(Vibay-16/11/11) Khi người Miến thức dậy với tin tức họ sẽ trở thành trung tâm của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2014, Tướng Min Aung Hlaing đến Việt Nam hôm thứ Hai trong chuyến đi đầu tiên trong vai trò là Bộ trưởng quốc phòng mà không phải lựa chọn đến thăm Trung Quốc trước tiên giống như người tiền nhiệm của ông đã làm.
Và các nhà quan sát tin rằng chức chủ tịch của Miến Điện (1) tại ASEAN có thể báo hiệu một sự khởi đầu cho một giai đoạn lạnh lẻo trong quan hệ với Bắc Kinh qua việc đình chỉ dự án đập Myitsone do TQ tài trợ.
Mặc dù không có thông báo chi tiết về chuyến đi từ Naypyidaw, các nhà quan sát quân sự đã nói rằng chuyến thăm được dự định để xây dựng mối quan hệ quân sự song phương giữa hai nước theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam tướng Phùng Quang Thanh.
Cựu tư lệnh Quân đội Miến Điện Tin Oo, một trong những nhà lãnh đạo của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD), nói rằng không có nhiều tín hiệu cho thấy sẽ xuất hiện một tập đoàn quân sự Miến Điện - Việt Nam. Ông nói thêm rằng hai quốc gia chỉ tiến hành nghiên cứu với nhau và Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang Miến Điện thực hiện một trường hợp nghiên cứu về sự chia cắt giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam trong chiến tranh.
Tin Oo nói: "Có một khó khăn nhỏ với Trung Quốc kể từ khi tổng thống tuyên bố đình chỉ xây dựng đập Myitsone. Mặc dù nó chỉ là một phái đoàn quân sự, họ muốn đạt được một số tôn trọng chính trị từ Trung Quốc bằng cách thể hiện hợp tác quân sự với Việt Nam. "
Tổng thống mới của Miến Điện Thein Sein đã đình chỉ dự án Đập Myitsone do Trung Quốc tài trợ ngày 30 tháng 9 khi đối mặt với các cuộc biểu tình dữ dội từ người dân địa phương và các nhóm môi trường.
Tin Oo cũng phỏng đoán rằng "Hoa Kỳ đang cố gắng tham can thiệp vào chính phủ Miến Điện và các nhóm đối lập như NLD của chúng tôi. Do đó, đoàn cũng có thể yêu cầu đề xuất về việc làm thế nào để đối phó với Hoa Kỳ."
Aung Lynn Htut, một cựu quan chức có tiếng ở Miến Điện đào thoát vào năm 2005 trong khi phục vụ như là phó trưởng đại sứ quán Miến Điện ở Washington DC, nói rằng mặc dù Miến Điện và Việt Nam không phải là đồng minh quân sự, nhưng có một mối quan hệ lịch sử giữa các lực lượng vũ trang liên quan đến chiến lược quốc phòng trong chiến tranh Việt-Mỹ.
Aung Lynn Htut cho biết, "nó là một chuyến thăm quan trọng bởi vì trong quá khứ, chuyến đi được thực hiện bởi Bộ trưởng. Có vẻ như rằng quân đội Miến Điện muốn có một liên minh quân sự trong khu vực Đông Nam Á để có một sự thay thế đối với Trung Quốc là động lực chính của Miến Điện."
Aung Kyaw Zaw, một quan sát viên quân sự Miến Điện, nói rằng mục tiêu của chuyến đi có nhiều khả năng ảnh hưởng đến mối quan hệ với Trung Quốc của Miến Điện.
"Trung Quốc có thể lo lắng khi họ thấy tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang Miến Điện đến Việt Nam trong tình hình đang có căng thẳng với [Bắc Kinh] trong tranh chấp hàng hải liên quan đến thăm dò dầu khí trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Miến Điện cũng muốn thể hiện cho Trung Quốc thấy rằng họ có thể đối phó với bất kỳ quốc gia nào", ông Aung Kyaw Zaw nói thêm: "Họ (2) cũng có thể yêu cầu mua một số căn cứ quân sự của Việt Nam trong tương lai."
Theo Irrawaddy.org
-----------------------------------------------------------
1: Tên gọi trước đây của Myanmar.
2: Ông không nói rõ là ai nhưng có thể là Trung Quốc.
Xem thêm Mỹ thách thức Trung Quốc ở Thái Bình Dương (TTO).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét