Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cảnh sát biển. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cảnh sát biển. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Khám phá tàu Cảnh sát biển lớn nhất Việt Nam

TPO - Sáng 23-10-2012, Cục Cảnh sát biển Việt Nam và đại diện nhà máy Z189 - Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và Hãng đóng tàu DaMEn (Hà Lan) tổ chức lễ hạ thủy và bàn giao tàu DN 2000, số hiệu CSB 8001.


Toàn cảnh lễ hạ tàu DN 2000, số hiệu CSB 8001
Toàn cảnh lễ hạ tàu DN 2000, số hiệu CSB 8001. Ảnh: Đức Sơn
Tới dự và ấn nút hạ thủy tàu CSB 8001, Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc hạ thủy tàu CSB 8001 và coi đây là bước tiến đánh dấu khả năng đóng tàu trọng tải lớn của các nhà máy đóng tàu quân đội.

Đồng thời khẳng định, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam sẽ không ngừng hoàn thiện về con người, lực lượng và trang bị để nhanh chóng tiến tương xứng với lực lượng cảnh sát biển các quốc gia trong khu vực.
Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nhấn nút hạ thủy tàu
Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nhấn nút hạ thủy tàu.


Là tàu Cảnh sát biển cỡ lớn được đóng mới hoàn toàn tại Việt Nam, tàu 8001 được thiết kế để hoạt động ổn định ở điều kiện sóng gió cấp 9, có thể kéo các tàu khác có độ choán nước hàng ngàn tấn trên biển. Tàu dài 90m, rộng 14m và độ cao mạn tàu 7m.


Khi hoạt động trên biển, DN 2000 có thể đạt tốc độ hải trình tối đa tới 21 hải lý/giờ và tầm hoạt động đạt 5.000 hải lý. Tầm kiểm soát và hoạt động của tàu còn được nâng cao nhờ việc mang theo một máy bay trực thăng hải quân Ka-28 và các trang bị đi kèm.


Trước đó, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Cục Cảnh sát biển Việt Nam đã bổ nhiệm Đại úy Nguyễn Đức Tuyên làm Thuyền trưởng tàu CBS 8001.


Hiện tại, kíp thủy thủ đoàn đã sẵn sàng cho việc tiếp thu và làm chủ tàu CSB 8001. Sau khi hạ thủy, kíp thủy thủ đoàn tàu CSB 8001 sẽ tiếp tục công tác huấn luyện làm chủ tàu với các chuyên gia Hà Lan để sẵn sàng cho tàu hoạt động chính thức trong thời gian ngắn.


Các công nhân hoàn tất việc neo tàu sau khi hạ thủy thành công
Các công nhân hoàn tất việc neo tàu sau khi hạ thủy thành công.
Cac chuyên gia tập đoàn đóng tàu DaMEn (Hà Lan)
Cac chuyên gia tập đoàn đóng tàu DaMEn (Hà Lan).
Công nhân nhà máy đóng tàu Z198 tham gia đóng mới DN2000
Công nhân nhà máy đóng tàu Z198 tham gia đóng mới DN2000.
Đại úy Nguyễn Đức Tuyên, thuyền trưởng tàu, trên ca-bin lái
Đại úy Nguyễn Đức Tuyên, thuyền trưởng tàu, trên ca-bin lái.
Phòng điều khiển hiện đại trên tàu
Phòng điều khiển hiện đại trên tàu.
Sân đỗ trực thăng
Sân đỗ trực thăng.
Tàu cứu hộ nhỏ trang bị trên tàu
Tàu cứu hộ nhỏ trang bị trên tàu.
Hệ thống máy phát trên tàu
Hệ thống máy phát trên tàu.
Thiết bị phục vụ y tế, cứu hộ
Thiết bị phục vụ y tế, cứu hộ.
Phòng ăn trên tàu
Phòng ăn trên tàu.


Dự kiến, tàu CBS 8001 sẽ tiếp tục giai đoạn chạy thử và hiệu chỉnh tới hết tháng 12-2012 và hoạt động chính thức từ quý 1 năm 2013.

Nguyễn Minh – Đức Sơn


Báo Tiền Phong
0

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Cảnh sát biển Việt Nam tiếp nhận tàu hiện đại

Sáng 23-10-2012, Cục Cảnh sát biển Việt Nam và đại diện nhà máy Z189-Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và hãng đóng tàu DAMEN (Hà Lan) tổ chức lễ ấn nút hạ thủy và bàn giao tàu DN 2000 (dựa trên nguyên mẫu OPV - 9014) mang số hiệu CSB 8001.


Thượng tướng Nguyễn Thành Cung ấn nút hạ thủy tàu CSB 8001.

Tham dự lễ bàn giao và ấn nút hạ thủy tàu có Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Việt Nam, Đại tá Nguyễn Quang Đạm và các bên có liên quan.

Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tướng Nguyễn Thành Cung nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc hạ thủy tàu CSB 8001 và coi đây là bước tiến đánh dấu khả năng đóng tàu trọng tải lớn của các nhà máy đóng tàu quân đội. Đồng chí cũng khẳng định, Cảnh sát biển Việt Nam sẽ không ngừng hoàn thiện về con người, lực lượng và trang bị để nhanh chóng tiến tương xứng với lực lượng cảnh sát biển các quốc gia trong khu vực.

Thượng tướng Nguyễn Thành cung yêu cầu thủy thủ đoàn tàu CBS 8001 nhận rõ trọng trách của mình khi được tiếp quản tàu cảnh sát biển trọng tại lớn và hiện đại nhất Việt Nam hiện nay. Đồng thời. các nhà máy đóng tàu quân đội đẩy nhanh việc tiếp nhận công nghệ đóng tàu hiện đại từ đối tác nước ngoài, đảm bảo năng lực đóng các tàu quân sự hiện đại trong tương lai gần.

Trước yêu cầu thực thi pháp luật trên biển; cứu hộ, cứu nạn; chống buôn lậu và hỗ trợ ngư dân khi hoạt động ở biển xa, ngày 29-10-2009, Bộ Quốc phòng đã ra Quyết định số 3978/QĐBQP phê duyệt dự án đóng mới tàu Cảnh sát biển đa năng (Thiết kế DN 2000) và giao cho nhà máy Z189 chịu trách nhiệm đóng tàu.

Theo quyết định nêu trên, ngày 17-12-2010, lễ đặt ky tàu DN 2000 đã được thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế (tiêu chuẩn Anh) và bản quyền của hãng đóng tàu DAMEN. Quá trình đóng tàu được áp dụng theo phương thức đóng tổng đoạn (mô-đun) giúp giảm thời gian đóng mới và thuận tiện cho công tác sửa chữa, nâng cấp trong tương lai.

Sau 20 tháng, nhà máy Z189 đã hoàn tất việc đóng mới tàu DN 2000 đáp ứng mọi tiêu chuẩn kỹ thuật theo đúng yêu cầu với sự giám sát của chuyên gia nước ngoài.


Tàu CSB 8001 chuẩn bị hạ thủy.

Được thiết kế để hoạt động ổn định ở điều kiện sóng gió cấp 9, có thể kéo các tàu khác có độ choán nước hàng ngàn tấn trên biển, DN 2000 là tàu Cảnh sát biển cỡ lớn đầu tiên được đóng mới hoàn toàn tại Việt Nam (lượng choán nước tối đa đạt 2.100 tấn).
Tàu dài 90m, rộng 14m và độ cao mạn tàu là 7m. Khi hoạt động trên biển, DN 2000 có thể đạt tốc độ hải trình tối đa tới 21 hải lý/giờ và tầm hoạt động đạt 5.000 hải lý, khi chạy ở vận tốc 15 hải lý/giờ. Tầm kiểm soát và hoạt động của tàu còn được nâng cao nhờ việc mang theo một máy bay trực thăng hải quân Ka-28 (Nga) và các trang bị đi kèm.

