Cách đây vài hôm trên nhiều trang quân sự của Trung Quốc có đăng khá nhiều bức ảnh và video nói về 1 loại thủy phi cơ quái dị của Hải quân Trung Quốc
Không ai biết loại thủy phi cơ mới này tên là gì. Nó vẫn đang là bí mật chưa thể tiết lộ của Hải quân Trung Quốc
Sau nhiều năm nghiên cứu, đến đầu năm 1970, Tập đoàn chế tạo máy bay Cáp Nhĩ Tân (HAMC) và Viện Chế tạo thủy phi cơ Trung Quốc đã chính thức cho ra mắt hình dạng đầu tiên về chiếc thủy phi cơ với 4 động cơ cánh quạt. Năm 1971, các nhà khoa học Trung Quốc bắt đầu tiến hành các thử nghiệm, tuy nhiên "Cách mạng văn hóa" làm ngưng trệ dự án này.
Đến tháng 8/1974, công việc nghiên cứu, chế tạo được khởi động lại. Ngày 3/4/1976, chuyến bay thử đầu tiên được thực hiện và thu về những kết quả khả thi, tạo động lực quan trọng cho chương trình. Mặc dù được chính phủ Trung Quốc đặc biệt quan tâm, dự án chế tạo này chỉ cho ra đời một loạt 6 chiếc SH-5 trong hai năm 1984 và 1985. Sau đó, 4 chiếc được chuyển giao cho lực lượng không quân hải quân thuộc Hạm đội Bắc Hải vào năm 1986. Căn cứ chính của chúng xây dựng gần Thanh Đảo (tỉnh Sơn Đông).
Trung Quốc đang mơ ước có 1 chiếc thủy phi cơ khổng lồ để có thể mang theo các máy bay chiến đấu và phần nóc thủy phi cơ sẽ là một sân bay di động luôn.
Các loại thủy phi cơ của Trung Quốc được giới chuyên gia quân sự đánh giá là một phương tiện yểm trợ hữu hiệu cho tác chiến hải quân và chiến lược biển mới của Trung Quốc trong thế kỷ 21.
Các lọa thủy phi cơ của Trung Quốc được trang bị một số loại vũ khí hiện đại như: bom điều khiển bằng laser, tên lửa không đối không PL-5, tên lửa chống hạm chiến thuật tầm trung YJ-82 (phiên bản được trang bị trên máy bay JH-7 của hải quân), radar kiểm soát bắn JL-10A, hệ thống tác chiến điện tử, ngư lôi chống tàu ngầm, thiết bị đo độ sâu và thủy lôi. Dù vậy hải quân Trung Quốc khá kín đáo về vũ khí và khả năng tác chiến của loại thủy phi cơ này.
Cách đây ít lâu, Trung Quốc đã cho biết đã sản xuất được loại thủy phi cơ to bằng một chiếc Airbus A320, được sử dụng cho các mục đích cứu hộ, chữa cháy rừng và tuần tra trên biển, ông Hu Haiyin, phó giám đốc công ty chế tạo thủy phi cơ AVIC General Aircraft cho biết. Tuy nhiên, theo lời của một cựu tùy viên quân sự Australia tại Trung Quốc, giới quan sát dự đoán rằng máy bay này cũng sẽ được dùng để giám sát trên khu vực Biển Đông.
http://phunutoday.vn/anh-nong/201204/anh-hiem-quai-vat-Hai-quan-Trung-Quoc-dung-o-Bien-dong-2144854/?cp=09040630&page=8#album-photo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét