Báo The Economic Times của Ấn Độ hôm 14/11/11 viết: Đối mặt với một Trung Quốc khuyến khích sự tin tưởng nhưng trang bị vũ khí ngày một gia tăng, Việt Nam tìm cách để làm rạng danh hải quân với hỏa lực tăng cường và niềm tự hào mới từ trong quá khứ hàng hải của họ.
Cuộc rượt đuổi và đâm thẳng vào Tàu Hải Giám Trung Quốc đã được phía Hải Quân Việt Nam quay phim dài 3 phút 43 giây và chuyển lên Internet dưới tiêu đề là “Đuổi Chó”. Các clip khác sau đó dài hơn do ghép lại từ 2 clip phần 1 và phần 2 (do người post lên đặt tên là Đuổi chó 2)
Video Clip cho thấy khoảng cách giữa tàu Hải Giám của TQ chạy trước và tàu chiến Hải Quân Việt Nam đang chạy phía sau cách nhau lối 500 mét. Nhưng tàu Hải Quân VN đã vượt nhanh hơn để cặp hông và đâm vào phía hông sát đầu của Tàu Hải Giám Trung Quốc ở phút thứ 1:47 của Video Clip. Cú va chạm cực mạnh khiến người xem clip lần đầu thót tim khi nhìn thấy màn hình chao đảo do người quay phim (thu hình) , có lẽ, đã té nhào. Thật dũng mãnh !
Ấy là tàu của Cảnh sát biển Việt Nam. Nếu là tàu Hải quân chính cống thì tốc độ và sự linh hoạt còn hơn như thế.
Có vẻ Việt Nam chú trọng phát triển các tàu chiến, tàu phóng tên lửa vừa và nhỏ có tốc độ cực nhanh, tác chiến linh hoạt và hiệu quả với động cơ hiệu suất cao. Có cái gì đó giống như là "Bầy sói sẵn sàng bao vây" một khi khai chiến. Những thông số kỹ thuật của các loại vũ khí mà bạn thấy trên internet là không chắc chắn với một quân đội chuyên nâng cấp vũ khí như Quân đội ND Việt Nam.
The Economic Times viết tiếp: "Một tuyến đường biển cho đến nay vẫn ít được biết đến được sử dụng bởi Cộng sản miền Bắc trong cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ hậu thuẫn miền Nam Việt Nam đã cung cấp cho công tác tuyên truyền để cho thấy rằng khi nói đến khả năng chiến đấu của Việt Nam, lớn hơn không có nghĩa là tốt hơn."
Tôi tự hỏi các chiến hạm khổng lồ của Trung Quốc xoay xở thế nào khi đối mặt với các tàu chiến và sói hạm rất linh hoạt của Việt Nam. Chúng ta biết rằng, không giống như tác chiến trên bộ, đánh chìm một chiến hạm lớn trên biển sẽ khiến đối phương thiệt hại rất nặng nề về tài sản và nhân mạng. Đó là chưa kể tới hệ thống phòng thủ bờ biển thuộc loại tiên tiến nhất thế giới và chiến đấu cơ SU-30 có tầm bay 8.000 km được thiết kế để chiến đấu diện rộng trên biển của Việt Nam.
Tấn công tên lửa
Mặc dù Việt Nam đang xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa vơi nhiều loại hiện đại bao gồm Shaddock (hành trình tầm xa), Bastion-P (chiến thuật bầy sói),... và sắp tới có thể là siêu tên lửa Brahmos mua từ Ấn Độ.
Nhưng nếu đối phương tấn công tên lửa dồn dập thì sao ? Chúng ta chống đở thế nào ? Dưới đây là lời khuyên của Viet-studies:
Ngày nay, hoạt động tác chiến để giữ biển đảo của Viêt Nam hiện nay xảy ra trong một không gian rộng và sâu bao gồm trên không, trên biển, trong lòng biển và dưới đáy biển. Tương ứng với nó là các lực lượng không quân hải quân; tàu mặt nước; tàu ngầm; thủy lôi, mìn và lực lượng phòng thủ bờ biển.
Hải chiến ngày xưa thì các lực lượng này của hai bên thường tìm cách tiếp cận nhau, gặp nhau là bắn nhau như vãi đạn. Hải chiến hiện đại ngày nay thì khác, các lực lượng này hiếm khi đối mặt nhau mà chỉ tiêu diệt nhau khi khoảng cách còn rất xa. Vì thế kẻ nào nhìn xa hơn, vũ khí có tầm bắn xa hơn, độ chính xác cao hơn là kẻ đó thường chiếm ưu thế (nói là thường vì trong trận hải chiến tháng 10/1973 giữa hải quân Israel với Ai cập và sau đó là Syria thì tàu tên lửa của hải quân Ai Cập và Syria tầm bắn lớn hơn tàu tên lửa của Israel gấp 2,5 lần. Nhưng do chiến thuật và gây nhiễu tốt nên khi tàu tên lửa của Ai Cập và Syria tấn công ngoài tầm hỏa lực của tàu tên lửa Israel mà không trúng mục tiêu thì lập tức tàu tên lửa Israel vận động tiếp cận đến đúng tầm hỏa lực của mình phóng tên lửa diệt gọn) Tuy nhiên có một điều cần hiểu là khoảng cách còn rất xa đó là xa bao nhiêu? Đây là vấn đề tuyệt mật quân sự. Bạn có thể biết tàu này, máy bay kia trang bị vũ khí này nọ nhưng bạn không thể biết tầm bắn có hiệu quả của nó là bao nhiêu km ngoài người làm chủ phương tiện đó ra. Vì thế hải chiến, không chiến hiện đại vẫn phải có các hành động đợi cơ, phục kích, hoặc vận động tiếp cận mục tiêu làm sao có lợi nhất để phát huy hỏa lực của mình. Như vậy không có nghĩa những tàu chiến hiện đại nhất được trang bị hỏa lực phòng, chống đầy mình là miễn bị tiêu diệt, tấn công.
Từ kinh nghiệm chiến tranh với Mỹ, như trong trận hải chiến ngày 19/4/1972 Lực lượng Hạm đội 7 Mỹ mạnh như vậy, bầu trời, vùng biển Việt Nam bị khống chế, phong tỏa như thế mà hải quân và không quân Viêt Nam vẫn hợp đồng tập kích làm cho 4 tàu chiến hiện đại bậc nhất lúc bấy giờ bị bất ngờ, rối loạn, lúng túng đối phó và bị dính đòn đau. Vì thế, để chống lại một lực lượng hải quân mạnh, hiện đại tầm cỡ như Trung Quốc, Mỹ thì nguyên tắc sống còn trong tấn công đối phương là cơ động nhanh, bí mật, tập kích bất ngờ với các đòn dồn dập, nhiều hướng, nhiều chiều, nhiều phương tiện hỏa lực vào một mục tiêu làm cho đối phương lùng túng, rối loạn dễ bị tiêu diệt hoặc bị thiệt hại nặng nề. Tình thế hôm nay Việt Nam càng thuận lợi, dễ dàng hơn rất nhiều lần so với thời đánh Mỹ, do đó nguyên tắc sống còn trong tấn công trên biển này càng phát huy uy lực. Các tàu, xuồng phóng lôi, tên lửa loại nhỏ tốc độ cao Việt Nam đang đóng hàng loạt có thể đợi cơ phục kích ở bất cứ nơi đâu trên cửa sông, luồng lệch và gần 3000 hòn đảo lớn nhỏ của bờ biển Việt Nam được sự hỗ trợ của không quân, lực lượng trên đất liền tùy theo tình hình tác chiến sẽ là một mối nguy hiểm cực lớn, tiềm tàng rất khó đối phó. Bất kỳ lực lượng tuần dương hạm, khu trục hạm nào dù hiện đại đến đâu mà “mon men” vào vùng biển và hải đảo của Việt Nam thì ngoài việc phải tập trung đối phó tương xứng với các máy bay, tàu chiến hiện đại của Việt Nam còn bị nguy cơ tiêu diệt rất cao bởi những con tàu “đặc nhiệm” này. Sự phối hợp bộ 3 giữa tàu tên lửa, phóng lôi loại nhỏ tốc độ cao và tàu ngầm với không quân phục kích hay tập kích có vẻ như trở thành loại hình tác chiến cơ bản, sở trường của Hải quân nhân dân Việt Nam.
