Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Lưu Chấn Dân nói vấn đề Biển Ðông không có liên quan gì đến Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á
Các ấn bản (báo in) tiếng Hoa của Global Times báo cáo về ý kiến của Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario "ASEAN phải đóng một vai trò quyết định" trong việc giải quyết tranh chấp biển.
Nhưng trong một bản tin kế bên, Global Times giật tít: "Manila nhằm mục đích lấy tài nguyên của Trung Quốc".
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân lặp đi lặp lại rằng Bắc Kinh từ lâu đã tìm kiếm một giải pháp ứng xử cho biển Đông "để giúp giải quyết tranh chấp lãnh thổ", China Daily cho biết.
Báo in bao gồm cả phiên bản ở nước ngoài của Nhân Dân Nhật Báo Trung Quốc cũng đăng một báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phát hành vào ngày Thứ ba, điều này gợi ý rằng Trung Quốc có một hệ thống tài chính lành mạnh.
Tuy nhiên, People's Bank of China - ngân hàng trung ương của Trung Quốc - vẫn không hài lòng với một số khía cạnh trong việc đánh giá của IMF.
Tại Hồng Kông, các báo in của South China Morning Post và Ming Pao Daily News đã báo cáo về ý kiến của Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe khi ông cám ơn chính quyền địa phương bảo vệ con gái của ông khỏi "quấy rối" của các nhà báo.
Reuters đưa tin, "Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền rộng lớn nhất lịch sử trong vùng giàu dầu khí ở Biển Đông, bao gồm cả đảo san hô không có người ở gần bờ biển phía bắc xích đạo của Borneo, Indonesia.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, tham dự hội nghị thượng đỉnh Bali, dự kiến sẽ lắng nghe nhu cầu của một số nước láng giềng của Trung Quốc để thảo luận về các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, VOA.
Phi Luật Tân đã lặp đi lặp lại lời kêu gọi cho một cuộc họp để thảo luận về việc tạo ra một "khu vực hòa bình" trong khu vực "bằng cách định rõ các khu vực tranh chấp và không có tranh chấp."
Tổng thống Mỹ Barack Obama nói chuyến đi Châu Á là nhằm thảo luận về các vấn đề tranh chấp giữa ASEAN với Trung Quốc và khẳng định sẽ duy trì sức mạnh của Mỹ ở Châu Á Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, Bắc Kinh - "muốn chống lại bất kỳ nỗ lực nào của Mỹ muốn có được cách giải quyết sâu xa hơn liên quan đến vấn đề này," theo tờ WSJ - muốn giải quyết với từng nước một.
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Chấn Dân cho biết rằng vấn đề Biển Đông không có gì để làm với Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á sau một cuộc họp của các nhà lãnh đạo Đông Nam Á trong khuôn khổ các cuộc họp hàng năm của ASEAN, VOA. Thay vào đó, Ông nói, nó chỉ là một diễn đàn để thảo luận các vấn đề phát triển kinh tế và thương mại.
Ông cũng cảnh báo rằng những can thiệp của nước ngoài, chẳng hạn như Hoa Kỳ, trong cuộc tranh chấp lãnh thổ sẽ chỉ làm phức tạp vấn đề và phá hoại hòa bình, ổn định và phát triển khu vực."
Theo BBC, Global Post, The Wall Street Journal.
Global Post đăng video của AFP nói về niềm tự hào của Hải quân Việt Nam trên Youtube.
Mỹ sẽ gởi quân sang Úc phòng ngừa Trung Quốc
RFI / Tú Anh
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ nhân chuyến công du nước Úc vào tuần tới thông báo gởi Thủy Quân Lục Chiến sang đóng tại Darwin. Sự kiện Hoa Kỳ đưa các đơn vị tác chiến sang Úc là một bước thay đổi lớn về mặt địa lý chiến lược. Theo báo chí Úc, đây là dấu hiệu cho thấy có mối quan ngại càng ngày càng lớn trước sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Theo nhật báo Sydney Morning Herald, ngày 16/11/2011 Tổng thống Mỹ sẽ đến thủ đô Canberra và sau đó lên thành phố Darwin ở vùng cực bắc nơi mà ông sẽ thông báo thành lập một căn cứ quân sự cho Thủy Quân Lục Chiến Mỹ. Từ trước đến nay Hoa Kỳ chỉ có một số hoạt động giới hạn tại Úc kể cả tại trung tâm vệ tinh tình báo gần Alice Spring. Sự kiện Hoa Kỳ đưa các đơn vị tác chiến sang Úc là một bước thay đổi lớn về mặt địa lý chiến lược.
Giới lãnh đạo chính trị Úc tuy từ chối bình luận về thông tin này nhưng cũng không phủ nhận. Ngoại trưởng Kevin Rudd giải thích là hãy để cho lãnh đạo cao cấp nhất của hai nước chính thức loan báo kế hoạch « hợp tác quốc phòng giữa hai đồng minh ». Ông nhấn mạnh là « an ninh quốc gia » của Úc gắn liền với « liên minh quốc phòng vững chắc với Hoa Kỳ ». Được AFP đặt câu hỏi, phát ngôn viên bộ Quốc phòng Mỹ George Little cũng tuyên bố một cách khéo léo : "Úc là bạn và đồng minh của Mỹ, do vậy hai bên sẽ tiếp tục hợp tác và tăng cường quan hệ quân sự ». Một nhật báo khác của Úc, The Autralian cho biết thêm là ngoài Darwin, nhiều địa điểm khác đang được Hoa Kỳ và Úc nghiên cứu trong đó có Perth ở phía tây.
