Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt -Cam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt -Cam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Chủ tịch QH Campuchia sẽ đến Hà Nội

17/7/12- Ông Heng Samrin, chủ tịch Quốc hội Campuchia, sắp sửa đến Hà Nội trong chuyến thăm 5 ngày, Thông tấn xã Việt Nam loan báo.


Ông Samrin đến Việt Nam trong bối cảnh Hà Nội tức giận với Phnom Penh về Biển Đông

Theo đó, ông Samrin dẫn đầu một phái đoàn của Quốc hội Campuchia đến Việt Nam theo lời mời của người tương nhiệm Nguyễn Sinh Hùng.

Ông Samrin sẽ đến Hà Nội vào thứ Sáu ngày 20/7 tuần này trong bối cảnh Phnom Penh vừa làm mất lòng Hà Nội trong hội nghị bộ trưởng ngoại giao Asean mới kết thúc ở Phnom Penh.

‘Phản ứng đầu tiên’

Trước sự chống đối quyết liệt của phía Campuchia, Việt Nam và Philippines đã không thể đưa các tranh chấp trên Biển Đông vào tuyên bố chung của Asean dẫn đến khối này lần đầu tiên không thể ra được một tuyên bố chung trong vòng 45 năm qua.

Hiện tại chưa có chi tiết gì về chuyến thăm có thể nói là dài này của ông Heng Samrin đến Việt Nam.

Việt Nam và Campuchia hiện đang đánh dấu 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao bằng nhiều hoạt động ca ngợi tình hữu hảo giữa hai nước. Tại Việt Nam đã diễn ra các sự kiện long trọng với sự tham gia của thủ tướng hai nước.

Trao đổi với BBC, nhà báo tự do Lý Định Phát ở Phnom Penh nhận định rằng có thể của ông Samrin sẽ nhận được ‘phản ứng đầu tiên của Hà Nội’ về thái độ của Campuchia trong hội nghị Asean vừa qua.

Ông Phát cho biết ông Samrin là nhân vật số 3 trong hệ thống chính trị hiện nay ở Campuchia cũng như trong Đảng Nhân dân cầm quyền và xét trong quá khứ thì ông có quan hệ ‘rất thân cận với Hà Nội’.

“Heng Samrin là nhân vật rất lớn trong năm 1979,” ông Phát giải thích, “Ông là người đầu tiên lên lãnh đạo Campuchia sau khi Hà Nội giúp đánh bại Khmer Đỏ chứ không phải Thủ tướng Hun Sen.”

Ông Phát nhận định rằng chuyến thăm này sẽ thúc đẩy quan hệ ngoại giao giữa hai quốc hội và hai đảng cầm quyền nhưng ‘cũng có thể xuất phát từ việc Campuchia có cách xử lý không làm hài lòng Hà Nội’.

‘Quay một vòng 360 độ’

Theo nhà báo Lý Định Phát thì dư luận tại Campuchia hiện nay về hội nghị Asean vừa qua, trừ các báo chí do Nhà nước kiểm soát, là đồng ý với quan điểm của các nước Asean khác rằng ‘Campuchia đã làm hư việc của Asean’.

“Người dân nghe các đài phát thanh tiếng Khmer từ bên ngoài phát vào thì rõ ràng hội nghị Asean đã thất bại,” ông nói.

Ông Phát đánh giá rằng hành động đứng hoàn toàn về phía Bắc Kinh của Phnom Penh trong hội nghị Asean vừa qua ‘là một phản ứng rất mạnh của Campuchia làm cho Việt Nam sửng sốt’.

“Có nhiều người (ở Campuchia) dùng từ là ‘quay một vòng 360 độ’ đối với Việt Nam,” ông nói. “Đây là thất bại ngoại giao của Việt Nam đối với Campuchia.”

Riêng ông Phát đánh giá đây là ‘một cái tát’ vào mặt Hà Nội của Phnom Penh. Mục đích của Phnom Penh, theo ông, là ‘chỉ để làm cho Bắc Kinh hài lòng’ và do đó họ có ‘thái độ coi thường đối với Asean’.

Ông kể rằng trước hội nghị Asean thì cả Việt Nam và Trung Quốc đều có những cuộc tiếp xúc với Campuchia. Phía Trung Quốc đã gửi ‘các phái đoàn quân sự cấp cao sang nói chuyện ở Phnom Penh và đi kèm đó là viện trợ vài chục triệu Mỹ kim’.

“Kết quả hội nghị Asean vừa rồi cho thấy Phnom Penh rõ ràng chọn đi với Bắc Kinh chứ không đi với Hà Nội,” ông kết luận.

“Không phải họ (chính quyền Phnom Penh) không suy nghĩ trước,” ông phân tích, “Nếu họ biết hậu quả đến với họ thì họ sẽ không dám làm. Đằng này họ làm công khai trước mặt thế giới.”

“Nếu chính quyền Campuchia hiện nay cứ tái diễn những hành động như thế thì rõ ràng họ tự cắt đứt quan hệ ngoại giao với chính quyền Hà Nội,” ông nhận định.

Tuy nhiên, điều này, theo ông Phát, là có thể xảy ra một lần nữa trong các hội nghị quan trọng khác của Asean cũng ở Phnom Penh vào tháng 11 tới.

“Nói nôm na thì Bắc Kinh đã nắm đầu Campuchia rồi,” ông nói.

Ai mạnh thì theo

Tuy nhiên, ông Phát cho rằng lúc này kết luận Phnom Penh không còn lắng nghe Hà Nội nữa ‘là quá sớm’.

“Nhiều người quan sát tình hình chính trị tại Campuchia trong thời gian qua từ ông Sihanouk đến giờ thì thấy họ có khuynh hướng chỉ đi theo kẻ mạnh thôi chứ không có quan điểm vững vàng,” ông giải thích.

Ông đưa dẫn chứng là Phnom Penh đã từng theo Trung Quốc dưới thời Khmer Đỏ, sau ngả hoàn toàn về Hà Nội khi Khmer Đỏ sụp đổ và bây giờ chọn đi với Bắc Kinh trong các vấn đề Asean.

Hiện nay, theo ông Phát, Campuchia đặc biệt khai thác quyền lợi với Bắc Kinh nhiều hơn là với khối Asean.

“Thật ra chỉ có thể nói (quan hệ ngoại giao của Campuchia) trong từng giai đoạn thôi,” ông nói.

“Trong thời gian tới tôi không biết như thế nào. Không hiểu Hà Nội có còn đủ khả năng gây ảnh hưởng đối với họ như vào thời điểm năm 1979 không,” ông nói thêm.

Ông cho rằng trong tình hình hiện nay thì Việt Nam ‘không đủ khả năng giữ Campuchia trong vòng tay của mình’.

“Họ chỉ ngả theo ai giàu mạnh thôi. Trong khi Việt Nam giờ đây vẫn còn nghèo so với Thái Lan cho nên khó mà lôi kéo Campuchia trở lại lắm,” ông phân tích.

“Việt Nam so với Trung Quốc thì nhỏ quá. Nguồn viện trợ và đầu tư của Việt Nam vào Campuchia không thấm so với Trung Quốc,” ông nói.

Về vấn đề Biển Đông, ông Phát nhắc lại việc Campuchia từng ‘tuyên bố thẳng thừng’ đó là ‘vùng biển Hoa Nam’ nên là ‘chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc’ và công khai cho rằng ‘Hoàng Sa và Trường Sa là đảo của Trung Quốc’.

Về phía Việt Nam, ông cho rằng Hà Nội rất ‘trân trọng mối quan hệ thân hữu’ với Campuchia thể hiện qua việc kỷ niệm long trọng 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

“Việt Nam không muốn mất đồng minh và không muốn tình hình xảy ra như năm 1979,” ông nói.

Nguồn: BBC
0

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

Việt Nam có ý đồ kiểm soát Campuchia và Lào?

Quốc Việt, Thông tín viên RFA, Phnom Penh, 2011-11-22

Ngày 22/11/2011, tòa án xét xử Khmer Đỏ tiếp tục phiên tòa xét xử ba thủ lĩnh cao cấp của chế độ Khmer Đỏ.



Bị cáo Nuon Chea, nguyên chủ tich quốc hội và nhân vật chủ chốt số 2 của Khmer đỏ trước tòa. Phnom Penh ngày 22 tháng 11, 2011.

Các công tố viên khẳng định các lãnh đạo cao cấp dưới chế độ Khmer Đỏ đã làm giảm tiến độ phát triển Campuchia. Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình sau đây.

Ngăn cản sự phát triển của quốc gia, và chống lại nhân loại

Đồng công tố viên quốc tế Andrew Cayley khẳng định tại phiên tòa ngày 22/11/2011 rằng chính ba lãnh đạo cao cấp của chế độ Khmer Đỏ gồm Nuon Chea, Khieu Samphan và Ieng Sary đã ra lệnh thực hiện các vụ giết người dã man, sát hại từ 1,7 triệu đến 2,2 triệu người trong khoảng thời gian 3 năm 8 tháng và 20 ngày. Động thái này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển nhân tài của đất nước khiến tiến độ phát triển Campuchia chậm trễ đến nay.
Nguyên nhân được đồng công tố viên quốc tế cho rằng vì các bị cáo là những người cướp đi thời gian và sát hại người xứ Chùa Tháp. Họ làm mất đi tất cả sự phát triển đất nước và sự thịng vượng. Bên cạnh đó, họ đã để lại những dấu ấn không thể quên được như hành động hủy hoại cả cuộc sống người dân thông qua đánh đập, ngược đãi, sát hại hoặc chết đói, và đàn áp tôn giáo…v.v.

Chánh án Nil Nonn cáo buộc phạm tội ác diệt chủng, chống lại nhân loại,
đàn áp tôn giáo cũng như vi phạm nghiêm trọng Công ước Geneva
12/8/1948. Tuy nhiên, tòa án quyết định trả tự do cho bà Ieng Thirith
vì lý do bị bệnh mất trí nhớ.

Đồng công tố viên quốc tế Andrew Cayley nói rằng bất cứ người nào ở Campuchia đều đau đớn hoặc bị mất đi thành viên của mình dưới chế đố Khmer Đỏ. Điều này tòa án quyết định cáo buộc ba bị cáo nhằm tìm lại công bằng cho các nguyên đơn dân sự và các nạn nhân.
Bị cáo Ieng Sary, nguyên bộ trưởng Ngoại giao Khmer đỏ. AFP
Bị cáo Nuon Chea, nguyên chủ tich quốc hội và nhân vật chủ chốt số 2; Khieu Samphan, nguyên là người đứng đầu nhà nước; Ieng Sary, nguyên bộ trưởng Ngoại giao và bà Ieng Thirith, cựu bộ trưởng đặc trách các vấn đề xã hội dưới thời Khmer Đỏ đã bị Chánh án Nil Nonn cáo buộc phạm tội ác diệt chủng, chống lại nhân loại, đàn áp tôn giáo cũng như vi phạm nghiêm trọng Công ước Geneva 12/8/1948. Tuy nhiên, tòa án quyết định trả tự do cho bà Ieng Thirith vì lý do bị bệnh mất trí nhớ.

Mưu đồ xâm lược của Việt Nam?

Bị cáo Nuon Chea khai báo trước tòa rằng ông sẽ hợp tác và khai báo trước tòa bất cứ những gì ông biết nhằm góp phần xây dựng một lịch sử thật sự chứ không phải lịch sử chính trị. Ông nghĩ rằng tòa án này đã có sự bất công đối với ông từ khi phiên xử bắt đầu bởi vì chỉ điều tra một số vấn đề đã xảy ra, đối với nguyên nhân và sự thật xảy tra trước năm 1975 và sau năm 1979 thì tòa không điều tra hoặc xem xét.
Bị cáo Nuon Chea nói trước phiên tòa, tất cả người dân Campuchia mọi thế hệ đều sẵn sàng và hi sinh xương máu  để giữ gìn đất nước tồn tại, đặc biệt là để thoát khỏi sự xâm lược, kiểm soát và diệt chủng từ CHXHCN Việt Nam và các nước láng giềng. Ông nói rằng trong giai đoạn năm 1960 – 1979 Việt Nam đã sử dụng đủ mưu kế để phá hoại cuộc cách mạng Campuchia và sự phát triển Campuchia Dân chủ.

Việt Nam có học thuyết làm chủ một nước nhỏ, dân số ít, yếu kém; xem
thường một nước nhỏ và dân ít; VN đi theo học thuyết xâm lược,
xâm chiếm đất đai, diệt chủng; VN ham muốn quyền lực và quyền lợi
kinh tế; VN tổ chức Liên minh Đông Dương nhưng phải nằm dưới sự
quản lý của Việt Nam

Nuon Chea
Song đó, Việt Nam còn xúi dục, kích động, chia rẻ, lôi kéo nhân dân và quân đội cách mạng Campuchia để nảy sinh sự bất đồng, gây rối loạn, phá hoại chính sách phát triển Campuchia.
Nuon Chea giải thích những yếu tố khiến Việt Nam có ý đồ kiểm sóat, quản lý Campuchia và Lào,
“Việt Nam có học thuyết làm chủ một nước nhỏ, dân số ít, yếu kém; xem thường một nước nhỏ và dân ít; Việt Nam đi theo học thuyết xâm lược, xâm chiếm đất đai, diệt chủng; Việt Nam ham muốn quyền lực và quyền lợi kinh tế; Việt Nam tổ chức Liên minh Đông Dương nhưng phải nằm dưới sự quản lý của Việt Nam thông qua láng giềng hữu nghị.
Ngoài ra, còn có ý đồ nắm quyền trong khối ASEAN. Những yếu tố này đã khiến Việt Nam phải đóng vai trò quan trọng làm rối loạn tại Campuchia, Campuchia Dân chủ từ năm 1975 đến tháng 4 năm 1979. Campuchia yêu cầu Việt Nam chấm dứt tư tưởng làm chủ và nên cùng sống chung hòa bình…”

Được biết, phiên xử vụ án 002 sẽ kéo dài tới ngày 24/11. Ước tính, đến cuối năm nay, tòa án đã sử dụng chi phí khoảng 150 triệu USD. Người dân lo ngại nếu cứ kéo dài quá trình xét xử thì các lãnh đạo cao cấp Khmer Đỏ có thể không đủ sức khỏe hầu tòa trong khi người dân cho rằng việc quyết định trả tự do một cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ là một quyết định sai lầm.


0