Đại úy Nguyễn Đức Tuyên, Thuyền trưởng tàu CBS 8001, cho biết, anh và kíp thủy thủ đoàn đã sẵn sàng cho việc tiếp thu và làm chủ tàu CSB 8001. Sau khi hạ thủy, kíp thủy thủ đoàn CSB 8001 sẽ tiếp tục công tác huấn luyện làm chủ tàu với các chuyên gia Hà Lan để sẵn sàng cho tàu hoạt động chính thức trong thời gian ngắn.

Dự kiến, tàu CBS 8001 sẽ tiếp tục giai đoạn chạy thử và hiệu chỉnh tới hết tháng 12-2012 và hoạt động chính thức từ quý 1 năm 2013.

Theo QĐND

0

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Đóng tàu có sân đỗ trực thăng cho Cảnh sát biển VN

(TNO) Sáng 20.6, tại Đà Nẵng, Công ty Sông Thu (thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng - Bộ Quốc phòng) đã làm lễ đặt ky đóng mới tàu Cảnh sát biển đa năng ký hiệu DN 2000 cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

Trung tướng Nguyễn Đức Lâm - Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và trung tướng Phạm Đức Lĩnh - Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Việt Nam đã đến dự.

Theo lãnh đạo Công ty Sông Thu, tàu đa năng DN 2000 là con tàu hiện đại nhất của Cảnh sát biển Việt Nam, thiết kế theo tiêu chuẩn châu Âu, phía sau có sân đỗ trực thăng.

DN 2000 có chức năng và nhiệm vụ tuần tra bảo vệ chủ quyền biển, đảo, tìm kiếm cứu nạn, thực thi pháp luật trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam cũng như trên vùng biển quốc tế khi có yêu cầu... DN 2000 cũng được thiết kế để cứu kéo các tàu bị nạn có lượng giãn nước đến 2.200 tấn.


Công nhân Công ty Sông Thu chuẩn bị đóng tàu hiện đại cho Cảnh sát biển Việt Nam


Thanh Niên
0

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Ưu đãi tối đa đối với cảnh sát biển

07/6/12- (Dân trí) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa cho phép áp dụng một số chế độ ưu đãi đối với quân nhân, binh sĩ… thuộc lực lượng cảnh sát biển Việt Nam. Lực lượng này sẽ hưởng thêm phụ cấp công tác lâu năm ở hải đảo, phụ cấp đặc thù đi biển…


Cảnh sát biển Việt Nam đang được đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị.


Quyết định 25/2012 của Thủ tướng quy định, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức quốc phòng và công nhân quốc phòng thuộc lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, hàng tháng được hưởng chế độ phụ cấp công tác lâu năm ở hải đảo tính theo hệ số so với mức lương tối thiểu chung và thời gian thực tế công tác ở đảo xa.
Các đối tượng nêu trên làm nhiệm vụ ở các đảo xa thuộc các vùng biển Việt Nam từ đủ 5 đến dưới 10 năm, mức hưởng là 0,2; từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm, mức hưởng là 0,3; từ đủ 15 năm trở lên, mức hưởng là 0,4.

Trường hợp làm nhiệm vụ từ đủ 5 năm trở lên ở các đảo gần bờ, (bao gồm các đảo: Cái Bầu, Đình Vũ, Cồn Đen, Cồn Lục, Cồn Vành, Đảo Ne, Đảo Ngư, Đảo Sơn Dương, Hòn La, Hòn Tre và Bình Ba) được hưởng mức 0,1.

Thời gian công tác để tính hưởng chế độ phụ cấp công tác lâu năm ở hải đảo là tổng thời gian công tác thực tế ở các đảo, nếu có gián đoạn thì được cộng dồn.

Ngoài ra, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức quốc phòng và công nhân quốc phòng thuộc lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, trong thời gian trực tiếp tham gia diễn tập, huấn luyện, tìm kiếm, cứu nạn trên biển được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù đi biển với mức 150.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển.

Đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù đi biển quy định tại Quyết định 25, đồng thời đang được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù đi biển quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác thì được chọn một mức hưởng cao nhất.

Các chế độ trên được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

Quyết định của Thủ tướng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8/2012.

P.Thảo

http://dantri.com.vn/c20/s20-603933/uu-dai-toi-da-doi-voi-canh-sat-bien.htm
0