Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phật Giáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phật Giáo. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2021

Cách đối trị sợ hãi theo quan điểm Phật giáo

Sợ là một cảm xúc khó chịu phát khởi chủ yếu từ lòng tham. Tham và sự bám chấp là nhân cho nhiều thứ bất thiện, phiền não và ác nghiệp trong đời. Vì hai thứ này mà chúng ta lang thang trong vòng luân hồi sinh tử (samsāra). Ngược lại, tâm vô úy, không sợ hãi, là trạng thái của sự bình an, tĩnh lặng tuyệt hảo, và là thứ ân sủng cao thượng nhất mà tất cả chúng ta có thể đạt được.

Cách đối trị sợ hãi theo quan điểm Phật giáo

0

Thứ Hai, 1 tháng 3, 2021

Tứ diệu đế của đạo Phật qua góc nhìn khoa học

Khoa học và Đạo học chân thực là hai con đường nhận thức cơ bản của loài người, quyện hòa với nhau, bổ sung cho nhau nhằm đưa nhân loại vượt thoát hết mọi phiền não và khổ đau của sinh tử luân hồi đạt tới mục tiêu cao quý là sự giác ngộ Chân lý, và sống An lạc, Hạnh phúc ngay tại cuộc đời này.

Tứ diệu đế của đạo Phật qua góc nhìn khoa học

Tác giả: PGS. TS. Hà Vĩnh Tân, Viện Vật lý, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam

0

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2020

Luật nhân quả là luật của vũ trụ, không phải của thần hay Phật

Hầu như ai ai trong chúng ta cũng đã từng nghe đến hai từ “Nhân” và “Quả”. Nếu làm lành thì sau này sẽ hưởng một quả báo lành, an vui và hạnh phúc. Ngược lại, nếu làm việc ác thì quả báo đau khổ, trầm luân sẽ không thể nào tránh khỏi


Nhân Quả là quy luật vận hành tự nhiên của vạn vật và vũ trụ. Không phải do Trời, Phật hay một đấng tối cao nào tạo lập và cũng không một ai có thể can thiệp được. Xưa nay vốn dĩ như vậy, rất bình đẳng. Một người gây tội ác có thể lọt lưới pháp luật thế gian nhưng không thể nào thoát được nhân quả và báo ứng. Nhân gian thường nói: “Ở hiền thì gặp lành và gieo gió ắt sẽ gặt bão” hay “Nếu muốn biết quá khứ hãy nhìn hiện tại. Nếu muốn biết tương lai ra sao thì hiện tại sẽ trả lời” cũng là đạo lý về Nhân Quả vậy!

Thật ra nhân quả rất sâu xa, không dễ gì hàng phàm phu chúng ta có thể hiểu hết được mà ngay đến cảnh giới của Bồ-tát vẫn chưa thể thấu suốt. Kinh dạy: “Bồ- tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”. Bồ-tát làm việc gì cũng sợ lỗi lầm, làm việc gì cũng cân nhắc trước sau rồi mới làm để tránh đi những quả báo đau khổ về sau. Chúng sanh phàm phu thì ngược lại. Đôi khi biết việc là sai mà vẫn cứ làm nên đã gây ra bao ác nghiệp phải đoạ lạc trầm luân trong khắp nẻo khổ đau của luân hồi.

Trong nhà Phật cũng thường nói: “Vạn pháp giai không, nhân quả bất không”. Thăng lên hay đoạ lạc, phàm phu hay thành Phật cũng không ngoài Nhân Quả.

Thời còn tại thế, Đức Phật cũng đã từng có lần cảnh báo cho những người không tin Nhân Quả báo ứng mà kể ra một câu chuyện cho thấy dù đã thành Phật mà vẫn còn bị nhân quả chi phối. Kinh dạy rằng, thuở nọ ở Ấn Độ, trong thành Ca-tỳ-la-vệ có một ao nước, bao nhiêu tôm cá đều bị người dân bắt làm thịt ăn hết.

Trong ao ấy có một con cá lớn cũng bị bắt. Có một chú bé, tuy không ăn cá nhưng lại đùa nghịch dùng cây gõ lên đầu cá ba cái. Trong thời Phật Thích Ca tại thế, vua Ba-Tư-Nặc rất mến mộ Đạo Phật, cưới một cô con gái dòng họ Thích Ca sinh ra một Thái tử tên là Lưu Ly. Thuở nhỏ, Thái tử Lưu Ly thường qua quê ngoại bên thành Ca-tỳ-la-vệ chơi. Một hôm, do đùa nghịch nơi toà thuyết pháp của Phật và bị người gác đuổi ra nên sinh tâm sân hận. Thái tử Lưu Ly nuôi lòng hận thù ấy cho đến khi lớn lên và làm vua liền cho quân sang đánh thành Ca-tỳ-la-vệ, giết sạch cư dân trong thành.

Đức Phật biết nhưng cũng khuyên ngăn không được. Đồng thời, trong thời gian này, Đức Phật cũng bị đau đầu ba ngày. Lúc ấy, ngài Mục Kiền Liên được xem là vị có thần thông bậc nhất trong số mười đệ tử lớn của Phật đã phát lòng từ bi dùng thần thông đưa mấy trăm người dòng họ Thích Ca cho vào bát và tạm đưa lên cõi Trời lánh nạn. Song cuối cùng cũng không thể cứu được mà khi đưa về thì trong bát chỉ còn toàn là máu.

Các đại đệ tử cầu Đức Phật dạy rõ nguyên nhân. Nhân đây, Phật đã phương tiện kể lại câu chuyện tiền kiếp dân làng giết cá khi xưa. Con cá lớn trong hồ xưa kia nay đã đầu thai lại chính là vua Lưu Ly. Những con tôm cá trong hồ bị giết hại nay chính là đại quân binh theo vua đánh thành Ca-tỳ-la-vệ. Dân trong thành và những người nhà dòng họ Thích Ca bị giết chết chính là những người đã bắt cá tôm giết ăn thuở nọ. Chú bé tuy không ăn cá nhưng lại đùa nghịch và lấy cây gõ vào đầu cá ba cái nay chính là Đức Phật Thích Ca bây giờ, nên cũng đã bị đau đầu ba ngày…

Những câu chuyện thế này, ngày nay do đã quá xa với thời Đức Phật còn tại thế nên người đời rất khó tin. Nhưng người đời cho dù có tin hay không tin thì sự thật muôn đời vẫn là sự thật. Kinh dạy: “Như Lai nói lời chân, lời thật, lời như, lời không dối, lời chẳng khác”. Đâu phải nói không tin là không có? Nếu không tin, sẽ không có thì chúng ta cũng sẽ không tin cho khoẻ? Tất cả chúng ta dù muốn hay không muốn, cũng đang chịu sự chi phối rất rõ ràng của Nhân Quả.

Gần đây, cũng có người vì chưa hiểu sâu về nhân quả nên tuy lúc đầu cũng đi chùa, làm thiện nhưng khi gặp chuyện bất trắc, nghịch cảnh đến trong cuộc sống thì liền sanh tâm than Trời trách Phật không linh nên không tiếp tục đến chùa hay làm thiện nữa thì quả thật rất đáng tiếc! Bất trắc hôm nay đến là nó phải đến, kể cả chúng ta có làm thiện hay không làm, cúng chùa hay không cúng chùa, nhưng vì kiếp trước đã làm quá nhiều việc ác nên kiếp này phải trả, còn những việc làm thiện lành hôm nay thì kiếp sau hay cuối đời này mình mới được hưởng, vì nhân quả là thông cả ba đời: Quá khứ, hiện tại, vị lai. Nên có Hiện Báo (Thấy ngay trong kiếp này), Sanh Báo (Kiếp sau mới thấy) và Hậu Báo (Những kiếp lâu xa về sau khi hội đủ duyên mới thấy).

Hơn nữa, phải xem lại trước đây chúng ta đã làm ác, ăn ở thất đức thế nào? Và nay mình đã làm thiện được bao nhiêu? Chứ vay mười, mới trả có ba mà đòi xoá hết nợ xem sao cho hợp phải không các bạn? Nói làm thiện để trả lại chỉ là cách nói an ủi mà thôi, chứ làm thiện thì có thiện báo, ác sẽ có ác báo vốn không thay nhau được. Tuy nhiên, chúng ta nên hiểu giữa Nhân và Quả còn có Duyên. Nếu trước đây do vô minh đã trót lỡ tạo nghiệp ác.

Nay biết lỗi, sám hối và hứa sẽ không còn tái phạm, và từ đây sẽ không ngừng tu thiện để cắt các duyên xấu thì quả xấu chưa trổ. Và phát tâm tinh tấn tu hành giải thoát sinh tử để thành Thánh nhân, Bồ-tát, Phật với đầy đủ trí tuệ và năng lực để sau này phát đại thệ nguyện phân thân tái sinh về khắp nơi trong các cõi mà đền ơn và cứu độ chúng sinh thì mới thật rốt ráo và viên mãn.

Các bạn ạ! Kiếp này, nếu ai may mắn, giàu sang hơn người cũng là do ở kiếp trước đã từng cúng dường, bố thí… Nếu bây giờ mà không lo tạo phước, tu hành thì kiếp sau phải đói khổ, bất hạnh. Hiểu được đạo lý Nhân Quả, chúng ta sẽ sống rất tự tại và an lạc ngay trong cuộc sống hôm nay vì chúng ta sẽ không lầm nhân quả và biết chấp nhận tất cả những gì không may đến với mình.

Từ đó mà sám hối và vươn lên nỗ lực tu hành, tích cực làm nhiều việc thiện lành hơn nữa thì tương lai chắc chắn sẽ rất tốt đẹp. Hoà thượng Tịnh Không cũng đã từng nói: “Lỗi không phải do người khác, lỗi là ở chính mình”. Các bạn hãy tự suy ngẫm lời dạy này nói đến nhân quả ba đời quả thật là vô cùng bổ ích mỗi khi tiếp người, đối vật và gặp trắc trở trong cuộc sống.

Theo Q.H / LIEU QUAN HUE.VN
0

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

Về quan điểm vô vi của Lão Tử và vô vi của đạo Phật

Hơn bao giờ hết xã hội càng văn minh thì con người càng đánh mất chính mình. Sự tranh giành về quyền lợi, vật chất đã làm cho con người ngày càng mất dần những giá trị đạo đức. Quan niệm vô vi của Lão Tử đã trở nên quan trọng cũng như quan niệm vô vi của Phật giáo đã góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn.


Hơn hai ngàn năm trước, trong khi châu Âu còn nằm trong bóng tối của sự man rợ, Hy Lạp đang mở rộng ảnh hưởng chính trị và văn hóa của mình thì Trung Hoa đã là một xã hội tổ chức tương đối có kỷ cương với nếp sinh hoạt văn hóa cao nhất từ trước tới nay. Đó là nhận định được nhiều học giả phương Tây cùng chia sẻ.

Thời Xuân Thu của Trung Hoa kéo dài từ năm 722 tới năm 481 trước công nguyên. Trong tình trạng triền miên tao loạn của Trung Hoa, xuất hiện nhiều triết gia với nhiều lý thuyết khác nhau, được gọi là Bách gia chư tử. Vượt lên trên các triết gia ấy, Lão Tử — cùng Khổng Tử — là hai nhân vật nổi bật nhất.

Với cuốn Đạo Đức Kinh, Lão Tử là người đầu tiên tại Trung Hoa đưa ra một quan niệm về vũ trụ. Những lời trong cuốn sách nhỏ ấy của ông thấm sâu vào dân tộc Trung Hoa, làm cốt lõi của văn hóa Trung Hoa, vừa tạo thú sống cho tao nhân quân tử vừa như một tôn giáo cho giới bình dân ngưỡng vọng.

Nền minh triết của Đạo Đức Kinh cũng được khai triển bởi các danh gia tự xem là môn đệ của Lão Tử, về sau trở thành một nền học thuật rồi dần dà biến thành một tôn giáo thần bí. Tại phương Tây, từ khoảng một trăm năm nay, Lão Tử ngày càng có mặt trong phạm vi nghiên cứu của nhiều học giả thuộc bộ môn triết ở các đại học, cho tới các trí thức muốn tìm cho mình một lối suy tư và sống thanh thoát giữa lòng xã hội bị cơ khí hóa và mê thích tiêu thụ.

Hơn bao giờ hết xã hội càng văn minh thì con người càng đánh mất chính mình. Sự tranh giành về quyền lợi, vật chất đã làm cho con người ngày càng mất dần những giá trị đạo đức. Quan niệm vô vi của Lão Tử đã trở nên quan trọng cũng như quan niệm vô vi của Phật giáo đã góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Vì thế mà người viết đã chọn đề tài “So sánh tư tưởng vô vi của Lão Tử với tư tưởng vô vi của đạo Phật”.

Về phương pháp nghiên cứu người viết dùng phương pháp phân tích nhũng sự kiện hay thông tin có sẵn mà phân tích chúng để có được một sự đánh giá tài liệu một cách có phê phán. Bên cạnh đó có sử dụng một số phương pháp khác dựa trên mục tiêu nghiên cứu hay hoàn cảnh nghiên cứu để làm sáng tỏ đề tài mong rằng sẽ đóng góp một phần nào làm rõ đề tài này.

1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, CHÍNH TRỊ VÀ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC THỜI XUÂN THU

Thời Xuân Thu (khoảng 770 – 475 tr.CN). Đây là thời kỳ chuyển biến từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến, còn gọi là thời Đông Chu, do Chu Bình Vương dời đô về phía Đông (Lạc Dương, Hà Nam ngày nay).

1.1. Đặc điểm kinh tế

Đồ sắt phát triển khá phổ biến, kỹ thuật canh tác phát triển. Nền sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Sự phân công lao động và chuyên môn hoá sản xuất ngày càng cao. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của kinh tế đã có tác động mạnh đến hình thức sở hữu ruộng đất, kết cấu và địa vị kinh tế của các giai tầng trong xã hội.

1.2. Đặc điểm chính trị

Thời Xuân Thu, mệnh lệnh của Thiên tử nhà Chu không còn được tuân thủ, trật tự lễ nghĩa, kỷ cương xã hội bị đảo lộn, đạo đức suy đồi. Sự tranh giành địa vị xã hội của các thế lực cát cứ đã đẩy xã hội Trung Hoa cổ đại vào tình trạng chiến tranh khốc liệt liên miên. Đây chính là điều kiện lịch sử đòi hỏi giải thể chế độ thị tộc nhà Chu, hình thành xã hội phong kiến; đòi hỏi giải thể nhà nước của chế độ gia trưởng, xây dựng nhà nước phong kiến nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho xã hội phát triển.

Sự biến chuyển sôi động đó của thời đại đã đặt ra và làm xuất hiện những tụ điểm, những trung tâm các “kẻ sĩ” luôn tranh luận về trật tự xã hội cũ và đề ra những hình mẫu của một xã hội tương lai. Lịch sử gọi thời kỳ này là thời kỳ “Bách gia chư tử” (trăm nhà trăm thầy), “Bách gia minh tranh” (trăm nhà đua tiếng). Chính trong quá trình ấy đã sản sinh các tư tưởng lớn và hình thành nên các trường phái triết học khá hoàn chỉnh.

1.3. Đặc điểm tư tưởng triết học

Thứ nhất là nền triết học nhấn mạnh tinh thần nhân văn. Trong tư tưởng triết học Trung Hoa cổ đại, tư tưởng liên quan đến con người như triết học nhân sinh, triết học đạo đức, triết học chính trị, triết học lịch sử phát triển, còn triết học tự nhiên có phần mờ nhạt.

Thứ hai là chính trị đạo đức, các triết gia Trung Hoa đều tập trung vào lĩnh vực luân lý đạo đức, xem việc thực hành đạo đức như là hoạt động thực tiễn căn bản nhất của một đời người, đặt lên vị trí thứ nhất của sinh hoạt xã hội.

Thứ ba là nhấn mạnh sự hài hoà, thống nhất giữa tự nhiên và xã hội. Các nhà triết học nhấn mạnh sự hài hoà, thống nhất giữa các mặt đối lập, coi trọng tính đồng nhất của các mối liên hệ tương hỗ của các khái niệm, coi việc điều hoà các mâu thuẫn là mục tiêu cuối cùng để giải quyết các vấn đề.

Thứ tư là tư duy trực giác. Đặc điểm nổi bật của phương thức tư duy triết học cổ, trung đại Trung Hoa là nhận thức trực giác, tức là có trong sự cảm nhận hay thể nghiệm. Cảm nhận tức là đặt mình giữa đối tượng, tiến hành giao tiếp lý trí, ta và vật ăn khớp, khơi vậy linh cảm, quán xuyến nhiều chiều trong chốc lát, từ đó mà nắm bản thể trừu tượng.

Phương thức tư duy trực giác đặc biệt coi trọng tác dụng của cái tâm, coi tâm là gốc rễ của nhận thức, “lấy tâm để bao quát vật”.[1]

Chính vì những đặc điểm về kinh tế chính trị và tư tưởng triết học nên đã ảnh hưởng đến tư tưởng vô vi của Lão Tử.

2. TIỂU SỬ VÀ CUỘC ĐỜI CỦA LÃO TỬ

2.1. Tiểu sử

Lão Tử (老子) là một nhân vật chính trong Triết học Trung Quốc, sự tồn tại của ông trong lịch sử hiện vẫn đang còn được tranh cãi. Theo sử ký của Tư Mã Thiên, Lão Tử họ Lý tên Nhĩ, hiệu là Bá Dương, thụy là Đam. Có người nói đó là Thái sử Đạm, Lão Lai Tử. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông sống ở thế kỷ thứ 6 TCN.

Nhiều học giả hiện đại cho rằng ông sống ở thế kỷ thứ 4 TCN, Có người còn đưa thời điểm cụ thể về cuộc đời của Lão Tử, cho rằng ông chào đời rồi tạ thế trong khoảng 580-500 trước công nguyên, cuối thời Xuân Thu. Ông sinh ra ở huyện Khổ (苦縣) nước Sở (楚), hiện nay là Lộc Ấp (鹿邑) thuộc tỉnh Hà Nam. Lão Tử được coi là người viết Đạo Đức Kinh (道德經) – cuốn sách Đạo giáo có ảnh hưởng lớn, và ông được công nhận là Khai tổ của Đạo giáo (Đạo tổ 道祖).[2]

2.2. Cuộc đời

Lão Tử đã trở thành một anh hùng văn hoá quan trọng đối với các thế hệ người Trung Quốc tiếp sau. Một số truyền thuyết nói rằng khi sinh ra tóc ông đã bạc trắng, vì ông đã nằm trong bụng mẹ tám hay tám mươi năm, điều này giải thích cho cái tên của ông, có thể được dịch thành “bậc thầy già cả” và “đứa trẻ già”.

Theo truyền thống, và một tiểu sử gồm cả trong cuốn sử của Tư Mã Thiên, Lão Tử sống cùng thời với Khổng Tử và sinh trước hay sau vài chục năm. Nếu đúng thế tức là khoảng thời gian thế kỷ thứ sáu trước công nguyên, cùng thời với các triết gia Hy Lạp tiền Socrates như Heraclitus và Pythagoras. Lão Tử là người làm chân giữ sách trong thư viện triều đình nhà Chu.

Khổng Tử đã có ý định hay đã tình cờ gặp ông ở Chu, gần nơi hiện nay là Lạc Dương, nơi Khổng Tử định đọc các cuốn sách trong thư viện. Theo những câu chuyện đó, trong nhiều tháng sau đó, Khổng Tử và Lão Tử đã tranh luận về lễ nghi và phép tắc, vốn là những nền tảng của Khổng giáo. Lão Tử phản đối mạnh mẽ những nghi thức mà ông cho là rỗng tuếch. Truyền thuyết Đạo giáo kể rằng những cuộc tranh luận đó có ích cho Khổng Tử nhiều hơn so với những gì có trong thư viện.

Sau này, Lão Tử nhận thấy rằng chính sự của vương quốc đang tan rã và quyết định ra đi. Ông đi về phía Tây trên lưng một con trâu nước qua nước Tần và từ đó biến mất vào sa mạc rộng lớn. Truyền thuyết kể rằng có một người gác cửa tên Doãn Hỷ ở cửa phía tây của ải Hàm Cốc thuyết phục Lão Tử viết lại những hiểu biết của mình trước khi đi vào sa mạc.

Cho tới lúc ấy, Lão Tử mới chỉ nói ra các triết thuyết của ông mà thôi, và giống như trường hợp của Jesus, Phật, và Khổng Tử (những cuốn văn tuyển của họ hầu như được hoàn thành bởi các đệ tử). Theo yêu cầu của người lính đó, Lão Tử đã viết để lại cuốn “Đạo Đức Kinh”. Nhiều cuốn ghi chép và bức tranh về Lão Tử còn lại đến ngày nay, thường thể hiện ông là một người già hói đầu với một chòm râu trắng hay đen và rất dài; ông thường cưỡi trên lưng một con trâu nước.

Khi ông đã khuất bên kia cửa ải, người đời không còn biết tung tích ông. Khảo chứng của người đời sau cho rằng bài viết về Lão Tử trong Sử ký hẳn do hậu thế thêm vào, còn lời cảm khái của Khổng Tử là do một đạo gia nào đó bịa ra để tôn vinh sư tổ của mình. Như thế, hình ảnh ông thầy già cưỡi trên lưng một con trâu nước đi ra quan ải và con rồng bay liệng trên không cũng chỉ ở trong cõi huyền thoại.

Chúng tạo thêm vẻ thần bí mông lung, như hàng trăm câu chuyện khác về hành trạng và hoàn cảnh sáng tác của văn thi sĩ Trung Hoa thời cổ. Nhưng dù gì đi nữa, ngụ ngôn ấy cũng làm nổi bật thêm giá trị tư tưởng, cuộc sống lãng đãng và phong thái phiêu hốt của tác giả và làm hình ảnh của Lão Tử càng thêm huyền thoại.

3. LÃO TỬ VỚI ĐẠO ĐỨC KINH

Đạo đức kinh là cuốn sách chỉ khoảng 5000 chữ, gồm hai phần. Thượng là Đạo Kinh gồm 37 chương, bàn về Đạo lớn của vũ trụ. Hạ là Đức Kinh gồm 44 chương bàn về Đức. Lão Tử đã viết theo hình thức câu dài ngắn khác nhau, giàu âm điệu và đọc lên nghe như thơ tự do thời nay. Súc tích. Không chấm câu.

Không lý luận. Không chứng minh dài dòng. Thể được dùng là cổ văn, một loại văn ngắn gọn, dễ thuộc lòng nhưng không dễ hiểu. Vì thế, nó có vẻ như chỉ gợi ý và bắt người đọc phải ngẫm nghĩ, tưởng tượng, lắng nghe tiếng dội lại từ lòng mình. Và người đọc có rất nhiều cơ hội tiếp nối quá trình sáng tạo, tư duy, cho tác phẩm sinh động, thấm sâu, được triển khai thêm theo mỗi lần đọc.

Ngoại trừ hai vấn đề chính là Đạo và Đức, sách còn trình bày kiến thức sơ lược về binh pháp, thiên văn, dưỡng sinh… Có người dựa vào nội dung, cắt nghĩa rằng mục đích của Lão Tử là truyền thông điệp trị quốc, một loại triết lý chính trị. Có người lại nhấn mạnh tới phẩm chất tâm linh đạo học của nó.

Các bản lưu truyền từ hơn hai ngàn năm nay có khác nhau đôi chút về một số chữ hoặc cách chấm câu. Năm 1973, tại Trường Sa, ngành khảo cổ học tìm thấy một bản bạch thư dưới một mộ cổ đời Hán, trong đó phần Đức Kinh được đem lên trước phần Đạo Kinh. Bản khai quật này có giá trị tham khảo rất lớn vì hơi khác các bản hiện hành. Cho tới nay, Đạo Đức Kinh có tới cả trăm bản dịch ra các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, v.v. Riêng trong tiếng Việt có các bản dịch của Nguyễn Duy Cần, Nghiêm Toản, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Tôn Nhan…

4. SO SÁNH TƯ TƯỞNG VÔ VI CỦA LÃO TỬ VỚI TƯ TƯỞNG VÔ VI CỦA PHẬT GIÁO

4.1. Tư tưởng vô vi của Lão Tử

Khái niệm vô vi trong Đạo Đức kinh thường được hiểu lầm là không nên làm gì cả, nhưng thật ra Lão Tử khuyên rằng làm mà như không làm, và không làm những điều không nên làm. Ông cũng viết rằng nước tuy mềm mại uyển chuyển nhưng có thể chảy đến bất cứ nơi nào, và với một khối lượng lớn thì có thể làm lở cả đất đá. Như vậy vô vi có thể ví von với cách hành xử của nước. Quan niệm vô vi của ông được đề cập với nhiều lĩnh vực mà ta sẽ bắt gặp trong Đạo Đức kinh.

4.1.1. Tư tưởng vô vi đối với vấn đề quốc trị

Tương tự như Khổng Tử, Lão Tử sinh trưởng trong giai đoạn chiến tranh triền miên cho nên rất ưu tư về vấn đề quốc trị. Ông thấy là “dân đói vì người trên lấy thuế nhiều cho nên dân đói, dân khó trị vì người trên theo hữu vi cho nên dân khó trị,”.. “thiên hạ nhiều kiêng kỵ thì dân càng nghèo; dân nhiều lợi khí thì quốc gia thêm mờ tối, người càng nhiều xảo thuật thì vật kỳ lạ càng xuất hiện, pháp luật càng sáng tỏ thì trộm cướp càng nhiều.” Và vì nhận xét như vậy cho nên Lão Tử chủ trương rằng người lãnh đạo quốc gia phải áp dụng sách lược vô vi để trở về (phản phục) với đạo hay cái gốc tự nhiên ban đầu thì mới có thể an bang tế thế.

“Phản phục (trở về) là cái động của đạo. “Động mà không động, không động mà động”, yếu mềm là cái dụng của đạo. Ông cho rằng với đường lối vô vi: lo cho dân no ấm, mạnh khỏe và dạy cho dân sống tự nhiên hợp với môi trường chung quanh, không suy nghĩ hay thèm thuồng mỹ vật.

Một khi dân được ấm no, không bệnh tật và không ham chuộng của quý vật lạ cũng như không có nhu cầu khoe tài hay ganh đua để được lãnh tụ yêu mến thì dân đã thấm nhuần tinh thần vô vi (không làm); và khi đã theo vô vi rồi thì dẫu có kẻ tài trí, tham lam xách động nhân dân nổi loạn thì họ cũng không làm (vô vi). Như vậy, nếu muốn lòng dân không loạn thì người lãnh tựu của quốc gia phải biết lo cho dân, không đặc ra sưu cao thế nặng, không bóc lột.

Lãnh tụ quốc gia phải biết thương dân, không thể chỉ đặt ra luật lệ và đợi dân làm sai rồi hành hạ, giam cầm, xử trảm. Lãnh tụ quốc gia có nhiệm vụ chỉ bảo nhân dân hướng thiện theo đạo chứ không thể đem cái chết ra hăm dọa nhân dân. Tương tự như con thú khi bị dồn vào chân tường thì cắn lại, nhân dân khi bị bóc lột, khổ sở hết mức thì hết sợ chết; mà khi nhân dân hết sợ chết thì sự dọa nạt của lãnh tụ trở nên vô dụng. Kẻ nào dùng bạo lực để trị quốc thì “hiếm khi không bị thương ở tay”.

Thương dân thì phải lo cho dân no ấm, tránh sưu thuế cao và không ép buộc dân phục dịch. Nếu kẻ ở trên sống xa xỉ, thâu sưu thuế cao mà còn bắt dân phục dịch thì nhân dân chỉ có thể chịu đựng đến một mức độ nào đó rồi trở nên loạn bởi vì họ không còn sợ chết nữa. “Thánh nhân vi phúc, bất vi mục” (Thánh nhân vì cái bụng mà không vì con mắt). Lãnh tụ quốc gia không nên đam mê cái bề ngoài xa xỉ mà ngược lại phải biết thương dân, lo cho dân no bụng và tránh những hành động ép dân vào cái thế khinh tử.

Bậc thánh nhân chủ trương trị quốc theo phương pháp vô vi nhằm giảm thiểu phép tắc vốn được đặt ra để áp bức và trừng phạt nhân dân. Lãnh tụ quốc gia theo đạo sẽ hướng dẫn nhân dân noi theo gương của mình, dùng cái thanh liêm của mình để dạy dỗ dân bỏ đi lòng tham dục cũng như các hành động xấu.

Dần dần nhân dân trở thành thuần hậu và sống theo tự nhiên, chất phác mà không bị phép tắc chính trị gò bó. Luật lệ hà khắc được đặt ra (hữu vi) nhằm khiến người ta sợ nhưng hiếm khi tiêu diệt hết được các tệ nạn xã hội; trong khi đó đường lối vô vi không dựa trên phép tắc rườm rà lại có thể cảm hóa nhân dân để họ theo con đường thiện hợp với cái đạo của tạo hóa.

Lão Tử không chủ trương dùng pháp luật để trị quốc mà cổ võ cho sách lược đạo trị (vô vi) để vạn vật phát triển tự nhiên (không bày ra phép tắc, xảo thuật để gò ép nhân dân). Theo ông, nếu muốn hướng thiện thì đừng trừng phạt kẻ xấu mà nên dùng tư cách thánh nhân để cảm hóa kẻ xấu.

Chính sách quốc trị cao nhất là đạo trị, rồi mới đến đức trị (nhân trị), và rồi đến pháp chế; chính sách xảo trị (dùng xảo thuật để cầm quyền) là phương pháp thấp nhất vì lãnh tụ không còn được nhân dân tin tưởng nữa mới dùng đến xảo thuật. Lãnh tụ không tin dân cho nên mới bày kế để gò ép dân; dân không tin lãnh tụ cho nên phải đóng kịch sợ sệt hay cung kính để lừa gạt lãnh tụ. Hai bên đều dùng bề ngoài xảo trá để làm bình phong che giấu sự bất tín.

Quốc gia lý tưởng trong nhãn quan của Lão Tử là một quốc gia nhỏ mà trong đó nhân dân sống thuận với thiên nhiên, biết vừa đủ mà không ham biết nhiều, không muốn tư dục, không ganh đua bề ngoài, mà chỉ sống theo đạo vô vi. Trong quốc gia lý tưởng này, người dân sống chất phác, hiền lành, thuần phục với thiên nhiên; bởi vì hài lòng với cuộc sống thiên nhiên, con người không lìa xa nơi sinh trưởng, không có lòng tham để tranh giành quyền lợi.

Con người không tranh giành quyền lợi thì thiên hạ không có chiến tranh cho nên quốc gia dẫu có xe cộ, thuyền bè, binh giáp cũng không dùng đến. Khi người dân có đời sống thái hòa gần gũi với thiên nhiên thì lãnh tụ quốc gia có thể “giũ áo, chắp tay, không làm (vô vi)” mà thiên hạ cũng được thái bình.[3]

4.1.2. Tư tưởng vô vi với tự nhiên

“Vũ trụ bao la vô cùng tận
Nhân sinh tự cổ vốn Vô Thường”

Trong Đạo Đức kinh Lão Tử viết: “vạn vật trong trời đất sanh từ có (hữu), (hữu) có sanh từ không (vô). Hữu vô đều từ thiên đạo”

“Không tức thị Có
Có tức thị Không
Có có, Không không
Không không, Có có
Có rồi lại Không
Không rồi lại Có
Có cũng như không
Không tốt hơn có
Không có mà Có
Có vẫn hơn Không
Có Không, Không Có”

Hữu vô trong thể nghiệm của Lão Tử không có gì bằng nguồn gốc căn bản trước đó của vạn vật [4]­. Trong sách Lão Tử viết: “v­­­­­ô, danh, thiên địa chi thỉ; địa, danh vạn vật chi mẫu”­­[5]. Vô là sự bắt đầu của trời đất , hữu là mẹ của vạn vật. Lão Tử tiếp tục khẳng định: “Cái bắt đầu trong thiên hạ, là mẹ của vạn vật trong nhân gian”­­[6]­­ .

Thiên đạo là nguồn gốc của sự bắt đầu, là mẹ của sự sanh thành, là cái vô siêu việt, lại là cái hữu nội tại; Thiên đạo độc lập, không thay đổi và tồn tại khắp nơi. Theo lập trường của Lão Tử: Thiên đạo không phải là vạn vật nếu không các nhược điểm của vạn vật thiên đạo đều có.

Thiên đạo không thể tách rời vạn vật nếu không thì không thể duy trì sự tồn tại của mọi vật trong mọi lúc mọi nơi. Từ quan điểm “Thiên đạo không phải là vạn vật” có thể nói thiên đạo là vô Từ quan điểm “ Thiên đạo không thể tách rời vạn vật” có thể nói thiên đạo là hữu. Vô là tách hữu hạn không phải là vạn vật, hữu là hữu cùng tồn tại với vạn vật; Hữu vô đều là “đạo”.

Theo Lão Tử: con người vô vi, tự nhiên vô bất vi, thánh nhơn vô vi, bách tánh vô bất vi, thiên địa vô vi, trừ đi sai lầm của “ hành động tạo tác của con người”, thì sẽ trở về với sự tốt đẹp của tự nhiên, đây cũng là ý “ vô vi nhi bất vi của Lão Tử”.

Bản chất của vô vi là vô bất vi, trong hạn định các khó khăn của nhơn sanh, cần có trí tuệ để nhìn nhận về sanh mạng có thể phá trừ chấp trước và hóa giải hành vi tạo tác của con người, sanh mạng con người là tạm thời, tự nhiên mới là trường cửu , cơ thể con người có thể bị hủy hoại nhưng thiên đạo thì vĩnh hằng. Theo Lão Tử thái độ sống “vô vi” của con người đó là con đường duy nhất trừ đi “tạo tác của con người” để trở về với tự nhiên. Con đường này chính là “đạo pháp tự nhiên” cũng chính là vô vi.[7]

Tại Trung Hoa, trước Lão Tử, chưa triết gia nào khởi xướng vũ trụ luận. Học thuyết trọng tâm của Lão Tử là Đạo và Đức.

Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật. Lão Tử đếm vài con số rồi phán như thế, và ta hiểu ý của ông cho rằng không thể định nghĩa Đạo, nhưng Đạo có trước vũ trụ và Đạo là nguồn gốc của vũ trụ. Theo Lão Tử, trời đất muôn vật do Đạo mà sinh thành. Đạo là cái hỗn mang chưa phân, là cái nguyên thủy và là sự vận động hằng cửu mà ta không thể cảm, không thể biết. Đạo vô danh vô hình, là căn nguyên và cốt lõi của muôn vật. Muôn vật đều khởi đi từ Đạo, đi theo Đạo và quay về Đạo.

Còn Đức? Chữ Đức ở đây không phải là đức hạnh hiểu theo lối luân lý thông thường, mà là phải hiểu theo nghĩa của Lão Tử. Đức là “mầm sống ngấm ngầm” trong vạn vật. Đạo thì sinh ra còn Đức thì nuôi nấng. Người sống có Đức là sống theo Đạo. Người bắt chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước tự nhiên.

Tới đây, ta chớm hiểu. Cái Đạo “phi thường Đạo” được Lão Tử nói đến là thiên nhiên, năng lượng sức sống và sự vận hành của thiên nhiên. Cũng có thể gọi là tự nhiên hoặc thiên lý. Và Đức là cứ theo tự nhiên mà sống, thuận theo thiên lý mà lưu hành. Trong cái Đạo của vũ trụ ấy, thiên nhiên và những qui luật của chúng tập hợp thành cái trụ cốt, cái bản thể, còn đất trời và sinh linh, v.v. là những thực thể có vị trí thích hợp và chức năng thích hợp, thao tác theo một thể thức tự nhiên. Đạo ấy chỉ được biết bằng trực quan, không bằng lý trí.

Lão Tử không lập luận về Đạo vì ông chống lý trí. Theo ông, lý trí khiến ta nhìn cuộc đời với con mắt nhị nguyên, phân chia thế giới nội tâm và ngoại lai, con người với thiên nhiên, thế gian với vũ trụ, thiện và ác, vinh và nhục, đúng và sai, cao và thấp…, làm ta xa lìa đạo. Lão Tử không mất công giảng giải về Đạo, ông chống tri thức và trí năng. Ông cho rằng tri thức không giúp cho người ta sống theo Đạo và Đức.

Nó chỉ làm cuộc sống thêm phức tạp; nó chế tạo cơ khí khiến sinh ra “cơ tâm”; nó bày đặt lý thuyết này nọ khiến đưa tới xung khắc… Trí năng khiến người ta phân biệt cái hay cái dở nên sinh ra ham muốn. Ông chủ trương bỏ trí năng, bỏ văn tự, bỏ việc dạy dỗ dân, để dân chúng sống mộc mạc, tự nhiên.

Lão Tử không chịu nói nhiều về Đạo vì ông hiểu rõ giới hạn truyền đạt của ngôn ngữ. Tóm lại, Đạo, cái lý tự nhiên trong con người và vũ trụ, thì hư vô, mênh mông, sâu thẳm và ngập tràn tới độ nằm ngoài tầm nắm bắt của lý trí, nhận biết của tri thức và diễn đạt của ngôn từ. Lão Tử nhìn sự vật thường xuyên biến đổi và nhận ra luật mâu thuẫn nơi vẻ ngoài của vạn vật, “cái yên tĩnh là chủ của cái xáo động, cái quí lấy cái tiện làm gốc, cái cao lấy cái thấp làm gốc, cái thật đầy thì giống như trống không, con người thật khôn khéo thì trông giống như vụng về…”

Ông còn nhận ra luật phản phục ở bên trong vũ trụ, “vật gì phát tới cực điểm thì phản hồi, hễ tăng rồi thì phải hao giảm — trăng tròn rồi khuyết, hết mùa đông tới mùa xuân… Cùng tắc biến, biến tắc thông….” Trong cùng một lúc, bị chi phối bởi luật mâu thuẫn và luật phản phục, vũ trụ vận hành với Đạo, vạn vật đều nương tựa vào nhau mà sinh tồn và tương tác tạo điều kiện cho nhau “có và không cùng sinh; khó và dễ cùng thành, dài và ngắn cùng hình, cao và thấp cùng nghiêng, thanh và âm cùng họa, trước và sau cùng theo”.

Tuy Đạo không thể hiểu, không thể bàn, không thể nói nhưng Lão Tử cho rằng loài người chỉ tự mình phục vụ mình tốt nhất bằng việc đi trên con đường Đạo. Để xoay xở trong tình cảnh nghịch lý đó thì có Đức. Sống có Đức tức là sống không phân biệt nhị nguyên, không khiên cưỡng, sống tự nhiên, vi vô vi — làm một cách tự nhiên — và đi đúng con đường vận hành của Đạo.

4.2. Tư tưởng vô vi của đạo Phật

Nếu nhận định nghiêm túc thì khái niệm vô vi chỉ có ở Lão học, nó không giống với với khái niệm “vô của tánh không trung đạo duyên khởi”. “Vô của tánh không trung đạo duyên khởi” của triết lý Trung Quốc có nguồn gốc từ tư tưởng kinh “Bát Nhã” và luận “Duy thức” của Phật giáo Đại thừa Ấn Độ và được truyền vào Trung Quốc. Tư tưởng “vô của tánh không trung đạo duyên khởi” ở Trung Quốc được duy trì và phát triển mạnh để sau đó trở thành một thái độ và triết sống của con người Trung Quốc.

Triết lý mà người ta hay nói là “vô vi của đạo Phật” đó là triết lý “tánh không của Bát Nhã”, tánh không này chẳng phải không làm gì cả mà là tánh không trung đạo duyên khởi, không để cho các vọng niệm sai lầm mê chấp của con người ảnh hưởng và tác đọng đến sự tồn tại của vạn sự vạn vật mà tiếp nhận sự tồn tại và không tồn tại của vạn vật theo các nhân duyên sanh khởi và hoại diệt của bản thân sự vật.

Khi nhân duyên hòa hợp đủ thi các pháp sanh thì gọi là hữu nhưng tánh chất của pháp được gọi là hữu đó là không thật, nó chịu sự chi phối của luật sanh – trụ- dị- diệt và biến đổi tùy theo nhân duyên. Khi các nhân duyên không đầy đủ thì không có sự xuất hiện của các pháp và cái không xuất hiện này không phải là “vô” là “không” trống rỗng mà không có tác dụng tạo tác của ý thức và cũng không có sự hòa hợp của các nhân duyên nên pháp không xuất hiện.

Sự xuất hiện tồn tại của vạn vật trong mối tương quan của tánh không trung đạo duyên khởi này không phải là “vô” và “ không” mà là không có tánh chất cố định thật mà tùy theo nhân duyên mà sanh hay diệt. Cái bản chất duy trì huệ mạng của con người và vạn vật để vận hành và tồn tại theo quy luật “ vô của tánh không trung đạo duyên khởi” đó không phải là ý thức mà là trí tuệ của Như Lai Tạng.

Mọi con người đều có sẵn trí tuệ này nhưng mạt na thức chấp trước sanh ra các thứ ngã chấp về thâm căn con người, trần cảnh của thế giới mà sanh ra vô số sanh vọng ảo tưởng. Khi con người nhận thức được bản chất vạn pháp là không thật có, là duyên khởi thì các thức điên đảo được chuyển thành trí tuệ sáng suốt và cứu cánh viên mãn của tầm nhìn về trí tuệ đó là Phật tánh, là Như Lai Tạng, là Niết Bàn

Chú ý: Cần kết hợp nội dung “bát nhã tánh không trung đạo và quá trình vận hành của các pháp theo chiều thuận và nghịch từ tâm sanh chấp có ra vạn pháp, ngay từ vạn pháp có cái nhìn sáng suốt không chấp trước để đưa thức trở lại với bản tánh thanh tịnh của Như Lai, quá trình kết hợp không của “ bát bất trung đạo” và bách pháp duy thức để triển khai ý “vô của tánh trung đạo duyên khởi”. Triển khai được “vô của tánh không trung đạo” thì mới rõ được điểm gần giống và khác nhau của vô vi của Lão Tữ và vô vi – “ vô của tánh không trung đạo duyên khởi” của Phật học.

Tham khảo từ giáo trình triết học Trung Quốc bản tiếng Hán của Đại Hoc Quốc Lập Không Trung Đài Loan do nhóm giáo sư Dương Tổ Hán biên soạn. Chú ý cần kết hợp tốt phần ghi chép nội dung bài giảng của giảng viên bộ môn, không quá tin vào tài liệu tham khảo này.

5. SO SÁNH VỀ HAI TƯ TƯỞNG

Tư tưởng vô vi của Lão giáo vẫn ở trong cuộc đời dù không bon chen, tranh dành, nhưng khi có vẫn nhận hưởng, còn tư tượng Phật Giáo bắt đầu từ chữ “Không” và có khuynh hướng xuất thế.

Phật – Lão – Nho là 3 triết thuyết lớn ảnh hưởng quan trọng tới đời sống tinh thần của người phương đông trong đó có người Việt chúng ta. Ngã Phật từ bi, Lão chủ vô vi, Nho dụng hữu vi mà độ, mà răn, mà tế thế. Chủ thể của Nho là người quân tử, đối tượng của Lão là các bậc đế vương, còn Phật gia chỉ mong độ chúng sanh đạt thành Phật đạo. Bàn về vô vi thì luận trong tư tưởng của Lão giáo và Phật giáo đều có đề cập. Thật sự có khác nhau về cơ bản trong tư tưởng vô vi của hai giáo, đó là sự chấp nhận “cái nguyên lý ban đầu” của Lão không giống “nhân duyên” của Phật còn hành xử vô vi thì giống nhau.

Lão viết : “Đại Đạo phế hữu nhân nghĩa” , lại viết: “hành vô vi chi Đạo” tức là Lão tin rằng có một quyền năng rất lớn bao trùm thế giới đó là Đạo, Đạo có sức mạnh lan tỏa khắp vũ trụ ảnh hưởng tới thịnh suy của mọi đời người, mọi thời cuộc. Đó là cái nguyên lý ban đầu mà Lão Tử đã đưa ra như là một đấng Toàn năng điều khiển thế giới, đó là nguyên lý “hữu thần” trong hầu hết giáo lý của các tôn giáo ngoại trừ Phật giáo.

Phật chỉ ra rất nhiều thế giới thần linh nhưng tất cả đều bị chi phối của luật nhân quả , nên dưới góc nhìn của Phật giáo chúng thần, thiên, nhơn, atula v.v… cũng chỉ là quảng đại chúng sanh cần phải tu tập, tuyệt nghiệp mới thành Phật đạo. Phật nói “ta là Phật, các ngươi sẽ là Phật” tức chỉ ra nhơn duyên sanh quả Phật do tu đắc mà thành, chứ không có vị Phật nào của các vị Phật điều khiển sự “thành Phật” của chúng sanh, hay nói khác đi là sự thịnh suy của mọi đời người, mọi thời cuộc do chính nhân duyên của đời người đó, thời cuộc đó quyết định. Đây là nguyên lý “vô thần” của Phật giáo và nó là sự khác nhau cơ bản về tư tưởng so với các tôn giáo khác trong đó đó Lão giáo.

“Hành vô vi chi Đạo” nghĩa đen là không làm gì cả, có nghĩa là bảo ta không làm cái không nên làm chứ không phải là bảo ta làm biếng, các bậc đế vương thấy được cái không nên làm để không làm tức là Thánh đế, nhưng lẽ thường người đời thường xảo biện nên Đạo lớn của Lão tử khó thành.

Lão Tử than: “Đại Đạo phế hữu nhân nghĩa, huệ trí xuất hữu đại ngụy …”. Loài người càng khôn ngoan hơn thì sự dối trá càng nhiều hơn và dùng “Lễ” để che đậy khéo léo hơn , và cái sự làm “cái không nên làm” ngày càng nhiều hơn , chính vì thế mà Lảo vô cùng khinh “Lễ” đặt nó xuống cùng trong trật tự xếp đặt của Ngài đó là Đạo-Đức-Nhân-Nghĩa-Lễ.

Có lẽ không đắc thời để phổ biến thuyết Đại Đạo của mình nên Lão làm cái nên làm của mình là mất đi, mặc cho hậu thế bình phẩm. Cũng đúng thôi vì Lão chỉ dùng vô vi để dạy cách làm vua, mong trên đời xuất hiện nhiều Thánh đế – một chuyện khó xảy ra vì mấy ai không tư lợi hám giành quyền lực – nhờ Nho học hữu vi các vị quân vương mới được bảo vệ bằng bình phong lễ giáo rất hữu hiệu, nào là Tam cương, Ngũ thường, thuyết Thiên mệnh v.v…

Nói như vậy không có nghĩa là không tồn tại Lão giáo, mà tư tưởng Lão giáo luôn phát triển, góp phần giáo dục nhân sinh quan cho từng cá nhân, luôn tự răn mình phải làm người tốt, không để ảo ảnh hữu vi lôi kéo cám dỗ, lịch sử đã minh chứng có nhiều tấm gương hành vô vi chi sự mà tên tuổi lưu mãi nghìn thu. Đạo Phật thường bảo “không gây nghiệp chướng thì không phải trả nghiệp”, lời răn này thấy sao giống lời của Lão bảo “đừng làm cái không nên làm” vì thế nói về lối hành xử vô vi thì Phật -Lão tương đối giống nhau , có khác chăng chỉ là mục đích cuối cùng của hai đạo.

Các bậc minh sư của nhà Phật ở nước ta phần lớn đều am tường Đạo pháp, trước khi đến với kinh kệ Phật giáo các Ngài đều là học trò của Khổng Lão, nhờ tứ thư ngũ kinh mới có vốn chữ Nho để nghiên cứu Kinh-Luật-Luận, vì thế Nho học và Lão học ảnh hưởng rất lớn về mặt nhận thức của các vị.

Kết hợp nhuần nhuyễn sự tương đồng trong hành vô vi chi sự, các ngài đã sáng lập nhiều tông phái giáo chúng rất đông tín đồ, ví như ngài Trần Nhân Tông bỏ ngôi vua nhưng không mong thành thánh đế, ngài hành vô vi theo kiểu nhà Phật, lấy từ bi làm gốc để độ chúng, sáng lập thiền phái Trúc Lâm truyền đời đến tận ngày nay.

Không những thế đạo Lão còn quan niệm về cái tâm của con người:

Tướng do tâm sanh
Tâm tịnh Thần sáng
Thần sáng Trí minh
Tâm bất tịnh, Thần suy
Thần bất tịnh Trí bất minh

cũng tương tự như Phật giáo với quan niệm “Nhất thiết duy tâm tạo” , tất cả đều do tâm này làm chủ tạo tác những thiện nghiệp hoặc ác nghiệp. Nó tương ứng với những hành nghiệp mà chúng sanh đó đã tạo thiện hay bất thiện mà hiện tướng “thần minh trí sáng”.

Có thể nói hai quan điểm về tâm của hai tư tưởng tương tự nhau, đó là điểm tương đồng. Ông khuyên tri nhân giả trí, tự tri giả minh, nghĩa là biết người khác chỉ mới là trí, nhưng tự biết mình thì mới là sáng. Như vậy ông chú trọng đến việc tự chinh phục bản thân hơn là chinh phục kẻ khác.

Nên bằng lòng với cái mình có, “tri túc chi túc hà thời túc, tri nhàn chi nhàn hà thời nhàn”, nghĩa là biết đủ thì đủ và lúc nào cũng đầy đủ cả, biết nhàn thì nhàn và lúc nào cũng nhàn cả. Một đặc tính căn bản của sách lược vô vi của Lão Tử là tiết kiệm. Thánh nhân không phí sức, phí công thi triển tài năng, mà ngược lại thì tằn tiện trong mọi trường hợp để bồi bổ, nuôi dưỡng ngay cả trong lúc phải thi thố tài năng.

Sự sung mãn, dồi dào đến từ nỗ lực tiết kiệm lâu dài sẽ đem đến thắng lợi. Đạo Phật cũng khuyên người nên biết đủ với những gì mình đã có, không lãng phí mà biết giữ gìn phước về sau. Sự tạo phước rất khó khăn nên phải biết tích trữ phước, nếu không khi phước không còn thì ắt phải bị đọa lạc.

Với những quan niệm và những diễn giải tổng hợp và biện chứng về tư tưởng vô vi, Lão giáo đã sản sinh ra một hệ thống triết học đặc biệt gắn một cách lôgích nhận thức luận với bản thể luận. Chính vì thế mà học thuyết về vô vi của Lão Tử đã được đồng nhất với giáo thuyết của đạo Phật.

KẾT LUẬN

Tác phẩm của Lão Tử, cuốn Đạo Đức Kinh, là một trong những cuốn chuyên luận đáng chú ý nhất trong lịch sử triết học Trung Quốc. Nó là kiệt tác của ông, đụng chạm tới nhiều vấn đề của triết học từ tính chất duy linh của cá nhân và động lực giữa các cá nhân cho đến các kỹ thuật chính trị.

Lão Tử đã phát triển khái niệm “Đạo”, với nghĩa là “Con Đường”, và mở rộng nghĩa của nó thành một trật tự vốn có hay tính chất của vũ trụ: “(đạo là) cách thức của thiên nhiên”. Ông nhấn mạnh khái niệm vô vi, hay “hành động thông qua không hành động”.

Điều này không có nghĩa là người ta chỉ nên ngồi một chỗ và không làm gì cả, mà có nghĩa là ta phải tránh các mục đích rõ rệt, các ý chí mạnh, hay thế chủ động; ta chỉ có thể đạt tới hiệu quả thực sự bằng cách đi theo con đường của mọi vật, tự động tăng và tự động giảm. Những hành động được thực hành theo Đạo rất dễ dàng và có hiệu quả hơn mọi cố gắng để chống lại nó. Lão Tử tin rằng cần phải tránh bạo lực khi có thể, và rằng một chiến thắng quân sự nên là dịp để đau buồn thay vì ăn mừng chiến thắng.

Tương đạo Phật tư tưởng vô vi được đề cập thông qua hệ thống kinh Bát Nhã và một số tư tưởng về vô vi của Lão Tử đã tương đồng nhưng bên cạnh đó cũng có các điểm khác nhau. Cách giải thích tư tưởng của Lão Tử luôn sử dụng sự nghịch biện, loại suy, sử dụng các câu nói từ trước, lặp lại, đối xứng, vần và chuỗi sự kiện lặp lại.

Những đoạn văn được cho là của ông rất giống thơ và khó hiểu. Chúng được coi là những điểm khởi đầu cho sự suy xét về vũ trụ học hay quan sát nội tâm. Nhiều lý thuyết mỹ học trong nghệ thuật Trung Quốc bắt nguồn từ những ý tưởng của ông và người kế tục nổi tiếng nhất của ông là Trang Tử. Có thể nói tư tưởng vô vi của Trang Tử và tư tưởng vô vi của của đạo Phật đã gặp nhau ở một điểm nào đó.

———————————————

Chú thích:

[1] Đặc điểm triết học Trung Hoa cổ trung đại,
[2] Khổng Tử và Đạo đức kinh
[3] (Trích từ Diển Đàn Dân Chủ – Trích từ Triết Lý Quốc Trị Ðông Phương của Dương Thành Lợi xuất bản vào năm 1996
[4] Lão Tử chương 40
[5] Lão Tử chương 1
[6] Lão Tử chương 52
[7] Đạo đức kinh, Nguyễn Hiến Lê và Nguyễn Duy Cần

Theo THÍCH PHÁP NHƯ / ĐẠO PHẬT NGÀY NAY
0

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020

Quan niệm về nhân quả trong triết học Phật giáo

Tư tưởng nhân quả Phật giáo là tư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo. Tư tưởng nhân quả của Phật giáo có sự kế thừa nhất định đồng thời có sự phê phán các khía cạnh khác nhau trong các quan niệm chính thống và không chính thống của triết học Ấn Độ, để từ đó xây dựng nên hệ thống quan điểm nhân quả riêng.


Tác giả: Nguyễn Tiến Nghị.

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 6/2016.

Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, ra đời ở Ấn Độ cho đến nay đã có hàng nghìn năm tồn tại và phát triển. Trải qua thời gian và bao thăng trầm Phật giáo vẫn là một trong những hệ tư tưởng – tôn giáo có nhiều đóng góp trong dòng chảy lịch sử tư tưởng nhân loại, đặc biệt là những vấn đề nhân sinh.

Phật giáo là một trong các tôn giáo quan tâm nhiều đến cuộc đời con người hiện thực, hướng con người đến việc tự giải thoát để tự tìm hạnh phúc. Tư tưởng nhân quả của Phật giáo ngay từ đầu đã ăn sâu, bén rễ trong suy nghĩ, tình cảm người dân mọi tầng lớp nhân dân.

Người Việt Nam rất coi trọng tư tưởng nhân quả, ông cha ta vận dụng lý nhân quả để xây dựng đạo lý, răn đời và răn mình như là luật bất thành văn để mỗi người biết tự suy xét và sống sao cho thật tốt.

Do vậy nhân quả Phật giáo có tác dụng răn dạy từ bên trong mang tính tự nguyện từ mỗi người, nên giá trị nhân văn rất bền vững.

2. Nội dung tư tưởng nhân quả cơ bản của Phật giáo

Trong quan niệm nhân quả Phật giáo có ba phạm trù cơ bản là nhân, duyên và quả, chúng có mối liên hệ mật thiết và chuyển hóa cho nhau. Với mỗi phạm trù Phật giáo lại có sự phân tích cụ thể, thấu đáo.

Khi nói đến Nhân, Phật giáo cho đây là yếu tố chính, có trước, sản sinh ra cái khác. Nhân ở đây là cái làm khởi lên, tạo ra cái khác. Tuy nhiên Phật giáo nhấn mạnh nhân phải được hiểu là tổng nhân, hợp nhân. Trong các cuốn kinh văn của Phật giáo, ban đầu một trong những từ thường dùng nhất để diễn tả nghĩa cả hai từ tạo ra kết quả (duyên khởi) và nhân quả là paticcasamuppada (đó là sự kết hợp của hai từ paticca “đã đến vì” và samuppada “khởi lên”).

Theo phân tích của Buddhaghosa (Phật Âm), đức Phật dùng với nghĩa bao hàm sự nhìn nhận một nhóm hay một số nhân. Một nhân ở đây được hiểu bao hàm sự hài hòa của các nhân hợp thành một nhân có khả năng sản sinh ra kết quả và nếu có thiếu sót bất kỳ cái nào trong vài nhân hợp thành một nhân thì sẽ không có kết quả, nhóm các nhân sẽ không thể sản sinh kết quả nếu chúng độc lập với nhau hay thiếu một vài cái trong số chúng.

Cho nên qua sự tùy thuộc lẫn nhau, bình đẳng và cùng nhau chúng sản sinh ra kết quả. Điều này được đề cập đến trong kinh điển Pali và ngày nay chúng ta thường quen với từ hetu (nhân trực tiếp) và pratyaya (duyên – nguyên nhân gián tiếp) gắn liền với nhau được sử dụng trong từ điển Pali – Anh ngữ .

Trong Kinh A hàm tương ứng với từ hetu (nhân trực tiếp) là từ yinvà pratyaya (duyên – nguyên nhân gián tiếp) là từ yuan . Như vậy cả trong Kinh điển Pali và A Hàm các từ này được dùng đồng nghĩa để chỉ sự đồng thời sinh ra kết quả chứ không phải hetu là nhân và pratyaya là điều kiện phụ trợ cho nhân. Phật giáo không cho rằng nếu hạt giống là nhân (hetu) và đất, mưa, ánh nắng… là điều kiện (pratyaya).

Bởi vì khi hạt giống được gieo xuống đồng, nó sẽ mọc nếu được cung cấp tinh hoa của đất và sự ẩm ướt. Hơn nữa hạt giống phải thỏa mãn nhiều điều kiện khác như: nó phải không bị thối, bị vỡ, bị hỏng… Như vậy ở đây không phải chỉ hạt giống là nhân mà các yếu tố vừa nêu đều là nhân và các nhân khởi lên đồng thời.

Cũng giống như vậy, Phật giáo quan niệm ngọn lửa của một cây đèn vào lúc canh ba là sự tiếp nối ngọn lửa của canh một. Hai ngọn lửa này tạo ra một chuỗi: cái thứ nhất là nhân của cái thứ hai vì chúng có cùng tính chất, bấc và dầu không phải là nhân mà chỉ là những cái hoạt động đồng thời với cái khác để sinh ra kết quả .

Như vậy, khi nói về nhân quả Phật giáo thừa nhận một hệ thống trong đó các nhân đều tùy thuộc lẫn nhau. Sự tùy thuộc này được gọi là duyên sinh (paticcasamuppada).

Phái Nhất thiết hữu bộ là những người đầu tiên đã phân biệt giữa nhân (hetu) và duyên (pratyaya). Họ lập ra thuyết sáu nhân (năng tác nhân, câu hữu nhân, tương ứng nhân, đồng loại nhân, biến hành nhân, dị thục nhân) và cũng lập ra thuyết bốn duyên (nhân duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên). Lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo, các nhà Nhất thiết hữu bộ chấp nhận sự tách đôi này.

Tuy cách chia có thể khác nhau nhưng thường thì hầu hết các trường phái kể cả trong và ngoài Phật giáo đều thừa nhận bốn loại duyên cơ bản: nhân duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên và tăng thượng duyên và sự chia tách thành nhiều loại duyên chẳng qua chỉ là sự triển khai từ bốn loại duyên cơ bản này mà thành. Có thể nói rằng trong quan niệm ban đầu Phật giáo phân tích rất kĩ yếu tố nhân và nhân phải được hiểu như tổng số bao gồm nhiều yếu tố dẫn tới sự hình thành quả. Cụ thể là do bốn loại duyên cơ bản nêu trên.

Nhân duyên: Nhân là năng lực tác động chính, là điều kiện cần, điều kiện tiên quyết; duyên là điều kiện đủ, là hội nhân, để cho năng lực tác động ấy hình thành. Trong loại này nhân duyên đi liền với nhau, ngoài nhân chính thì duyên ở đây chính là các nhân phụ. Nhân và duyên hợp lại với nhau tạo thành hợp nhân tạo nên quả. Vì vậy không thể thiếu yếutố nào trong nhân duyên này để sinh ra quả .

Như vậy đây là loại duyên luôn đi liền với nhân, có vai trò rất quan trọng trong việc tạo quả. Duyên này xuất hiện cùng nhân, được coi là cái khởi lên để giúp hay phụ vào sự khởi lên của một cái khác nên thiếu duyên này quả không thể hình thành.

Đẳng vô gián duyên (hay còn gọi là thứ đệ duyên) được định nghĩa là nhân kế cận hay tiếp giáp, nghĩa là tất cả làm nhân làm duyên cho nhau một cách liên tục, không bị giãn cách. Hay nói khác đi, pháp trước làm nhân cho pháp sau, pháp sau làm nhân cho pháp trước, các pháp cứ tuần tự làm nhân duyên cho nhau mà sinh khởi liên tục, nếu bị cách trở gián đoạn có nghĩa là thiếu cái duyên này, pháp không sinh ra được.

Loại duyên này cho thấy mối quan hệ và vai trò của các sự vật trong thế giới. Bản thân mỗi sự vật được hình thành là kết quả của rất nhiều yếu tố, có liên quan đến rất nhiều cái khác; đến lượt nó lại đóng vai trò là nhân, là duyên cho sự nảy sinh ra cái khác. Mỗi sự vật có vô vàn mối quan hệ vì vậy nó có thể cùng lúc làm duyên cho rất nhiều cái khác. Điều đó cho thấy không phải cứ nhân có trước mất đi rồi quả xuất hiện và cứ thế tồn tại, mà loại duyên này sẽ yểm trợ và duy trì sự tồn tại cho quả sau khi quả đã xuất hiện.

Sở duyên duyên có nghĩa gốc là leo vào, vin vào, dựa vào, nương vào, vướng vào… Như vậy sở duyên duyên là đối tượng để cái khác nương vào, vịn vào. Sở duyên duyên là duyên thế giới khách quan, yếu tố yểm trợ khách quan. Thế giới khách quan là đối tượng để cho thế giới nội tại khởi sinh sự nhận thức . Như vậy, đây là một số duyên khách quan yểm trợ để nhận thức của con người có thể nhận biết được sự tồn tại, vận động, biến đổi của sự vật. Các sự vật phải nương vào các duyên này để biểu hiện sự tồn tại của mình.

Tăng thượng duyên gồm có thuận duyên và nghịch duyên. Thuận duyên là duyên thuận chiều để cho các pháp khởi sinh một cách nhanh chóng từ nhân đến quả. Nghịch duyên là duyên đối kháng làm trở ngại sự sinh trưởng của nhân . Loại duyên này cho thấy duyên cũng đóng vai trò tác động rất lớn đến quả theo hai hướng hoặc là đồng thuận hỗ trợ nhưng những cũng có thể ngược chiều, kìm hãm nhân.

Bốn loại duyên cơ bản này cho thấy Phật giáo đánh giá cao vai trò của duyên trong chuỗi chuyển hóa nhân quả, duyên được xác định là nhân khác tổ hợp với nhân chính để tạo quả. Điểm nổi trội của tư tưởng nhân quả Phật giáo so với nhiều tư tưởng khác là nhìn thấy được và xác định được đúng vị trí của duyên.

Phật giáo không tuyệt đối hóa vai trò của nhân và cho rằng duyên không có liên quan gì cả, cũng không rơi vào quan điểm đơn giản hóa cho rằng duyên chỉ là điều kiện hỗ trợ xuất hiện lúc đầu cùng nhân khi quả được tạo thành thì duyên không còn vai trò gì nữa. Nhất quán trong tư tưởng của mình Phật giáo luôn đặt cho duyên một chỗ đứng xứng đáng cùng với nhân và quả. Duyên là yếu tố không thể thiếu cùng với nhân để tạo quả và thật ra một sự vật có thể đóng cả ba vai trò vừa là nhân, vừa là duyên, vừa là quả.

Vì vậy các sự vật đóng vai trò là duyên không chỉ có một mà có thể có nhiều, quá trình tác động của duyên không chỉ là lúc đầu mà thường xuyên liên tục, các sự vật cần duyên để biểu hiện và duy trì sự tồn tại của mình. Phật giáo còn cho rằng duyên là yếu tố có thể tác đến nhân theo hai hướng tích cực hoặc tiêu cực nên cũng có thể tác động thuận chiều hoặc nghịch chiều đến quả vậy không thể có nhân hoặc quả cố định và nó cũng chỉ ra cho con người thấy có thể thay đổi chiều hướng tác động của nhân hay chiều hướng biến đổi của quả thông qua quá trình tác động vào duyên.

Khi nói đến Quả. Cùng với nhân và duyên, Phật giáo cũng phân tích về quả và sự tạo quả. Tùy vào tác động của yếu tố duyên vào nhân mà quả cũng có thể rất đa dạng, phong phú. Hầu hết các trường hợp khi quả ra đời nó thường ở cùng một cấp độ với nhân ví dụ con gà thì chỉ đẻ ra trứng gà mà không thể có chuyện đẻ ra trứng vịt. Hay trứng gà chỉ nở ra con gà mà không nở ra con vịt .

Tuy nhiên trên thực tế từ nhân đến quả còn có các yếu tố duyên xen vào nên tuy quả cùng cấp độ với nhân nhưng vẫn khác nhân. Cũng không nhất thiết một nhân tất yếu đưa đến quả, hay quả phải giống nhân. Tùy thuộc sự can thiệp mạnh yếu của các duyên trung gian, thuận chiều hay nghịch chiều phát triển của nhân mà quả có thể hình thành sớm hay muộn hay cũng có khi không hình thành. Chính vì vậy nếu có một cái hoàn toàn mới ra đời mà lại khác hoàn toàn với nhân thì đó là do sự tác động của yếu tố duyên đến nhân trong quá trình tạo quả.

Gạt bỏ một số yếu tố có tính tôn giáo trong các quan niệm trên về quả thì có thể thấy Phật giáo nêu ra các trường hợp khác nhau của sự tạo quả để nhấn mạnh rằng cũng giống như nhân và duyên, quả không phải là cái gì đó cứng nhắc, cố định. Quả như thế nào là do tác động của nhân và duyên, nhân và duyên khác nhau, tác động theo các chiều hướng khác nhau thì quả cũng không thể giống nhau.

Nhưng dù có khác biệt thế nào thì quả vẫn là từ nhân và duyên mà hình thành vì vậy sẽ tìm được cơ sở giải thích cho mọi trường hợp hình thành quả. Như vậy, nếu so sánh quan niệm nhân – duyên – quả của Phật giáo với các quan niệm của các triết học khác, thì thấy điểm khác của Phật giáo là không đơn giản hay tuyệt đối hóa nhân quả. Ở đây, Phật giáo nhìn thấy vai trò của từng yếu tố nhân, duyên, quả trong chuỗi nhân quả.

Nhân quả không phải quá trình một chiều, nhân không phải yếu tố tuyệt đối hình thành nên quả. Sự chuyển hóa nhân – duyên – quả là mang tính phức tạp. Chỉ ra sự phức tạp này Phật giáo dùng để giải quyết vấn đề khổ và thoát khổ cho con người, giúp con người nhận thức tốt hơn về vấn đề này.

Mục đích cuối cùng của Phật giáo là giải thoát, hướng cá nhân con người đến tự giải thoát khỏi khổ. Chính vì vậy, sự giải thích tỉ mỉ và cặn kẽ của Phật giáo về nhân quả để chỉ ra cho con người thấy rằng khổ là có nguyên nhân, nguyên nhân của khổ có nhiều và cũng do yếu tố duyên tác động mà mỗi người chịu khổ không giống nhau (quả khác nhau) do vậy khổ không phải là cái mang tính chất định mệnh của mỗi người, do thần linh quy định, cũng không phải là cái bất biến không thể xóa bỏ hoặc thay đổi. Khổ do chính con người gây ra.

Vì thế chính con người cũng có thể xóa bỏ hoặc thay đổi bằng cách tác động thông qua các yếu tố duyên. Chính duyên là yếu tố có nhiều tác động đến chuỗi chuyển hóa nhân quả nên Phật giáo rất nhấn mạnh đến việc con người có thể thông qua các yếu tố duyên để thay đổi chiều hướng tạo quả theo hướng tích cực, giảm hoặc xóa bỏ tiêu cực. Phật giáo tin rằng khi con người có các hành động tạo nghiệp (thân, khẩu, ý) thiện hay ác thì đồng thời các nghiệp nhân thiện hay ác cũng được khởi lên.

Và tùy theo mức độ của nghiệp nhân gây ra mà con người phải chịu các nghiệp quả khác nhau. Nghiệp quả nặng nhẹ khác nhau có thể dẫn con người đến việc phải tái sinh vào các kiếp khác để trả các nghiệp quả mà mình đã gây ra (luân hồi). Quan hệ nhân quả, nghiệp báo, luân hồi là một cách giải thích tất cả các sự việc, hiện tượng xảy ra trong kiếp người, cũng như trong mọi sự vật, hiện tượng.

3. Kết luận

Tư tưởng nhân quả Phật giáo là tư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo. Tư tưởng nhân quả của Phật giáo có sự kế thừa nhất định đồng thời có sự phê phán các khía cạnh khác nhau trong các quan niệm chính thống và không chính thống của triết học Ấn Độ, để từ đó xây dựng nên hệ thống quan điểm nhân quả riêng.

Tư tưởng nhân quả Phật giáo đứng trên lập trường vô thần với giáo lý Duyên khởi làm nền tảng, do đó mà chỉ ra được tính khách quan, tất yếu, vô tận của chuỗi nhân quả. Giáo lý Duyên khởi cho thấy nhân quả là chuỗi chuyển hóa bất tận, do con người tự gây ra vì vướng vào vòng vô minh, không do thần thánh nào ban cho hay sắp đặt.

Muốn chấm dứt nhân quả thì phải chấm dứt chuỗi chuyển hóa của mười hai nhân duyên này. Nhân quả Phật giáo giúp con người hiểu cuộc đời vốn không phải là định mệnh hay do thần thánh điều khiển như một số người lầm tưởng. Nhân quả Phật giáo dạy mỗi con người chúng ta bài học quý giá để tự mỗi người xây dựng cho mình một đời sống an lành, hạnh phúc dựa trên chất liệu tự thân. Tin và hiểu nhân quả dường như đã xây đắp nên tính cách con người chúng ta đức tính bao dung, rộng lượng, hiền hòa dễ mến.

Chính vì vậy mà trong đời sống con người luôn phải biết chia sẻ, động viên nhau vượt qua khó khăn hoạn nạn. Ai cũng hiểu rằng đem đến cho người khác những điều bất hạnh thì tự thân sẽ phải đón nhận những quả khổ đau. Ngược lại, làm điều tốt đem lại an vui cho mọi người thì mình sẽ được hưởng hạnh phúc. Giáo lý nhân quả dạy cho con người biết chế ngự mọi bất hạnh, ngăn ngừa cái ác trong tâm khởi sinh, khuyến khích cái thiện sinh sôi, xua tan nghiệp quả, đem lại niềm tin cho bản thân, cho người khác và cho xã hội.

——————————

Chú thích:

1. Chơn Thiện, Phật học khái luận, Nxb Văn hóa Sài Gòn, 1997.
2. Kalupahana, Nhân quả trết lý trung tâm Phật giáo (Đồng Loại, Trần Nguyên Trung , dịch), Nxb Tổng hợp TPHCM, 2007.
3. Doãn Chính, Kinh văn của các trường phái triết học Ấn Độ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nôi, 2003.
4. Chân Quang, Nghiệp và kết quả, Nxb Tôn giáo, 2005.
5. Chơn Quang, Luận về nhân quả, Nxb Tôn giáo, 2001.
6. Thường Quang, Nhân Quả Luân hồi, Nxb Hương Đạo, 1960.

Theo TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC
0

Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2020

Ý nghĩa câu thần chú Om Mani Padme Hum

Om Mani Padme Hum là một câu thần chú tiếng Phạn, được xem là thần chú cầu Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara) và là thần chú quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng.

Thần chú Om Mani Padme Hum bắt nguồn từ đâu?



Tại Việt Nam ta, Om Mani Padme Hum có tên gọi khác là Lục Đại Tự Minh với 6 âm tiết được đọc là Án Ma Ni Bát Mê Hồng hoặc Án Ma Ni Bát Di Hồng.

rong kinh Đại thừa Trang nghiêm Bảo Vương, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có nói rằng, ngài đã phải mất 1 triệu kiếp mới tìm thấy được câu thần chú này. Ngài nói: “Ta có thể biết một năm có bao nhiêu hạt mưa rơi xuống quả địa cầu, sông Hằng có bao nhiêu hạt cát nhưng ta không thể nói hết về sức mạnh của câu thần chú này.

Đối với các nhà sư Tây Tạng, âm thanh của thần chú này thật vi diệu, nó đại diện cho Bồ đề tâm và ước muốn giải thoát khỏi Vòng Luân Hồi. Câu thần chú Om Mani Padme Hum là sức mạnh của những lời dạy dỗ của Đức Phật. Khi ta niệm Om Mani Padme Hum có nghĩa là nắm được sức mạnh kỳ diệu của toàn bộ năng lượng và lòng từ bi của đức Phật độ cho mình và cho mọi người. Càng tụng niệm Om Mani Padme Hum bao nhiêu, càng được gia trì thêm bằng những phẩm chất yêu thương của pháp môn niệm Phật. Đây là câu thần chú có năng lượng mạnh mẽ thức tỉnh và kết nối lòng nhân từ trong mỗi người và đức Phật.

Om Mani Padme Hum là một thần chú rất được yêu thích trong Phật giáo, và thường được dịch là “Viên ngọc trong hoa sen". Đọc thần chú này mang lại nhiều công đức và thanh lọc. Hiểu được ý nghĩa sâu sắc của nó sẽ mang lại nhiều phước lành to lớn. Thần chú được mệnh danh là “Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn” tức là “Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ”.

Thần chú Om Mani Padme Hum có ý nghĩa như thế nào?



Lợi lạc khi tụng Thần chú Om Mani Padme Hum là không phải nghĩ bàn.

Khi đức Phật Quán Âm nguyện trở lại vòng luân hồi để giúp chúng sinh khỏi bể khổ, Ngài sử dụng câu thần chú lục tự đại minh chân ngôn Om Mani Padme Hum để giúp chúng sinh khỏi bến mê lầm. Nếu ra niệm câu thần chú này và nghĩ tới đức Phật Quán Thế Âm, trì tụng lục minh chân ngôn, chắc chắn chúng ta sẽ thoát khỏi đau khổ. Do vậy, nên đưa Quán Thế Âm vào tâm thức thật tôn kính, trì tụng Lục tự đại minh rõ ràng và chân thành, mọi nhu cầu thế gian và xuất thế gian sẽ được đáp ứng.

Trước khi trì niệm thần chú Om Mani Padme Hum, chúng ta nên hiểu rõ ý nghĩa của câu thần chú này:

Om: Tượng trưng cho cơ thể của người Phật tử, lời nói và tâm trí, nó cũng tượng trưng cho thân thể, lời nói và trí tuệ của một vị Phật tinh khiết. Con đường được chỉ ra bởi bốn âm tiết kế tiếp. Đây là một từ rất phổ biến gợi lên của sức mạnh tinh thần và sự hiện diện tuyệt đối. Nó được biết đến khắp Châu Á trong nhiều tôn giáo, đặc biệt là Ấn Độ giáo. Âm tiết Om được xem là lời nói của chư Phật, phản ánh nhận thức của vũ trụ xung quanh, nó liên tục vang dội trên nền của mọi thứ tồn tại trên vũ trụ này. Âm thanh của nó đại diện cho toàn thể vũ trụ, quá khứ hiện tại và tương lai.

Mani: Có nghĩa là “đồ trang sức” hoặc “viên ngọc”, có nghĩa là viên ngọc, tượng trưng cho ý muốn vị tha để trở nên giác ngộ, từ bi và yêu thương. Mani là biểu hiện cho Bồ đề tâm Bodhicitta..

Padme: Phát âm theo Sankrit, hoặc PEME trong tiếng Tây Tạng, từ này có nghĩa là bên trong hoa sen. Hai âm tiết này giúp chúng ta hạn chế những suy nghĩ sai lầm, phát triển năng lực tập trung hướng đến một trí tuệ thuần khiết không lẫn tạp chất xấu.

Hum: Có nghĩa là Tự ngã thành tựu. Niệm tới “Hum” có nghĩa bạn đã có tinh thần giác ngộ. Chúng ta không còn hận thù và chấp trước nữa, thay vào đó là phát triển những phẩm chất tốt lành, trí tuệ và từ bi trong mỗi con người.

Khi chúng ta niệm chú, thật ra chúng ta đang tiếp tục lặp lại tên Ngài Bồ Tát Quán Âm. Mặt khác, khi niệm câu chú OM MANI PADME HUM thì có ý nghĩa hơn, vì câu chú này là sự thanh nhã và năng lực tâm thức của ngài Quan âm đã gom sự thanh nhã và từ bi của tất cả các vị Phật và Bồ Tát. Trong cách nhìn này, câu chú được phú cho khả năng vén màn tâm tối, và thanh tịnh hóa tâm thức chúng ta. Thần chú mở mang tâm thức thương yêu và từ bi, đưa đến sự tỉnh thức giác ngộ.

Từ Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 từng chia sẻ:

“Thật là hay khi niệm thần chú Om Mani Padme Hum, nhưng trong khi bạn đang niệm nó, bạn nên suy nghĩ về ý nghĩa của nó, vì ý nghĩa của sáu âm tiết là tuyệt vời và vĩ đại. Đầu tiên, OM tượng trưng cho cơ thể của người Phật tử, lời nói và tâm trí, nó cũng tượng trưng cho thân thể, lời nói và trí tuệ của một vị Phật tinh khiết. Con đường được chỉ ra bởi bốn âm tiết kế tiếp. MANI, có nghĩa là viên ngọc, tượng trưng cho ý muốn vị tha để trở nên giác ngộ, từ bi và yêu thương.

Hai âm tiết, PADME có nghĩa là hoa sen, tượng trưng cho trí tuệ. Sự tinh khiết phải đạt được bằng sự thống nhất không thể tách rời của phương pháp và sự khôn ngoan, được biểu thị bởi âm tiết cuối cùng HUM, cho thấy sự không thể chia cắt được. Như vậy, sáu âm tiết, Om Mani Padme Hum, không có nghĩa là phụ thuộc vào việc thực hành một con đường mà là một sự kết hợp không thể tách rời của phương pháp và sự khôn ngoan, bạn có thể biến đổi cơ thể không tinh khiết, lời nói và tâm trí của bạn thành thân thể, Tâm của một vị Phật.”

Thanh Tâm/ Phatgiao.org.vn
0

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2020

Chuyện lạ về dấu vết của kiếp luân hồi (kỳ 2)


Một phụ nữ ở Myanmar nói cô là một binh sĩ Nhật Bản mà dân làng thiêu sống và treo lên cây trong chiến tranh. Hai cổ tay của cô đều có nếp hằn giống vết trói bằng dây thừng.

Người phụ nữ Mỹ nói tiếng Thụy Điển



Một người phụ nữ ở Mỹ có thể nói tiếng Thụy Điển dù chưa tiếp xúc nhiều với nó. Ảnh minh họa.

Giáo sư tâm thần học Ian Stevenson tại Thụy Điển phát hiện rất nhiều trường hợp của Xenoglossy, hiện tượng “nói những ngôn ngữ mà người nói không biết ở trạng thái bình thường”. Đây là khái niệm do Charles Richet, một bác sĩ người Pháp từng đoạt giải Nobel năm 1913, đưa ra trong thời gian từ năm 1905 đến năm 1907. Ông nghiên cứu nhiều lĩnh vực, bao gồm cả ngành cận tâm lý học.

Stevenson từng nghiên cứu một phụ nữ 37 tuổi mà ông gọi là TE. Cô sinh ra và lớn lên ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania, Mỹ. Bố mẹ cô là dân nhập cư, có thể nói tiếng Anh, Ba Lan, Nga và tiếng Do Thái. Tại trường, TE học tiếng Pháp. Trong dịp tiếp xúc duy nhất với tiếng Thụy Điển, cô chỉ nghe vài cụm từ trong một chương trình truyền hình của người Mỹ gốc Thụy Điển. Tuy nhiên, trong một lần điều trị bằng liệu pháp thôi miên để tìm lại kiếp trước, TE khẳng định cô từng là một người đàn ông Thụy Điển mang tên Jensen Jacoby, The Examiner cho hay.

Trong quá trình thôi miên, TE dùng tiếng Thụy Điển trả lời 60 câu hỏi bằng tiếng Thụy Điển. 60 từ trong số đó không trùng với những từ mà người hỏi đã sử dụng. Với những câu hỏi bằng tiếng Anh, cô dùng tiếng Anh để trả lời.

Giáo sư Stevenson cho TE làm hai bài kiểm tra nói dối bằng tiếng Thụy Điển - gồm một bài kiểm tra kết hợp từ và một bài kiểm tra năng lực. Ông cũng nói chuyện với chồng cô, các thành viên trong gia đình và những người quen TE để xem cô ừng tiếp xúc với các ngôn ngữ ở khu vực Bắc Âu hay chưa. Họ khẳng định TE chưa từng tiếp xúc với chúng và trường học của cô cũng không dạy tiếng Thụy Điển.

Kết quả hai bài kiểm tra cho thấy TE biết khoảng 100 từ Thụy Điển nhưng hầu như không thể diễn đạt thành câu đầy đủ. Cố vấn của giáo sư Stevenson khen chất giọng và cách phát âm của cô khá chuẩn. Một số chuyên gia khác chỉ ra rằng cô dùng lẫn vài từ Na Uy.

Ký ức về các tu viện



Cậu bé Robin Hull thường nói ngôn ngữ kỳ lạ và tự nhận rằng cậu từng học nó tại một tu viện dù trên thực tế, cậu chưa đủ tuổi để đến trường. Ảnh minh họa.

Bác sĩ tâm thần Adrian Finkelstein là chuyên gia trong liệu pháp thôi miên để tìm lại kiếp trước. Ông từng làm việc tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai ở thành phố Los Angeles, Mỹ, và là giáo sư tại Đại học California – Los Angeles. Hiện tại ông đang điều hành một phòng khám tư nhân ở thành phố Malibu, bang California, Mỹ.



Trong cuốn sách Tiền kiếp và Quá trình điều trị, Finkelstein kể lại câu chuyện về việc Robin Hull, một cậu bé, thường xuyên nói chuyện bằng ngôn ngữ mà mẹ cậu không hiểu. Bà mẹ liên lạc với một giáo sư ngôn ngữ châu Á. Ông xác định ngôn ngữ Robin nói thuộc phương ngữ ở khu vực phía bắc Tây Tạng.

Robin nói rằng nhiều năm trước, cậu đã học ngôn ngữ này tại một tu viện. Tuy nhiên, trên thực tế, cậu bé còn chưa đến tuổi học, thậm chí chưa từng đặt chân vào lớp học nào.

Vị giáo sư tiếp tục điều tra. Dựa vào các thông tin của Robin, ông đoán nơi mà cậu bé nhắc tới là một tu viện nằm trên dãy Côn Lôn. Sau đó, giáo sư quyết định đi đến Tây Tạng, Cellulite đưa tin.

Thiếu nữ Myanmar có thói quen của lính Nhật



Ma Win Tar nhớ rằng cô từng là một binh sĩ Nhật Bản mà dân làng Myanmar thiêu sống trong thời kỳ chiến tranh. Ảnh minh họa.

Một đối tượng khác mà giáo sư Ian Stevenson điều tra là Ma Win Tar, một phụ nữ Myanmar. Ma Win Tar chào đời vào năm 1962. Năm 3 tuổi, cô bắt đầu sống với các thói quen tương tự quân nhân Nhật Bản. Cô nhớ người dân trong một làng ở Myanmar từng bắt, thiêu sống rồi treo xác một lính Nhật Bản lên cây. Theo Ma, cô chính là người lính xấu số đó trong tiền kiếp.

Mặc dù cô gái không nhớ rõ các chi tiết liên quan đến kiếp trước nhưng Stevenson đã chỉ ra vài điểm hợp lý trong câu chuyện của cô. Năm 1945, dân làng Myanmar bắt và thiêu sống những lính Nhật không kịp rút lui.

Thói quen của Ma Win Tar khác với cách sống của các cô gái bình thường ở Myanmar. Cô thích cắt tóc ngắn, mặc quần áo hơi trẻ con dù bố mẹ cấm, ăn thực phẩm ngọt và thịt lợn nhưng không thể ăn cay - điểm đặc trưng của ẩm thực Myanmar. Ngoài ra, tính tình Ma Win Tar cũng “khá độc ác” với thói quen vỗ vào mặt bạn bè. Theo Stevenson, binh lính Nhật Bản thường vả mặt người dân Myanmar và hành xử ngỗ ngược trong quá trình chiếm các ngôi làng. Cô gái kỳ lạ phản đối truyền thống Phật giáo của gia đình, thậm chí tự coi bản thân là “người nước ngoài”. Ma Win Tar tuyên bố cô từng gặp các thành viên thuộc một ủy ban phụ trách hoạt động tìm hài cốt binh lính thiệt mạng ở nước ngoài trong các cuộc chiến tranh và cảm thấy họ giống như đồng bào của cô, The Guardian đưa tin.

Điều kỳ lạ nhất là hai tay Ma Win Tar đều có dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Ngón giữa và ngón áp út chỉ “gắn một cách lỏng lẻo” với phần còn lại của bàn tay. Vài ngày sau khi cô chào đời, các bác sĩ đã cắt chúng. Cô chỉ có một số ngón tay nhưng tất cả chúng đều co quắp. Cổ tay trái của Ma có một vết hằn bẩm sinh dạng vòng với 3 chỗ lõm xuống rõ ràng. Mẹ cô cho biết, dấu vết tương tự cũng xuất hiện trên tay phải của con gái bà nhưng nó đã mờ. Giáo sư Stevenson phỏng đoán sợi dây thừng mà dân làng dùng để trói người lính rồi treo lên cây sau khi họ thiêu sống anh ta đã để lại vết hằn trên tay Ma Win Tar.

Nguyễn Ngọc

NguồN: https://phatgiao.org.vn/chuyen-la-ve-dau-vet-cua-kiep-luan-hoi-ky-2-d37756.html
0

Chuyện lạ về dấu vết của kiếp luân hồi (kỳ I)


Một cậu bé Ấn Độ hai tuổi kể với bố, mẹ rằng em chết vì tai nạn giao thông trong kiếp trước. Khi người bố điều tra, ông thấy những tình tiết trong câu chuyện của em đều đúng.

Vết bớt chuyển sinh



Vết bớt trên tay câu bé K. H. trùng vị trí với nơi người ta dùng muội than đánh dấu lên thi thể người ông.

Ở một số vùng thuộc châu Á, người dân thường dùng muội than đánh dấu lên thi thể người chết với hy vọng linh hồn người đó sẽ đầu thai vào gia đình cũ. Theo họ, những vết đánh dấu ấy sẽ trở thành vết bớt khi người ta đầu thai sang kiếp khác. Vì thế, họ cho rằng các vết bớt trên cơ thể người là bằng chứng của thuyết luân hồi.

Năm 2012, Jim Tucker, một bác sĩ tâm thần kiêm giáo sư tại trường Đại học Y bang Virginia, Mỹ, và Jurgen Keil, nhà tâm lý học, cựu giáo sư Đại học Tasmania, Australia, gửi một bài báo đến tạp chí Scientific Exploration. Trong bài báo, hai ông miêu tả chi tiết quá trình nghiên cứu những đứa trẻ có bớt ở vị trí tương ứng với dấu vết trên thi thể người thân của chúng.

Cậu bé có tên viết tắt K. H. ở Myanmar là trường hợp nổi bật nhất trong nghiên cứu của Jim Tucker và Jurgen Keil. Em mang một vết bớt trên cánh tay trái, trùng với vị trí mà người hàng xóm đã dùng muội than để đánh dấu lên thi thể ông cậu, người qua đời 11 tháng trước khi K. H. chào đời. Các thành viên trong gia đình và nhiều người khác xác nhận về sự trùng hợp của vết bớt.

Khi hơn hai tuổi, K. H. gọi bà là “Ma Tin Shwe”, cách gọi riêng của người ông quá cố. Những người con của bà cụ đều gọi bà là “mẹ”, còn những người khác thì gọi là “Daw Lay” hoặc “dì”. K. H. gọi mẹ cậu là “War War Khine” giống cách người ông gọi thay vì gọi “Ma War”.

Mẹ của K. H. kể rằng vào thời kỳ mang thai cậu bé, cô từng mơ thấy cha. Ông nói: “Cha muốn sống với con”. Vết bớt trên cơ thể K. H. cùng cách cậu bé gọi người thân khiến những người trong gia đình cho rằng giấc mơ của cô đã thành sự thật.

Cậu bé chào đời với dị tật bẩm sinh giống vết đạn bắn



Cậu bé ở Thổ Nhĩ Kỹ có dị tật bẩm sinh ở chỗ mà người đàn ông trong kiếp trước của cậu trúng đạn.

Ian Stevenson, một giáo sư ngành tâm thần học tại trường Đại học Virginia, chỉ tập trung nghiên cứu thuyết luân hồi. Năm 1993, tạp chí Scientific Exploration đăng một bài nghiên cứu của ông về các vết bớt hoặc dị tật bẩm sinh liên quan đến kiếp trước. Ông phát hiện người ta không rõ nguyên nhân hình thành của hầu hết các dị tật bẩm sinh.

Nghiên cứu của giáo sư Stevenson cũng đề cập đến trường hợp một cậu bé ở Thổ Nhĩ Kỳ, người nhớ về cuộc sống của một người đàn ông từng qua đời bởi súng của kẻ khác. Theo hồ sơ ở bệnh viện, viên đạn găm vào hộp sọ bên phải của người đàn ông. Cậu bé Thổ Nhĩ Kỳ mắc tật microtia khiến tai ngoài nhỏ và nửa mặt bên phải của nhỏ hơn nửa kia. Tật microtia xuất hiện với tỷ lệ 1/6.000 trẻ, trong khi người ta ước tính 1/3.500 đứa trẻ mắc tật nửa mặt nhỏ, Boston Children’s Hospital cho hay.

Cô gái kết hôn với "đứa con cô lỡ giết ở kiếp trước"



Bác sĩ Brian Weiss là người đi đầu trong liệu pháp thôi miên tìm lại kiếp trước.

Brian Weiss là trưởng khoa tâm thần học tại Trung tâm Y tế Mt. Sinai ở thành phố Miami, bang Florida, Mỹ. Là một bác sĩ tâm lý trị liệu theo phương pháp truyền thống, ông rất kinh ngạc khi phát hiện các bệnh nhân nhớ lại ký ức của kiếp trước. Hiện tại, bác sĩ Weiss là một trong những người đi đầu trong việc áp dụng liệu pháp thôi miên để tìm lại kiếp trước, BrianWeiss cho hay.

Trong cuốn “Thông điệp từ các vị Chúa: Khai thác Sức mạnh của Tình yêu", ông kể lại câu chuyện của Diane, y tá trưởng tại một trung tâm cấp cứu. Trong một lần thôi miên, Diane khẳng định cô từng là một thiếu nữ chuyển đến định cư ở vùng Bắc Mỹ trong những năm đầu của cuộc xung đột với thổ dân bản địa. Cô nhớ rõ lần ẩn nấp của cô cùng con trai nhỏ khi xung đột xảy ra lúc chồng cô đi vắng.

