Vibay

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Máy bay Trung Quốc đe dọa tàu Việt Nam đi thăm Trường Sa


Trong vụ tàu Bình Minh 2, máy bay TQ cũng bị cáo giác đã vào vùng trời VN.BBC.

01/5/12- Ba dân biểu và nhiều sĩ quan quân đội cao cấp của Đài Loan hôm 30/4 đã đến quần đảo Trường Sa đang tranh chấp, trong lúc tình hình hiện đang căng thẳng tại Biển Đông, thì một đoàn của Việt Nam lại bi máy bay TQ khiêu khích.

Hai máy bay khu trục Trung Quốc hôm nay 01/05/2012 vừa xâm phạm vùng trời Việt Nam tại khu vực bán đảo Cam Ranh và phía bắc tỉnh Ninh Thuận. Hiện nguồn tin chính thức chưa xác nhận tin này, nhưng được biết là trước đó, khi đoàn đại biểu Đà Nẵng đi thăm Trường Sa trong tháng tư vừa qua, máy bay Trung Quốc đã bay bên trên để đe dọa.

Nhiều phóng viên đang cố liên lạc với Vùng 4 hải quân (đóng tại Cam Ranh) để kiểm chứng thông tin nói trên, nhưng chưa được trả lời. Trong khi đó, theo lời nhà báo Thanh Thảo từ Quảng Ngãi, trong chuyến đi thăm huyện đảo Trường Sa của đoàn đại biểu thành phố Đà Nẵng từ ngày 21/4 đến 28/4 vừa qua, khi đoàn tàu Hải quân chở đoàn ra Trường Sa, máy bay Trung Quốc đã bay bên trên để hù dọa:

"Tôi mới làm việc sáng nay với đoàn đại biểu thành phố Đà Nẵng đi thăm chiến sĩ Trường Sa mới về. Các anh có trách nhiệm trong đoàn nói rằng trong quá trình tàu hải quân chở đoàn đi Trường Sa, nhiều lần máy bay Trung Quốc bay trên đầu, bay qua rồi bay lại, tỏ ý dọa dẫm, cảnh cáo. Tất nhiên là tàu hải quân Việt Nam thì không việc gì phải sợ, mà máy bay Trung Quốc thì cũng chẳng làm gì, nhưng họ cứ bay qua bay lại nhiều lần như thế. Như vậy chuyện máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận Việt Nam là có thật.

Thông tin trên mạng đưa ra vào trưa nay, 01/05, về việc hai máy Trung Quốc xâm phạm không phận Việt Nam ở khu vực Khánh Hoà, Cam Ranh thì còn cần phải được kiểm chứng. Nhưng trước đó, không dưới một lần, Trung Quốc đã xâm phạm không phận và hải phận Việt Nam, ( xâm phạm ) hải phận thì nhiều hơn. Còn bây giờ là tiến tới ( xâm phạm ) không phận. Về thông tin trưa nay thì các báo chí đang liên lạc với vùng 4 hải quân để chờ những thông tin chính thức.

Khi máy bay Trung Quốc xâm phạm thì bao giờ cũng có mục đích, chứ họ không bay khơi khơi cho tốn xăng. Mục đích đó thì ai cũng biết là để cảnh cáo, đe dọa Việt Nam. Thông điệp về sự đe dọa cũng khác nhau tùy theo cách bay, độ cao. Họ cũng muốn thăm dò đối phương xử lý ra sao. Vừa đe dọa, vừa thăm dò cũng là chiến thuật mà Trung Quốc hay dùng. Lãnh đạo Việt Nam cũng phải có cách xử lý một cách phù hợp tùy theo mức độ của thông điệp."



Hòn đảo Itu Aba (Thái Bình theo tên gọi Đài Loan, Ba Bình theo Việt Nam) do Đài Loan đóng giữ trong quần đảo Trường Sa - nơi tranh chấp chủ quyền của nhiều quốc gia (DR)

Dân biểu Đài Loan ra khu vực tranh chấp

Ba dân biểu và nhiều sĩ quan quân đội cao cấp của Đài Loan hôm 30/4 đã đến quần đảo Trường Sa đang tranh chấp, nhằm tái khẳng định yêu sách chủ quyền tại đây, trong lúc tình hình hiện đang căng thẳng tại Biển Đông.

Cả ba dân biểu này đều thuộc Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội Đài Loan, đi trên máy bay vận tải C-130 của không quân, đã đáp xuống đảo Itu Aba (Đài Loan gọi là đảo Thái Bình, Việt Nam gọi là đảo Ba Bình), đảo lớn nhất tại vùng biển tranh chấp này. Đài Loan đã xây dựng một đường băng dài 1.150 mét trên đảo vào giữa năm 2006, bất chấp sự phản đối của các quốc gia khác cũng đang đòi hỏi chủ quyền tại Trường Sa.

Các dân biểu đã phát biểu ngắn gọn với các sĩ quan về những biện pháp phòng chống và đẩy lùi các lực lượng xâm nhập. Sau chuyến đi, dân biểu Lâm Úc Phương nói với các nhà báo là: “Chuyến viếng thăm nhằm mục đích nhắc lại yêu sách chủ quyền của Đài Loan tại quần đảo Trường Sa”.

Hành động này diễn ra vào lúc căng thẳng tại Biển Đông đang tăng cao, với bế tắc trong tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines tại bãi Scarborough. Tình hình bắt đầu căng từ khi các tàu hải quân Trung Quốc cản trở chiến hạm Philippines, không cho bắt giữ các ngư dân trên 8 chiếc tàu đánh cá Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển gần Scarborough.

Đài Loan, Việt Nam, Brunei, Trung Quốc, Malaysia và Philippines đang đòi hỏi chủ quyền trên toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa giàu tiềm năng dầu khí. Tất cả các quốc gia này, trừ Brunei, đều có lực lượng đóng tại quần đảo gồm hơn 100 đảo nhỏ, đá ngầm và đảo san hô này, trong đó tổng diện tích mặt đất chưa đến 5 km2.

Một phần ba lượng hàng hóa trao đổi trên thế giới được vận chuyển bằng đường hàng hải phải đi ngang qua Biển Đông, vùng biển được cho là có trữ lượng dầu khí khổng lồ.


Xâm phạm vùng biển

Đây không phải lần đầu Trung Quốc điều máy bay ra vùng biển của Việt Nam nhưng không được công bố trên các kênh chính thống. Trong vụ tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh 2 tháng 5/2011, các tàu hộ tống của Việt Nam đã ghi lại được hình ảnh tàu Trung Quốc trong khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Máy bay Trung Quốc cũng nhiều lần vào không phận và hải phận của các quốc gia lân cận, có thể để thăm dò, quan sát hay dọa nạt.

Nguồn: RFI, BBC

http://nguoiviet.eu/tin-the-gioi/may-bay-trung-quoc-de-doa-tau-viet-nam-di-tham-truong-sa-.html

RFI 01-5-2012 (60 phút), chờ giây lát sau khi nhấp chuột.





-------------------------------------

2 nhận xét:

  1. thang cho tau khua lai gio tro khieu khich

    Trả lờiXóa
  2. thành mượt07 tháng 5, 2012

    địt con mẹ bọn Khựa. Lần sau điều mấy em SU30mk ra oánh võng cho chúng nó chóng mặt luôn, dám lượn trên không phận của VN nữa không

    Trả lờiXóa