Vibay

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

Việt Nam sắp hoàn thành 2 tàu tên lửa Molniya thứ 3, 4 ?

Hồi giữa tháng 6- 2013, truyền thông Việt Nam loan tin Hải quân Việt Nam vừa tiếp tục khởi đóng chiếc tàu tên lửa cao tốc Molniya Project 1241.8 thứ ba sau khi đã hạ thủy hai tàu cùng loại đầu tiên, mang tên lần lượt M1 và M2.

Tàu tên lửa hiện đại lớp Molnya Project 12418
Tàu tên lửa hiện đại lớp Molnya Project 12418

Theo đó, hợp đồng đóng các tàu tên lửa cao tốc Molniya cho Hải quân Việt Nam, trang bị 16 tên lửa chống tàu 3K24E Uran E đã được ký kết với tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport từ năm 2006.

Trong đó bao gồm việc cung cấp cho Việt Nam 2 tàu Molniya đóng ở Nga và hỗ trợ Việt Nam tự đóng 6 tàu tương tự ở trong nước. Tổng chi phí của hợp đồng này gần 1 tỷ USD.

Bức ảnh đăng trên trang Facebook/Giáo dục quốc phòng ngày 18-10-2013 cho thấy 2 tàu tên lửa cao tốc lớp Molniya mới tại nhà máy đóng tàu Ba Son sắp được hoàn thành.

Tàu tên lửa cao tốc lớp Molniya thứ 3, 4 sắp hoàn thành
Hai bức ảnh được cho là ảnh chụp 2 tàu tên lửa cao tốc lớp Molniya thứ 3, 4 tại nhà máy đóng tàu Ba Son.

Nếu 2 bức ảnh này là ảnh chụp 2 tàu tên lửa thứ 3, 4 (không phải ảnh chụp 2 tàu thứ 1, 2 lúc nó sắp hoàn thành ) thì có thể nói nhà máy Ba Son đóng tàu với tốc độ "thần tốc".

Tàu tên lửa Molniya (Project 12421) do phòng thiết kế Hải quân Trung ương Almaz thiết kế, được sản xuất tại nhà máy Vympel. Được trang bị hệ thống tên lửa chống tàu Moskit-E (SS-N-22 Sunburn) (Tàu của Việt Nam không trang bị tên lửa này mà chỉ trang bị tên lửa Kh-35 Uran E) gồm 2 ống phóng và hệ thống điều khiển hỏa lực 3C-25E. Tên lửa siêu âm (vận tốc 780 m/s khối lượng phóng 4 tấn) mang đầu chiến đấu 300 kg và có thể giao chiến với mục tiêu ở cự ly 120 km. Tên lửa bay ở độ cao 15m trong giai đoạn giữa và 3-6m trong giai đoạn cuối tiếp cận mục tiêu. Hệ thống radar bám bắt mục tiêu hiện đại đảm bảo độ chính xác trong phát hiện và tiêu diệt mục tiêu.

Pháo tự động 76,2mm (AK-176M) được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu trên không và trên mặt nước (kể cả thủy lôi thả nổi trên mặt biển) và mục tiêu trên đất liền. Pháo có tầm bắn 15 km, độ cao 11 km, đạn dự trữ 152 viên với tốc độ bắn 120-130 phát/phút.

Hai pháo 6 nòng tự động 30mm (AK-630M) có tầm bắn 4–5 km, đạn dự trữ 2000 viên và nhịp bắn 4000-5000 phát/phút.

Để bảo vệ tàu trước các đòn đánh trên không và ngư lôi, tàu được trang bị 02 ống phóng mồi bẫy kiểu PK-10, 01 giá phóng tên lửa mang vác Igla (12 quả).

Với lượng choán nước toàn tải 550 tấn và độ sâu mớn nước 2,56m tàu có tính năng đi biển rất cao, đảm bảo hiệu quả sử dụng vũ khí trên tàu và đạo hàng an toàn ở tốc độ nhỏ khi sóng biển ở cấp 5-8. Hệ thống động lực chính là khối động cơ tuabin khí gas M-15E.1 gồm 02 động cơ tuabin có thể giúp tàu chạy tuần tiễu hoặc chạy ở tốc độ tối đa. Trong điều kiện tiêu chuẩn, công suất tối đa của động cơ đạt 32000 HP, vận tốc tối đa 38 Nm/h. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, công suất tối đa đạt 23700 HP tương ứng với tốc độ tối đa 35 Nm/h.

Kíp tàu gồm 44 thủy thủ trong đó có 8 sĩ quan. Thời gian hoạt động trên biển là 10 ngày, cự ly hoạt động khi chạy ở tốc độ 12 Nm/h là 1650 dặm, nhiên liệu dự trữ tối đa cho phép tàu hoạt động với cự ly 2400 Nm.

Tàu Molniya (Project 12418) khác với phiên bản cơ sở về trang bị tên lửa: tàu được lắp đặt hệ thống tên lửa Uran-E bao gồm 04 dàn phóng, mỗi dàn phóng mang 04 tên lửa đối hải, vận tốc cận âm 3M-23E (SS-N-25 Switchblade). Tên lửa có khối lượng 600 kg mang đầu đạn 145 kg, được phóng từ container phóng/vận chuyển và có thể giao chiến với mục tiêu ở cự ly 130 km.

Với tính năng kỹ chiến thuật và vũ khí trên tàu tên lửa Molniya cho phép sử dụng trong tác chiến hải quân chống nhiều loại mục tiêu trên mặt nước bao gồm tàu hộ tống hạm và tàu lớp Frigat.

3 nhận xét: