Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin video. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin video. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2018

Miền Tây Mùa Nước Nổi - Tập 2: Phong Lưu Mùa Nước Nổi


Mùa nước nổi, còn gọi là mùa lũ sông Cửu Long, là một hiện tượng lũ lụt tự nhiên, đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam, vùng hạ lưu sông Mekong, Biển Hồ và Tonle Sap ở Campuchia. Nhưng tên gọi Mùa nước nổi là để gọi riêng cho mùa lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Hiện tượng này mặc dù là hiện tượng lũ lụt, nhưng lại không phải là thiên tai đối với toàn bộ dân cư nằm trong ảnh hưởng của hiện tượng thiên nhiên này ở Nam Bộ Việt Nam và Campuchia.

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, mùa nước nổi thường bắt đầu từ tháng 7 âm lịch đến tháng 10 âm lịch (khoảng tháng đến tháng 11 dương lịch) hàng năm. Ngược lại, cư dân đồng bằng sông Cửu Long lại coi mùa nước nổi là một mùa thay đổi phương thức canh tác nông nghiệp, thay vì canh tác nông nghiệp họ chuyển sang khai thác nguồn lợi thủy sản dồi dào đem lại nhờ hiện tượng ngập lụt mênh mông trên toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long đem lại. Mùa nước nổi tạo điều kiện cho đất đai cach tác nông nghiệp vùng hạ lưu sông Mekong ở cả Việt Nam và Campuchia được nghỉ ngơi, rửa trôi và làm ngập chìm các nguồn sâu bệnh cho cây trồng nông nghiệp, cung cấp một lượng phù sa màu mỡ cho thổ nhưỡng trong toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
0

Miền Tây Mùa Nước Nổi - Tập 2: Phong Lưu Mùa Nước Nổi


Mùa nước nổi, còn gọi là mùa lũ sông Cửu Long, là một hiện tượng lũ lụt tự nhiên, đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam, vùng hạ lưu sông Mekong, Biển Hồ và Tonle Sap ở Campuchia. Nhưng tên gọi Mùa nước nổi là để gọi riêng cho mùa lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Hiện tượng này mặc dù là hiện tượng lũ lụt, nhưng lại không phải là thiên tai đối với toàn bộ dân cư nằm trong ảnh hưởng của hiện tượng thiên nhiên này ở Nam Bộ Việt Nam và Campuchia.

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, mùa nước nổi thường bắt đầu từ tháng 7 âm lịch đến tháng 10 âm lịch (khoảng tháng đến tháng 11 dương lịch) hàng năm. Ngược lại, cư dân đồng bằng sông Cửu Long lại coi mùa nước nổi là một mùa thay đổi phương thức canh tác nông nghiệp, thay vì canh tác nông nghiệp họ chuyển sang khai thác nguồn lợi thủy sản dồi dào đem lại nhờ hiện tượng ngập lụt mênh mông trên toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long đem lại. Mùa nước nổi tạo điều kiện cho đất đai cach tác nông nghiệp vùng hạ lưu sông Mekong ở cả Việt Nam và Campuchia được nghỉ ngơi, rửa trôi và làm ngập chìm các nguồn sâu bệnh cho cây trồng nông nghiệp, cung cấp một lượng phù sa màu mỡ cho thổ nhưỡng trong toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
0

Phóng sự: Miền Tây Mùa Nước Nổi - Tập 1: Khi Con Nước Tràn Đồng


Mùa nước nổi, còn gọi là mùa lũ sông Cửu Long, là một hiện tượng lũ lụt tự nhiên, đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam, vùng hạ lưu sông Mekong, Biển Hồ và Tonle Sap ở Campuchia. Nhưng tên gọi Mùa nước nổi là để gọi riêng cho mùa lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Hiện tượng này mặc dù là hiện tượng lũ lụt, nhưng lại không phải là thiên tai đối với toàn bộ dân cư nằm trong ảnh hưởng của hiện tượng thiên nhiên này ở Nam Bộ Việt Nam và Campuchia.

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, mùa nước nổi thường bắt đầu từ tháng 7 âm lịch đến tháng 10 âm lịch (khoảng tháng đến tháng 11 dương lịch) hàng năm. Ngược lại, cư dân đồng bằng sông Cửu Long lại coi mùa nước nổi là một mùa thay đổi phương thức canh tác nông nghiệp, thay vì canh tác nông nghiệp họ chuyển sang khai thác nguồn lợi thủy sản dồi dào[1] đem lại nhờ hiện tượng ngập lụt mênh mông trên toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long đem lại. Mùa nước nổi tạo điều kiện cho đất đai cach tác nông nghiệp vùng hạ lưu sông Mekong ở cả Việt Nam và Campuchia được nghỉ ngơi, rửa trôi và làm ngập chìm các nguồn sâu bệnh cho cây trồng nông nghiệp, cung cấp một lượng phù sa màu mỡ cho thổ nhưỡng trong toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
0

Phóng sự: Miền Tây Mùa Nước Nổi - Tập 1: Khi Con Nước Tràn Đồng


Mùa nước nổi, còn gọi là mùa lũ sông Cửu Long, là một hiện tượng lũ lụt tự nhiên, đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam, vùng hạ lưu sông Mekong, Biển Hồ và Tonle Sap ở Campuchia. Nhưng tên gọi Mùa nước nổi là để gọi riêng cho mùa lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Hiện tượng này mặc dù là hiện tượng lũ lụt, nhưng lại không phải là thiên tai đối với toàn bộ dân cư nằm trong ảnh hưởng của hiện tượng thiên nhiên này ở Nam Bộ Việt Nam và Campuchia.

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, mùa nước nổi thường bắt đầu từ tháng 7 âm lịch đến tháng 10 âm lịch (khoảng tháng đến tháng 11 dương lịch) hàng năm. Ngược lại, cư dân đồng bằng sông Cửu Long lại coi mùa nước nổi là một mùa thay đổi phương thức canh tác nông nghiệp, thay vì canh tác nông nghiệp họ chuyển sang khai thác nguồn lợi thủy sản dồi dào[1] đem lại nhờ hiện tượng ngập lụt mênh mông trên toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long đem lại. Mùa nước nổi tạo điều kiện cho đất đai cach tác nông nghiệp vùng hạ lưu sông Mekong ở cả Việt Nam và Campuchia được nghỉ ngơi, rửa trôi và làm ngập chìm các nguồn sâu bệnh cho cây trồng nông nghiệp, cung cấp một lượng phù sa màu mỡ cho thổ nhưỡng trong toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
0

Biểu tình chống ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng ở phố Bolsa, Nam California


Hàng trăm người vào hôm Thứ Năm 18/10/2018 tụ tập trước nhà hàng Royal trong vùng Little Saigon, để phản đối ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng.
0

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

Thiếu tướng Trương Giang Long: "Trung Quốc không bao giờ từ bỏ dã tâm thôn tính..."


Lãnh đạo cao cấp ngành công an Việt Nam nói gì về quan điểm của Việt Nam trong quan hệ tay ba với Trung Quốc và Hoa Kỳ hiện nay?

Lưu trữ: https://ok.ru/video/1284747627078

0

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2018

Quân đội Việt Nam chế tạo thành công radar "bắt" máy bay tàng hình


Việt Nam là một trong những nước hiếm hoi chế tạo được radar thụ động phát hiện máy bay tàng hình - Xem video về tính năng, hoạt động của radar thụ động RTh do Viện radar - Viện Khoa học công nghệ Quân sự Quân đội Việt Nam chế tạo.

Việc chế tạo thành công radar định vị mục tiêu thụ động RTh là một thành tựu lớn của nền công nghiệp quốc phòng trong nước.

Trong tác chiến hiện đại, mạng lưới radar đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện sớm, cảnh báo và cung cấp chính xác tọa độ mục tiêu cho các đơn vị hỏa lực phòng tránh, đánh trả có hiệu quả những cuộc tiến công của kẻ địch.

Hiện nay ngân sách mua sắm vũ khí trang bị thế hệ mới từ nước ngoài là có hạn và hơn nữa nếu phải nhập khẩu thì việc đảm bảo an ninh, an toàn sẽ rất khó có thể thực hiện tốt.

Trước bối cảnh trên, Viện radar, Viện KH&CN Quân sự - Bộ Quốc phòng đã chủ động đề xuất và được giao chủ trì Dự án: “Nghiên cứu thiết kế, chế thử mẫu trạm radar thụ động định vị mục tiêu theo phương pháp TDOA (Time difference of Arrival)”.

Dự án do TS. Trần Văn Hùng làm chủ nhiệm.

Cùng tham gia dự án còn có sự góp sức của một số đơn vị thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ.

Qua gần 4 năm triển khai, trung tuần tháng 11/2014, tổ hợp radar thụ động đầu tiên ký hiệu RTh chế tạo trong nước đã chính thức được nghiệm thu.

Kết quả này mở ra một trang mới đầy triển vọng trong việc tự chủ trang bị khí tài mới, hiện đại cho quân đội, đồng thời giữ được bí mật quân sự.

Với radar chủ động, chúng phải phát sóng để sục sạo và thu về các tín hiệu phản xạ để tính toán, xác định tọa độ mục tiêu.

Điều đó đồng nghĩa với việc chính đài radar có thể bị phát hiện và chế áp bởi tên lửa chống bức xạ diệt radar từ máy bay đối phương, hoặc nếu mục tiêu là máy bay tàng hình thì sóng sẽ bị hấp thụ khiến radar chủ động gần như bị mù, không thể phát hiện được.

Trong khi đó, RTh "Made in Vietnam" là radar định vị mục tiêu thụ động dựa trên phương pháp TDOA (Time difference of Arrival) xác định mục tiêu bằng cách đo đạc chênh lệch thời gian lan truyền của sóng điện từ từ nguồn bức xạ đến các đài thu.

Cấu hình của RTh gồm 4 trạm định vị với 3 trạm kế bên và 1 đài thu kiêm trung tâm xử lý tín hiệu.

Máy bay tàng hình dù hiện đại đến đâu nhưng trong quá trình hoạt động nó vẫn phải sử dụng radar, khí tài gây nhiễu, thiết bị nhận dạng địch - ta, hệ thống liên kết dữ liệu, các thiết bị trinh sát, dẫn đường, định vị và liên lạc...

Các đài thu của radar thụ động như RTh sẽ bắt được những tín hiệu này, qua đó xác định được tọa độ mục tiêu. Radar thụ động có khả năng sống sót cao gấp nhiều lần so với radar chủ động và gần như không thể bị gây nhiễu.


Mặc dù còn nhiều việc phải làm, nhưng chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng trong tương lai không xa, các sản phẩm radar thụ động chế tạo trong nước sẽ được sản xuất hàng loạt, trang bị rộng rãi cho các đơn vị, góp phần tiết kiệm cho ngân sách nhà nước.

Quan trọng hơn, như Bộ Trưởng Bộ Khoa học & Công Nghệ Nguyễn Quân đã nói:
"Những trang thiết bị vũ khí lớn và hiện đại chúng ta vẫn phải nhập khẩu. Nhưng song song đó, nhờ áp dụng thành tựu nghiên cứu sáng tạo của người Việt Nam, chúng ta đã có thể hoàn toàn yên tâm với việc bảo vệ vùng trời Tổ quốc".

Nguồn:

1. soha news: soha.vn/...
2. YouTube: YouTube.com/...
0

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018

Báo chí quốc tế bình luận về vụ Việt Nam phóng tên lửa từ tàu ngầm


Trung Quốc- Nga- ẤN Độ bình đã có những bình luận về việc tàu ngầm của lực lượng Hải Quân Việt Nam phóng tên lửa chống hạm Klub-S 3m-54e hiện đại từ dưới lòng biển sâu.
0

Truyền hình Hải quân tháng 1/2018: Cận cảnh Hải quân Việt Nam phóng tên lửa P-35


Truyền hình Hải quân tháng 1/2018: Cận cảnh Hải quân Việt Nam phóng tên lửa P-35B Redut-M.
0

Tổng hợp các hoạt động quân sự, quốc phòng Việt Nam năm 2017


Video tổng hợp sức mạnh quân sự, các cuộc tập trận qui mô lớn, tiềm lực quốc phòng Việt Nam 2017.
0

5 Vũ khí khủng lọt vào mắt xanh Việt Nam và sẽ mua trong tương lai sau năm 2017


Trong năm 2017 có khá nhiều vũ khí lọt vào “mắt xanh” của Việt Nam, dù đa phần trong số đó đều có nguồn gốc Nga và tương lai chúng ta sẽ mua sắm những loại vũ khí hiện đại này.
0

Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Quân chủng Hải quân tăng cường sức mạnh chiến đấu


Quân chủng Hải quân tăng cường sức mạnh chiến đấu: Tổng kết các hoạt động huấn luyện trong năm 2017 bao gồm Hải quân và Cảnh sát biển.
0

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

'Hai lúa' Bình Dương chế tạo thành công 2 máy bay trực thăng

Sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu, kỹ sư Bùi Hiển ở Bình Dương đã chế tạo thành công 2 máy bay trực thăng mang tên “Bùi Hiển” và “Giấc mơ".
0

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Tên lửa phòng không S-300 bảo vệ hai khu vực đặc biệt quan trọng của Việt Nam


Hai Trung đoàn 64 và 93 được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không S-300 PMU1 hết sức hiện đại, đang ngày đêm canh giữ vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc.

Mặc dù chưa được trang bị toàn diện các khí tài trọn bộ như các đơn vị tên lửa S-300 tiêu chuẩn của Nga, nhưng các tổ hợp tên lửa S-300 PMU1 của Việt Nam vẫn có đầy đủ những thành phần quan trọng nhất, đảm bảo chiến đấu tốt trong mọi tình huống.
Trong đó, đài radar cảnh giới nhìn vòng 96L6E hiện đang là trang bị tiêu chuẩn cho các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga.

Hai trung đoàn 64 và 93 được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không S-300 PMU1 hết sức hiện đại đang ngày đêm canh giữ vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc.

Trung đoàn 64 chủ yếu bảo vệ vùng trời Thủ Đô và các tỉnh phía Bắc, còn Trung đoàn 93 bảo vệ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Ngoài ra, khi có lệnh, các đơn vị tên lửa S-300 sẵn sàng hành quân bảo vệ các mục tiêu được giao ở bất cứ nơi đâu.

Nguồn: soha.vn
0

Quân đội huấn luyện hiệp đồng quân binh chủng


Quân đội tập trung nâng cao chất lương - huấn luyện hiệp đồng quân binh chủng. Nguồn: Truyền hình QPVN
0

Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2017

Tàu ngầm Kilo Việt Nam lần đầu phóng tên lửa Klub


Trong chương trình thời sự 19g tối 22-12, Hải quân nhân dân Việt Nam đã lần đầu tiên công bố hình ảnh tàu ngầm Kilo phóng tên lửa chống hạm Klub.


Theo đó, nhân dịp 73 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, VTV đã có phóng sự tìm hiểu về lực lượng Không quân Hải quân của Quân đội ta. Đây là 1 trong những lực lượng trụ cột cùng với tàu mặt nước, tàu ngầm tăng cường bảo vệ chủ quyền trên biển.


Hình ảnh tàu ngầm Kilo của Việt Nam trước khi phóng tên lửa.

Đoạn phóng sự này cũng chiếu hình ảnh tàu ngầm Kilo của Hải quân nhân dân Việt Nam (rất có thể nằm trong đợt diễn tập quy mô lớn diễn ra vào đầu tháng 06 vừa qua) phóng tên lửa trong khi đang lặn.


Hình ảnh tên lửa được phóng đi từ tàu ngầm Kilo của Hải quân nhân dân Việt Nam.


Hình ảnh bên trong khu vực điều khiển phóng tên lửa của tàu ngầm Kilo.

Có thể nói đây là lần đầu tiên tàu ngầm Kilo của Hải quân nhân dân Việt Nam diễn tập bắn tên lửa sau khi được đưa vào biên chế. Theo các nguồn tin công khai thì loại tên lửa được trang bị trên các tàu ngầm Kilo của Việt Nam là tên lửa chống hạm siêu thanh 3M-54E có tầm bắn tối đa lên đến 300km, tốc độ tối đa Mach 2.9.


Container chứa đạn tên lửa chống hạm 3M-54E trang bị cho các tàu ngầm Kilo của Hải quân nhân dân Việt Nam.

Bên cạnh đó, đoạn phóng sự này cũng cung cấp thêm nhiều hình ảnh về đợt diễn tập lớn vừa qua của Hải quân nhân dân Việt Nam với sự tham gia của các lực lượng như tên lửa bờ (đây cũng là đợt diễn tập đầu tiên tên lửa bờ của hệ thống Redut bắn đạn thật), tàu mặt nước,...


Trận địa tên lửa bờ tham gia diễn tập.


Hình ảnh 3 tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Molniya của Hải quân nhân dân Việt Nam phóng loạt 3 tên lửa chống hạm Uran-E.

Nguồn: VTV, Thời Đại, Facebook
0

[Video] Bộ công an phát lệnh truy nã ông Vũ "nhôm"


Hôm nay Bộ công an phát lệnh truy nã đối với ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") về tội làm lộ tài liệu bí mật nhà nước.

Ngành công an TP.Đã Nẵng đang triển khai thực hiện quyết định của Bộ Công an về việc truy nã đối với ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”.

Khuya 22.12, một nguồn tin cho biết, ngành công an của TP.Đà Nẵng đang triển khai thực hiện quyết định định truy nã của Bộ Công an đối với Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”), 42 tuổi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79; nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công toy CP Nova Bắc Nam 79 (nay là Công ty CP đầu tư và phát triển Chấn Phong); chỗ ở trước khi trốn: 82 Trần Quốc Toản, P.Hải Châu 1, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng.

Một nguồn tin của Thanh Niên xác nhận Bộ Công an ra quyết định truy nã đối với ông Phan Văn Anh Vũ về hành vi “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước”.

Trước đó, chiều 21.12, lực lượng mặc cảnh phục xuất hiện trước ngôi nhà của ông Vũ “nhôm” (82 Trần Quốc Toản, P.Hải Châu 1, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng). Vụ việc thu hút sự hiếu kỳ của rất nhiều người dân địa phương.

Ông Phan Văn Anh Vũ là một đại gia bất động sản có tiếng tại Đà Nẵng, sở hữu nhiều dự án lớn tại các vị trí đắc địa. Thời gian gần đây, ông Vũ được nhiều người biết đến khi cùng đối tác triển khai “siêu dự án” lấn biển khu đô thị quốc tế Đa Phước (Q.Hải Châu) với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 4.465 tỉ đồng. Chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH The Sunrise Bay, ông Vũ làm chủ tịch hội đồng thành viên. Công ty này được thành lập bởi sự góp vốn của Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79 do ông Vũ làm chủ tịch hội đồng quản trị và Công ty CP Nova Bắc Nam 79. Tuy nhiên, mới đây, dự án bị cáo buộc sử dụng cát hút trộm từ vùng biển Cửa Đại (TP.Hội An, Quảng Nam). Sau đó, dự án này tiếp tục dính đến nghi án làm giấy tờ giả để hợp thức hóa nguồn gốc cát sử dụng san lấp mặt bằng.

Ông Anh Vũ còn dính đến những sai phạm đất đai tại TP.Đà Nẵng đã được Thanh tra Chính phủ kết luận từ năm 2012. Cụ thể theo kết luận, năm 2006, khu đất phía nam cuối đường Phạm Văn Đồng được UBND TP.Đà Nẵng chuyển nhượng cho ông Hoàng Hải và bà Trung Thị Lâm Ngọc, tổng giá trị hợp đồng là 84 tỉ đồng. Năm 2008, ông Hải và bà Ngọc không triển khai thực hiện dự án, ủy quyền cho ông Anh Vũ chuyển nhượng cho ông Phạm Đăng Quan với giá 581,526 tỉ đồng (chênh lệch 495,374 tỉ đồng). Năm 2009, ông Quan tiếp tục chuyển nhượng cho Công ty CP đầu tư địa ốc ô tô Phương Trang với giá 585 tỉ đồng. Thanh tra Chính phủ cũng cho rằng, tại dự án khu đô thị quốc tế Đa Phước, ông Vũ được TP.Đà Nẵng giao đất với giá thấp hơn quy định, làm lợi cho Công ty CP xây dựng 79 hơn 570 tỉ đồng.

Tháng 9.2017, Cơ quan ANĐT - Bộ Công an vào cuộc điều tra 9 dự án đầu tư và 31 nhà, đất công sản thuộc sở hữu nhà nước tại Đà Nẵng từ năm 2006 đến nay. Trong danh sách 9 dự án bị điều tra có một số dự án được cho có liên quan ông Phan Văn Anh Vũ, gồm: dự án khu công viên An Đồn (nay là Trường mẫu giáo ABC rộng 3.600 m2); dự án khu đô thị quốc tế Đa Phước; dự án khu du lịch ven biển đường Trường Sa; dự án Phú Gia Compound; khu đô thị sinh thái Phú Gia ven sông.

Trong số 31 lô nhà, đất công sản trong danh sách đang được phía công an đề nghị cung cấp hồ sơ để làm rõ đều nằm tại các vị trí đắc địa nhất ở Đà Nẵng và hầu hết được bán cho doanh nghiệp không qua đấu giá, dù theo quy định của luật Đất đai, khi bán nhà hoặc đất công sản, phải đưa ra đấu giá công khai. Phần nhiều trong số đó cũng liên quan đến ông Vũ như: lô đất số 32 Lê Hồng Phong hiện là nơi đặt trụ sở của 3 công ty gồm: Công ty CP xây dựng 79, Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79 và Công ty TNHH I.V.C. Lô đất số 16 Bạch Đằng là trụ sở Sở Tư pháp TP (cũ), cuối năm 2014, TP giao cho Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79 với giá 45,3 tỉ đồng. Hiện khu đất này chưa xây dựng công trình gì.

Ngoài ra, còn có các lô 45 Nguyễn Thái Học (chuyển nhượng từ thời điểm năm 2007, 2010). Đây là những lô nằm liền kề căn nhà số 43 được UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) bán cho cha mẹ của ông Nguyễn Xuân Anh (nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng) từ năm 1993. Ông Xuân Anh cũng sử dụng ngôi nhà liền kề số 45. Trong kết luận của Ủy ban Kiểm tra T.Ư, ông Xuân Anh thiếu gương mẫu vì “sử dụng 2 nhà ở của doanh nghiệp”, gây dư luận xấu trong xã hội. Cụ thể, căn nhà số 45 Nguyễn Thái Học được Công ty I.V.C (một trong những công ty có liên quan đến Phan Văn Anh Vũ) mua vào năm 2007. Căn nhà 47 Nguyễn Thái Học được cho của ông Vũ “nhôm” cũng nằm trong danh sách 31 lô nhà bị điều tra.

Nguồn: Thanh Niên
0

Vật thể lạ xuất hiện trên bầu trời nam California



Clip được đăng tải lên YouTube ngày 22.12.2017 cho thấy Vật thể lạ xuất hiện trên bầu trời nam California (Hoa Kỳ) có hình thù kỳ lạ.
0

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

[Video] Sư đoàn Phòng không 361 sẵn sàng bảo vệ Hà Nội trước mọi cuộc tấn công



Tên lửa Sư đoàn phòng không 361. Ảnh minh họa
Sư đoàn Phòng không 361 sẵn sàng bảo vệ Hà Nội trước mọi cuộc tấn công
0

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2016

Hải quân đánh bộ - Cơn bão màu xanh


Là lực lượng chủ công trong hệ thống phòng ngự bờ biển và hải đảo, là lực lượng tấn công trên đất liền quan trọng bảo vệ đảo, quần đảo và chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải đất nước ta, Hải quân đánh bộ là một lực lượng tinh nhuệ của Hải quân Việt Nam. Mời quý vị và các đồng chí cùng theo dõi một buổi diễn tập của cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Hải quân 147, Quân chủng Hải quân để thấu hiểu thêm chất thép của những người lính hải quân đánh bộ, những "quả đấm thép" của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Nguồn: QPVN.vn
1