(Infonet- 30/9/13) Tháng 11/1978, Hải quân đối phương đã cho tàu vây ép đảo An Bang (thuộc quần đảo Trường Sa) trong suốt 11 ngày đêm, nhưng cán bộ, chiến sỹ trên đảo đã đoàn kết, không sợ hy sinh, kiên quyết bám trận địa sẵn sàng chiến đấu, bình tĩnh đối phó với địch, buộc chúng phải rút khỏi khu vực quanh đảo.
11 ngày đêm đấu tranh giữ đảo
Đầu tháng 3-1978 tình hình khu vực Quần đảo Trường Sa xuất hiện nhiều diễn biến phức tạp. Trung Đoàn 146 đã cử đồng chí Cao Anh Đăng làm Chỉ huy trưởng và đồng chí Nguyễn Mã làm Phó chỉ huy cùng với cán bộ, chiến sỹ đặc công đoàn 126 hành trình theo tàu HQ 601. Đúng 20 giờ ngày 10-3-1978 ta đã triển khai xong nhiệm vụ gia cố chốt giữ đảo.
Tháng 11/1978, Hải quân đối phương đã cho tàu vây ép đảo An Bang trong suốt 11 ngày đêm, nhưng cán bộ, chiến sỹ trên đảo đã đoàn kết, khắc phục khó khăn, không sợ hy sinh, kiên quyết bám trận địa sẵn sàng chiến đấu cao, bình tĩnh đối phó với địch, buộc chúng phải rút khỏi khu vực.
Trong hơn 30 năm qua cán bộ, chiến sỹ đảo An Bang luôn đoàn kết một lòng vượt qua mọi khó khăn, cảnh giác sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ đảo. Đảo liên tục đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”. Năm 2001 được Thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen. Năm 2004 cán bộ, chiến sỹ đảo An Bang vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba. Năm 2012 đảo đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến…
An Bang nhưng đầy bão tố
Đảo An Bang nằm ở 7 độ 53 phút 31 giây vĩ độ Bắc, 112 độ 55 phút 17 giây kinh độ Đông, là đảo nằm tận cùng phía Nam quần đảo Trường Sa, cách đảo Thuyền Chài 21 hải lý về phía Đông Bắc, cách đảo Trường Sa 72 hải lý về phía Tây Bắc.
Đảo nằm trên nền bãi san hô ngập nước, cấu trúc của đảo như một cây nấm san hô khổng lồ tạo nên, do đó khi đào công sự thường gặp những chỗ võng nước, thuỷ triều lên các hầm hào công sự rất dễ bị ngập nước. Bờ đảo được bao bọc bởi hệ thống tường chắn sóng cao 2m. Bờ Bắc, Đông và Tây của đảo là những bãi cát hẹp. Đây là đảo nhỏ chạy dài theo hướng Bắc Nam. Hàng năm từ tháng 4-7 mùa gió Tây Nam, bờ Nam của đảo được bồi thêm một bãi cát dài, từ mép nước bãi cát này đến rìa ngoài bãi san hô ngập nước khoảng 30m. Do cấu trúc san hô của đảo An Bang dựng đứng nên 4 mùa sóng vỗ, việc ra vào đảo gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm. Nhiều chuyến tàu từ đất liền đến thăm cán bộ, chiến sỹ đảo An Bang vào đúng mùa sóng dữ đã không thể vào được đảo.
Đảo An Bang không có giếng nước ngọt, chất đất là cát sạn, san hô nên trồng rau xanh gặp rất nhiều khó khăn. Trước sự khắc nghiệt đó, cán bộ, chiến sỹ đảo An Bang không chùn bước, góp phần tô thắm thêm truyền thống người chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng. Đoàn kết, chủ động, sáng tạo, phát huy ý chí tự lực tự cường, chắt chiu từng giọt nước ngọt để trồng cây. Vất vả gian lao là vậy song vẫn không làm giảm đi tinh thần yêu đảo, yêu biển của cán bộ, chiến sỹ đảo An Bang. Đảo đã không phụ công người, trải qua hơn 3 thập kỷ cải tạo, đảo An Bang từ đảo bãi đá san hô trở thành một hòn đảo xanh tươi, rợp bóng mát của các loại cây bàng vuông, phong ba, muống biển... Năm 2012, tổng sản lượng tăng gia của đảo đạt hàng tấn rau xanh, thịt cá các loại.
Giữ vững được đảo An Bang ngày hôm nay, quân và dân Việt Nam không thể quên công lao của thế hệ chiến sĩ hải quân năm xưa đã bình tĩnh, dũng cảm không ngại hy sinh nguy hiểm để giữ đảo An Bang vững vàng cho đến ngày hôm nay. Nhìn lá Tổ quốc tung bay trên đảo, những ai biết về thế trận cân não 11 ngày đêm năm ấy không khỏi bồi hồi xúc động.
Hồng Chuyên- Lại Hà (ghi)
http://infonet.vn/Bien-dao/Chu-quyen/Bien-Dong-Duoi-lui-tau-giac-sau-11-ngay-bi-vay-ham/112876.info
Tên Phạm Văn Đồng ký giấy dân trọn quần đảo Hoàng Sa cho bọn Tàu đỏ hồi năm 1956. Giờ nhà nước ta đang âm thầm bán trọn cả đất nước này cho lũ Hán đó. Nào là cho chúng mướn đất rừng dài hạn, các công trường khai thác bô xít trên cao nguyên, hàng trăm nghìn công nhân phổ thông người Tàu đổ vào Việt Nam. Thực phẩm độc hại và phim Tàu đang lần lần hũy hoại sức khỏe và văn hóa Việt Nam ta.
Trả lờiXóaĐừng tin những gì bọn chúng nói. Hãy nhìn kỹ những gì chúng nó làm.