Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin ảnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin ảnh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2020

Hà Nội thay màu áo mới mùa hoa tháng 5

Muồng hoàng yến có cụm hoa lớn, nhiều hoa nhưng thưa, dạng cành hoa rủ dài xuống, cánh hình bầu dục mặt ngoài phủ lông mượt, mỗi hoa đường kính 4 - 7 cm với 5 cánh hoa màu vàng tươi. Ảnh: Anh Tuấn - TTXVN

Muồng hoàng yến có cụm hoa lớn, nhiều hoa nhưng thưa, dạng cành hoa rủ dài xuống, cánh hình bầu dục mặt ngoài phủ lông mượt, mỗi hoa đường kính 4 - 7 cm với 5 cánh hoa màu vàng tươi. Ảnh: Anh Tuấn - TTXVN

Chẳng biết bằng lăng đã có ở Việt Nam tự bao giờ, chỉ biết loài thân gỗ lớn, tán dày, hoa nở thành chùm này đã đi qua biết bao thế hệ học trò mơ mộng. Ảnh: Anh Tuấn - TTXVN
Chẳng biết bằng lăng đã có ở Việt Nam tự bao giờ, chỉ biết loài thân gỗ lớn, tán dày, hoa nở thành chùm này đã đi qua biết bao thế hệ học trò mơ mộng. Ảnh: Anh Tuấn - TTXVN

Hoa muồng hoàng yến được trồng nhiều ven hồ Tây và các khu đô thị mới phía Tây thủ đô. Hoa muồng hoàng yến cũng nở rộ trong tháng 5, màu tươi của cây hoa này bung sắc cùng thời điểm bắt đầu mùa hoa phượng.
Hoa muồng hoàng yến được trồng nhiều ven hồ Tây và các khu đô thị mới phía Tây thủ đô. Hoa muồng hoàng yến cũng nở rộ trong tháng 5, màu tươi của cây hoa này bung sắc cùng thời điểm bắt đầu mùa hoa phượng.

Cây bằng lăng góc đường Hùng Vương – Phan Đình Phùng.

Cột cờ Hà Nội những ngày đầu hè.

Những cây muồng hoàng yến bên bờ Hồ Tây lộng gió đã bung nở đẹp đến nao lòng trong buổi chiều mùa hạ.

Muồng hoàng yến thuộc phân họ Vang của họ Đậu (Fabaceae). Loài này còn có một số tên khác như Muồng hoàng hậu, Hoa lồng đèn, Bò cạp nước, Bò cạp vàng, Mai dây, Cây xuân muộn, Mai nở muộn.

Hoa phượng còn được gọi là hoa học trò bởi mùa nở hoa vào thắng 5 cũng là tháng chia tay của học trò, khi trưởng thành, dù đi đâu, làm gì nhưng mỗi khi hè tới, nhìn những chùm hoa phượng vĩ đỏ rực cả góc trời làm cho lòng ta bồi hồi nhiều cảm xúc.
Hoa phượng còn được gọi là hoa học trò bởi mùa nở hoa vào thắng 5 cũng là tháng chia tay của học trò, khi trưởng thành, dù đi đâu, làm gì nhưng mỗi khi hè tới, nhìn những chùm hoa phượng vĩ đỏ rực cả góc trời làm cho lòng ta bồi hồi nhiều cảm xúc.

Hoa phượng còn được gọi là hoa học trò bởi mùa nở hoa vào thắng 5 cũng là tháng chia tay của học trò, khi trưởng thành, dù đi đâu, làm gì nhưng mỗi khi hè tới, nhìn những chùm hoa phượng vĩ đỏ rực cả góc trời làm cho lòng ta bồi hồi nhiều cảm xúc.
Hoa phượng còn được gọi là hoa học trò bởi mùa nở hoa vào thắng 5 cũng là tháng chia tay của học trò, khi trưởng thành, dù đi đâu, làm gì nhưng mỗi khi hè tới, nhìn những chùm hoa phượng vĩ đỏ rực cả góc trời làm cho lòng ta bồi hồi nhiều cảm xúc.

Vào hạ cũng là mùa sen nở tô điểm cho Hà Nội đẹp thơm ngát, dịu dàng và tinh khiết.
Vào hạ cũng là mùa sen nở tô điểm cho Hà Nội đẹp thơm ngát, dịu dàng và tinh khiết.

Ảnh: TTXVN
0

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

Mùa hoa sưa rực vàng ở Đà Nẵng

Những bông hoa sưa vàng bung nở trên các con đường ở Đà Nẵng như báo hiệu một mùa hè sôi động sắp đến.


Những ngày tháng 4, thành phố Đà Nẵng như khoác trên mình một lớp áo mới. Đó là khi hàng hoa sưa vàng nở rực rỡ trên các con phố.


Loài hoa này còn có tên là hoa hương vườn. Cây có đặc điểm tán rộng, dễ nhân giống, tăng trưởng nhanh ở các năm đầu. Trước đây, sưa vàng mọc tự nhiên, người dân trồng trong vườn lấy gỗ làm củi, có những cây sưa cổ thụ đến 300 năm tuổi.


Loài hoa nở 2-3 lần trong tháng, mỗi đợt kéo dài khoảng 2 tuần. Hoa nở nhanh nhưng cũng chóng tàn, chỉ cần một cơn gió lướt qua, những cảnh hoa mỏng manh sẽ rơi rụng tạo thành một lớp thảm vàng trên hè phố.


Hoa sưa có cụm hoa hình chùy ở kẽ lá, phủ lông màu nâu, dài 5-9 cm. Hoa có màu vàng nghệ với cuống dài, mùi thơm nhẹ, thanh khiết.


Mọc thành từng chùm xếp lớp, loài hoa này trở thành một trong những dấu hiệu nhận biết thời tiết giao mùa.


Những cây hoa sưa vàng trở thành điểm nhấn cho những dãy nhà cao tầng, đồng thời còn tạo bóng mát cho những ngày hè cận kề.


Hoa nở trên nhiều con phố, trở thành hình ảnh quen thuộc đối với người dân và du khách khi đặt chân đến mảnh đất đáng sống nhất Việt Nam này.

Nguồn: https://zingnews.vn/mua-hoa-sua-ruc-vang-o-da-nang-post1072103.html
0

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Kỳ lạ: "Tuyết" phủ trắng suối ở Bình Dương sau cơn mưa lớn


(12/04/2020)- Sau cơn mưa lớn, tại một con suối ở Bình Dương xuất hiện bọt tuyết dày đặc. Hiện tượng “lạ” này khiến người dân địa phương lo lắng.

Ngày 9/4, ông Phạm Tuấn Khanh - Chủ tịch UBND phường Tân Phước Khánh (TX Tân Uyên, Bình Dương) cho biết, đã phối hợp với phòng Tài nguyên môi trường thực hiện lấy mẫu nước tại Suối Chợ để xét nghiệm.

Trước đó vào đêm 8/4, sau cơn mưa lớn, tại Suối Chợ, khu phố Bình Hòa 2, phường Tân Phước Khánh bất ngờ xuất hiện bọt như tuyết dày đặc. Đây là hiện tượng chưa từng xảy ra ở khu vực này.

Đến rạng sáng nay, người dân phát hiện sự việc bất thường nên trình báo cơ quan chức năng. Chính quyền phường Tân Phước Khánh sau khi xuống hiện trường nắm tình hình đã báo cáo đến các cơ quan liên quan.

Lực lượng chức năng sau đó lấy mẫu nước kèm bọt để xét nghiệm. Theo lãnh đạo phường Tân Phước Khánh, tại khu vực Suối Chợ này trước đây có hiện tượng nổi bọt nhưng không đáng kể, "đây là lần đầu tiên xuất hiện nhiều như thế".

Theo nhận định ban đầu, hiện tượng bọt nổi dày đặc này có thể xuất phát từ nước ở một cụm công nghiệp chảy ra. Tuy nhiên, cơ quan chức năng vẫn đang làm rõ và chưa đưa ra kết luận.

“Tôi sống ở đây 50 năm chưa từng thấy điều kỳ lạ này như thế này. Tôi không biết lý do nên giờ hơi lo lắng về nguồn nước”, bà Thu Lan (một người dân) cho biết.


Bọt nổi cao hơn mặt đường


Bọt giống tuyết tràn vào khu dân cư





Nguồn nước chảy qua khu dân cư gần cụm công nghiệp

Nguồn: https://www.tienphong.vn/xa-hoi/ky-la-tuyet-phu-trang-suoi-o-binh-duong-sau-con-mua-lon-1638639.
0

Cuộc sống trên 'nóc nhà thế giới'

Sinh sống trên cao nguyên Changtang với độ cao trung bình 4.500 m, người du mục Changpa chăn nuôi cừu để lấy thịt, bơ và lông làm len.


Cao nguyên Changtang trên dãy Himalaya trải dài 1.600 km từ đông nam Ladakh, Ấn Độ đến tây bắc Tây Tạng, Trung Quốc. Với độ cao trung bình 4.500 m so với mực nước biển, nơi đây có khí hậu vô cùng khắc nghiệt với mùa hè khô hanh, có mưa giông, mưa đá và mùa đông lạnh giá như bắc cực. Bao quanh bởi những đỉnh núi hoang sơ, Changtang cũng sở hữu những hồ nước xanh thẳm như viên ngọc vươn giữa bầu trời.
Ở Changtang có khu bảo tồn thiên nhiên, nằm trong khu vực bổ trợ của Ladakh, trên độ cao từ 4.200 m - 5.800 m, với địa hình là các hẻm núi sâu và cao nguyên. Khu bảo tồn thiên nhiên lớn thứ 2 thế giới này có khoảng 11 hồ, 10 đầm lầy, dòng sông Indus hùng vĩ chảy qua. Đây là nơi sinh sống của hơn 1.000 loài động vật hoang dã, bao gồm yak, linh dương và lừa Tây Tạng.
Để tới thăm Changtang, du khách cần có giấy phép với chi phí hàng nghìn USD. Ảnh: Tibet Travel.

Người dân du mục ở Changtang được gọi là Changpa. Tính đến năm 1989, có khoảng nửa triệu người ở cao nguyên. Họ sinh sống dựa vào đàn gia súc. Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, người Changpa sống trong các khu định cư nhỏ có một hoặc nhiều gia đình trong vài tháng, lúc đồng cỏ vẫn còn xanh tốt. Khi chuyển mùa, họ sẽ di cư đến đồng cỏ khác, cách đó vài ngày đi bộ. Ảnh: Jungwa.

Một khu định cư Changpa có thể sở hữu tới 10.000 con vật. Khi đàn gia súc trở về vào hoàng hôn, những bước chân có thể tạo nên một làn khói bụi mịt mờ. Mỗi gia đình thường có 100 - 200 con. Số lượng gia súc liên quan đến sự giàu có trong cộng đồng Changpa.
Đàn gia súc có thể thích nghi với thời tiết khắc nghiệt của cao nguyên. Tuy nhiên, khi tuyết phủ dày vào mùa đông, người Changpa và chính quyền địa phương có thể phải nhập cỏ từ nơi khác, để đảm bảo sự sống sót chúng. Ảnh: Darter Photography.

Kể cả mùa hè, buổi sáng ở Changtang rất lạnh. Khi những tia nắng ấm áp đầu ngày ló rạng, người Changpa sẽ đưa cừu ra khỏi chuồng quây và chăn chúng qua những ngọn núi để tìm cỏ. Trước khi đi, dê sẽ được buộc chặt vào nhau theo hàng để vắt sữa, trong khoảng 15, 20 phút. Công việc chăn dê sẽ kéo dài cả ngày và người Changpa sẽ chỉ trở về khi chiều muộn. Ảnh: Tehhanlin/Flickr.

Trong cộng đồng, đàn ông đảm nhiệm các công việc ngoài trời và phụ nữ chủ yếu làm việc nhà như nuôi con, nấu ăn, chăm sóc gia súc. Tuy nhiên, cả 2 giới đều tham gia vào việc dệt sợi. Đàn ông chủ yếu quay và dệt lông yak, sử dụng làm lều, còn phụ nữ dệt len từ lông cừu, dày và kín hơn để làm áo khoác, mũ, thảm.
Trước kia, một người đàn ông được coi là trưởng thành khi tự biết làm giày và yêu cầu tương tự với phụ nữ là trở thành thợ dệt giỏi. Tuy nhiên, mọi thứ đã dần thay đổi khi xuất hiện những con đường, người Changpa dễ dàng di chuyển giữa các thị trấn, hầu hết mọi gia đình đều có bếp ga, bạt, gạo và lúa mì. Ảnh: Anoop Negi/Flickr.

Sau khi ổn định ở một nơi, người Changta dựng lại những chiếc lều được gọi là rebo, làm bằng len yak (một loài bò Tây Tạng). Dệt lều có thể mất tới vài tháng nhưng khi hoàn thành, chúng rất bền và có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khi một phần lều bị mòn hoặc rách, họ sẽ vá bằng những miếng len mới đan.
Màn lưới được dệt thưa, vừa đủ một con ruồi nhỏ bay qua. Như vậy sẽ giúp thoáng gió và đón nhiều ánh mặt trời. Một điều kỳ lạ là rebo lại rất ấm áp. Khi trời mưa, nước sẽ chảy khỏi bề mặt chứ không thấm vào trong. Trong những năm gần đây, người Changta đẫ dần thay thế rebo truyền thống bằng lều vải hoặc các ngôi nhà bán kiên cố, từ đá và bùn. Ảnh: Anoop Negi/Flickr.

Trong lịch sử, người Changpa rất ít phụ thuộc vào thế giới bên ngoài. Thực phẩm chính của họ là lúa mạch, được trồng ở những vùng thấp hơn. Muối được lấy từ các hồ nước trong khu vực. Động vật nuôi là nguồn cấp thịt, bơ, sữa, len và da. Sữa và bơ có thể trao đổi và là nguồn thu nhập cho các gia đình. Ảnh: Tehhanlin.

Phật giáo có ảnh hưởng tới lối sống của người Changpa. Những người lớn tuổi vẫn duy trì tụng kinh cầu nguyện vào buổi sáng sớm. Ảnh: Cat Vinton.

Trong thế giới kết nối, nhiều gia đình Changpa đã chuyển đến sinh sống và làm việc tại thị trấn Leh, nơi trẻ em có thể đi học. Tuy nhiên, có một vài người vẫn trở về với cội nguồn, để tiếp tục công việc chăn cừu. Len dệt từ lông thú ngày càng có giá cao, giúp họ có thêm thu nhập để duy trì lối sống đang ngày càng mai một bởi môi trường khắc nghiệt và những biến đổi không ngừng của thế giới. Ảnh: Darter Photography.

Nguồn: VnExpress
0

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

Phố Hội vàng rực hoa sưa

Những hàng sưa trổ hoa vàng rực trên những tuyến phố tĩnh lặng hiếm thấy mang lại vẻ đẹp khác lạ cho Hội An.


Hai bên đường Phan Chu Trinh rợp sắc hoa sưa vàng. Nhiếp ảnh gia Đỗ Anh Vũ (Hội An), tác giả bộ ảnh, cho biết ở phố cổ có 2 tuyến đường chính trồng hoa sưa là Nguyễn Huệ và Phan Chu Trinh, mỗi nơi có 20 cây.


Du khách đạp xe tham quan phố cổ trong mùa hoa sưa vàng.


Hai phụ nữ đạp xe bán hàng trên đường Phan Chu Trinh. Covid-19 khiến Hội An vắng khách tham quan, đường phố vì thế tĩnh lặng hơn.


Nữ du khách chụp hình trước một cửa hàng bán nón lá trên đường Phan Chu Trinh.


Cây sưa vàng được người dân miền Trung gọi là cây hương vườn. Ở tỉnh Quảng Nam, TP Hội An và TP Tam Kỳ là hai nơi trồng nhiều cây sưa vàng. Loài cây này thường được người dân trồng làm cây cảnh đô thị, khu phố. Gỗ sưa vàng không quý như sưa trắng miền Bắc.


Nữ nhân viên diện áo dài vàng chụp ảnh với khung cảnh hoa sưa rơi theo gió trên phố.


Cây sưa nở rộ hoa phía trước một góc nhà hàng trên đường Phan Chu Trinh. Do lo ngại dịch bệnh, các hàng quán ở Hội An thời gian này cũng vắng khách hơn, một số địa điểm đã đóng cửa.


Nhóm du khách tham quan phố cổ vào ngày 14/3.
Do diễn biến của Covid-19, chính quyền TP Hội An tạm dừng các hoạt động bán vé tham quan và phố đi bộ đến hết 31/3. Ngoài ra, địa phương cũng đã tạm dừng việc đón khách tại các điểm như Cù Lao Chàm, rừng dừa Bảy Mẫu, làng gốm Thanh Hà hay làng rau Trà Quế.

Ảnh: Đỗ Anh Vũ/ VnExpress
0

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2019

Mùa lúa chín bên sông Quây Sơn

Cao Bằng - Dòng nước uốn lượn qua những thửa ruộng lúa chín vàng và dãy núi đá vôi trùng điệp đẹp tựa bức tranh thủy mặc nơi biên cương.

Dòng Quây Sơn bắt đầu chảy vào địa phận Việt Nam từ xã Ngọc Côn, bao quanh là đồi núi trùng điệp và những thửa ruộng chuyển sắc vàng cuối tháng 8.
Nhiếp ảnh gia Phạm Huy Trung (TP HCM) vừa có chuyến săn ảnh mùa lúa kéo dài hơn một tháng tại huyện Trùng Khánh. Anh cho biết mình bị “mê mẩn” bởi cảnh sắc thiên nhiên, từ khi lúa còn xanh tới lúc chuyển vàng bên dòng Quây Sơn.

Ruộng lúa chín vàng nằm xen lẫn với những thửa đã gặt xong nhìn từ trên cao. Đoạn đường nối thị trấn Trùng Khánh với xã Phong Nậm dài khoảng 10 km được đánh giá là nơi sở hữu nhiều khung cảnh mùa vàng gây ấn tượng với du khách.

Đầu tháng 10, những ruộng lúa đã chín vàng ươm trên thung lũng Phong Nậm. Nằm nép mình dưới chân núi là những nóc nhà của người Tày, với khoảng 20 – 30 hộ dân cùng chung sống.

Người dân đánh cá trên dòng Quây Sơn. Non nước vùng Cao Bằng với thác Bản Giốc, sông Quây Sơn, động Ngườm Ngao… là những điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam. Vào mùa lúa chín, những địa danh này thu hút nhiều khách tham quan và các nhiếp ảnh gia trên cả nước tới ngắm cảnh, chụp hình.

Mây trôi lơ lửng trên những cánh đồng lúa. Thời điểm thích hợp nhất trong ngày để săn ảnh thiên nhiên Phong Nậm là lúc nắng mới lên và hoàng hôn.

Dòng Quây Sơn uốn lượn chảy qua những thửa ruộng mùa vàng.

Trên đường vào thung lũng Phong Nậm, du khách sẽ bắt gặp những bụi tre xanh nằm kề bên cánh đồng lúa chín và các bản làng nối tiếp nằm ven chân núi.

Thác Bản Giốc (xã Đàm Thủy), nơi đổ nước của sông Quây Sơn có hai dòng chính. Tháng 9, 10 là thời gian lý tưởng khám phá thác Bản Giốc, khi nước nhiều mà trong xanh, các dòng thác tuôn chảy tung bọt trắng xóa. Tại thác, du khách có thể thuê bè tre của người dân để tham quan xung quanh, với giá khoảng 50.000 đồng một người.
Bản Giốc được mệnh danh là thác nước đẹp nhất Việt Nam với các tầng nối tiếp nhau, trải rộng đến cả trăm mét.

Huỳnh Phương/ VnExpress
0