Vibay

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Tình thế tiến thoái lưỡng nan của VN giữa hai gã khổng lồ

02/5/12- Bài của báo nước ngoài, Vui lòng cân nhắc khi xem!

Với phía bắc là Trung Quốc và ngang qua Thái Bình Dương là Hoa Kỳ, hai cường quốc đối diện nhau Thật không ngạc nhiên, Việt Nam chính là một phần của cuộc đối đầu này.


Ảnh minh họa (Nguồn: internet)

Việt Nam giáp Campuchia và Lào về phía tây và Trung Quốc ở phía bắc. Về phía nam, các nước láng giềng gần nhất là Brunei, Malaysia, và Singapore. Phía đông, ngang qua Biển Đông là Phillippine. Chẳng có mấy lý do để cảm thấy bị bỏ rơi, nhưng, khi Hà Nội đấu tranh cho quyền sở hữu quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam thấy mình ngày càng cô độc.

Bất chấp phản đối của Trung Quốc, Ấn Độ và Nga vẫn lội vào Biển Đông; Đối với Việt nam, dĩ nhiên cả Nga và Ấn độ là những đối tác kinh doanh, nhưng không phải là một người bạn đặc biệt gần gũi.

Việt Nam, cùng với với Philipppine, không hề đơn độc trong cuộc thách đố với Trung Quốc, nhưng ngay cả "tiền tuyến" này sản sinh ra mối quan tâm chung - cuộc đối đầu với người Trung Quốc của họ ảnh hưởng tất cả các khiếu nại khác trên quền đảo Trường Sa và toàn bộ khu vực Biển Đông của Trung Quốc, như đã trải ra trong bản đồ chín vạch.

Nếu không phải Ấn Độ, Nga, hay Phillippine thì ai còn có thể là một người bạn của Việt Nam ? Câu trả lời có thể là đáng ngạc nhiên, nếu không muốn nói là giựt mình sửng sốt, đó chính là Hoa Kỳ, kẻ thù cũ trên chiến trường của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng Hoa Kỳ là một người bạn hay chỉ đơn thuần là một đối tác chiến lược khác ? Quan trọng hơn là, liệu Hoa Kỳ có xem Việt Nam như một người bạn hoặc chỉ đơn thuần xem là một đối tác chiến lược khác ?

Các cuộc tập trận hải quân chung thực chẳng có gì mới lạ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Cuộc tập trận như thế cũng có thể được xem như một phần mở rộng trục chuyển của Washington đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương, song song với việc triển khai 2.500 thủy quân lục chiến đến Úc.


Tạo nên những thay đổi với một kẻ thù cũ

Ôm mãi những bất bình trong quá khứ vốn chẳng phải là hành vi lành mạnh. Chiến tranh Việt Nam, một trong những cuộc bạo tàn nhất trong hậu bán thế kỷ 20, đã có một ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý Hoa Kỳ và người dân của họ, nhưng điều ấy thật cũng chẳng hơn kém gì một cảm nhận có tính hiệu ứng ở một đất nước đã tham dự trong cuộc chiến tranh.

Theo sau cuộc chiến tranh lâu dài và đẫm máu, hàng triệu người tị nạn từ miền nam Việt Nam cũ do Mỹ hậu thuẫn (nơi đã thống nhất với miền Bắc để trở thành nước Xã hội Chủ Nghĩa Việt nam ngày nay) chạy trốn khỏi quê hương, đa phần qua đường biển. Và ai có thể quên hình ảnh những thường dân Việt Nam tuyệt vọng chen nhau leo lên một mái nhà gần đại sứ quán Mỹ, tranh dành một chổ trên chiếc máy bay trực thăng cuối cùng rời khỏi Sài Gòn?

Nhiều năm sau cuộc chiến, chính sách đối ngoại Mỹ đã luôn luôn được thực hiện với một Việt Nam "không phải một nước Việt Nam khác" trong tâm tưởng (người ta cũng có thể tranh cãi rằng tâm lý ấy vẫn tiếp tục tồn tại). Và trong hai thập niên sau chiến tranh, quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã không không hề tồn tại. Tuy nhiên, từ năm 1994, hai kẻ thù đã di chuyển về phía trước trong cuộc hòa giải với những quá khứ khác biệt.

Mặc dù Hoa Kỳ và Việt Nam còn xa lắm mới có thể trở thành những người bạn tốt, các mối quan hệ nồng ấm hơn giữa họ vẫn tạo nên một số lo ngại nơi Trung Quốc. Những nỗi lo sợ rằng Hoa Kỳ đang cố gắng kiềm chế Trung Quốc bằng cách liên minh với một kẻ thù cũ, được phóng đại lên bởi cú xoay chuyển vào khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Washington. Vốn là một kẻ thù lịch sử của Trung Quốc (do đó, có lẽ cũng không cần đến nhiều động cơ để phải thực hiện những sửa chữa với phía Hoa Kỳ hầu đối đầu với người láng giềng phương bắc của mình trên Biển Đông) Việt Nam cũng đã chẳng làm được gì nhiều để giảm bớt nỗi lo sợ của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, câu hỏi của các nhà quan sát là, Washington sẽ sẵn lòng đi về phía Việt nam đến mức nào.

Việt Nam vẫn còn là một nhà nước độc đảng dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản. Tối thiểu mà nói, thành tích về nhân quyền của đất nước này là nghèo nàn. Các nhà đấu tranh nhân quyền và các chính khách đã phản đối hoặc đặt câu hỏi về cuộc doanh thương ngày càng tăng của Washington với Hà Nội, trừ khi hoặc cho đến khi đất nước này tiến hành được các cải cách hết sức cần thiết. Các quan hệ nồng ấm hơn đã đặc biệt gây phiền muộn đến người Mỹ gốc Việt, những người từng lo sợ rằng việc mở rộng thương mại của Mỹ với Việt Nam đang được tiến hành trên các thiệt hại về nhân quyền. Tuy nhiên, đối với lòng tin của họ, Hoa Kỳ đã từ chối bán vũ khí cho Việt Nam cho đến khi đất nước này thực hiện được những cải thiện trong các lĩnh vực dân chủ và nhân quyền.

Rất nhiều điều có thể nói được trong việc Hoa Kỳ từ chối bán vũ khí cho Việt Nam. Hoặc chỉ đơn giản là Hoa Kỳ dựa trên thành quả ngoại giao trong quá khứ chứ không có gì khác hơn, hoặc là Hoa Kỳ tin rằng họ có thể gây áp lực để Hà Nội phải thực hiện các cải cách chính trị cần thiết. Trong cả hai trường hợp ấy, chính phủ đương thời ở Việt Nam, như từng tồn tại ngày hôm nay, được xem như một trở ngại cho mối quan hệ lớn rộng hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Để có thể gọi Hoa Kỳ là một người bạn, Việt nam phải thay đổi trước đã.

Đi dây với phía Trung Quốc

Tuy nhiên, không thể xem thường việc tăng cường các mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, và khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong năm 2010 tuyên bố rằng Hoa Kỳ quan tâm đến việc giải quyết các tranh chấp trong Biển Đông, Hà Nội đã reo mừng. Các nhà lãnh đạo Việt nam từng mong muốn các tranh chấp được xử lý thên căn bản đa phương. Trung Quốc, vốn từng khẳng định chủ quyền trên tất cả vùng Biển Đông, các hải đảo trong khu vực, và muốn giải quyết các tranh chấp trên cơ sở song phương với các nước khiếu kiện, đã phản đối bất kỳ loại can thiệp nào từ quốc tế. Hơn nữa, điều này có liên quan đến nỗ lực quốc tế hóa vấn đề của Hà Nội, như thể đe dọa đến lợi ích của Bắc Kinh.

Việt Nam ở một vị trí tế nhị, trong đó đất nước này phải đi dây giữa việc chống lại Trung Quốc và việc bất tuân ra mặt. Mặc dù mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã được cải thiện, nhưng không như Phillipppine, Hà Nội không có một hiệp ước phòng thủ hỗ tương để dựa vào. Sau khi từ chối bán vũ khí cho Việt Nam, chẳng hề có đảm bảo gì rằng Hoa Kỳ sẽ vội vàng chạy đến bảo vệ Việt Nam nếu xảy ra một cuộc chiến tranh, đặc biệt là một cuộc chiến tranh chống lại Trung Quốc.

Chống lại Trung Quốc là một việc. Nhưng để di chuyển công khai chống lại Trung Quốc là một việc khác. Dù Hà Nội từng duy trì một tình trạng cân bằng giữa Bắc Kinh và Washington, nhưng tất cả các dấu hiệu đều cho thấy Hà Nội di chuyển gần hơn về phía phương Tây, không phải vì họ có những tư tưởng tương tự, nhưng vì Việt Nam không thể đứng tự đứng một mình trong cuộc đối mặt chống lại Trung Quốc.

Hơn thế, và có lẽ quan trọng hơn, Việt Nam không thể đủ khả năng để đóng cửa chặt cầu với phía Trung Quốc. Người láng giềng ấy sẽ mãi mãi là người láng giềng, và chẳng phải vì ích lợi gì mà Việt Nam có Trung Quốc như một kẻ thù triệt để, mà chỉ vì mối đe dọa của chiến tranh sẽ là thảm họa cho tất cả các bên có liên quan. Một nền ngoại giao chừng mực và vững vàng là điều cần thiết để Việt Nam có thể tiến lên phía trước với việc tăng cường mối quan hệ với Hoa Kỳ trong khi vẫn duy trì một không khí chống đối lịch thiệp với phía Trung Quốc.

Thay đổi cho một nước Việt Nam mới

Hiện tại, trong phương cách chỉ đạo cụ thể, chính phủ Việt Nam hiện có vẻ không hành động gì nhiều. Trong khi cố gắng để cân bằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, đảng Cộng Sản đã lại hành động đa phần từ mong muốn duy trì quyền lực hơn là cho lợi ích của công dân mình.

Như đã nói, trở ngại lớn nhất để cải thiện mối quan hệ Mỹ-Việt chính là Đảng Cộng sản, vốn đã bị chỉ trích không sai chút nào về thái độ cư xử của họ với các nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền. Nếu không thực hiện được các cải cách cần thiết, Mỹ sẽ tiếp tục trì hoãn việc bán vũ khí mà Hà Nội từng mong muốn. Điều này mô tả một tình thế tiến thoái lưỡng nan cho chính quyền cộng sản, vốn đã thành công trong việc mời gọi Mỹ vào cuộc tranh chấp ở Biển Đông nhưng lại thất bại không đạt được các công nghệ về vũ khí.

Tuy nhiên, nếu ta giả định rằng Việt Nam thực sự thay đổi (bao gồm cả những cải cách chính trị cần thiết), thì sau đó đất nước này có còn mắc kẹt giữa hai chàng khổng lồ ? Thành công trong việc mua được vũ khí của Hoa Kỳ sẽ chỉ cung cấp thêm nhiên liệu cho mối hoang tưởng của Bắc Kinh rằng Việt Nam là một nhà đại lý cho chính sách đối ngoại của Mỹ. Việt Nam hiện có được một vị trí mà không ai có thể sánh bằng của việc muốn phát triển mối quan hệ gần gũi hơn với phương Tây trong khi vẫn duy trì được một mối quan hệ hữu ích với Trung Quốc.

Để làm được như vậy, phải là một nước Việt Nam mới với chính sách trong và ngoài nước độc lập, tự do, dân chủ, hòa bình và trung lập. Lý tưởng nhất, Việt Nam không nên được xem như là một tác nhân của một nước này chống lại một nước khác, mà đúng hơn, một chính phủ dân chủ của Việt Nam tốt nhất nên phản ánh được những hy vọng và nguyện vọng của người dân mình.

Tình thế trung lập của Việt Nam không có nghĩa là đất nước này sẽ không bao giờ tham dự vào bất kỳ xung đột nước ngoài nào. Thay vào đó, Việt Nam phải được tự do quyết định một cách tiếp cận tốt đẹp nhất đến bất kỳ tình huống nào để đáp ứng được nhu cầu của công dân mình. Đất nước này không thể bị ép buộc phải tham gia trong một tình huống mà mình không muốn tham dự, tuy nhiên, đây là một vấn đề của chính phủ hơn là một chính sách đối ngoại. Chính phủ lèo lái một con thuyền quốc gia phải hành động với sự toàn vẹn và hết sức trách nhiệm.

Cuối cùng, cải cách là điều cần thiết nếu Việt Nam muốn gọi Hoa Kỳ một người bạn. Có nhiều việc phải làm, và chỉ khi Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện những thay đổi ngay lập tức, đất nước này mới có thể tìm được một đối tác khác, và để từ đó có nhiều đối tác khác nữa. Điều mà Việt Nam thiếu và rất cần là một người canh giữ phía lưng đằng sau của mình.

(Tác giả Vũ Đức Khanh là một luật sư Canada gốc Việt, chuyên chú về các lĩnh vực khác nhau của pháp luật. Ông nghiên cứu về Quan hệ Quốc tế và Luật quốc tế.)

Nguồn: Vũ Đức Khanh/ Asia Sentinel/ Xcafe

http://www.koreatimes.co.kr/www/news/opinon/2012/05/137_110050.html

http://nguoiviet.eu/cung-suy-ngam/tinh-the-tien-thoai-luong-nan-cua-viet-nam-giua-hai-ga-khong-lo.html


LTS: Xin nhắc lại là Hoa Kỳ cũng vi phạm nhân quyền chứ chẳng tốt đẹp gì hơn Việt Nam. Tôi đã từng xem các video clip quay cảnh cảnh sát Hoa Kỳ xịt bột ớt rất dã man lên đám đông biểu tình trong phong trào Chiếm phố Wall hồi năm 2011. Và những thứ khác như xây nhà tù khắp nơi,....

7 nhận xét:

  1. (Đảng Cộng Sản đã lại hành động đa phần từ mong muốn duy trì quyền lực hơn là cho lợi ích của công dân mình)

    Đây là một nhận xét khách quan rất chính xác được nhiều người đồng ý.

    Bị bọn Trung quốc đánh đập trên biển mình không đau đớn bằng bị công an "nhân dân" chĩa súng vào nhân dân ngay trên đất nước của mình. Công an nhân dân đạp vào mặt người dân chỉ vì xuống đường chống bọn bành trướng Trung quốc.

    Hành động đó đã đánh đi lòng tin. Càng ngày càng lộ rõ chân tướng của một bè lũ tai sai của Bắc kinh.

    Trả lờiXóa
  2. CM như cái shit ấy. Rân chủ à. Thối lắm.

    Trả lờiXóa
  3. Nhân dân Việt Nam đã mất Hoàng Sa về tay Trung Quốc vì sự khác biệt ý thức hệ khác biệt giữa hai miền, ngày nay bộ muốn mất luôn cả Trường Sa cũng vì vấn đề ý thức hệ này?

    Dân Việt Nam rất thông minh, không cần một bài học mà phải học đến hai lần, chỉ có những kẻ vì lợi ích cá nhân mà quên đi lợi ích quốc gia dân tộc.

    Một quốc gia ổn định và phát triển kinh tế là nguyện vọng của mọi người dân đất Việt.

    Trả lờiXóa
  4. nhà nước ta phải làm như vậy để tránh căng thẳng tăng cao... chúng ta nằm sát ngay biên giới china... ma china là 1 nước lớn... không gì bằng ngoại giao. chiến tranh là hạ sách. nó sẽ chỉ làm nhân dân khổ thêm. đất nước không thể mất... nhưng cũng phải thật sự khôn ngoan tỉnh táo. cái thằng ôn nhận xét đầu tiên... m lên xem lại đi. xem ai là bè lũ tay sai china. cai dkm thằng phản động , kích bác.. châm ngòi chiến tranh.m ngu lắm

    Trả lờiXóa
  5. Hiện có 2 video clip trên YouTube đang có rất nhiều comment về vấn đề này. Bạn nào có tài khoản Google, hãy ghé qua tham gia comment, hiện đang rất xôi nổi:

    Clip 1:
    http://www.youtube.com/watch?v=zbZTLbfhO68

    Clip 2:
    http://www.youtube.com/watch?v=PSmapmY44Qs

    Trả lờiXóa
  6. Bài viết vớ vẩn quá, không thể hiện ý chí người Việt Nam, dẫu biết chiến tranh là đau khổ mất mát nhưng vũ khí mạnh nhất là người việt đã quen với chiến tranh hàng ngàn năm nay. Chúng Tôi yêu đất nước Việt Nam,chúng tôi cũng chẳng yêu hay ghét đảng cộng sản vì Đảng cộng sản cũng chính là người dân nước tôi. Vũ khí mạnh nhất của người Việt Nam là lòng yêu nước khó có loại vũ khí nào mạnh hơn vũ khí yêu nước của Việt Nam. Đừng lo cho chúng tôi, hãy lo cho các bạn đi, bây giờ đang viết mà máu trang huyết quản công dân như tôi cũng đang sôi lên bất cứ là ai, mạnh thế nào xâm phạm bờ cõi sẽ được trả bằng mạng sống của người Việt, đến người cuối cùng, Dân tộc Việt Nam luôn đứng bằng đôi chân, lòng yêu nước và sự quả cảm:

    Trả lờiXóa
  7. Gởi lại người viết bài ngày 5 tháng 5 lúc 3:43.

    Ai châm ngòi chiến tranh? Cho mình là khôn khi vô cảm thấy dân mình bị ức hiếp và những bất công đang xẩy ra. Xuống đường bày tỏ bức xúc thì bị chụp mũ là phản động.

    Những từ mạ lỵ chụp mũ trong ý kiến phản hồi ngày 5 tháng 5 cho biết tác giả là phường vô văn hóa.

    Trả lờiXóa