thể tải về tại đây.

Các thành viên HVA Online cũng đang tích cực gửi các bản mẫu mã độc mới đến những hãng bảo mật lớn để bổ sung chúng vào danh sách nhận diện của các trình anti-virus.

Bạn đọc cần lưu ý tải các phần mềm, tiện ích từ chính website của nhà cung cấp, không tải về từ các diễn đàn hay website cung cấp phần mềm lậu. Đại đa số chúng đều có nhúng mã độc nguy hại bên trong, có thể đánh cắp dữ liệu từ máy tính nạn nhân. Luôn cần sử dụng trình bảo mật anti-virus và cả tường lửa (firewall) khi thường xuyên dùng kết nối Internet.

THANH TRỰC

http://nhipsongso.tuoitre.vn/Nhip-song-so/480307/Bo-go-Unikey-bi-nhung-ma-doc%C2%A0lay-nhiem-lan-rong%C2%A0.html
0

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

QUÉT VIRUS ONLINE


Symantec Security Check

Scan virus

Quét Virus

Start scan virus
Check virus
Kiểm tra Virus-Troijan

Start check virus

Click vào icon Start để quét virus và kiểm tra seucurity
0