Trong khuôn khổ chương trình nâng cao sức mạnh tác chiến cho quân đội nói chung và lực lượng Nhị pháo (cách gọi lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc) nói riêng, lực lượng Nhị pháo đã âm thầm đưa vào sử dụng loại tên lửa đạn đạo chiến thuật DF-15C.
DF-15C là biến thể nâng cấp mới nhất của loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn DF-15, đây là một tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn hai giai đoạn. Tên lửa có rất nhiều cải tiến so với biến thể cũ DF-15B. Điểm khác biệt đầu tiên là tên lửa được trang bị một đầu đạn hoàn toàn mới.
Tên lửa DF-15C có một phần mũi hoàn toàn mới, trong đó có chứa các thiết bị đầu cuối mới cho phép tấn công với độ chính xác cao hơn.
Giai đoạn thứ hai của tên lửa DF-15C có hình trụ đều chứ không có hình dạng chóp nón như trên DF-15B, phần mũi cùng tù hơn chứ không nhọn như trên biến thể cũ, 4 vây ổn định nhỏ ở cuối đầu đạn bị loại bỏ. Dựa vào những hình ảnh mới nhất về biến thể DF-15C, ông Carlo Kopp một nhà phân tích quốc phòng người Australia, người đồng sáng lập tạp chí quốc phòng Air Power Australia nhận định.
Trên cơ sở các kết quả kiểm tra và các dữ liệu vệ tinh mà họ có được, tên lửa DF-15C có thể đánh trúng mục tiêu với bán kính lệch mục tiêu RCS chỉ khoảng 30 mét ở cự ly khoảng 650km. Tên lửa được trang bị hệ thống dẫn đường dựa vào hệ thống định vị toàn cầu GPS kết hợp với radar chủ động giai đoạn cuối để đảm bảo độ chính xác cao trong khi tác chiến.
Tên lửa đạn đạo chiến thuật DF-15C có thể sử dụng để tấn công các căn cứ quan trọng của đối phương như: Sân bay, trung tâm chỉ huy, kho tàng bến bãi, các tòa nhà hành chính quan trọng hoặc trung tâm công nghiệp.
DF-15C có thể trang bị đầu đạn hạt nhân chiến thuật có đương lượng nổ khoảng 50-350kt hoặc trang bị đầu đạn thông thường như đầu đạn chất nổ mạnh, đầu đạn nhiệt áp, đầu đạn chùm, đạn cháy hoặc đạn nổ phân mảnh. Ngoài ra, tên lửa còn có thể trang bị đầu đạn xung điện gây nhiễu hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống kiểm soát của đối phương.
Tên lửa được đặt trên khung gầm xe tải hạng nặng chuyên dụng WS2400 8x8 bánh mang lại khả năng cơ động rất cao. Thời gian triển khai đội hình chiến đấu chỉ khoảng 15-30 phút, tên lửa có tốc độ pha cuối gấp 6 lần vận tốc âm thanh(6.600km/h) nên gần như không thể đánh chặn.
Phần mũi của DF-15C (ở trên) và DF-15B (ở dưới). Bán kính lệch mục tiêu của DF-15C đã thu hẹp xuống khoảng 10 lần so với DF-15B.
Sự phát triển của DF-15C đã tạo ra một bước đột phá đáng kể trong năng lực tác chiến của loại tên lửa đạn đạo chiến thuật này. Biến thể cũ DF-15B tên lửa có độ chính xác tương đối kém, bán kính lệch mục tiêu RCS của tên lửa dao động từ 300-600 mét. Trong khi đó DF-15C đã thu hẹp chỉ số này xuống còn 30 mét.
So với tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn 9K720 Iskander của Nga thì RCS của DF-15C còn kém xa, nhưng DF-15C đã mang lại cho Trung Quốc khả năng tấn công chính xác hơn nhiều so với trước đây. Theo các số liệu của tình báo Mỹ năm 2008, lực lượng Nhị pháo đang có trong biên chế khoảng 315-355 tên lửa DF-15 các biến thể.
Trung Quốc đang triển khai DF-15 tại một địa điểm bí mật tại tỉnh Phúc Kiến và chĩa nó về phía Đài Loan. Sự có mặt của DF-15C sẽ cho phép Trung Quốc đặt toàn bộ các căn cứ quan trọng của Đài Loan trong tầm ngắm. Với độ chính xác cao hơn của DF-15C sẽ cho phép Trung Quốc vô hiệu hóa năng lực tác chiến của quân đội Đài Loan khi cần thiết.
Theo Soha News
Exocet MM40 Block 3 cũng được bổ sung một phiên bản mới của hệ thống lập trình nhiệm vụ, cho phép nhà khai thác sử dụng tối đa được các đặc điểm mới của tên lửa để xuyên thủng lá chắn phòng thủ tên lửa của đối phương.
Thiết kế khung của tên lửa Exocet MM40 Block 3 giảm thiểu tối đa tiết diện phản xạ tín hiệu sóng radar, giúp nó có khả năng tàng hình nhẹ. Tầm bắn được tăng lên gấp 2,5 lần so với phiên bản Block 2 nhờ một hệ thống động cơ đẩy mới, bao gồm một động cơ phụ và một động cơ tua-bin phản lực, 4 cửa hút khí giúp tên lửa có được khả năng cơ động tuyệt vời trong giai đoạn cuối.
MBDA bắt đầu phát triển tên lửa Exocet MM40 Block 3 từ năm 2004, nhưng chỉ đến năm 2008 Hải quân Pháp mới chính thức bắt tay tham gia chương trình này.
Cuối năm 2008, Cơ quan phụ trách vũ khí, trang bị (DGA) của Quân đội Pháp đã ký hợp đồng với hãng MBDA về việc tiến hành nâng cấp lô tên lửa MM-40 Exocet Block 2 đầu tiên, bao gồm 45 tên lửa lên chuẩn Block 3.
Theo Defense-Update, lần bắn thử nghiệm tên lửa MM40 Block 3 đầu tiên đã diễn ra vào ngày 18/3/2010 tại một bãi thử tên lửa Ile du Levant trên biển Địa Trung Hải. Tên lửa đã được phóng đi từ khinh hạm Chevalier Paul lớp Horizon.
Theo kế hoạch, các tên lửa Exocet Block-3 thuộc lô đầu tiên sẽ được trang bị cho hai khinh hạm phòng không lớp Horizon là Forbin và Chevalier Paul. Sau đó, nó sẽ được trang bị trên toàn bộ các dòng khinh hạm khác, bao gồm cả các chiến hạm đa nhiệm hợp tác phát triển với phía Italia - khinh hạm lớp FREMM.
Bên cạnh Hải quân Pháp, phiên bản tên lửa MM40 Block 3 cũng sẽ được bán cho Hải quân UAE, Hải quân Qatar, Oman và Morocco cũng sẽ trang bị tên lửa này. Trong khi đó, 2 khác hàng mới nhất ở khu vực Đông Nam Á là Malaysia và Việt Nam cũng lần lượt trang bị cho các tàu hộ tống Gowind và SIGMA 9814.
Có thể nói, Exocet MM40 Block 3 được đánh giá là một tên lửa diệt hạm hiện đại bậc nhất của Hải quân Pháp và cả châu Âu. Hy vọng, với những công nghệ quân sự tiên tiến của phương Tây được tích hợp trên 2 tàu chiến SIGMA 9814 và các hệ thống vũ khí trang bị trên tàu, sẽ góp phần tạo ra một sức mạnh mới cho Hải quân Việt Nam trong những năm tới.