Nếu Darwin được chọn thì lực lượng Hoa Kỳ sẽ đồn trú trong căn cứ Robertson Barracks. Nơi đây cũng là hậu cứ của khoảng 4500 quân Úc. Kế hoạch này sẽ thắt chặt quan hệ đồng minh quân sự từ 60 năm qua và củng cố sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Châu Á. Trong diễn văn đọc tại cuộc hội thảo quốc phòng vào ngày hôm nay 11/11/2011, bộ trưởng Quốc phòng Úc Stephen Smith nhận định là trong tương lai sẽ có « thêm nhiều cuộc thăm viếng của chiến hạm, của máy bay quân sự cũng như sẽ có nhiều cuộc tập trận chung tại bắc Úc và tích trữ trang bị quân sự ». Hiện nay, trong vùng Thái Bình Dương, Hoa Kỳ đã có hai căn cứ lớn tại Okinawa và Guam. Tại sao quân đội Mỹ lại cần thêm căn cứ tại Úc?
Báo chí Úc và các nhà phân tích cho rằng « đối tượng » của dự án này là mối đe dọa của Trung Quốc. Bắc Kinh mỗi năm mỗi tăng ngân sách quốc phòng và gấp rút tăng cường vũ khí. Vụ thử nghiệm hàng không mẫu hạm đầu tiên hồi tháng 8/2011là một hình thức để Trung Quốc bày tỏ tham vọng trên biển đã gây phản ứng lo ngại từ các nước trong vùng cho đến tận Hoa Kỳ . Theo chuyên gia Georffrey Garrett, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Mỹ tại đại học Sydney thì “Trung quốc là một đối tượng quan trọng của Hoa Kỳ và Úc”.
Chiến lược đối phó của Washington dựa trên hai cột trụ:
- Thứ nhất là củng cố quan hệ với đồng minh và với các nước bạn trong vùng để đề phòng sức mạnh quân sự của Trung Quốc biến chất.
Cột trụ thứ hai là « xây dựng một cấu trúc kinh tế khu vực dựa trên cơ sở kinh tế thị trường của Mỹ và Úc để về lâu về dài Trung Quốc có thể gia nhập. Tuy rằng Bắc Kinh vẫn còn do dự vì không muốn phải cải cách nội bộ ».
Đằng sau chuyến công du châu Á của Tổng thống Obama
Đây được coi là dịp thích hợp để tổng thống Mỹ công bố chiến lược xuyên Thái Bình Dương của Mỹ với Australia, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có chuyến công du 9 ngày tới Hawaii, Australia và Indonesia. Chuyến đi lần này của ông Obama được kỳ vọng sẽ củng cố quan hệ kinh tế, chính trị và an ninh của Mỹ với các nước khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, nhằm tăng cường ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực này.
Sau khi kết thúc chuyến thăm Hawaii thứ sáu vừa qua, ông Obama đã tiếp tục hành trình tới thăm Australia lần đầu tiên của mình sau nhiều lần trì hoãn, đánh dấu 60 năm hợp tác quân sự Mỹ- Australia.
Đây được coi là dịp thích hợp để tổng thống Mỹ công bố chiến lược xuyên Thái Bình Dương của Mỹ với Australia, Hàn Quốc và Nhật Bản. Dư luận đang trông đợi ông Obama và thủ tướng Australia Julia Gillard sẽ ra thông cáo chung về việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự tại Australia.
Australia – với vị trí địa chính trị chiến lược của mình đang ngày càng trở nên quan trọng hơn với Mỹ. Hơn nữa, trong khi vai trò của Ấn Độ trong hợp tác an ninh và hạt nhân với Mỹ đang gây nhiều quan ngại cho Mỹ, thì rất có thể ông Obama sẽ tận dụng ảnh hưởng của mình để Mỹ có thể nhập khẩu uranium từ Australia cho mục đích dân sự.
Bên cạnh mục đích hợp tác quân sự và an ninh năng lượng với Australia, chuyến công du lần này còn nhằm tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế thương mại với các nước Châu Á Thái Bình Dương. Một trong những ưu tiên sẽ là Mỹ tiếp tục đàm phán hiệp định tự do thương mại với các nước Châu Á, sau khi đã đi đến ký kết thành công hiệp định này với Hàn Quốc sau một thời gian dài đàm phán.
Ngoài ra, chương trình nghị sự rất có thể sẽ bao gồm vấn đề Trung Quốc với sức mạnh quân sự đang lên của mình đang gây quan ngại cho các nước Châu Á và vai trò đối trọng của Mỹ trước diễn biến này.
Cuối cùng, ông Obama sẽ kết thúc chuyến công du 9 ngày tại Indonesia (ông Obama từng sống tại Indonesia nhiều năm khi còn là học sinh), để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á nhằm thảo luận về các vấn đề an ninh và chính trị.
Tổng thống Mỹ sẽ quay lại Washington ngày 19/11, trước khi thượng viện Mỹ đưa ra quyết định liệu có cắt giảm thâm hụt thương mại gần 1.000 tỷ USD.
Chuyến công du còn nhằm mục đích khởi động cho cuộc tranh cử năm 2012 sắp tới giữa bối cảnh kinh tế Mỹ khó khăn, gây sức ép buộc ông Obama phải có các biện pháp tức thời. Cử tri Mỹ muốn thấy ông Obama thể hiện vai trò đầu tàu của nước Mỹ tại Châu Á – Thái Bình Dương, và tăng cường quan hệ thương mại với một Châu Á đang lên sẽ giúp nước Mỹ hiện thực hóa mục tiêu tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét