Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin quốc phòng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin quốc phòng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 2 tháng 2, 2018

Phòng Không Việt Nam trang bị 2 khí tài hiện đại bậc nhất từ Nga và Thụy Điển?

Trong Chương trình “Xuân canh trời - Tết biên cương, hải đảo” do Quân chủng PK-KQ tổ chức đã thấy sự xuất hiện của 2 khí tài hiện đại bậc nhất từ Nga và Thụy Điển.


Chương trình “Xuân canh trời - Tết biên cương, hải đảo” do Quân chủng PK-KQ tổ chức.
0

Những vũ khí Mỹ có thể giao cho Việt Nam

Sau khi đón Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu, Việt Nam lại có thêm một vị khách quan trọng tới thăm chính là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis.


Máy bay chiến đấu F-16

Theo nhận định từ các chuyên gia quốc tế, những chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng hai quốc gia Nga và Mỹ không nhằm mục đích nào khác ngoài việc thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam.

Trong chuyến viếng thăm các quốc gia Đông Nam Á của Bộ trưởng Quốc phòng Nga, ông Sergei Shoigu, đã có một hợp đồng vũ khí rất đáng chú ý đó là bán cho Myanmar 6 tiêm kích Su-30 (có thể là phiên bản mới nhất Su-30SME hoặc Su-30K đang tân trang tại Nhà máy 558 trên đất Belarus).

Bên cạnh đó, đã xuất hiện thêm nhiều kỳ vọng rằng Việt Nam có thể trở thành khách hàng tiếp theo đặt mua tiêm kích đa năng thế hệ 4,5 Su-35S cùng hệ thống tên lửa phòng không tầm xa tối tân S-400.

Vậy trong lần công tác sắp tới, ông James Mattis liệu có mang về cho phía Mỹ những thương vụ mua bán vũ khí có giá trị nhất là khi Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm tới một số chủng loại vũ khí, khí tài hiện đại do Mỹ sản xuất?


USCGC Sherman WHEC-720

Việt Nam từ lâu đã bày tỏ mong muốn được nhận thêm các trang bị quốc phòng từ Hoa Kỳ mà trước hết chính là tàu tuần tra cỡ lớn, sau khi chúng ta được bàn giao tàu USCGC Morgenthau (WHEC 722) và đổi tên thành CSB 8020.

Hiện nay tại cảng Honolulu còn một chiếc tàu chị em với CSB 8020 chính là USCGC Sherman (WHEC 720) lớp Hamilton, theo lịch trình đã thông báo thì nó sẽ chính thức rút khỏi biên chế USCG vào ngày 29/3/2018 và được đưa vào chương trình Bán trang bị quốc phòng dư thừa — EDA.
Tàu USCGC Sherman có lẽ là ứng viên duy nhất phù hợp cho việc bán lại cho Việt Nam do thuận tiện về vị trí địa lý, do vậy sẽ không ngạc nhiên nếu sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis sẽ có một thông báo chính thức được đưa ra.

Bên cạnh tàu tuần tra cỡ lớn, Việt Nam được cho là có nhu cầu với tiêm kích hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon đang được Hoa Kỳ lưu trữ tại căn cứ không quân Davis-Monthan ở bang Arizona.


máy bay phản lực F-16 của Hoa Kỳ

Sau chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama cùng với việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đã có thông tin cho rằng Việt Nam muốn nhận được F-16 tương tự như trường hợp của Indonesia, tức là phía Mỹ sẽ "tặng" lại một số F-16 nhưng nước tiếp nhận sẽ chịu chi phí tu sửa cũng như hiện đại hóa.


máy bay P-3C Orion

Nếu có thêm tiêm kích F-16 thì đây sẽ là sự bổ sung đáng giá cho các tiêm kích hạng nặng Su-27/30 của Không quân Việt Nam. Ngoài năng lực tác chiến đáng nể đã được kiểm chứng thì F-16 còn có ưu thế ở giá thành khai thác rất rẻ.
Ứng viên cuối cùng không thể không nhắc tới đó là máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Orion, nó được xem như mảnh ghép cuối cùng hoàn thiện mọi lực lượng tác chiến chống ngầm của Hải quân nhân dân Việt Nam bao gồm tàu mặt nước, tàu ngầm, trực thăng và máy bay cánh cố định.

So sánh với một số chủng loại tiềm năng khác như C-295MPA, Tu-142, Il-38N thì P-3C được đánh giá rất cao ở các hệ thống điện tử hiện đại, có khả năng triển khai nhiều loại vũ khí uy lực mạnh và nhất là giá thành ở mức chấp nhận được, thời hạn phục vụ còn tương đối dài.

Cách đây không lâu, thậm chí một số chuyên gia quân sự nước ngoài còn đánh giá P-3C là phương tiện quân sự đầu tiên của Mỹ vào biên chế Quân đội nhân dân Việt Nam trước cả tàu tuần tra Hamilton.

Mong rằng trong chuyến thăm sắp tới của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ những vướng mắc cuối cùng sẽ được giải quyết để Hải quân Việt Nam tiếp cận một số trang bị hiện đại và đang rất cấp thiết.

Nguồn: Thời Đại
0

Báo Trung Quốc: Quân đội Việt Nam tăng mạnh thực lực với tăng T-90S và chiến hạm Gepard

Việt Nam tăng cường sức mạnh quân sự để phòng thủ, bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia tiếp tục gây "tò mò" cho báo chí Trung Quốc, những vũ khí trang bị của quân đội Trung Quốc đã được đưa ra so sánh.

tăng T-90s

Xe tăng T-90S phù hợp khí hậu Việt Nam

Tờ báo Nga gần đây cho rằng Việt Nam mua một lô xe tăng chiến đấu T-90S của Nga đã gây ra "tò mò" cho Trung Quốc. Báo chí Trung Quốc đã có những bài viết phân tích về tính năng của loại xe tăng này, cho rằng khí hậu nhiệt độ cao, độ ẩm cao và địa hình, địa mạo của Việt Nam không thích hợp cho xe tăng T-90S. Điều này đã gây chú ý cho báo chí Nga.

Tờ Lenta Nga cho rằng T-90S là một trong những sự lựa chọn tốt nhất của Việt Nam. Chẳng hạn, xe tăng Nga nặng tổng cộng 46 tấn, thích hợp hơn với địa hình mà các xe chiến đấu hạng nặng khác khó có thể đi lại. Ngoài ra, hỏa lực và thiết giáp của T-90S cũng phù hợp với nhu cầu của quân đội Việt Nam.

Chuyên gia Nga Aleksey Khlopotov khẳng định, xe tăng Nga có thể hoạt động bình thường trong điều kiện nhiệt độ 50 độC hoặc cao hơn. Các nước có thời tiết nóng bức như Algeria, Azerbaijan, Turkmenistan, Uganda đều đã trang bị rất nhiều xe tăng T-90. Loại xe tăng này thể hiện tính năng ưu việt ở Syria. Aleksey Khlopotov cho rằng báo chí Trung Quốc thông qua "nghi ngờ trang bị Nga" để đề cao bản thân.

Ngoài ra, theo tờ Lenta Nga, báo cáo năm 2016 do nhà máy chế tạo Uralvagonzavod công bố vào tháng 7/2017 cho biết họ cung cấp xe tăng T-90 cho Việt Nam.

Phần nội dung liên quan đến kế hoạch hợp tác kỹ thuật quân sự của báo cáo chỉ ra công ty này dự định thực hiện 2 hợp đồng cung ứng xe tăng T-90S/SK, trong đó một hợp đồng 64 chiếc là hợp đồng ký kết với Việt Nam.


Tuy vậy, kể từ năm nay (2017), T-62 chính thức mất ngôi “hiện đại nhất” về tay xe tăng T-90S. Theo báo cáo của Uralvagonzavod, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 64 chiếc xe tăng T-90S và T-90K – những chiếc xe tăng hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay.

Tàu hộ vệ lớp Gepard tăng mạnh thực lực hải quân Việt Nam

Ngoài xe tăng T-90S/SK, trang tin Sina Trung Quốc ngày 30/1 còn đưa tin về việc Việt Nam đã trang bị đầy đủ 4 tàu hộ vệ lớp Gepard mua của Nga. Bài viết đề cập đầy đủ thông số tính năng và vũ khí trang bị của loại tàu này.

Theo Sina, việc trang bị 4 tàu hộ vệ lớp Gepard đã tăng mạnh thực lực của hải quân Việt Nam, giúp cho hải quân Việt Nam tiếp tục tiến lên một bước trong xây dựng hiện đại hóa.

Tàu hộ vệ Gepard chuyên dùng để đối phó với kẻ thù ở trên không, trên mặt biển và dưới mặt biển, tiến hành hộ tống và bảo vệ hạm đội, bảo vệ và tuần tra biên giới quốc gia, tấn công buôn lậu, đánh bắt trái phép và cướp biển, hỗ trợ cho tàu thuyền gặp nguy hiểm, tìm kiếm và cứu nạn.

Theo đánh giá của Forbes vào năm 2016, hải quân Việt Nam có hơn 120 tàu chiến đấu các loại, bao gồm tàu hộ vệ, tàu tên lửa và tàu ngầm thông thường. Chúng phần lớn là tàu do Liên Xô viện trợ trước đây, thiếu bảo dưỡng và cung ứng linh kiện, thực lực yếu.

Để tiếp tục nâng cao thực lực quân sự, do bản thân Việt Nam chưa có khả năng chế tạo tàu chiến đấu lớp 2.000 tấn trở lên, vì vậy tập trung tiền của để mua sắm từ bên ngoài, trong đó nước được lợi nhất là Nga.

Trang bị của quân đội Việt Nam hầu như đều mua sắm của Nga, nhưng do việc xây dựng của bản thân Nga cũng còn chưa đảm bảo, sự lựa chọn của Việt Nam cũng trở nên hạn hẹp hơn.

Sau khi nhập khẩu tàu hộ vệ lớp Gepard, Việt Nam lại chi tiền lớn đặt mua 2 tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Sigma của Hà Lan (?), loại tàu này được cho là tàu hộ vệ hạng nhẹ mạnh nhất của phương Tây. Báo chí Trung Quốc xuyên tạc rằng Việt Nam muốn thông qua loại tàu này để áp đảo những tàu hộ vệ như Type 056, Type 054A (Trung Quốc).

Nhưng về tổng thể, thực lực của hải quân Việt Nam còn chưa mạnh, 4 tàu hộ vệ lớp Gepard là chủ lực của hải quân. Mặc dù tàu hộ vệ hạng nhẹ Sigma rất mạnh, nhưng cũng không thể bằng tàu hộ vệ Type 054A Trung Quốc — Sina tự tin kết luận.

Nguồn: viettimes
0

Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2018

Bắc Triều Tiên đã giúp Nhật Bản như thế nào ?

Nỗ lực của Nhật Bản nhằm tìm cách có được các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ với cái cớ là mối đe dọa gây ra từ Triều Tiên đã gây quan ngại rất lớn cho Moscow và Bắc Kinh. Giới chuyên gia tin rằng, các tên lửa nói trên có thể được triển khai với mục tiêu nhằm thẳng vào Nga và Trung Quốc.


Nhật Bản nói rằng, quyết định của họ trong việc tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của đất nước thông qua việc phê chuẩn thỏa thuận mua và triển khai hai khẩu đội chiến đấu tối tân Aegis Ashore là xuất phát từ “mối đe dọa khẩn cấp” gây ra từ Bình Nhưỡng. Tokyo đã thông qua hợp đồng mua Aegis Ashore hồi tháng 12 năm ngoái với trị giá lên tới 2 tỉ USD. Các khẩu đội vũ khí nói trên dự kiến sẽ được đưa vào trực chiến từ năm 2023.

Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera từng tuyên bố Nhật Bản có thể sử dụng các hệ thống chiến đấu Aegis Ashore không chỉ nhằm vào những tên lửa đạn đạo mà nhằm vào nhiều mục tiêu khác nhau như tên lửa hành trình. Phát biểu này đã gây lo ngại cho các nước láng giềng của Nhật Bản.

Việc triển khai hệ thống Aegis Ashore có thể được tiến hành nhằm cả vào Nga và Trung Quốc, ông Jeff Kingston – Giám đốc Nghiên cứu Châu Á thuộc trường Đại học Temple, Nhật Bản, tin như vậy.

“Rõ ràng, mối đe dọa khẩn cấp nhất là từ Triều Tiên. Vì vậy, nó đã dẫn đến quyết định đó. Tuy nhiên, hoạt động triển khai vũ khí với mục tiêu rộng hơn đã gây quan ngại cho cả Trung Quốc và Nga bởi hệ thống chiến đấu mà họ triển khai sẽ giúp trang bị cho Nhật Bản năng lực tối tân hơn rất nhiều”, ông Kingston phân tích.

Mặt khác, theo Tiến sĩ Joseph Gerson – Chủ tịch Chiến dịch Hòa bình, Giải trừ Vũ khí và An ninh chung, một cuộc tấn công bằng tên lửa từ Triều Tiên mà Tokyo đang lo đối phó trên thực tế “hầu như không có khả năng xảy ra” mặc dù không phải là hoàn toàn không thể. Vì thế, ông Gerson cho rằng, hệ thống tên lửa Aegis Ashore của Nhật Bản rõ ràng là “để nhằm bảo vệ Nhật Bản và các căn cứ quân sự của Mỹ ở nước này khỏi những cuộc tấn công bằng tên lửa trong tương lai từ Nga và Trung Quốc.”

Trong khi đó, một nhà cựu ngoại giao nhận định, Tokyo đang lợi dụng căng thẳng trong khu vực liên quan đến vấn đề hạt nhân Triều Tiên để làm cái cớ tăng cường sức mạnh quân sự.

“Tất nhiên, Nhật Bản sẽ nói rằng, chương trình phòng thủ tên lửa của họ chỉ nhằm vào Triều Tiên khi mọi người đều biết khả năng Triều Tiên tìm cách tấn công Nhật Bản là cực kỳ nhỏ”, ông Gregory Clark – một cựu nhà ngoại giao của Australia và là một chuyên gia về an ninh cũng như quan hệ quốc tế, cho hay.

Theo phân tích của ông Clark, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cần những căng thẳng như hiện nay để làm cái cớ thực hiện những bước thay đổi về hiến pháp và luật pháp liên quan đến quốc phòng mà ông này ủng hộ cũng như tăng cường năng lực quân sự của Nhật Bản và vai trò quân sự của nước này ở nước ngoài. Một chính sách như vậy sẽ đẩy ông Abe vào vòng tay của Mỹ và khiến Nhật Bản trở thành một người chơi ủng hộ tích cực cho các chiến lược quân sự của Mỹ ở trong khu vực và xa hơn nữa.

“Không biết do vô tình hay hữu ý, Thủ tướng Abe đang có một chuyến thăm hoàn toàn không cần thiết đến các nước Baltic để thể hiện sự ủng hộ của ông này đối với các chính sách của Mỹ và NATO ở Châu Âu”, ông Clark nói thêm.

Vị chuyên gia người Australia cho rằng, chính sách của ông Abe có thể đẩy Tokyo vào cuộc đối đầu với Moscow. Hoạt động triển khai hệ thống chiến đấu Aegis Ashore ở Nhật Bản có thể đẩy Moscow tiến đến gần với Bắc Kinh hơn để phối hợp cùng nhau chống lại những ảnh hưởng của Mỹ và các đồng minh. Như vậy, diễn biến trên có nguy cơ đe dọa tiến trình đối thoại giữa Nga và Nhật Bản xung quanh quần đảo tranh chấp Kuril.

Nguồn:
1. xahoithongtin.com.vn/...
2. tienphong.vn/...
0

"Mãnh hổ" T-90S: Bước đột phá của lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam

Những tính năng mới của xe tăng T-90S, với sức sáng tạo và lòng dũng cảm của bộ đội tăng thiết giáp Việt Nam, sẽ là sự bất ngờ rất lớn đối với bất cứ kẻ thù xâm lược nào.


(Viettimes) Thực tế Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) chuẩn bị tiếp nhận tăng T-90S của Nga, vì một lý do nào đáo gây ra sự quan tâm đáng kể của truyền thông nước láng giềng Trung Quốc. Ngày 03.01.2017, trang Sina tiếp tục có bài viết bàn về vấn đề này.

Trên trang Sina, tác giả của bài viết nhấn mạnh đến khó khăn sử dụng T-90 trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. Việt Nam có 3/4 diện tích là đồi núi và cao nguyên, chỉ có vùng duyên hải là đồng bằng, địa hình thấp và bằng phẳng, sông ngòi dày đặc. Địa hình như vậy hoàn toàn không thích hợp cho việc sử dụng lực lượng cơ giới binh chủng hợp thành hạng nặng.

Ngoài ra, tác giả bài viết nhận xét, quy mô lực lượng thiết giáp của Việt Nam có hạn, nhiệm vụ cũng chủ yếu là chi viện cho bộ binh, trang bị cũng tương đối lạc hậu, phục vụ đã trên 30 năm, thậm chí 50 năm trở lên, chẳng hạn như xe tăng T-34.

Cần nhận thấy rằng, trong khoảng 20 năm trở lại đây, quân đội Trung Quốc đang có những bước phát triển mạnh mẽ theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại hóa quy mô lớn. Số lượng binh khí kỹ thuật cao tăng vọt, đặc biệt trong các đơn vị tăng thiết giáp, hải quân và không quân. Đặc biệt, Trung Quốc phát triển sản xuất tăng thiết giáp, nổi bật nhất là xe thiết giáp VN17, tăng chủ lực VT-4. Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng, chiếc tăng VT-4 hiện đại hơn cả siêu tăng mới nhất Armata T-14 của Nga.

Từ quan điểm phát triển lực lượng của quân đội Trung Quốc, dễ dàng nhận thấy, lực lượng PLA đang phát triển mô hình quân đội theo học thuyết toàn cầu hóa quân sự. Có nghĩa là quân đội Trung Quốc đang phát triển quân đội theo mô hình quân đội Mỹ, được coi là lực lượng quân sự toàn cầu, có khả năng có mặt trên bất cứ điểm nóng nào trên thế giới. Từ đó nhận thấy, quan điểm của tác giả bài viết, dù ngắn ngủi nhưng cũng cảm thấy rất rõ, lý luận quân sự của quân đội Trung Quốc dựa trên khái niệm tấn công tổng lực. Quân binh chủng hợp thành, tác chiến trên tất cả các không gian chiến trường, khống chế đường không và lực lượng đột phá chủ lực sẽ là các đơn vị cơ giới hạng nặng tốc độ cao.

Đúng như tác giả nhận xét, không có xe tăng, thiết giáp thì không thể thắng chiến tranh, nhưng nhận xét xe tăng QĐNDVN chỉ đóng vai trò yểm trợ hỏa lực cho bộ binh là một nhận thức sai lầm, tương tự như các chiến lược gia Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam là lực lượng tấn công chủ lực của QĐNDVN.

Khác hơn so với lực lượng tăng thiết giáp Trung Quốc, được viện trợ cả nhà máy sản xuất, làm nền tảng cho ngành công nghiệp tăng thiết giáp sau này. Binh chủng tăng thiết giáp Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh, được Liên Xô viện trợ những loại xe tăng không phải là tốt nhất như T-34, PT – 76, T-54A,B, ngoài ra còn có xe tăng được sản xuất từ chính Trung Quốc như T-59, gần cuối cuộc chiến tranh Việt Nam mới có được xe tăng T-55.

Nhưng cũng trên chiến trường Việt Nam, từ xe tăng PT-76 đến T-55 đều trở thành những vũ khí nổi tiếng trên thế giới do những chiến công vang dội: Từ trận chiến Tà Mây – Làng Vây ngày 06 - 07.02.1968 đến chiến dịch tấn công giải phóng thành phố Sài Gòn tháng 04.1075, tăng thiết giáp Việt Nam đánh hơn 200 trận với hiệu quả tác chiến cao. Lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam cũng là lực lượng đột phá chủ lực trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn và giải phóng Campuchia khỏi bè lũ diệt chủng Polpot.

Địa hình Việt Nam tương đối phức tạp với đồi núi, cao nguyên, vùng đồng bằng có sông ngòi dày đặc và các vùng trũng. Nhưng tăng thiết giáp Việt Nam có mặt ở khắp nơi, trên mọi chiến trường, từ vùng đồng bằng sông Cửu Long, chiến trường Đường 9 Nam Lào với dãy núi Trường Sơn trùng điệp, vùng 6 tỉnh biên giới và thậm chí cả trên các đảo xa.

Trên mọi chiến trường, xe tăng Việt Nam, dù là T-34 hay T-54, T-55 và cả các dòng xe K2 (xe chiến lợi phẩm M-41, M-48 Mỹ) đều phát huy được hết năng lực vũ khí trang bị. Không có những trường hợp hỏng hóc phải bỏ xe tháo chạy như trên chiến trường Syria, Iraq.

Ngay trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, mặc dù Mỹ là siêu cường quân sự, nhưng tăng thiết giáp trên chiến trường Việt Nam đóng vai trò yểm trợ bộ binh tấn công. Nhưng QĐNDVN dù không có không quân, vẫn có thể tổ chức được các trận tấn công bằng xe tăng có bộ binh yểm trợ.

Tất nhiên, trên không gian chiến trường giới hạn như ở Việt Nam, nếu xảy ra chiến tranh, các bên tham chiến rất khó có thể triển khai đội hình chiến đấu tấn công quy mô lớn cấp sư đoàn, lữ đoàn tăng thiết giáp. Hơn thế nữa, với sự phát triển của một số lượng lớn các loại vũ khí diệt tăng, việc tiến hành một cuộc tấn công lớn bằng lực lượng tăng thiết giáp, dù có sự yểm trợ mạnh mẽ từ trên không của không quân chiến trường, cũng chỉ có thế diễn ra trong cuộc chiến Iraq 20.03. 2003 đến 15.12 .2011. Trong đó, liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu ồ ạt đổ quân tấn công với hỏa lực dữ dội của không quân liên minh, các lực lượng vũ trang Iraq trên thực tế đã hoàn toàn tan rã.

Những diễn biến trên chiến trường Iraq và Syria cho thấy, ngay cả trong điều kiện thuận lợi nhất, có được hỏa lực yểm trợ tuyệt đối từ trên không, lực lượng đối phương là các nhóm chiến binh, chiến đấu theo phương thức chiến tranh du kích, số lượng tăng thiết giáp, từ T – 55, T-72 và cả xe tăng Abrams M1 vẫn bị tiêu diệt nhiều và với số lượng không nhỏ.

Do đó, trong các cuộc chiến tranh trong tương lai, đặc biệt khi diễn ra trên các địa hình phức tạp như các khu dân cư, đô thị, địa hình đồi núi, khu vực đồng bằng phức tạp. Phương thức tác chiến tốt nhất là sử dụng các đơn vị binh chủng hợp thành đến cấp lữ đoàn, trong đó xe tăng trong đội hình đột kích đến cấp tiểu đoàn, phối hợp với các phương tiện tấn công khác như xe bộ binh chiến đấu BMP, xe thiết giáp, xe yểm trợ hỏa lực trang bị tên lửa chống tăng và pháo tự động có khả năng phòng không 30 mm.

Trải qua 2 cuộc chiến tranh có sử dụng rộng rãi tăng thiết giáp như cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước giai đoạn cuối, cuộc chiến tranh giải phóng Campuchia, các lực lượng vũ trang QĐNDVN dày dạn kinh nghiệm sử dụng tăng thiết giáp trên chiến trường Việt Nam, đặc biệt trong chiến đấu tiến công, vốn là đặc trưng của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Tương tự như AK-47, tên lửa SA-75, xe tăng T-54 AB, xe tăng hạng nhẹ PT-76, xe tăng T-90S hoàn toàn có thể trở thành vũ khí tấn công chủ lực và tìm được vinh quang khi phục vụ trong QĐNDVN.

Syria, theo nhận xét của tổng thống Nga V.Putin là thao trường kiểm tra năng lực tác chiến thực tế của vũ khí, xe tăng T-90 đã vượt qua kỳ thi này rất xuất sắc, với chỉ có 3 xe bị phá hủy trên chiến trường. Trong đó 1 xe T-90 bị bắn bằng đạn xuyên giáp dưới cỡ bắn ngang sườn là chính thức bị phá hủy. Đây là một đòn tấn công mà không có một xe tăng nào trên thế giới có thể chống được, 2 xe còn lại bị phá hủy do 1 xe bị tên lửa chống tăng bắn trúng tháp pháo, gây cháy trên nắp, kíp xe bỏ chạy, để xe tự cháy lan vào bên trong. Một xe khác do kíp xe hoảng sợ bỏ xe rút lui, các tay súng khủng bố IS thu được xe, đặt bộc phá phá hủy để tuyên truyền.


Ngoài ra, xe tăng T-90A cũng là xe tăng chịu được các đòn tấn công của tên lửa chống tăng hạng nặng BGM-71 ТOW. Т-90 không những chịu được, mà còn có thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chiến đấu sau đòn tấn công.

Một thực tế cho thấy, khác với QĐNDVN, quân đội Syria ít sử dụng xe tăng trong chiến đấu tấn công, mà thường sử dụng như một hỏa khí đi cùng. Hầu như tất cả các trường hợp xe tăng bị tấn công đều đang ở trạng thái đứng bắn tại chỗ, trên khoảng trống địa hình không che chắn, nguy trang, không cơ động chiến thuật.

Tăng thiết giáp Việt Nam thường xuyên đi đầu trong chiến đấu tấn công, được sự yểm trợ mạnh của bộ binh, thiết giáp chống tăng và pháo, tên lửa phòng không đi cùng, triệt để tuân thủ công tác ngụy trang đánh lừa địch và kỹ năng phòng chống tên lửa chống tăng có điều khiển.

T-90 sử dụng động cơ động cơ 12 xi lanh B-92S2, cho phép xe phát huy tốc độ tối đa hơn 60 km/h, có khả năng vượt chướng ngại vật nước đến 1,2 m (1,8 m nếu có chuẩn bị ngắn), vượt hào rộng 2,8 mét, vượt tường thẳng đứng cao 0.8 mét, vượt dốc đến 30. Những tính năng kỹ thuật này cho phép T-90 có thể hoạt động hiệu quả trên mọi khu vực chiến trường Việt Nam, chiến đấu theo cách đánh của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Nhiều đặc điểm ưu việt sẽ làm vừa lòng lính tăng Việt, vốn có khổ người bé nhỏ hơn ngay cả với lính Syria. Đây sẽ là lần đầu tiên trong suốt lịch sử phát triển tăng thiết giáp Việt Nam, lái xe và pháo thủ sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với T-55. Xe tăng T-90 có hệ thống kiểm soát hỏa lực tự động với phạm vi phát hiện mục tiêu đến 1.500 m. Nhờ vào thiết bị kính ngắm quang ảnh nhiệt, pháo thủ T-90 có thể quan sát không gian chiến trường cả ngày lẫn đêm, không chỉ các mục tiêu tăng thiết giáp mà cả bộ binh trên khoảng cách đến 3 km. Với những tính năng kỹ chiến thuật này, tăng Việt Nam sẽ tác chiến có hiệu quả gấp nhiều lần so với T-55.

Lần đầu tiên lính tăng Việt Nam, vốn rất vất vả với việc nạp đạn, dừng ngắm, bắn nhanh bằng pháo 100 mm có thể được sử dụng pháo nòng trơn 125M 2A46M, với hệ thống nạp đạn tự động. Các lính tăng may mắn sẽ giã biệt hệ thống ổn định cổ lỗ của T-55 để đến với hệ thống ổn định hiệu quả của T-90S, phù hợp với việc xạ kích khi xe đang cơ động.

Xe có cơ số đạn 43 quả đạn xuyên giáp, đạn nổ lõm hoặc nổ phá mảnh. Nhưng trưởng xe T-90 chắc chắn hài lòng với hệ thống tên lửa bắn qua nòng pháo “Reflex” với tầm bắn lên đến 5 km, dẫn đường laser.


Tăng T-90s

Những tính năng mới của xe tăng T-90S, với sức sáng tạo và lòng dũng cảm của bộ đội tăng thiết giáp Việt Nam, sẽ là sự bất ngờ rất lớn đối với bất cứ kẻ thù xâm lược nào.

Không có gì ngạc nhiên, nếu trong một đơn vị binh chủng hợp thành có sự tham gia cùng lúc cả xe tăng T-54, T-55, T-55M3 và T-90S trong đội hình chiến đấu tấn công mạnh, có sức đột phá lớn và sự phối kết hợp hoàn hảo, vì đó chính là đặc trưng của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Một vấn đề mà tác giả bài viết trên báo Sina có để cập tới về điều kiện khí hậu, môi trường tác chiến có thể ảnh hưởng không nhỏ đến xe tăng T-90S khi phục vụ trong QĐNDVN. Chắc chắn tác giả không tìm hiểu kỹ về năng lực của các đơn vị trang bị kỹ thuật Việt Nam.

Trong suốt các cuộc chiến tranh và trong điều kiện thời bình, những loại vũ khí tưởng như đã hết thời sử dụng như tên lửa phòng không SA – 75 Dvina hoặc các xe tăng thiết giáp cách đây hơn 70 năm, vẫn hoạt động rất tốt và phục vụ hiệu quả trong quân đội. Lực lượng kỹ thuật quân sự Việt Nam là lực lượng hiểu và khai thác sử dụng hiệu quả nhất vũ khí trang bị Liên Xô trước đây và Nga ngày nay. Hơn hẳn các nước khu vực Đông Âu và vượt xa các nước Trung Đông, có lẽ chỉ thua sút với quê hương nó, lực lượng kỹ thuật quân sự Nga.

Trong tương lai không xa, trong quá trình hợp tác công nghiệp quốc phòng với các nước trên thế giới, có thể binh chủng tăng thiết giáp Việt Nam sẽ có hệ thống phòng thủ tích cực loại Arena hoặc cao cấp hơn. Tăng Việt Nam sẽ trang bị được các mô đun pháo – tên lửa chống tăng tự động thế hệ mới, xe yểm trợ hỏa lực tăng thiết giáp BMPT, robot thiết giáp chiến đấu và tăng cường thêm số lượng xe tăng hiện đại như T-90SM, T-72B3.

Từ những phân tích trên, có thể nói không chỉ riêng chất lượng xe, mà số lượng 64 chiếc T-90S đã là một bước đột phá mạnh mẽ trong lực lượng đột kích trên chiến trường của quân đội Việt Nam. Sau những chiếc T-90S đầu tiên, lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam sẽ có những bước đột phá mạnh cả về lượng và chất của các đơn vị binh chủng kỹ thuật cao.

Nguồn: Viettimes.vn/...
0

Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

Tàu sân bay Mỹ sẽ đi thăm Việt Nam vào tháng ba?

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết đang trao đổi với Mỹ về thời điểm chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ trong năm nay.


Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm 18/1 cho biết Hoa Kỳ và Việt Nam đang trao đổi về khả năng tàu sân bay Mỹ có thể đi thăm Việt Nam lần đầu tiên trong năm 2018.

Trong cuộc họp báo chiều ngày 18/1, bà Lê Thị Thu Hằng nói về chính sách đối ngoại “độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ” của Việt Nam như sau:

"Việt Nam chủ trương phát triển hợp tác sâu rộng với tất cả các đối tác trên cơ sở cùng có lợi, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Trên tinh thần đó, hai bên đang trao đổi về việc tàu sân bay Mỹ thăm cảng của Việt Nam trong năm 2018."

Trước đó, Infonet trích lời bà Amy Searight, Giám đốc chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS) ngày 17/1 xác nhận Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis sẽ thăm Việt Nam vào tuần tới. Bà Searight cho biết một trong những nội dung chính mà bộ quốc phòng hai nước đang phối hợp, là chuẩn bị cho chuyến thăm của một tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam, dự kiến vào tuần lễ đầu tháng 3.

Bà Searight từng là Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, phụ trách khu vực Nam và Đông Nam Á nhiệm kỳ 2014 - 2016.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch, gặp nhau vào tháng 8/2017 tại Mỹ.

Cho đến lúc này, Washington và Hà Nội chưa chính thức công bố chuyến thăm Việt Nam của người đứng đầu Ngũ Giác Đài.

Hồi tháng 5 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã trao đổi về chuyến đi thăm Việt Nam của một tàu sân bay Mỹ khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau tại Tòa Bạch Ốc.

Truyền thông Việt Nam tường thuật rằng đây sẽ là lần đầu tiên một tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam sau nhiều thập kỷ, một dấu hiệu cho thấy quan hệ hai nước đã cải thiện tốt đẹp.

Nguồn:

1. voatiengviet.com/...

2. vnexpress.net/...

0

Thứ Ba, 16 tháng 1, 2018

Bộ tư lệnh tác chiến không giang mạng và Lực lượng 47

Đại tá Tống Viết Trung, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, được điều sang làm Phó tư lệnh - Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng, thuộc Bộ Quốc phòng, vừa được công bố thành lập ngày 8/1/2018.


Tác chiến không gian mạng ở Quân khu 7

Báo Dân Trí cho hay ông Trung "đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phổ cập dịch vụ di động của Viettel 14 năm trước cũng như đưa ra chiến lược cho cuộc cách mạng số hiện nay."

Hôm 11/1, trả lời Ben Ngô của BBC Tiếng Việt, ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên cộng tác của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Sài Gòn (SCIS), nói: "Viettel là tổ hợp công nghiệp quốc phòng được coi là lớn nhất hiện nay và họ tập trung vào công nghệ thông tin và mạng, phù hợp với định hướng hiện đại hóa toàn diện của lực lượng tác chiến mạng."

"Nếu theo dõi những sản phẩm công nghiệp quốc phòng mới nhất của Viettel thì thấy rõ là họ đầu tư cho các hệ thống quản lý big data cho quân đội và các tổ hợp radar hay không người lái cho không quân."
"Viettel có nhân lực, chuyên gia, kinh nghiệm và sụ hỗ trợ đủ để phát triển lực lượng tác chiến mạng mới."

"Và nhiệm vụ của đại tá Trung là tích hợp phần nào hoạt động của Viettel cho phù hợp với định hướng phát triển của lực lượng tác chiến mạng trong tương lai."

"Cần phải nhấn mạnh là điều này hết sức có lợi cho Viettel, họ sẽ nhận đầu tư lớn hơn, có định hướng chính trị và nhiệm vụ rõ ràng và có sức ép lớn hơn trong phát triển các sản phẩm của mình, đặc biệt là cho tương lai xuất khẩu các sản phẩm quốc phòng ra nước ngoài."


Báo Việt Nam nói ông Tống Viết Trung "đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phổ cập dịch vụ di động của Viettel 14 năm trước"

Lực lượng 47 'khác Bộ tư lệnh mới'

Ông Thế Phương nhấn mạnh: "Cần phân biệt lực lượng 47 với Bộ tư lệnh mới được thành lập. Hai lực lượng này khác nhau."

"Lực lượng 47 không có cơ chế điều hành và quản lý rõ ràng rành mạch như các đơn vị quân đội khác, vì đặc thù nhiệm vụ của lực lượng này."

"Nói về đặc thù nhiệm vụ của Lực lượng 47, họ là người của quân đội tham gia chống diễn biến hòa bình trên không gian mạng."

"Thành viên của Lực lượng 47 là những cán bộ, chiến sĩ, phần lớn là cán bộ chính trị trong toàn quân, mà theo quân đội là có 'bản lĩnh chính trị, có kiến thức, trình độ lý luận, khả năng xử lý thông tin'".

"Mô tả Lực lượng 47 'vừa hồng vừa chuyên' có lẽ là mô tả tóm tắt nhất: quân nhân mà đặc biệt là cán bộ chính trị rất thấm nhuần tư tưởng của Đảng. Quan trọng nhất, không cần kinh phí để nuôi Lực lượng 47, vì về căn bản là nhân lực có sẵn."

Việt Nam đang hô hào cách mạng 4.0, bản chất 4.0 dựa vào không gian mạng, và để bảo vệ lợi ích quốc gia trên Không gian mạng thì thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng là quan trọng. Cái chính ở đây là đâu tư như thế nào và đâu tư lĩnh vực gì cho tác chiến mạng. Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên cộng tác của SCIS

Đề cập về Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng, ông Thế Phương nói: "Từ trước tới nay không gian tác chiến truyền thống trong chiến tranh là trên đất liền, trên không, trên mặt biển hay dưới lòng biển."

"Trong thời đại Internet và big data hiện nay thì xuất hiện thêm không gian mạng, có thể thấy rõ tác động của môi trường tác chiến mới này qua hoàng loạt các vụ tấn công mạng của Bắc Hàn nhắm tới Mỹ, hay trong trường hợp Việt Nam là vụ tấn công vào hê thống các sân bay năm ngoái mà người ta vẫn cho rằng do các nhóm hacker Trung Quốc tiến hành."

"Mối đe dọa này trong tương lai đối với an ninh quốc gia là rất lớn và việc thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng là tối cần thiết."

"Thử tưởng tượng trong 5, 10 năm tới, mọi thủ tục hành chính, mọi hoạt động giao dịch tài chính tiền tệ đều được giao dịch qua mạng, IoT hay big data được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam."

"Hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu của quốc gia như điện, năng lượng, lưu trữ thông tin cá nhân… Khi đó, nếu không được bảo vệ, hệ thống này sẽ bị đánh sập trong tích tắc, hoặc bị ăn cắp dữ liệu."

Hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu của quốc gia như điện, năng lượng, lưu trữ thông tin cá nhân… Khi đó, nếu không được bảo vệ, hệ thống này sẽ bị đánh sập trong tích tắc, hoặc bị ăn cắp dữ liệu. Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên cộng tác của SCIS

"Việt Nam đang hô hào cách mạng 4.0, bản chất 4.0 dựa vào không gian mạng, và để bảo vệ lợi ích quốc gia trên Không gian mạng thì thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng như đã đề cập là quan trọng. Cái chính ở đây là đâu tư như thế nào và đâu tư lĩnh vực gì cho tác chiến mạng."

Truyền thông Việt Nam nói việc thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng xuất phát từ một quyết định ngày 15/8/2017 của Thủ tướng Việt Nam, tuy không cho biết rõ nội dung cụ thể của quyết định này.
Có rất ít thông tin về lực lượng mới này, nhưng chính phủ và quân đội Việt Nam từ lâu không giấu giếm sự quan tâm đến vấn đề tác chiến mạng.

Nguồn: Dân Trí, BBC
0

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2018

Quân đội Việt Nam chế tạo thành công radar "bắt" máy bay tàng hình


Việt Nam là một trong những nước hiếm hoi chế tạo được radar thụ động phát hiện máy bay tàng hình - Xem video về tính năng, hoạt động của radar thụ động RTh do Viện radar - Viện Khoa học công nghệ Quân sự Quân đội Việt Nam chế tạo.

Việc chế tạo thành công radar định vị mục tiêu thụ động RTh là một thành tựu lớn của nền công nghiệp quốc phòng trong nước.

Trong tác chiến hiện đại, mạng lưới radar đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện sớm, cảnh báo và cung cấp chính xác tọa độ mục tiêu cho các đơn vị hỏa lực phòng tránh, đánh trả có hiệu quả những cuộc tiến công của kẻ địch.

Hiện nay ngân sách mua sắm vũ khí trang bị thế hệ mới từ nước ngoài là có hạn và hơn nữa nếu phải nhập khẩu thì việc đảm bảo an ninh, an toàn sẽ rất khó có thể thực hiện tốt.

Trước bối cảnh trên, Viện radar, Viện KH&CN Quân sự - Bộ Quốc phòng đã chủ động đề xuất và được giao chủ trì Dự án: “Nghiên cứu thiết kế, chế thử mẫu trạm radar thụ động định vị mục tiêu theo phương pháp TDOA (Time difference of Arrival)”.

Dự án do TS. Trần Văn Hùng làm chủ nhiệm.

Cùng tham gia dự án còn có sự góp sức của một số đơn vị thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ.

Qua gần 4 năm triển khai, trung tuần tháng 11/2014, tổ hợp radar thụ động đầu tiên ký hiệu RTh chế tạo trong nước đã chính thức được nghiệm thu.

Kết quả này mở ra một trang mới đầy triển vọng trong việc tự chủ trang bị khí tài mới, hiện đại cho quân đội, đồng thời giữ được bí mật quân sự.

Với radar chủ động, chúng phải phát sóng để sục sạo và thu về các tín hiệu phản xạ để tính toán, xác định tọa độ mục tiêu.

Điều đó đồng nghĩa với việc chính đài radar có thể bị phát hiện và chế áp bởi tên lửa chống bức xạ diệt radar từ máy bay đối phương, hoặc nếu mục tiêu là máy bay tàng hình thì sóng sẽ bị hấp thụ khiến radar chủ động gần như bị mù, không thể phát hiện được.

Trong khi đó, RTh "Made in Vietnam" là radar định vị mục tiêu thụ động dựa trên phương pháp TDOA (Time difference of Arrival) xác định mục tiêu bằng cách đo đạc chênh lệch thời gian lan truyền của sóng điện từ từ nguồn bức xạ đến các đài thu.

Cấu hình của RTh gồm 4 trạm định vị với 3 trạm kế bên và 1 đài thu kiêm trung tâm xử lý tín hiệu.

Máy bay tàng hình dù hiện đại đến đâu nhưng trong quá trình hoạt động nó vẫn phải sử dụng radar, khí tài gây nhiễu, thiết bị nhận dạng địch - ta, hệ thống liên kết dữ liệu, các thiết bị trinh sát, dẫn đường, định vị và liên lạc...

Các đài thu của radar thụ động như RTh sẽ bắt được những tín hiệu này, qua đó xác định được tọa độ mục tiêu. Radar thụ động có khả năng sống sót cao gấp nhiều lần so với radar chủ động và gần như không thể bị gây nhiễu.


Mặc dù còn nhiều việc phải làm, nhưng chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng trong tương lai không xa, các sản phẩm radar thụ động chế tạo trong nước sẽ được sản xuất hàng loạt, trang bị rộng rãi cho các đơn vị, góp phần tiết kiệm cho ngân sách nhà nước.

Quan trọng hơn, như Bộ Trưởng Bộ Khoa học & Công Nghệ Nguyễn Quân đã nói:
"Những trang thiết bị vũ khí lớn và hiện đại chúng ta vẫn phải nhập khẩu. Nhưng song song đó, nhờ áp dụng thành tựu nghiên cứu sáng tạo của người Việt Nam, chúng ta đã có thể hoàn toàn yên tâm với việc bảo vệ vùng trời Tổ quốc".

Nguồn:

1. soha news: soha.vn/...
2. YouTube: YouTube.com/...
0

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018

Báo chí quốc tế bình luận về vụ Việt Nam phóng tên lửa từ tàu ngầm


Trung Quốc- Nga- ẤN Độ bình đã có những bình luận về việc tàu ngầm của lực lượng Hải Quân Việt Nam phóng tên lửa chống hạm Klub-S 3m-54e hiện đại từ dưới lòng biển sâu.
0

Truyền hình Hải quân tháng 1/2018: Cận cảnh Hải quân Việt Nam phóng tên lửa P-35


Truyền hình Hải quân tháng 1/2018: Cận cảnh Hải quân Việt Nam phóng tên lửa P-35B Redut-M.
0

Tổng hợp các hoạt động quân sự, quốc phòng Việt Nam năm 2017


Video tổng hợp sức mạnh quân sự, các cuộc tập trận qui mô lớn, tiềm lực quốc phòng Việt Nam 2017.
0

5 Vũ khí khủng lọt vào mắt xanh Việt Nam và sẽ mua trong tương lai sau năm 2017


Trong năm 2017 có khá nhiều vũ khí lọt vào “mắt xanh” của Việt Nam, dù đa phần trong số đó đều có nguồn gốc Nga và tương lai chúng ta sẽ mua sắm những loại vũ khí hiện đại này.
0

Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Quân chủng Hải quân tăng cường sức mạnh chiến đấu


Quân chủng Hải quân tăng cường sức mạnh chiến đấu: Tổng kết các hoạt động huấn luyện trong năm 2017 bao gồm Hải quân và Cảnh sát biển.
0

TQ thử nghiệm Thủy phi cơ lớn nhất thế giới Côn Long-AG600

Thủy phi cơ Côn Long AG-600

Chiếc thuỷ phi cơ lớn nhất thế giới do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc phát triển đã có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên kéo dài trong một giờ đồng hồ.


Côn Long-AG600 có thân dài 39,6m và sải cánh 38,8m, kích thước tương đương một máy bay chở khách thân hẹp, chở được 50 người và có khả năng bay lên đến 12 giờ, đủ để tới bất cứ nơi nào trong vùng biển Đông (mà Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa) có tranh chấp, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Chiếc thủy phi cơ cất cánh từ sân bay Châu Hải ở tỉnh Quảng Đông.

Hãng Tân Hoa Xã nói chiếc thủy phi cơ này sẽ "bảo vệ linh hồn của biển, đảo và các bãi đá".


Chuyến bay đã được phát trực tiếp trên truyền hình quốc gia, và lúc quay về, nó được những đám đông vẫy chờ và đoàn quân nhạc chào đón.
Quá trình phát triển chiếc AG600 kéo dài trong tám năm, và hiện đã có 17 đơn đặt hàng trong Trung Quốc.

Chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông bị các nước láng giềng phản đối mạnh mẽ. Một tòa án được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn hồi năm ngoái đã bác bỏ các yêu sách của Bắc Kinh đối với "đường lưỡi bò".

Nguồn: BBC
0

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Báo Nga: Kilo Việt Nam ăn đứt tàu ngầm Virginia Mỹ

Ngay khi tàu Kilo Việt Nam phóng Club-S được công bố, truyền thông Nga đã đưa tin về sự kiện này và cho rằng Kilo có tính năng hơn cả tàu Virginia.
Theo trang Rossiyskaya Gazeta, Kênh truyền hình VTV1 đã phát sóng phóng sự về sức mạnh của Hải quân Việt Nam, tropng đó lần đầu tiên nhiều vũ khí khai hỏa lần đầu được công bố trên phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt là cảnh tàu ngầm Kilo phóng tên lửa từ hệ thống Club-S khi đang lặn.

Rossiyskaya Gazeta cho biết, loại tên lửa tàu ngầm Kilo Việt Nam phóng đi là loại 3M-54E (E dùng cho biến thể xuất khẩu). Theo nguồn tin này, tên lửa 3M-54E nằm trong gói hợp đồng giữa Hải quân Việt Nam và Nga được ký kết năm 2009 với tổng số 40 quả đạn.


Tàu ngầm Kilo Việt Nam lần đầu phóng tên lửa 3M-54E.

Chỉ với số lượng khiêm tốn tên lửa 3M-54E có trong trang bị, hạm đội tàu ngầm Kilo gồm 6 chiếc của Hải quân Việt Nam cũng đủ khiến bất kỳ kẻ thù nào cũng phải khiếp sợ khi đối đầu.

Khác với Rossiyskaya Gazeta, Diễn đàn quân sự của Nga là Vk không nói nhiều về vũ khí tàu Kilo vừa khai hỏa mà tập trung phân tích những khả năng đặc biệt của lớp tàu ngầm thông thường này của Việt Nam. Theo Vk, Kilo mà Việt Nam đang sở hữu thuộc dòng tàu ngầm thông thường tối tân hàng đầu thế giới hiện nay.

Tàu ngầm lớp Kilo 636 có chiều dài 73,8 m, ngang rộng nhất 9,9 m, lượng choán nước khi nổi 2.350 tấn, khi lặn là 3.950 tấn. Tàu có tốc độ khi chạy nổi là 31,4 km/h), khi lặn là 37 km/h, hoạt động liên tục 45 ngày, thuỷ thủ đoàn 52 người. Lớp tàu này có thể lặn sâu tối đa đến 300m - lặn sâu hơn cả tàu ngầm hạt nhân Virginia của Mỹ (khoảng 240m).

Với khả năng của tàu ngầm Kilo khi kết hợp với hệ thống Club-S, Hải quân Việt Nam sở hữu hạm đội tàu ngầm mạnh hàng đầu khu vực.

Theo giới thiệu của nhà sản xuất Nga, hệ thống Club-S trên tàu ngầm Kilo của Việt Nam có khả năng bắn loại đạn với sức công phá và tầm bay khác nhau gồm:

Đạn tên lửa chống tàu siêu thanh 3M-54E đạt tầm bắn 300km, tốc độ bay Mach 2,9, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 200kg. Đạn tên lửa hành trình đối đất 3M-14E đạt tầm bắn 275km, lắp đầu đạn nặng 400kg. Đạn tên lửa chống tàu ngầm 91RE1 có tầm bắn 50km. Đạn tên lửa chống tàu ngầm 91RE2 có tầm bắn 40km...

Tên lửa chống hạm 3M-54E nặng 2 tấn, được phóng từ ống phóng ngư lôi 533 mm, lắp 1 đầu đạn 200 kg. Tầm bắn của loại tên lửa này là 300 km với tốc độ cận âm. Tuy nhiên, tốc độ vào phút cuối cùng giai đoạn bay của nó có thể đạt trên 2.000 km/h.

Tên lửa 3M-54E còn có phiên bản phóng từ trên không và phóng từ tàu mặt nước. Khi tên lửa 3M-54E tấn công tàu chiến, tốc độ ở giai đoạn bay cuối cùng được đẩy nhanh, làm cho loại tên lửa này trở nên đặc biệt nguy hiểm.

Giai đoạn bay cuối cùng thường bắt đầu từ khi tên lửa cách mục tiêu khoảng 15 km. Trước đó, tầm cao bay của tên lửa giữ khoảng 30 m. Điều này làm cho tên lửa tương đối khó phát hiện.

Đặc điểm này cộng với tốc độ bay giai đoạn cuối cùng rất cao, vì vậy, khi tên lửa hoàn thành bay 15 km cuối cùng không đến 20 giây khiến hệ thống phòng thủ của đối phương gần như không đủ thời gian để phản ứng.

Clip tàu ngầm Kilo Việt Nam lần đầu khai hỏa

Nguồn: Báo Đất Việt
0

Lời tuyên cáo hùng hồn trên Biển Đông


Vào ngày 22/12/2017, một tàu ngầm Kilo của VN ở chế độ ngầm đã phóng quả tên lửa đầu tiên Club-S. Đây là loại tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E tầm bắn 200km, vận tốc 2,9M.

Hình ảnh video cho thấy, con tàu ngầm Kilo này đang hợp đồng tác chiến với 3 "ong độc" Molinya đang phóng tên lửa chống hạm Uran-E.
Quả thật là việc một chiếc tàu ngầm phóng tên lửa ở chế độ ngầm với Nga, Trung Quốc và Mỹ thì quá đỗi bình thường. Nhưng khi tàu ngầm Kilo của Hải quân Việt Nam phóng lên thì lại không khiến cho ai đó thờ ơ…
Ở góc nhìn chiến thuật thì sự kiện này khẳng định một điều, Việt Nam đã chính thức đưa toàn bộ 6 chiếc Kilo vào tư thế sẵn sàng chiến đấu hay trực chiến.


Hình ảnh 3 tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Molniya của Hải quân nhân dân Việt Nam phóng loạt 3 tên lửa chống hạm Uran-E. Ảnh: VTV

"Tàu ngầm Kilo Việt Nam " - không chỉ là cái tên!

Khi 6 chiếc tàu ngầm Kilo xuất hiện tại Cam Ranh, những người "ngoại đạo" chắc mẩm cho rằng, thế là từ nay Hải quân Việt Nam đã có 6 Kilo tung hoành trên biển… nhưng thực ra với giới quân sự thì nó đang chỉ là một cái tên mà chưa có sức mạnh răn đe.

Để thực sự Kilo trở thành sức mạnh răn đe tức là tham gia vào trực chiến cùng với các lực lượng khác thì người Việt Nam phải thực hiện 2 giai đoạn cực kỳ phức tạp, khó khăn…
Thứ nhất là huấn luyện kỹ thuật. Đây là khâu quan trọng nhất.

Huấn luyện kỹ thuật, trước hết phải có cơ sở vật chất kỹ thuật để huấn luyện và phục vụ cho con tàu hoạt động. Tất nhiên đã có sự chuẩn bị dài hơi của Việt Nam và sự giúp đỡ của người Nga tại căn cứ hải quân Cam Ranh.


Kíp điều khiển của tàu ngầm Kilo 636 Việt Nam. Ảnh: VTV.

Để cho tàu ngầm Kilo hoạt động được là rất phức tạp. Chẳng hạn, phải xây dựng hệ thống thông tin chỉ huy, cụ thể như sự liên lạc của Kilo với chỉ huy trên bờ như thế nào...

Vấn đề nữa mà không thể không đề cập đến là trang bị kỹ thuật cho tàu ngầm hành trình ngầm dưới biển bảo đảm an toàn hàng hải.

Đi biển luôn luôn bằng kính tiềm vọng thì chẳng ai gọi là tàu ngầm. Hiện nay hải quân một số nước đã phát triển hệ thống định vị quán tính (SINS) cho phép tàu ngầm có thể định hướng ở dưới nước bằng cách theo dõi chuyển động tương đối của nó so với một vật chuẩn xuất phát.

Tuy nhiên, đó chỉ là số liệu tham khảo, tàu ngầm vẫn phải nổi sát mặt nước hoặc sử dụng các biện pháp liên lạc hiện đại để cập nhật vị trí tàu khi hành trình… nhưng mà không bị lộ bí mật,...
Như vậy, khi cơ sở vật chất kỹ thuật đã đảm bảo thì con tàu tiến hành huấn luyện kỹ thuật. Huấn luyện kỹ thuật nhằm mục đích là để sử dụng thành thạo nó, làm chủ được nó và chỉ có như vậy mới phát huy được sáng tạo sau này trong chiến đấu.

Sau khi hoàn thành giai đoạn huấn luyện kỹ thuật thì tàu ngầm Kilo bước vào giai đoạn 2 là huấn luyện chiến thuật.

Có lẽ chúng ta không bàn luận gì nhiều về huấn luyện chiến thuật, chỉ biết, sau khi hoàn thành giai đoạn này thì sẽ kết thúc, nghiệm thu bằng bắn đạn thật. Đây là một cuộc thi sát hạch thực sự, vượt qua được thử thách này thì các kíp chiến đấu mới chính thức được coi là đã làm chủ những chiếc tàu ngầm Kilo hiện đại.

Tàu ngầm Kilo Việt Nam đã phóng tên lửa Club-S, không chỉ trong tình huống độc lập tác chiến mà cao hơn là hợp đồng tác chiến và với quả đạn này, Hải quân Việt Nam chính thức thông báo với Biển Đông rằng, Kilo đã chính thức trực chiến.

Bắt đầu từ đây Lữ đoàn tàu ngầm Việt Nam không chỉ là một cái tên, nó đã có sức răn đe với kẻ thù.

KILO trong tay người Việt Nam sẽ như nào?

Giới bình luận quân sự quốc tế xếp trình độ tàu ngầm Việt Nam nằm giữa Indonesia và Singapore…

Tuy nhiên, thành thạo trong sử dụng tàu ngầm mới chỉ là tiêu chí cao nhất đánh giá việc huấn luyện thời bình. Chỉ cần có thời gian hoặc phương tiện, phương pháp huấn luyện tiên tiến (chẳng hạn như mô phỏng huấn luyện tàu ngầm mà Nga xây dựng cho Việt Nam) là có thể sử dụng thành thạo.

Nhưng sáng tạo trong sử dụng vũ khí trang bị mới quyết định thành bại của cuộc chiến. Sáng tạo là tố chất chỉ có được từ truyền thống dân tộc, từ bản lĩnh và trí tuệ và từ hình thái chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.

May thay cho nhân loại, đã 72 năm nay thế giới không có một kinh nghiệm chiến đấu nào của tàu ngầm và rủi thay cho các quốc gia có tàu ngầm, kinh nghiệm chiến đấu là con số 0.
Do đó, chỉ có duy nhất thực tiễn mới là tiêu chí của chân lý, vậy, Việt Nam và Trung Quốc, Indonesia, Singapore có gì khác nhau trong sử dụng tàu ngầm?

Dư luận, giới quân sự nước ngoài có những lời bình, nhận xét 6 tàu ngầm Kilo của Việt Nam khi tác chiến như "sẽ thay đổi cuộc chơi trên Biển Đông", "một sức mạnh mới cho phòng thủ của Việt Nam"… không phải là điều sáo rỗng.

Tàu ngầm Kilo Việt Nam lần đầu phóng tên lửa Klub

Nguồn: Soha.vn
0

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Tên lửa phòng không S-300 bảo vệ hai khu vực đặc biệt quan trọng của Việt Nam


Hai Trung đoàn 64 và 93 được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không S-300 PMU1 hết sức hiện đại, đang ngày đêm canh giữ vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc.

Mặc dù chưa được trang bị toàn diện các khí tài trọn bộ như các đơn vị tên lửa S-300 tiêu chuẩn của Nga, nhưng các tổ hợp tên lửa S-300 PMU1 của Việt Nam vẫn có đầy đủ những thành phần quan trọng nhất, đảm bảo chiến đấu tốt trong mọi tình huống.
Trong đó, đài radar cảnh giới nhìn vòng 96L6E hiện đang là trang bị tiêu chuẩn cho các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga.

Hai trung đoàn 64 và 93 được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không S-300 PMU1 hết sức hiện đại đang ngày đêm canh giữ vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc.

Trung đoàn 64 chủ yếu bảo vệ vùng trời Thủ Đô và các tỉnh phía Bắc, còn Trung đoàn 93 bảo vệ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Ngoài ra, khi có lệnh, các đơn vị tên lửa S-300 sẵn sàng hành quân bảo vệ các mục tiêu được giao ở bất cứ nơi đâu.

Nguồn: soha.vn
0

Quân đội huấn luyện hiệp đồng quân binh chủng


Quân đội tập trung nâng cao chất lương - huấn luyện hiệp đồng quân binh chủng. Nguồn: Truyền hình QPVN
0

Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2017

Tàu ngầm Kilo Việt Nam lần đầu phóng tên lửa Klub


Trong chương trình thời sự 19g tối 22-12, Hải quân nhân dân Việt Nam đã lần đầu tiên công bố hình ảnh tàu ngầm Kilo phóng tên lửa chống hạm Klub.


Theo đó, nhân dịp 73 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, VTV đã có phóng sự tìm hiểu về lực lượng Không quân Hải quân của Quân đội ta. Đây là 1 trong những lực lượng trụ cột cùng với tàu mặt nước, tàu ngầm tăng cường bảo vệ chủ quyền trên biển.


Hình ảnh tàu ngầm Kilo của Việt Nam trước khi phóng tên lửa.

Đoạn phóng sự này cũng chiếu hình ảnh tàu ngầm Kilo của Hải quân nhân dân Việt Nam (rất có thể nằm trong đợt diễn tập quy mô lớn diễn ra vào đầu tháng 06 vừa qua) phóng tên lửa trong khi đang lặn.


Hình ảnh tên lửa được phóng đi từ tàu ngầm Kilo của Hải quân nhân dân Việt Nam.


Hình ảnh bên trong khu vực điều khiển phóng tên lửa của tàu ngầm Kilo.

Có thể nói đây là lần đầu tiên tàu ngầm Kilo của Hải quân nhân dân Việt Nam diễn tập bắn tên lửa sau khi được đưa vào biên chế. Theo các nguồn tin công khai thì loại tên lửa được trang bị trên các tàu ngầm Kilo của Việt Nam là tên lửa chống hạm siêu thanh 3M-54E có tầm bắn tối đa lên đến 300km, tốc độ tối đa Mach 2.9.


Container chứa đạn tên lửa chống hạm 3M-54E trang bị cho các tàu ngầm Kilo của Hải quân nhân dân Việt Nam.

Bên cạnh đó, đoạn phóng sự này cũng cung cấp thêm nhiều hình ảnh về đợt diễn tập lớn vừa qua của Hải quân nhân dân Việt Nam với sự tham gia của các lực lượng như tên lửa bờ (đây cũng là đợt diễn tập đầu tiên tên lửa bờ của hệ thống Redut bắn đạn thật), tàu mặt nước,...


Trận địa tên lửa bờ tham gia diễn tập.


Hình ảnh 3 tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Molniya của Hải quân nhân dân Việt Nam phóng loạt 3 tên lửa chống hạm Uran-E.

Nguồn: VTV, Thời Đại, Facebook
0

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

[Video] Sư đoàn Phòng không 361 sẵn sàng bảo vệ Hà Nội trước mọi cuộc tấn công



Tên lửa Sư đoàn phòng không 361. Ảnh minh họa
Sư đoàn Phòng không 361 sẵn sàng bảo vệ Hà Nội trước mọi cuộc tấn công
0