Một tàu ngầm lớp Kilo
Hạm đội 6 tàu pháo tối tân
Hôm 17/8, báo chí quân sự Nga đã đưa tin hai tàu pháo Svetlyak cuối cùng mà Việt Nam đặt mua của Nga đã được đưa lên tàu vận tải để bắt đầu hành trình về Việt Nam.
Năm 2002, Nga đã bàn giao cho Hải quân Việt Nam hai tàu tuần tra đầu tiên loại này và khi gia nhập lực lượng Hải quân Việt Nam, tàu đã được đặt lại tên là HQ-264 và HQ-265. Đến năm 2008, Việt Nam lại tiếp tục ký hợp đồng với Tập đoàn xuất khẩu vũ khí liên bang Nga – Rosoboronexport để mua thêm 4 tàu tuần tra thuộc dự án Project 10412 Svetlyak.
Hai chiếc trong số đó đã được Công ty cổ phần đóng tàu Almaz của Nga đóng tại St.Peterburg và đã được đưa về Việt Nam từ năm 2011.Còn hai con tàu đang trên đường về Việt Nam thì được khởi đóng tại Xưởng đóng tàu Vostochnaya Verfở Vladivostok từ tháng 7/2009. Tuy nhiên, theo dự kiến, quá trình đóng hai tàu này sẽ được hoàn tất vào năm 2011 nhưng do việc cung cấp pháo 76 mm AK-176 cho tàu bị trì hoãn nên phải tới ngày 14/8 vừa qua, hai con tàu này mới bắt đầu được đưa về Việt Nam.
Hôm 17/8, báo chí quân sự Nga đã đưa tin hai tàu pháo Svetlyak cuối cùng mà Việt Nam đặt mua của Nga đã được đưa lên tàu vận tải để bắt đầu hành trình về Việt Nam.
Năm 2002, Nga đã bàn giao cho Hải quân Việt Nam hai tàu tuần tra đầu tiên loại này và khi gia nhập lực lượng Hải quân Việt Nam, tàu đã được đặt lại tên là HQ-264 và HQ-265. Đến năm 2008, Việt Nam lại tiếp tục ký hợp đồng với Tập đoàn xuất khẩu vũ khí liên bang Nga – Rosoboronexport để mua thêm 4 tàu tuần tra thuộc dự án Project 10412 Svetlyak.
Hai chiếc trong số đó đã được Công ty cổ phần đóng tàu Almaz của Nga đóng tại St.Peterburg và đã được đưa về Việt Nam từ năm 2011.Còn hai con tàu đang trên đường về Việt Nam thì được khởi đóng tại Xưởng đóng tàu Vostochnaya Verfở Vladivostok từ tháng 7/2009. Tuy nhiên, theo dự kiến, quá trình đóng hai tàu này sẽ được hoàn tất vào năm 2011 nhưng do việc cung cấp pháo 76 mm AK-176 cho tàu bị trì hoãn nên phải tới ngày 14/8 vừa qua, hai con tàu này mới bắt đầu được đưa về Việt Nam.
Sau khi hai tàu pháo này chính thức được đưa vào biên chế, lực lượng Hải quân Việt Nam sẽ sở hữu tổng cộng 6 chiếc tàu pháo tối tân loại này, tăng cường sức mạnh tuần tra trên biển của Hải quân nước nhà.
Tàu pháo Svetlyak được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ, từ tuần tra bờ biển, ngăn chặn bạo lực ở khu đặc quyền kinh tế, lãnh thổ trên biển cho đến bảo vệ hoạt động ra vào của tàu thuyền lớn.
Loại tàu pháo mà Nga cấp cho Việt Nam là phiên bản mới nhất thuộc dự án 10412. Phiên bản này cũng được xuất khẩu sang Slovenia và hiện đang phục vụ trong biên chế của hải quân nước này. Hai phiên bản trước đó của nó là 10410 và 10411 đều chỉ phục vụ cho hải quân Nga. Cả 3 biến thể này đều được đóng tại các xưởng của hãng Almaz là Vostochnaya Verf ở Vladivostok và Yaroslavskiy ở Saint-Petersburg.
Hai tàu này được đưa về Việt Nam bằng một tàu vận tải cỡ lớn của Công ty Eide Marine Services của Na Uy.
Tàu Svetlyak-10412 có chiều dài là 49,5 m, rộng 9,2 mét, trọng tải 375 tấn với thuỷ thủ đoàn gồm 28 người. Sử dụng 3 động cơ diesel MTU 4000, 16.200 mã lực, tàu có tầm hoạt động trong vùng 2.200 hải lý và liên tục trong 10 ngày với vận tốc tối đa lên tới 55km/giờ. Tàu được trang bị nhiều loại vũ khí tối tân như pháo hạm AK-176M cỡ nòng 76,2 mm, pháo tầm ngắn AK-306M cỡ nòng 30mm, hệ thống phóng PK-10 với sức chứa 16 tên lửa Igla-1M và hai bệ súng máy 14,5mm.
Ngoài ra, tàu còn được trang bị các hệ thống radar định vị Liman, radar điều khiển hỏa lực MR-123-02 cùng với các radar dẫn đường FR-2150W và các cảm biến trên thân cũng như dưới đáy tàu để phát hiện các mục tiêu trên bề mặt cũng như dưới mặt nước.
Tàu lớp Svetlyak có thể vận hành tốt trong môi trường ôn đới và nhiệt đới. Nó có thể triển khai vũ khí khi sóng biển lên đến cấp 5 và di chuyển bình thường khi sóng ở cấp 7.
Hải quân Việt Nam tăng thêm sức mạnh với tàu ngầm lớp Kilo
Trong một diễn biến liên quan khác,cũng để đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, nâng cao sức mạnh cho lực lượng hải quân, Việt Nam đã đặt hàng 6 chiếc tàu ngầm thuộc lớp Kilo tối tân của Nga và chiếc tàu đầu tiên sẽ gia nhập Hải quân Việt Nam trong một tương lai gần.
Truyền thông Nga cho nước này sẽ hạ thủy chiếc tàu ngầm lớp Kilo 636 đầu tiên trong hợp đồng 6 chiếc đã ký với Việt Nam vào ngày 28/8 tới.
Theo nguồn tin từ Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga, chiếc tàu ngầm đầu tiên sẽ được bàn giao cho Việt Nam trước cuối năm 2012, sớm hơn so với dự kiến ban đầu và toàn bộ hợp đồng sẽ hoàn tất năm 2016.
Tàu ngầm lớp Kilo vốn được thiết kế để chống tàu ngầm và tàu mặt nước, rải thùy lôi, quét ngư lôi, làm nhiệm vụ tuần tra và trinh sát, bảo vệ các căn cứ hải quân, những tuyến đường biển...
Tàu được thiết kế hình giọt nước với một cánh lái ở đuôi tàu hình chữ T và một trục chân vịt đơn lớn. Thân tàu gồm 8 khoang kín nước. Các khoang được ngăn cách bởi vách ngăn bên trong lớp vỏ kép có tác dụng điều hoà áp suất, tăng khả năng sống sót cho tàu lên rất nhiều, thậm chí với một khoang và hai két liền kề bị ngập nước, tàu vẫn có khả năng hoạt động bình thường.
Tàu có nhiều biến thể, nhưng biến thế Nga cung cấp cho Việt Nam thuộc dự án Project 636.
Tàu ngầm lớp Kilo Project 636 được lắp đặt các phương tiện hiện đại để giảm tiếng ồn. Hệ thống thông khí và điều hòa được tăng cao hiệu suất, bảo đảm khả năng hoạt động ở các môi trường biển khác nhau và tạo điều kiện sinh hoạt thuận tiện cho thủy thủ. Thiết bị trinh sát thủy âm của Project 636 hoạt động theo nguyên lý định vị âm thanh.
Tàu ngầm hạng Kilo, dùng cả dầu diesel và điện năng. Tàu có lượng giãn nước 3.100 tấn, tốc độ di chuyển 20 hải lý/giờ, khả năng lặn sâu 300m, với thủy thủ đoàn 52 người. Tàu được trang bị các vũ khí như ngư lôi 533 mm, mìn, tổ hợp tên lửa tấn công Kalibr.
Ngoài ra, tàu ngầm lớp Kilo được trang bị hệ thống chỉ huy và tác chiến đa năng rất hiệu quả. Trung tâm của hệ thống là một máy tính tốc độ cao có khả năng xử lý các thông tin và hiển thị trên màn hình, xác định dữ liệu của mục tiêu bơi ngầm dưới nước và mục tiêu mặt nước, tính toán tham số bắn, tự động điều khiển hoả lực, cung cấp thông tin về hoạt động và triển khai vũ khí.
Nguồn: VnMedia
Xem thêm Sức mạnh chiến lược trong lòng biển (TNO)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét