Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ấn Độ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ấn Độ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Cuộc sống trên 'nóc nhà thế giới'

Sinh sống trên cao nguyên Changtang với độ cao trung bình 4.500 m, người du mục Changpa chăn nuôi cừu để lấy thịt, bơ và lông làm len.


Cao nguyên Changtang trên dãy Himalaya trải dài 1.600 km từ đông nam Ladakh, Ấn Độ đến tây bắc Tây Tạng, Trung Quốc. Với độ cao trung bình 4.500 m so với mực nước biển, nơi đây có khí hậu vô cùng khắc nghiệt với mùa hè khô hanh, có mưa giông, mưa đá và mùa đông lạnh giá như bắc cực. Bao quanh bởi những đỉnh núi hoang sơ, Changtang cũng sở hữu những hồ nước xanh thẳm như viên ngọc vươn giữa bầu trời.
Ở Changtang có khu bảo tồn thiên nhiên, nằm trong khu vực bổ trợ của Ladakh, trên độ cao từ 4.200 m - 5.800 m, với địa hình là các hẻm núi sâu và cao nguyên. Khu bảo tồn thiên nhiên lớn thứ 2 thế giới này có khoảng 11 hồ, 10 đầm lầy, dòng sông Indus hùng vĩ chảy qua. Đây là nơi sinh sống của hơn 1.000 loài động vật hoang dã, bao gồm yak, linh dương và lừa Tây Tạng.
Để tới thăm Changtang, du khách cần có giấy phép với chi phí hàng nghìn USD. Ảnh: Tibet Travel.

Người dân du mục ở Changtang được gọi là Changpa. Tính đến năm 1989, có khoảng nửa triệu người ở cao nguyên. Họ sinh sống dựa vào đàn gia súc. Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, người Changpa sống trong các khu định cư nhỏ có một hoặc nhiều gia đình trong vài tháng, lúc đồng cỏ vẫn còn xanh tốt. Khi chuyển mùa, họ sẽ di cư đến đồng cỏ khác, cách đó vài ngày đi bộ. Ảnh: Jungwa.

Một khu định cư Changpa có thể sở hữu tới 10.000 con vật. Khi đàn gia súc trở về vào hoàng hôn, những bước chân có thể tạo nên một làn khói bụi mịt mờ. Mỗi gia đình thường có 100 - 200 con. Số lượng gia súc liên quan đến sự giàu có trong cộng đồng Changpa.
Đàn gia súc có thể thích nghi với thời tiết khắc nghiệt của cao nguyên. Tuy nhiên, khi tuyết phủ dày vào mùa đông, người Changpa và chính quyền địa phương có thể phải nhập cỏ từ nơi khác, để đảm bảo sự sống sót chúng. Ảnh: Darter Photography.

Kể cả mùa hè, buổi sáng ở Changtang rất lạnh. Khi những tia nắng ấm áp đầu ngày ló rạng, người Changpa sẽ đưa cừu ra khỏi chuồng quây và chăn chúng qua những ngọn núi để tìm cỏ. Trước khi đi, dê sẽ được buộc chặt vào nhau theo hàng để vắt sữa, trong khoảng 15, 20 phút. Công việc chăn dê sẽ kéo dài cả ngày và người Changpa sẽ chỉ trở về khi chiều muộn. Ảnh: Tehhanlin/Flickr.

Trong cộng đồng, đàn ông đảm nhiệm các công việc ngoài trời và phụ nữ chủ yếu làm việc nhà như nuôi con, nấu ăn, chăm sóc gia súc. Tuy nhiên, cả 2 giới đều tham gia vào việc dệt sợi. Đàn ông chủ yếu quay và dệt lông yak, sử dụng làm lều, còn phụ nữ dệt len từ lông cừu, dày và kín hơn để làm áo khoác, mũ, thảm.
Trước kia, một người đàn ông được coi là trưởng thành khi tự biết làm giày và yêu cầu tương tự với phụ nữ là trở thành thợ dệt giỏi. Tuy nhiên, mọi thứ đã dần thay đổi khi xuất hiện những con đường, người Changpa dễ dàng di chuyển giữa các thị trấn, hầu hết mọi gia đình đều có bếp ga, bạt, gạo và lúa mì. Ảnh: Anoop Negi/Flickr.

Sau khi ổn định ở một nơi, người Changta dựng lại những chiếc lều được gọi là rebo, làm bằng len yak (một loài bò Tây Tạng). Dệt lều có thể mất tới vài tháng nhưng khi hoàn thành, chúng rất bền và có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khi một phần lều bị mòn hoặc rách, họ sẽ vá bằng những miếng len mới đan.
Màn lưới được dệt thưa, vừa đủ một con ruồi nhỏ bay qua. Như vậy sẽ giúp thoáng gió và đón nhiều ánh mặt trời. Một điều kỳ lạ là rebo lại rất ấm áp. Khi trời mưa, nước sẽ chảy khỏi bề mặt chứ không thấm vào trong. Trong những năm gần đây, người Changta đẫ dần thay thế rebo truyền thống bằng lều vải hoặc các ngôi nhà bán kiên cố, từ đá và bùn. Ảnh: Anoop Negi/Flickr.

Trong lịch sử, người Changpa rất ít phụ thuộc vào thế giới bên ngoài. Thực phẩm chính của họ là lúa mạch, được trồng ở những vùng thấp hơn. Muối được lấy từ các hồ nước trong khu vực. Động vật nuôi là nguồn cấp thịt, bơ, sữa, len và da. Sữa và bơ có thể trao đổi và là nguồn thu nhập cho các gia đình. Ảnh: Tehhanlin.

Phật giáo có ảnh hưởng tới lối sống của người Changpa. Những người lớn tuổi vẫn duy trì tụng kinh cầu nguyện vào buổi sáng sớm. Ảnh: Cat Vinton.

Trong thế giới kết nối, nhiều gia đình Changpa đã chuyển đến sinh sống và làm việc tại thị trấn Leh, nơi trẻ em có thể đi học. Tuy nhiên, có một vài người vẫn trở về với cội nguồn, để tiếp tục công việc chăn cừu. Len dệt từ lông thú ngày càng có giá cao, giúp họ có thêm thu nhập để duy trì lối sống đang ngày càng mai một bởi môi trường khắc nghiệt và những biến đổi không ngừng của thế giới. Ảnh: Darter Photography.

Nguồn: VnExpress
0

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2018

Thung lũng ngập màu tím biếc của sắc hoa 12 năm nở một lần

Là một trong những loài hoa hiếm nhất thế giới 12 năm mới nở một lần và chỉ có ở Ấn Độ, hoa Neelakurinji nhấn chìm các triền đồi ở bang Kerala bằng sắc tím.


Bang Kerala, Ấn Độ, được thiên nhiên ưu đãi với muôn vàn cỏ cây vùng nhiệt đới, những bãi biển bình yên và dòng sông uốn lượn. Đặc biệt, nơi đây có thị trấn Munnar tuyệt đẹp, lặng lẽ náu mình trong dãy núi Western Ghats. Ảnh: All Events.


Nằm ở độ cao 1.600 m, Munnar nổi tiếng với nông sản địa phương như trà, cà phê, rau thơm và gia vị. Những thứ này cùng cảnh đẹp quyến rũ nơi rặng núi phủ sương khiến thị trấn trở thành một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng. Ảnh: Alamy.


Không chỉ vậy, thị trấn Munnar còn cất giấu một trong những bí mật của Ấn Độ. Nơi đây sở hữu một trong những loài hoa hiếm nhất thế giới, Neelakurinji. 12 năm hoa mới nở một lần. Năm nay là năm hoa nở. Ảnh: Alamy.


Cây Neelakurinji, hay còn gọi là Kurinji, thuộc chi Chùy hoa. Chi thực vật này gồm khoảng 350 giống cây có hoa, trong đó 59 loài sinh trưởng khắp bán đảo Ấn Độ. Mỗi loài lại có một thời điểm nở hoa khác nhau. Ảnh: Alamy.


Một số loài nở sau 4, 8, 10, 12 hoặc thậm chí 16 năm. Nhìn chung, sự phát triển và sinh trưởng không đồng đều. Việc mở đồn điền trồng chè và các loại cây gia vị cùng việc xây dựng nhà cửa, mở đường làm thu hẹp diện tích sinh sống của các loài cây dại. Ảnh: Alamy.


Tuy nhiên, con người khó có thể bỏ qua vẻ đẹp của Neelakurinji. Loài cây này trải thảm ở những triền đồi, trong khu vực được bảo hộ. 12 năm một lần, hoa lại khoe sắc. Ảnh: Alamy.


Đầu tiên, hoa có màu xanh rồi chuyển dần sang sắc tím khi vào cuối mùa, thường từ tháng 8 đến tháng 10. Trong thời gian này, khu bảo tồn Kurinjamala, cách thị trấn Munnar khoảng 45 km, là nơi thu hút nhiều du khách nhất. Ảnh: Alamy.


"Được ngắm hoa Neelakurinji nở là điều vô cùng đặc biệt, 12 năm nữa, tôi có thể không còn cơ hội", R Mohan, một nhà hoạt động vì môi trường, nói. Ảnh: Shutterstock.


Neelakurinji chỉ ra quả một lần. Điều đó có nghĩa, sau khi nở hoa, cây sẽ chết. Phải mất một khoảng thời gian, hạt mới nảy nở và phát triển. Tình trạng hoa nở rộ giúp loài cây này tăng khả năng sinh tồn. Ảnh: Alamy.


Là loài hoa hiếm và không mọc ở bất cứ nơi nào ngoài Ấn Độ, Neelakurinji đã gắn bó với văn hóa quốc gia này. Bộ tộc Muthuvan, cộng đồng sống trong rừng của bang Kerala, tin Neelakurinji là biểu tượng của tình yêu và sự lãng mạn. Trong khi đó, bộ tộc Paliyan, cộng đồng du mục ở Western Ghats tính tuổi bằng số lần nhìn thấy loài hoa này nở. Ảnh: Life Outside Cubicle.


Mùa hoa Neelakurinji nở khiến du lịch trong khu vực bùng nổ. Năm nay, cả bang Kerala, đặc biệt ở Munnar, dồn toàn lực để đón tiếp du khách. "Chúng tôi cải tạo khu nghỉ dưỡng. Ai ai cũng chuẩn bị. Chính quyền mở rộng đường chạy theo các ngọn đồi. Những quán ăn mọc lên, ai cũng rất hào hứng", Harish Chawada, chủ một khu chăm sóc sức khỏe nổi tiếng cách thị trấn 4 km chia sẻ. Theo dự kiển, khoảng một triệu du khách sẽ đến Munnar để ngắm hoa nở. Ảnh: Alamy.


Tuy nhiên, trận lụt hồi tháng 8 khiến miền đất này bị tàn phá. Những người muốn ngắm hoa Neelakurinji phải đến những khu vực cao hơn. "Mọi lần, đến tháng 9, Neelakurinji đã phủ kín các triền đồi. Tuy nhiên, lần này, chúng tôi phải trekking đến các địa điểm xa hơn, như đỉnh Kolukkumalai, để ngắm hoa", Antonyn Thomas, hướng dẫn viên du lịch, tiết lộ. Ảnh: Mayank Soni.


Hành trình đến Kolukkumalai khá gian nan, vất vả. Nhưng quang cảnh du khách có thể chứng kiến rất bõ công. Hoa Neelakurinji phủ kín đỉnh Kolukkumalai, trải rộng lẫn vào màn sương khói. Ảnh: Mayank Soni.


Thảm hoa mênh mông hấp dẫn ong đến thụ phấn, từ đó tạo ra loại mật ong hiếm. Chỉ đàn ông của bộ lạc địa phương mới được phép lấy mật ong. Sản phẩm này hiếm khi xuất hiện ở chợ. Dân địa phương tin rằng mật ong từ loài hoa này có thể chữa bệnh tim.

Kim Ngân/ Zing News
0