Hải chiến hiện đại với vũ khí công nghệ cao thì ngư lôi, tên lửa là hỏa lực chủ yếu mà bên này dùng để tiêu diệt bên kia và ngược lại, trong đó tên lửa là hỏa lực chính. Đến đây một bài toán hóc búa đặt ra là làm thế nào để cho tên lửa, ngư lôi của ta phóng ra là trúng đích và làm gì để vô hiệu hóa hoặc ít ra là hạn chế tên lửa, mgư lôi của đối phương?
Việt Nam nghèo không có cơ sở vật chất kỹ thuật để bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa như Mỹ, điều đó không có nghĩa là chỉ biết trương mắt nhìn tên lửa bay vào lãnh thổ mà chịu. Để đánh chặn các đòn tấn công bằng tên lửa hành trình, đạn đạo, máy bay tàng hình tầm thấp của đối phương, Việt Nam phải xây dựng, bố trí các tổ hợp phòng không nhiều tầng nhiều lớp nghĩa là các vùng lưới lửa như thời chống Mỹ với các cỡ nòng từ 12ly7 trở lên ở những hướng mà tên lửa, máy bay có thể xuất hiện. Các vị trí quan sát bằng kỹ thuật ở bờ biển, hải đảo sẽ thông báo cho tổ hợp phòng không biết tên lửa bay theo hướng nào, độ cao bao nhiêu, thời gian bao lâu để đồng loạt khai hỏa. Máy bay tuy tốc độ thấp nhưng đường bay không cố định; tên lửa có tốc độ cao thì đường bay lại cố định. Thuận lợi và khó khăn khi đánh chặn 2 loại này như nhau nhưng cũng lưới lửa này Việt Nam đã từng tiêu diệt máy bay F111 cánh cụp cánh xòe tốc độ siêu thanh thì ngày nay mọi điều đều có thể. Ngoài ra Việt Nam cũng phải học cách rải nhiễu, gây nhiễu của B52 Mỹ trong chiến dịch Linebacker; tạo ra các khu vực nhiễu loạn điện từ để tên lửa bay qua vùng đó thì mất điều khiển tự nổ hoặc ít nhất cũng phải hạn chế tối đa độ chính xác của tên lửa đến mục tiêu…
Như vậy, căn cứ vào nội lực và động thái chuẩn bị của Việt Nam thì bất kỳ một quốc gia nào trừ Mỹ mở một cuộc chiến tranh trên biển với Việt Nam, chẳng hạn Trung Quốc đang coi Trường Sa của Việt Nam và 80% diện tích biển Đông là lợi ích cốt lõi thì điều đó (gây chiến tranh) có thể xảy ra thì nên bây giờ hoặc không bao giờ. Nhưng với nhãn quan của mình tôi cho rằng điều đó đã qua và ngay bây giờ cũng là quá khó. Không những Việt Nam đã mạnh lên rất nhiều mà tình hình khu vực đã thay đổi chóng mặt không có lợi cho Trung Quốc tý nào. Trung Quốc đã như hay bị coi như Liên Xô trước kia? Liệu một cuộc chiến tranh lạnh có xảy ra nữa không? Phản ứng của Trung Quốc nói lên điều gì? Chúng ta chờ xem.
(Lê Ngọc Thống)
Mời xem thêm cái này: Chao ôi, đền Bạch Mã nay vẫn thờ Mã Viện...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét