Trong quá trình phát triển hạm đội tàu chiến gồm tàu nổi và tàu ngầm, Trung Quốc sẽ xem xét những khả năng khác nhau xây căn cứ quân sự ở nước ngoài, chủ yếu gần các căn cứ hải quân của Mỹ.
Trả lời phỏng vấn của Sputnik, các chuyên gia Nga bình luận về thông tin của hãng Fairfax Media (Úc) về kế hoạch của Trung Quốc xây dựng một căn cứ hải quân ở Vanuatu. Chính phủ Vanuatu cũng như các nguồn quân sự và ngoại giao chính thức ở Bắc Kinh đã bác bỏ thông tin của hãng tin Úc.
Ngày 10 tháng 4, hãng tin Fairfax Media của Australia thông báo rằng, Trung Quốc đã hướng tới Vanuatu yêu cầu cho phép Bắc Kinh hiện diện quân sự thường xuyên ở đó. Reuters cho rằng, nếu một căn cứ quân sự của Trung Quốc xuất hiện ở vùng phía Nam Thái Bình Dương, điều đó sẽ tác động tiêu cực đến vị thế bá chủ chiến lược của các cường quốc phương Tây trong khu vực mà họ đã và đang kiểm soát hiệu quả. Bộ trưởng Ngoại giao Úc Julie Bishop cố gắng xua tan những những lo lắng và nhắc nhở rằng, Úc là một đối tác chiến lược của Vanuatu.
Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Vanuatu bắc bỏ thông tin về việc nước ông đã thảo luận kế hoạch xây dựng một căn cứ quân sự củaTrung Quốc. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết rằng, thông tin của hãng tin Úc "không phù hợp hoàn toàn với các sự kiện", và phát ngôn viên Bộ Ngoại giao gọi đó là "tin vịt".
Nhà phân tích quân sự và chính trị Konstantin Sivkov, Viện sĩ Viện Hàn lâm pháo binh và tên lửa Nga, nhận xét rằng, dễ hiểu tại sao thông tin này gấy sự lo ngại của Canberra và Washington. Rõ ràng, khu vực này là một phần quan trọng trong lợi ích sống còn của Mỹ, Úc và New Zealand. Mặc dù thông tin của hãng Úc không được xác nhận, nhưng, đây là một tín hiệu cực kỳ mạnh mẽ với các nước này. Chuyên gia Nga cũng lưu ý rằng, "Trung Quốc đang tích cực xâm nhập vào đại dương thế giới, và sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh ngày càng mạnh với Hoa Kỳ":
Rất có thể Trung Quốc sẽ mở rộng sự hiện diện hải quân toàn cầu. Bắc Kinh đang phát triển tích cực hạm đội tàu chiến, mà điều đó, tất nhiên, đòi hỏi mạng lưới căn cứ, vì vậy những căn cứ của Trung Quốc ở nước ngoài — đó là thực tế. Sớm hay muộn chúng sẽ xuất hiện ở đâu đó.
Trung Quốc có thể lựa chọn phương án thành lập những trạm cung ứng hậu cần chứ không phải những căn cứ quân sự ở nước ngoài, mà trên thực tế, đôi khi trạm hậu cầu rất giống căn cứ quân sự, — Phó Giám đốc Viện Các nước SNG, chuyên gia quân sự Vladimir Evseev nhận định.
Xét theo mọi việc, Trung Quốc sẽ cố gắng tạo ra những căn cứ hải quân gần các căn cứ của Mỹ. Điều này là cần thiết trước hết để thực hiện các hoạt động trinh sát, theo dõi đội tàu của Hoa Kỳ. Căn cứ quân sự Djibouti của Trung Quốc ở châu Phi là một ví dụ điển hình về chiến lược hải quân của Trung Quốc. Rõ ràng, Hoa Kỳ là đối thủ chính của Trung Quốc cả trong lĩnh vực địa chính trị lẫn hải quân.
Mặc dù các nhân vật chính thức bác bỏ thông tin của hãng Fairfax Media về căn cứ quân sự của Trung Quốc, một số nhà phân tích cho rằng, có lẽ ở đây nói về việc Trung Quốc có kế hoạch xây dựng một trạm theo dõi vũ trụ. Không loại trừ khả năng trạm này sẽ có mục đích sử dụng kép, tức là cũng có thể được sử dụng để thu thập thông tin tình báo và phục vụ những mục đích quân sự khác.
Viện sĩ Alexander Zheleznyakov của Viện Hàn lâm Khoa học Vũ trụ Nga bình luận:
Trung Quốc đang phát triển tích cực chương trình không gian của mình. Và để phóng vệ tinh phải có các trạm đo xa trên mặt đất và trên biển. Các trạm này theo dõi quỹ đạo bay của tên lửa mang vệ tinh, duy trì liên lạc với tàu vũ trụ. Trung Quốc đang triển khai mạng lưới trạm theo dõi toàn cầu phục vụ các vệ tinh của họ. Bắc Kinh đang tiến hành cuộc đàm phán về việc thiết lập các trạm như vậy với một số quốc gia Nam Mỹ và châu Phi. Rất có thể Vanuatu đã được đưa vào danh sách này. Để tạo ra một mạng lưới toàn cầu, cần phải bố trí những trạm như vậy khắp thế giới. Điều này là khá thực tế và phù hợp với những mục tiêu của chương trình không gian Trung Quốc.
Nguồn: Sputniknews
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét