Giáo sư quốc phòng uy tín Mỹ nói về khả năng quân sự của Trung Quốc trong bối cảnh nước này gây ra nhiều căng thẳng trên biển.
Lyle J. Goldstein là giáo sư có uy tín trong lĩnh vực quốc phòng, hiện làm việc tại Viện nghiên cứu hải quân Trung Quốc thuộc Trường quân bị hải quân Rhode Island.
Ông đã chia sẻ quan điểm về sức mạnh quân sự của Trung Quốc cùng Jane Perlez - phóng viên New York Times với nhiều luận điểm đáng chú ý trong tương quan khu vực, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan trong lãnh hải Việt Nam, đưa tàu chiến và máy bay quân sự ra khu vực này để uy hiếp, thị uy.
Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc đặc biệt yếu về hỏa lực chống ngầm Trung Quốc huy động lực lượng lớn tàu ngăn cản, uy hiếp tàu Việt Nam ra bảo vệ chủ quyền lãnh hải
- Ông đã có vài nghiên cứu về quan điểm của Trung Quốc về Việt Nam và khả năng quân sự của nước này. Vậy giờ Trung Quốc đánh giá khả năng phòng vệ của Việt Nam như thế nào?
Trung Quốc quan sát rất sát nỗ lực tăng cường sức mạnh quốc phòng của Việt Nam. Có điều thú vị là cả Bắc Kinh và Hà Nội đều phụ thuộc ở mức độ nào đó vào vũ khí của Nga - như tàu ngầm, tàu chiến, máy bay chiến đấu - để đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội. Những tương đồng này cho phép Trung Quốc có đánh giá tổng quan về khả năng quân sự của Việt Nam.
Trung Quốc đặc biệt yếu về hỏa lực chống ngầm. Chắc chắn là Hà Nội sẽ có một vài lợi thế. Ví dụ như Trung Quốc không mạnh về năng lực tiếp vận trên không nên Việt Nam có thể chiếm lợi thế, đặc biệt là trên những vùng không phận ở xa sân bay Trung Quốc.
Nhưng giả sử là nếu có một cuộc xung đột quân sự nào đấy nhằm vào Nhật Bản hay Mỹ, vũ khí cũng như chiến thuật mà Trung Quốc đem ra sử dụng cũng có thể được Việt Nam áp dụng để chống lại chính Trung Quốc.
Ở góc độ phụ thuộc vào vũ khí của Nga, Việt Nam có sự độc lập cả về vũ khí cũng như kinh nghiệm quân sự hơn nếu so sánh với Trung Quốc.
Dẫu sao, các nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc đã chỉ ra nhiều điểm yếu về quân sự của Việt Nam. Tàu ngầm là sức mạnh đáng nể của Việt Nam, nhưng phân tích từ Trung Quốc cho thấy Việt Nam có thiếu kinh nghiệm để vận hành tổ hợp vũ khí phức tạp này.
Những điểm yếu khác được Trung Quốc nhắc đến là khả năng do thám hay điều phối cuộc chiến. Dường như ở Trung Quốc họ nghĩ rằng họ sẽ chiếm thế thượng phong trong bất cứ cuộc xung đột nào.
- Việt Nam vừa mua 6 tàu ngầm lớp Kilo từ Nga. Tại sao họ lại chọn loại tàu ngầm này và chúng có phù hợp với nhu cầu của Việt Nam?
Tàu ngầm điêzen lớp Kilo của Nga là loại vũ khí xuất khẩu phổ biến trên thế giới, khách hàng quen biết nhất là Ấn Độ và Trung Quốc.
Đó là loại tàu ngầm đối thủ đáng gờm với các loại tương ứng của hải quân Mỹ, không chỉ bởi tín hiệu sóng âm của nó thấp khiến việc phát hiện là rất khó khăn mà còn bởi nó có thể hoạt động hiệu quả với nhiều loại vũ khí khác nhau.
Ví dụ như nó có thể được trang bị hệ thống tên lửa chống tàu Klub-S có tầm bắn đáng kinh ngạc, tốc độ siêu âm và khả năng sát thương cao.
Loại tàu ngầm này rất quan trọng trong năng lực phòng thủ của Việt Nam.
Cũng từ lâu, khả năng huy động quân trên bộ của Việt Nam được nhìn nhận là rất hiệu quả, nhưng năng lực chiến đấu trên không và trên biển thì còn nhiều hạn chế, ít nhất là đến thời điểm này.
Nhưng các phân tích về hải lực lâu nay cũng thừa nhận Trung Quốc đặc biệt yếu về hỏa lực chống ngầm. Bởi vậy, cũng có thể nói rằng Hà Nội biết điều đó và đã tìm được một điểm yếu của Trung Quốc mà họ đang nỗ lực khai thác.
Tất nhiên, cũng hợp lý nếu nói rằng hải quân Trung Quốc nhận thức được điểm yếu đó của mình, bằng chứng là trong 2 năm qua họ đã hạ thủy khá nhiều tàu khu trục.
- Giả định có xung đột quân sự thì sẽ như thế nào?
Việt Nam đã có một số đầu tư khôn ngoan như tôi nói ở trên nên họ chắc chắn có thể gây ra những thiệt hại đối với hải quân và không quân Trung Quốc.
Chắc chắn là Hà Nội sẽ có một vài lợi thế. Ví dụ như Trung Quốc không mạnh về năng lực tiếp vận trên không nên Việt Nam có thể chiếm lợi thế, đặc biệt là trên những vùng không phận ở xa sân bay Trung Quốc.
- Ted Osius, người sẽ trở thành đại sứ Mỹ tại Việt Nam tới đây từng nói rằng có lẽ đã đến lúc dỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, ông nghĩ thế nào?
Ở một số lĩnh vực chẳng hạn như giám sát lãnh hải thì hợp tác Việt - Mỹ có thể sẽ có hiệu quả cho Việt Nam. Nhưng việc tích hợp được bất kỳ hệ thống vũ khí nào của Mỹ với những cái mà Việt Nam hiện có mua từ Nga sẽ là thách thức kỹ thuật rất lớn.
- Ngoại trưởng John Kerry đã thông báo về khoản trợ giúp 18 triệu USD cho Việt Nam về an ninh hàng hải. Liệu số tiền đó sẽ được sử dụng vào việc gì?
Cũng có thông tin nói rằng số tiền này có thể được dùng để mua tàu tuần tra cỡ nhỏ, nhưng thông tin loại này không rõ ràng lắm.
Cũng có thể nó sẽ giúp Việt Nam nâng cấp những lĩnh vực họ còn yếu, như hệ thống liên lạc hay rađa. Dù gì thì khoản tiền nhỏ này mang tính biểu tượng nhiều hơn là thực chất vì một tàu tuần tra cỡ vừa đang được lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ sử dụng, lớp Sentinel chẳng hạn, đã có giá tới 80 triệu USD.
- Ông nghĩ Việt Nam sẽ ứng xử như thế nào đối với Trung Quốc trong vài năm tới?
Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ trải rộng trên rất nhiều lĩnh vực. Việt Nam nên nỗ lực tìm kiếm các giải pháp ngoại giao để thích ứng với sự lớn mạnh của nước láng giềng phía Bắc.
Sẽ có nhiều khó khăn, nhưng đó là cách tốt nhất để Việt Nam bảo đảm được an ninh và thịnh vượng về dài hạn cho mình.
Lyle J. Goldstein là giáo sư có uy tín trong lĩnh vực quốc phòng, hiện làm việc tại Viện nghiên cứu hải quân Trung Quốc thuộc Trường quân bị hải quân Rhode Island.
Ông đã chia sẻ quan điểm về sức mạnh quân sự của Trung Quốc cùng Jane Perlez - phóng viên New York Times với nhiều luận điểm đáng chú ý trong tương quan khu vực, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan trong lãnh hải Việt Nam, đưa tàu chiến và máy bay quân sự ra khu vực này để uy hiếp, thị uy.
Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc đặc biệt yếu về hỏa lực chống ngầm Trung Quốc huy động lực lượng lớn tàu ngăn cản, uy hiếp tàu Việt Nam ra bảo vệ chủ quyền lãnh hải
- Ông đã có vài nghiên cứu về quan điểm của Trung Quốc về Việt Nam và khả năng quân sự của nước này. Vậy giờ Trung Quốc đánh giá khả năng phòng vệ của Việt Nam như thế nào?
Trung Quốc quan sát rất sát nỗ lực tăng cường sức mạnh quốc phòng của Việt Nam. Có điều thú vị là cả Bắc Kinh và Hà Nội đều phụ thuộc ở mức độ nào đó vào vũ khí của Nga - như tàu ngầm, tàu chiến, máy bay chiến đấu - để đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội. Những tương đồng này cho phép Trung Quốc có đánh giá tổng quan về khả năng quân sự của Việt Nam.
Trung Quốc đặc biệt yếu về hỏa lực chống ngầm. Chắc chắn là Hà Nội sẽ có một vài lợi thế. Ví dụ như Trung Quốc không mạnh về năng lực tiếp vận trên không nên Việt Nam có thể chiếm lợi thế, đặc biệt là trên những vùng không phận ở xa sân bay Trung Quốc.
Nhưng giả sử là nếu có một cuộc xung đột quân sự nào đấy nhằm vào Nhật Bản hay Mỹ, vũ khí cũng như chiến thuật mà Trung Quốc đem ra sử dụng cũng có thể được Việt Nam áp dụng để chống lại chính Trung Quốc.
Ở góc độ phụ thuộc vào vũ khí của Nga, Việt Nam có sự độc lập cả về vũ khí cũng như kinh nghiệm quân sự hơn nếu so sánh với Trung Quốc.
Dẫu sao, các nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc đã chỉ ra nhiều điểm yếu về quân sự của Việt Nam. Tàu ngầm là sức mạnh đáng nể của Việt Nam, nhưng phân tích từ Trung Quốc cho thấy Việt Nam có thiếu kinh nghiệm để vận hành tổ hợp vũ khí phức tạp này.
Những điểm yếu khác được Trung Quốc nhắc đến là khả năng do thám hay điều phối cuộc chiến. Dường như ở Trung Quốc họ nghĩ rằng họ sẽ chiếm thế thượng phong trong bất cứ cuộc xung đột nào.
- Việt Nam vừa mua 6 tàu ngầm lớp Kilo từ Nga. Tại sao họ lại chọn loại tàu ngầm này và chúng có phù hợp với nhu cầu của Việt Nam?
Tàu ngầm điêzen lớp Kilo của Nga là loại vũ khí xuất khẩu phổ biến trên thế giới, khách hàng quen biết nhất là Ấn Độ và Trung Quốc.
Đó là loại tàu ngầm đối thủ đáng gờm với các loại tương ứng của hải quân Mỹ, không chỉ bởi tín hiệu sóng âm của nó thấp khiến việc phát hiện là rất khó khăn mà còn bởi nó có thể hoạt động hiệu quả với nhiều loại vũ khí khác nhau.
Ví dụ như nó có thể được trang bị hệ thống tên lửa chống tàu Klub-S có tầm bắn đáng kinh ngạc, tốc độ siêu âm và khả năng sát thương cao.
Loại tàu ngầm này rất quan trọng trong năng lực phòng thủ của Việt Nam.
Cũng từ lâu, khả năng huy động quân trên bộ của Việt Nam được nhìn nhận là rất hiệu quả, nhưng năng lực chiến đấu trên không và trên biển thì còn nhiều hạn chế, ít nhất là đến thời điểm này.
Nhưng các phân tích về hải lực lâu nay cũng thừa nhận Trung Quốc đặc biệt yếu về hỏa lực chống ngầm. Bởi vậy, cũng có thể nói rằng Hà Nội biết điều đó và đã tìm được một điểm yếu của Trung Quốc mà họ đang nỗ lực khai thác.
Tất nhiên, cũng hợp lý nếu nói rằng hải quân Trung Quốc nhận thức được điểm yếu đó của mình, bằng chứng là trong 2 năm qua họ đã hạ thủy khá nhiều tàu khu trục.
- Giả định có xung đột quân sự thì sẽ như thế nào?
Việt Nam đã có một số đầu tư khôn ngoan như tôi nói ở trên nên họ chắc chắn có thể gây ra những thiệt hại đối với hải quân và không quân Trung Quốc.
Chắc chắn là Hà Nội sẽ có một vài lợi thế. Ví dụ như Trung Quốc không mạnh về năng lực tiếp vận trên không nên Việt Nam có thể chiếm lợi thế, đặc biệt là trên những vùng không phận ở xa sân bay Trung Quốc.
- Ted Osius, người sẽ trở thành đại sứ Mỹ tại Việt Nam tới đây từng nói rằng có lẽ đã đến lúc dỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, ông nghĩ thế nào?
Ở một số lĩnh vực chẳng hạn như giám sát lãnh hải thì hợp tác Việt - Mỹ có thể sẽ có hiệu quả cho Việt Nam. Nhưng việc tích hợp được bất kỳ hệ thống vũ khí nào của Mỹ với những cái mà Việt Nam hiện có mua từ Nga sẽ là thách thức kỹ thuật rất lớn.
- Ngoại trưởng John Kerry đã thông báo về khoản trợ giúp 18 triệu USD cho Việt Nam về an ninh hàng hải. Liệu số tiền đó sẽ được sử dụng vào việc gì?
Cũng có thông tin nói rằng số tiền này có thể được dùng để mua tàu tuần tra cỡ nhỏ, nhưng thông tin loại này không rõ ràng lắm.
Cũng có thể nó sẽ giúp Việt Nam nâng cấp những lĩnh vực họ còn yếu, như hệ thống liên lạc hay rađa. Dù gì thì khoản tiền nhỏ này mang tính biểu tượng nhiều hơn là thực chất vì một tàu tuần tra cỡ vừa đang được lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ sử dụng, lớp Sentinel chẳng hạn, đã có giá tới 80 triệu USD.
- Ông nghĩ Việt Nam sẽ ứng xử như thế nào đối với Trung Quốc trong vài năm tới?
Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ trải rộng trên rất nhiều lĩnh vực. Việt Nam nên nỗ lực tìm kiếm các giải pháp ngoại giao để thích ứng với sự lớn mạnh của nước láng giềng phía Bắc.
Sẽ có nhiều khó khăn, nhưng đó là cách tốt nhất để Việt Nam bảo đảm được an ninh và thịnh vượng về dài hạn cho mình.
Theo Nông nghiệp Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét