Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa - Du lịch. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa - Du lịch. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2020

Hà Nội thay màu áo mới mùa hoa tháng 5

Muồng hoàng yến có cụm hoa lớn, nhiều hoa nhưng thưa, dạng cành hoa rủ dài xuống, cánh hình bầu dục mặt ngoài phủ lông mượt, mỗi hoa đường kính 4 - 7 cm với 5 cánh hoa màu vàng tươi. Ảnh: Anh Tuấn - TTXVN

Muồng hoàng yến có cụm hoa lớn, nhiều hoa nhưng thưa, dạng cành hoa rủ dài xuống, cánh hình bầu dục mặt ngoài phủ lông mượt, mỗi hoa đường kính 4 - 7 cm với 5 cánh hoa màu vàng tươi. Ảnh: Anh Tuấn - TTXVN

Chẳng biết bằng lăng đã có ở Việt Nam tự bao giờ, chỉ biết loài thân gỗ lớn, tán dày, hoa nở thành chùm này đã đi qua biết bao thế hệ học trò mơ mộng. Ảnh: Anh Tuấn - TTXVN
Chẳng biết bằng lăng đã có ở Việt Nam tự bao giờ, chỉ biết loài thân gỗ lớn, tán dày, hoa nở thành chùm này đã đi qua biết bao thế hệ học trò mơ mộng. Ảnh: Anh Tuấn - TTXVN

Hoa muồng hoàng yến được trồng nhiều ven hồ Tây và các khu đô thị mới phía Tây thủ đô. Hoa muồng hoàng yến cũng nở rộ trong tháng 5, màu tươi của cây hoa này bung sắc cùng thời điểm bắt đầu mùa hoa phượng.
Hoa muồng hoàng yến được trồng nhiều ven hồ Tây và các khu đô thị mới phía Tây thủ đô. Hoa muồng hoàng yến cũng nở rộ trong tháng 5, màu tươi của cây hoa này bung sắc cùng thời điểm bắt đầu mùa hoa phượng.

Cây bằng lăng góc đường Hùng Vương – Phan Đình Phùng.

Cột cờ Hà Nội những ngày đầu hè.

Những cây muồng hoàng yến bên bờ Hồ Tây lộng gió đã bung nở đẹp đến nao lòng trong buổi chiều mùa hạ.

Muồng hoàng yến thuộc phân họ Vang của họ Đậu (Fabaceae). Loài này còn có một số tên khác như Muồng hoàng hậu, Hoa lồng đèn, Bò cạp nước, Bò cạp vàng, Mai dây, Cây xuân muộn, Mai nở muộn.

Hoa phượng còn được gọi là hoa học trò bởi mùa nở hoa vào thắng 5 cũng là tháng chia tay của học trò, khi trưởng thành, dù đi đâu, làm gì nhưng mỗi khi hè tới, nhìn những chùm hoa phượng vĩ đỏ rực cả góc trời làm cho lòng ta bồi hồi nhiều cảm xúc.
Hoa phượng còn được gọi là hoa học trò bởi mùa nở hoa vào thắng 5 cũng là tháng chia tay của học trò, khi trưởng thành, dù đi đâu, làm gì nhưng mỗi khi hè tới, nhìn những chùm hoa phượng vĩ đỏ rực cả góc trời làm cho lòng ta bồi hồi nhiều cảm xúc.

Hoa phượng còn được gọi là hoa học trò bởi mùa nở hoa vào thắng 5 cũng là tháng chia tay của học trò, khi trưởng thành, dù đi đâu, làm gì nhưng mỗi khi hè tới, nhìn những chùm hoa phượng vĩ đỏ rực cả góc trời làm cho lòng ta bồi hồi nhiều cảm xúc.
Hoa phượng còn được gọi là hoa học trò bởi mùa nở hoa vào thắng 5 cũng là tháng chia tay của học trò, khi trưởng thành, dù đi đâu, làm gì nhưng mỗi khi hè tới, nhìn những chùm hoa phượng vĩ đỏ rực cả góc trời làm cho lòng ta bồi hồi nhiều cảm xúc.

Vào hạ cũng là mùa sen nở tô điểm cho Hà Nội đẹp thơm ngát, dịu dàng và tinh khiết.
Vào hạ cũng là mùa sen nở tô điểm cho Hà Nội đẹp thơm ngát, dịu dàng và tinh khiết.

Ảnh: TTXVN
0

Chuyện ít biết về 'xóm chài' trên núi

Khác với những vạn chài nhiều tàu thuyền miền biển, những xóm chài trên cao nguyên thường ẩn khuất giữa núi rừng, gắn bó với sông suối, ao hồ và nguồn thủy sản nước ngọt đang ngày càng khan hiếm.



Thấp thoáng phía sau những ngọn núi phủ màu xanh, hơn trăm ngôi nhà gỗ nhỏ nằm dưới chân núi hướng ra mặt nước mênh mông hồ Ea Súp hạ (thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp, Đắk Lắk). Các hộ dân ở đây di cư từ miền Tây lên. Đa số họ không có đất canh tác, sống chủ yếu bằng nghề đánh cá. Khoảng 3-4 giờ chiều, người dân lên thuyền buông lưới ra khơi đến khoảng 4 – 5 giờ sáng hôm sau thì gỡ lưới về bán cho thương lái.


Lúc đầu người dân quanh hồ chỉ nghĩ kiếm vài con cá về cải thiện bữa ăn, ai ngờ đây lại là nghề thu nhập chính cho mỗi gia đình, hàng ngày mỗi người kiếm được dăm trăm ngàn. Các ngư dân chỉ đánh bắt cá bằng phương thức truyền thống dùng thuyền độc mộc, tấm lưới, cần câu. Đây là cách đánh bắt không tận diệt mà nuôi dưỡng được nguồn lợi thủy sản, nhờ đó mà bà con có thể gắn bó lâu dài với nghề chài lưới.


Vài chục hộ dân mưu sinh bằng nghề đánh cá trên hồ thủy điện Buôn Tua Sarh (xã Krông Nô, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) đã quen với tên gọi “xóm chài”. Xóm chài nhỏ này được thành lập năm 2009 khi một số người dân miền tây tìm đến làm nghề đánh cá. Họ đóng thuyền, dựng nhà ngay trên mặt nước.


Trung bình mỗi lần đánh bắt, họ thu từ 10 – 15kg cá, mỗi tháng kiếm được 4-5 triệu đồng. Mỗi sạp cá của người dân ở đây có đủ các loại cá từ lòng dòng sông này và các nhánh suối nhỏ.


Cuộc sống lênh đênh trên sông nước, nhiều em nhỏ bỏ học nửa chừng phụ cha mẹ bán cá. Một số gia đình sợ con thất học nên đưa về quê, số khác gửi người quen ngoài huyện.


Cuộc sống khó khăn, không có hộ khẩu thường trú, hơn 10 năm nay, các hộ dân vẫn lênh đênh trên lòng hồ thủy điện. Mong ước của họ được các cấp ngành tạo điều kiện để sớm được lên bờ ổn định cuộc sống, con cái được học hành.

Nguồn: https://www.tienphong.vn/ban-doc/chuyen-it-biet-ve-xom-chai-tren-nui-1657850.tpo
0

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

Ảnh Cầu Vàng vượt hơn 10.000 ảnh giành chiến thắng cuộc thi Architecture 2020

TTO - Vượt qua hơn 10.000 bức ảnh từ khắp nơi trên thế giới gửi về, bức ảnh chụp Cầu Vàng ở Đà Nẵng đã giành chiến thắng chung cuộc của cuộc thi nhiếp ảnh xoay quanh đề tài kiến trúc #Architecture2020 do ứng dụng chia sẻ ảnh Agora tổ chức.

Bức ảnh chiến thắng được nhiếp ảnh gia người Việt Nam Trần Tuấn Việt thực hiện nhận được nhiều lượt bình chọn nhất trên ứng dụng Agora. Cầu Vàng là công trình kiến trúc nổi tiếng nằm trong khu nghỉ dưỡng Bà Nà Hills (Đà Nẵng), được xây dựng ở độ cao 1.400 mét so với mực nước biển. Cầu được giữ bằng hai bàn tay bêtông khổng lồ, được chia thành tám nhịp (nhịp dài nhất 20m), với tổng chiều dài 148,6 mét.


Agora là ứng dụng/mạng xã hội chuyên về nhiếp ảnh, từng tổ chức rất nhiều cuộc thi với giải thưởng và quy mô lớn, trong đó có cuộc thi nhiếp ảnh đề tài kiến ​​trúc toàn thế giới #Architecture2020.

Thể lệ cuộc thi không giới hạn độ tuổi, chuyên nghiệp hay nghiệp dư. Tất cả những người yêu nhiếp ảnh đều có thể gửi ảnh từ flycam hoặc máy ảnh DSLR về dự thi với đề tài là công trình kiến trúc yêu thích của mình.

Ban tổ chức sẽ chọn ra 50 bức ảnh đẹp nhất trong tổng số hơn 10.000 bức ảnh gửi về. Cuối cùng, bức ảnh nhận được nhiều bình chọn nhất sẽ giành chiến thắng với phần thưởng 1.000 USD.

Nhìn từ trên cao, khu dân cư đông đúc chật cứng nhà ở tại thành phố Petare, Venezuela, cũng mang vẻ đẹp ấn tượng và được ban tổ chức cuộc thi đánh giá cao - Ảnh: DONALDOBARROS/AGORA


Nhiếp ảnh gia người Nga Vitaly Tyuk với bức ảnh chụp Trung tâm tài chính thế giới Thượng Hải. Đây là một tòa nhà được xây dựng bắt đầu năm 1997 nhưng do khủng hoảng tài chính nên mãi tới năm 2008 mới khánh thành. Với độ cao 492m, 101 tầng, đây là tòa tháp cao nhất Trung Quốc và cao thứ tư thế giới sau tháp Đài Bắc 101 của Đài Loan, Willis Tower của Hoa Kỳ và tòa tháp cao nhất thế giới hiện nay - Burj Khalifa của Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.


Nhìn từ trên cao, một ngôi làng tại tỉnh Thanh Hóa do @thanhtoanphotographer trở nên đầy màu sắc.


Thiên đường nhiệt đới trên những ngọn cây này nằm giữa thảm thực vật tươi tốt ở Tulum, Mexico, được chụp bởi nhiếp ảnh gia người Canada @blakehobson.


Nhiếp ảnh gia người Ý @lucacornago đã chụp bức ảnh lâu đài Neuschwanstein ở Schwangau, Đức khi đến đây du lịch. “Thời điểm chụp trời rất lạnh, bàn tay tôi tê cứng nhưng khi những tia nắng hoàng hôn chiếu xuống tòa lâu đài, nó làm tôi nhớ về thời thơ ấu và những truyện cổ tích của hãng Walt Disney”, tác giả bức ảnh chia sẻ.


Trong ảnh là công trình Phật giáo thế kỷ thứ 9 ở Magelang, Indonesia, được chụp bởi nhiếp ảnh gia người Indonesia @chaksproject. Ngôi đền nằm trong danh sách di sản văn hóa thế giới gồm 504 bức tượng Phật lớn nhỏ nằm xung quanh và trên mái của đền.


Tòa nhà Vessel cao 45m tại thành phố Hudson Yards của New York (Mỹ) được ví như “siêu kiến trúc” vì tính phức tạp, đánh lừa thị giác và bắt mắt của nó. Bức ảnh tuyệt vời này được nhiếp ảnh gia người Đức 'Katharina I' ghi lại.


Đài tưởng niệm Hoàng đế William ở Porta Westfalica, Đức dưới góc chụp của nhiếp ảnh gia người Đức Marian Flessa.



Nhiếp ảnh gia người Nga @poletaev chia sẻ khoảnh khắc những đám sương mù bay ở tầm thấp tại quận Ostankino ở Moscow được chụp trong một ngày ngẫu hứng: “Tôi vốn không có chủ định trước, chỉ đơn giản là thức dậy khoảng 3 giờ sáng và bỗng thấy sương mù bên ngoài cửa sổ của mình. Sương mù thấp ở Moscow rất hiếm nên đây là thời điểm tốt để chụp. Đó là ánh bình minh đẹp nhất của mùa hè năm đó”.

Nguồn: https://tuoitre.vn/anh-cau-vang-vuot-hon-10-000-anh-gianh-chien-thang-cuoc-thi-architecture-2020-20200502211101042.htm
0

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

Phim cổ trang Trung Quốc 'mượn' nhã nhạc cung đình Huế

Nhiều khán giả bức xúc khi trong bộ phim cổ trang Trung Quốc Thịnh Đường Huyễn Dạ có một cảnh phim sử dụng nhã nhạc cung đình Huế. Một số tập của phim này đã được phát sóng trên kênh VTV8.


Hình ảnh trong đoạn phim Thịnh Đường Huyễn Dạ được cho là sử dụng nhã nhạc cung đình Huế


Đáng nói, đây là cảnh hiến vũ của các vũ công với dàn nhạc dâng lên cho hoàng đế và các quan trong buổi dạ yến.

Sau khi nghe đoạn nhạc trong phim, nhà nghiên cứu âm nhạc Bùi Trọng Hiền khẳng định đoạn nhạc trong cảnh phim nêu trên đúng là nhã nhạc cung đình Huế. “

Chuyện dùng nhạc phim như vậy rõ là râu ông nọ cắm cằm bà kia, không nên và không hay chút nào”, ông Hiền nhận xét.

Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long cho hay đoạn nhạc xuất hiện trong phim là bản Lưu thủy kim tiền (nhã nhạc cung đình Huế).

“Đây là bản hòa tấu quen thuộc của người Việt trong các sinh hoạt, nghi lễ mang tính cộng đồng hay lễ hội truyền thống ở khắp đất nước chúng ta từ hàng trăm năm qua”, ông Long nói và cho biết thêm: “Bản Lưu thủy kim tiền được định hình rõ nét và mang tính chất chuyên nghiệp, quy củ trong nhã nhạc cung đình Huế, được dùng trong sinh hoạt chính thống của triều Nguyễn”.

Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long từng “giải mã” xung quanh nguồn gốc của nhã nhạc cung đình Huế.

Theo nghiên cứu của ông Long, thuật ngữ “nhã nhạc” xuất hiện lần đầu vào thời nhà Hồ đầu thế kỷ 15 (1400 - 1407), mặc dù các tổ chức dàn nhạc cung đình đã được thành lập trước đó nhiều thế kỷ.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư có ghi: Vào năm 1402, Hồ Hán Thương đã cho “đặt nhã nhạc, lấy con các quan văn làm kinh vĩ lang, con các quan võ làm chỉnh đốn lang, tập múa các điệu văn, võ”. Việc phân định rõ ràng như vậy cho thấy sự chính quy, chuyên nghiệp hóa của âm nhạc cung đình nước ta bắt đầu từ thời kỳ này.

Nhìn vào sự phát triển nhã nhạc và những gì được ghi trong sử sách, có thể thấy ảnh hưởng của nhã nhạc Trung Quốc với Việt Nam, cũng như những quốc gia như Nhật Bản, Triều Tiên..., nhưng đều được “cải tiến”, biến đổi.

Tại Việt Nam, sự ảnh hưởng lớn nhất, nếu có, chỉ xảy ra ở thời nhà Lê. “Tuy nhiên, nhã nhạc thời kỳ này cho đến nay đã hoàn toàn thất truyền. Hiện nay, chúng ta không còn một bài bản nào được vang lên bằng âm nhạc, sự ảnh hưởng có chăng chỉ còn ở cái tên của một số bản nhạc và các nhạc cụ”, ông Long cho hay.

Theo nhạc sĩ Thao Giang, những nghệ nhân đất Việt đã tạo nên sự khác biệt, tô đậm bản sắc riêng của dân tộc Việt trong những bản nhạc cung đình trong suốt hàng trăm năm. Sự khác biệt không chỉ ở cách thể hiện, giai điệu, mà cả những nhạc cụ đã được các nghệ nhân cải tiến, sáng tạo.

Với những giá trị đặc biệt, nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Long, việc nhà làm phim Trung Quốc vô tình hay cố ý sử dụng âm nhạc của nước khác đưa vào bộ phim lấy bối cảnh thời kỳ phong kiến của mình là khó chấp nhận.

Chuyên gia truyền thông phim Châu Quang Phước bày tỏ sự ngạc nhiên trước sự “hồn nhiên” khi phim được nhập hay trình chiếu như vậy.

“Nếu cứ để bị “lủng trận” như thế thì đừng trách sao giới trẻ Việt thiếu ý thức bảo vệ văn hóa nguồn cội, không còn thiết tha giữ gìn văn hóa Việt”, ông Phước nói.

Theo VTV8, sau khi có thông tin về việc trong phim này có dùng nhã nhạc cung đình Huế, VTV8 đã cho xác minh. Trong lịch phát sóng những ngày tới đây, VTV8 không phát sóng bộ phim này.

Nguồn: https://thanhnien.vn/van-hoa/phim-co-trang-trung-quoc-muon-nha-nhac-cung-dinh-hue-1218187.html
0

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

Mùa hoa sưa rực vàng ở Đà Nẵng

Những bông hoa sưa vàng bung nở trên các con đường ở Đà Nẵng như báo hiệu một mùa hè sôi động sắp đến.


Những ngày tháng 4, thành phố Đà Nẵng như khoác trên mình một lớp áo mới. Đó là khi hàng hoa sưa vàng nở rực rỡ trên các con phố.


Loài hoa này còn có tên là hoa hương vườn. Cây có đặc điểm tán rộng, dễ nhân giống, tăng trưởng nhanh ở các năm đầu. Trước đây, sưa vàng mọc tự nhiên, người dân trồng trong vườn lấy gỗ làm củi, có những cây sưa cổ thụ đến 300 năm tuổi.


Loài hoa nở 2-3 lần trong tháng, mỗi đợt kéo dài khoảng 2 tuần. Hoa nở nhanh nhưng cũng chóng tàn, chỉ cần một cơn gió lướt qua, những cảnh hoa mỏng manh sẽ rơi rụng tạo thành một lớp thảm vàng trên hè phố.


Hoa sưa có cụm hoa hình chùy ở kẽ lá, phủ lông màu nâu, dài 5-9 cm. Hoa có màu vàng nghệ với cuống dài, mùi thơm nhẹ, thanh khiết.


Mọc thành từng chùm xếp lớp, loài hoa này trở thành một trong những dấu hiệu nhận biết thời tiết giao mùa.


Những cây hoa sưa vàng trở thành điểm nhấn cho những dãy nhà cao tầng, đồng thời còn tạo bóng mát cho những ngày hè cận kề.


Hoa nở trên nhiều con phố, trở thành hình ảnh quen thuộc đối với người dân và du khách khi đặt chân đến mảnh đất đáng sống nhất Việt Nam này.

Nguồn: https://zingnews.vn/mua-hoa-sua-ruc-vang-o-da-nang-post1072103.html
0

Những mùa hoa trên cao nguyên đá Hà Giang


Trên vùng đất tưởng chỉ có núi, đèo, dốc, đá tai mèo lởm chởm và sự khắc nghiệt của thiên nhiên, ta vẫn gặp những mùa hoa rực rỡ, đẹp đến nao lòng.


Mỗi mùa trên cao nguyên đá Hà Giang đều có sắc hoa riêng, đặc trưng, khó nơi nào sánh được. "Miền đá nở hoa" là cách mà những người yêu đất và người nơi đây, đam mê xê dịch đặt tên cho nó.


Mùa xuân có lẽ là mùa đẹp nhất, lộng lẫy nhất của miền đất địa đầu Tổ quốc. Bất chấp cái giá lạnh của địa hình núi cao phía Bắc, đào khoe sắc rực rỡ.


Hoa đào trên cao nguyên đá mang nét đẹp riêng, vừa tươi tắn, đậm đà, vừa mạnh mẽ, cứng cáp, vừa hoang dại, đơn sơ.


Chính những gốc đào vươn lên nhọc nhằn từ đá, bung nở lung linh khiến nhiều khoảnh khắc ta ngỡ lạc vào thiên đường lãng mạn.


Cùng với màu hồng tươi của đào, sắc trắng hoa mận tạo nên vẻ dịu dàng, nên thơ cho xuân miền cực Bắc.


Hoa mận trước cổng, bên hiên, trên mái nhà toát lên cái hồn riêng của mùa xuân biên cương.


Đó là cảm giác yên bình, trong sáng, tươi tắn nhưng vẫn phảng phất chút hoang vu, heo hút, man dại đặc trưng.


Khiêm nhường hơn, bình dị hơn nhưng rực rỡ và nổi bật hơn là hoa cải vàng lung linh trong nắng xuân.


Trên miền đất tận cùng của cực Bắc, thiên nhiên khắc nghiệt nên cải là loài rau dễ trồng, có thể phát triển tốt nhất.


Nhưng ngoài chức năng làm một món ăn thì những vạt, nương, bãi cải nở hoa tạo nên khung cảnh vô cùng đẹp, gây nhung nhớ cho những du khách tới cực bắc và cao nguyên đá.


Hoa lê dường như là hoa không mùa vì đi mùa nào ta cũng có thể gặp thấp thoáng những bông hoa trắng, nhỏ xinh, điểm tô trên lá xanh hay những cây cành khẳng khiu.


Hoa lê dù khiêm nhường nhưng lại gợi nét tinh tế như duyên ngầm ở miền đá nở hoa.


Nhắc đến hoa trên cao nguyên đá, trên miền cực Bắc thì ai cũng nhớ ngay tới tam giác mạch, loài hoa danh tiếng của mảnh đất này. Tam giác mạch có thể trồng quanh năm nhưng đẹp và rực rỡ nhất là cuối thu.


Tam giác mạch cũng có thể trồng ở nhiều nơi, nhất là các tỉnh miền núi phía bắc nhưng không ở đâu có sắc hoa tam giác mạch hồng tươi, thậm chí ngả sang đỏ sẫm, đậm đà, tươi giòn như trên vùng cực Bắc.


Thu sang cũng là lúc cúc cam, một loài cúc dại nở rộ trên vùng cực Bắc tổ quốc. Không có danh tiếng, được ngưỡng mộ như tam giác mạch, cúc dại nở lặng lẽ ven đường, lẩn khuất bên những vỉa, hòn đá nhấp nhô đâu đó ở núi, ở nương.


Với những người thích tĩnh lặng thì cúc cam mới là hoa thu của vùng đất địa đầu Tổ quốc./.

Nguồn: https://vov.vn/du-lich/nhung-mua-hoa-tren-cao-nguyen-da-ha-giang-1040737.vov
0