Diane miêu tả cậu con trai có một vết bớt hình nửa vầng trăng dưới vai phải. Trong khi ẩn nấp, cậu bé đột nhiên khóc thét. Vì lo cho mạng sống của hai người, cô lấy tay bịt miệng đứa bé và vỗ về nó. Hành động ấy vô tình khiến bé trai chết vì ngạt thở.

Nhiều tháng sau cuộc trị liệu, Diane đặc biệt chú ý đến một bệnh nhân hen suyễn. Anh ta cũng có cảm giác thân thuộc với cô. Diane rất sửng sốt khi phát hiện anh có một vết bớt nửa vầng trăng ở vai phải. Ngoài ra, bác sĩ Weiss cũng tuyên bố ông từng gặp các bệnh nhân hen suyễn có hồi ức về cái chết do nghẹt thở.

Cuối cùng, Diane kết hôn cũng với người bệnh mà cô đoán là đứa con trai trong kiếp trước của cô.

Cậu bé nhớ rõ gia đình và cái chết ở kiếp trước



Taranjit Singh nhớ rõ gia đình và cái chết của cậu trong kiếp trước.

Câu chuyện của cậu bé 6 tuổi Taranjit Singh sống ở làng Alluna Miana, Ấn Độ, là một trường hợp đáng ngạc nhiên về kiếp luân hồi.

Hồi hai tuổi, Taranjit Singh tuyên bố tên thật của cậu là Satnam Singh và cậu chào đời ở làng Chakkchela, thành phố Jalandhar, cách làng Alluna Miana khoảng 60 km.

Taranjit kể Satnam là một học sinh lớp 9, con trai của Jeet Singh, và chết vào ngày 10/9/1992 do vụ va chạm với một người đàn ông lái xe máy khi đang đi xe đạp từ trường về nhà. Cậu bé nói thêm những cuốn sách cậu mang theo lúc đó đều thấm máu của cậu. Ngoài ra, Satnam còn có 30 rupee trong ví. Vì Taranjit một mực khẳng định và câu chuyện quá ly kỳ, ông Ranjit, bố của cậu bé, quyết định tìm hiểu sự thật.

Một giáo viên ở làng Jalandhar nói với Ranjit rằng ông quen Satnam, nam sinh đã chết trong vụ tai nạn và cha cậu đúng là Jeet Singh. Ông tìm đến gia đình Satnam, họ khẳng định tính chân thật của chi tiết những cuốn sách đẫm máu và số tiền trong ví cậu. Khi Taranjit gặp họ, bé có thể chỉ ra Satnam trong ảnh gia đình, theo IanLawton.

Vikram Raj Chauhan, một bác sĩ pháp y, đọc câu chuyện của Taranjit trên báo và quyết định điều tra thêm. Ông lấy mẫu chữ viết tay của Satnam ra so sánh với chữ viết của Taranjit. Mặc dù cậu bé 6 tuổi chưa thể viết thành thạo, nét chữ của em khá giống với nét chữ của Satnam. Bác sĩ Chauhan kể lại câu chuyện kỳ lạ với các đồng nghiệp. Họ cũng phát hiện những trường hợp tương tự khác.

(Còn tiếp)

Nguyễn Sương


Nguồn: https://phatgiao.org.vn/chuyen-la-ve-dau-vet-cua-kiep-luan-hoi-ky-i-d37755.html
0

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

Triết học Phật giáo: Một góc nhìn từ phương Tây

Thế giới quan của Phật giáo Tây phương đương đại là tổng hợp của khoa học, tâm lý học và triết học hiện nay. Có thể điều này là một trong những lý do giải thích được sức thu hút của Phật giáo trong thời đại của thế tục hóa.


Thế giới quan Phật giáo (Boeddhistische wereldbeeld)

Có hay không có một thế giới quan Phật giáo? Hiện tại ở Tây phương, chúng ta đang ở trong một tình trạng rất hi hữu, đó là nhiều truyền thống Phật giáo khác biệt đang cùng có mặt ở nơi này. Nếu chúng ta đảo mắt nhìn một vòng quanh các tông phái khác nhau, chúng ta sẽ thấy rõ ràng thế giới quan không phải là điểm chung, nối kết các truyền thống lại với nhau. Trong những tạng kinh xưa cũ nhất của Phật giáo nói về nhân vật lịch sử Thích Ca Mâu Ni, chúng ta sẽ nhận ra lại thế giới quan Ấn Ðộ. Trong truyền thống Thiền, chúng ta sẽ tìm thấy thế giới quan của Trung Hoa, và trong Phật giáo Tây Tạng, chúng ta cũng sẽ tìm thấy thế giới quan của Tây Tạng.

Phật giáo, như thế, không chịu ảnh hưởng của một thế giới quan nhất định nào đó mà luôn tự tìm cách diễn đạt và biểu lộ một cách mới mẻ qua ngôn ngữ và thế giới quan của địa phương, nơi mà Phật giáo phát triển và nảy nở. Ðiều này giải thích vì sao ý niệm luân hồi rất quan trọng trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng trong khi gần như không được nhắc đến trong truyền thống Thiền. (Chuyện kể một hoàng đế Trung Hoa hỏi một thiền sư điều gì sẽ xảy ra sau khi chết. Thiền sư trả lời là ông không biết. “Nhưng ngài là một thiền sư mà”, hoàng đế nói to. “Ðúng thế, nhưng tôi đang còn sống đây”, thiền sư trả lời.) Vì thế cho nên muốn hiểu tường tận kinh điển, điều quan trọng tối thiểu là phải quen thuộc với thế giới quan tạo nên ngữ cảnh của kinh điển. Thông điệp đặc thù của Phật giáo nằm chính ở chỗ mà sự dị biệt so với thế giới quan truyền thống bắt đầu xuất hiện hoặc khi [Phật giáo] cho vào đó một số nét riêng biệt của mình.

Jack Kornfield kể lại, trong thời gian tu tập nhiều năm ở những tu viện sâu trong rừng già Thái Lan, anh tình cờ khám phá rằng một tăng sĩ Thái đồng tu mà anh rất kính phục, không biết rằng quả địa cầu chúng ta đang ở có hình cầu. Khi anh giải thích cho người bạn tu về sự kiện địa lý này, vị tu sĩ chăm chú lắng nghe và cuối cùng bình thản nói: “Hay đấy, nhưng cũng chẳng có chi quan trọng cho lắm”. Tưởng tượng nếu Phật giáo đặt chân đến Âu châu vào thời trung cổ, thì chắc hẳn Phật giáo sẽ biết cách tự diễn đạt bằng ngôn ngữ và thế giới quan của thời trung cổ, để rồi uyển chuyển bước từng bước theo ông Copernicus và những khám phá khoa học.

Thế giới quan của Phật giáo Tây phương đương đại là tổng hợp của khoa học, tâm lý học và triết học hiện nay. Có thể điều này là một trong những lý do giải thích được sức thu hút của Phật giáo trong thời đại của thế tục hóa (secularisatie) ngày nay.

Nghiệp (Karma)

Trọng tâm của tuệ giác Phật giáo được gói trọn trong bốn sự thực mầu nhiệm:

. Xác nhận [sự có mặt] của khổ đau
. Nguyên nhân của khổ đau nằm trong sự ràng buộc (behoeftigheid)
. Có khả năng (mogelijkheid) để giải thoát
. Con đường của tuệ giác, giới luật và thiền định sẽ đưa tới giải thoát.

Những sự thực này không phải là những giáo điều (dogma). Tin hay không tin chẳng quan trọng gì. Bốn sự thực này (trong kinh sách ghi là “Tứ diệu đế”) phải được xem như những giả định có thể chứng minh được.

Tứ diệu đế còn bao hàm 2 điều:

. Có một quan hệ nhân quả (oorzakelijke verband) giữa cách hành xử của chúng ta và hậu quả do chúng mang lại,
. Sự nghiêm túc (intentie) và khéo léo (vaardigheid) khi hành xử là điều thiết yếu.

Ðây là quan điểm của Phật giáo về nghiệp (karma). Nghiệp có thực nghĩa là “tác động” (werking). Danh từ này vẫn thường được dịch là lý nhân quả (causaliteit). Nhưng ở đây nghiệp không có dính dáng gì đến luật nhân quả của vật lý học mà là hệ quả đạo đức trong cách hành xử của chúng ta. Ý niệm về trách nhiệm (verantwoordelijkheid) mà chúng ta thường nhắc đến khá sát với ý niệm này.

Câu chuyện về Angulimala trong kinh điển Pali đã minh họa một cách hùng hồn cho ý niệm về luân hồi của Phật giáo. Angulimala là một kẻ sát nhân khét tiếng. Tên của ông được lấy từ sự kiện ông đeo trên cổ một xâu chuỗi kết bằng những ngón trỏ tay phải của các nạn nhân mà ông đã giết hại (Anguli có nghĩa là ngón tay và mala là xâu chuỗi). Quân lính của triều đình lùng bắt ông, còn dân chúng thì hoảng sợ không dám ra khỏi nhà. Khi ông bắt gặp Phật đang đi khất thực trên đường, ông tiến lại gần, hươi gươm lên và bảo: “Ông thầy tu kia, dừng lại”. Phật nhìn ông và trả lời bình thản: “Ta đã dừng lại từ lâu rồi. Bao giờ thì ông dừng lại?”. Thái độ và câu trả lời của Phật đã làm cho Angulimala kinh ngạc và đột nhiên hối hận. Phật liền làm lễ thế phát cho Angilimala trở thành một tu sĩ ngay tại chỗ. Từ đó về sau, Angulimala [pháp danh mới là Ahimsaka] đã tu tập rất tinh tấn, trở thành một trong những đại đệ tử của Phật và đạt được giác ngộ sau đó.

Câu chuyện này như một gáo nước lạnh tạt vào thế giới quan truyền thống của Ấn Ðộ. Một kẻ sát nhân hàng loạt như Angulimala bình thường sẽ phải trải qua không biết bao nhiêu kiếp luân hồi trong địa ngục mới mong trả cho xong nợ nghiệp chướng và mới mong có được một cơ hội mới để đầu thai. Sự kiện ông đã đạt được đạo giải thoát ngay trong kiếp sống hiện tại là một điều hoàn toàn không thể hiểu được.

Chúng ta hãy thử quay về với ta, bây giờ và ở đây. Hãy quán chiếu đời sống của bạn lúc này. Vì đâu mà cuộc đời bạn [trở nên] như thế. Ðó là một chuỗi kết hợp phức tạp của những quan hệ nhân quả. Một số yếu tố là kết quả từ những quyết định và hành xử của chính bạn. Bạn phải chịu trách nhiệm về những điều này. Nhưng còn một phần lớn những quan hệ nhân quả khác, theo như bạn thấy, không phải do bạn tạo tác ra. Dù [tình trạng] hiện tại được diễn biến theo những chọn lựa cá nhân hay không, nó vẫn là [tình trạng] duy nhất mà bạn hiện đang có. Trong giây phút tới, tình trạng sẽ chuyển biến ra sao tùy thuộc một phần do những quyết định bạn làm vào lúc này. Trách nhiệm duy nhất thực sự của chúng ta nằm ngay trong lúc này, tại đây; vì bây giờ và ở đây là [cơ hội] duy nhất mà chúng ta có để hành xử.

Trong tứ diệu đế, vấn đề hạnh phúc (geluk) hay không hạnh phúc (ongeluk) không dính dáng đến câu hỏi bạn có được hài lòng hay không trong lúc này, mà là bạn đã ứng xử như thế nào trong giờ phút hiện tại. Một ví dụ nổi bật là câu chuyện của Fleet Maul khi anh bị tòa tuyên một án rất nặng so với tội [buôn bán] ma túy. Ở trong tù, anh đã tổ chức chăm sóc xoa dịu cho những bạn tù đang hấp hối. Nhiều người tuy bị xem là phạm tội nhưng vẫn cảm thấy mình vô tội. Chúng ta có thể kể ra rất nhiều yếu tố luôn luôn nằm ngoài trách nhiệm của chính chúng ta, chúng góp phần khiến ta đã hành xử như thế. Chẳng hạn như yếu tố giáo dục. Anh Fleet Maul chắc sẽ đau khổ hơn rất nhiều nếu trong suốt thời gian ngồi tù, anh đã liên tục cay đắng và bực tức về bản án nặng nề của mình, về sự tàn ác và bất công mà đời sống dành cho anh. Ngoài thí dụ trên đây – một trường hợp đặc biệt khắc nghiệt – đương nhiên còn vô số những thí dụ khác trong đời thường của những người đã nhận lấy trách nhiệm ngay bây giờ và ở đây cho tình trạng mà họ đang lâm vào.

Ðặc tính của thực tại (werkelijkheid)

Theo Phật giáo, thực tại biểu hiện trước mắt chúng ta có ba đặc tính. Ba đặc tính này không gì khác hơn là ba nhận định đơn giản và hoàn toàn có thể kiểm chứng được. Danh từ Pali được dùng ở đây là dukkha, anicca và anatta, vẫn được dịch là khổ đau, vô thường và vô ngã. Lý do các thuật ngữ Pali còn được dùng ở đây là vì những danh từ này vẫn chưa được dịch một cách chính xác.

Dukkha xưa nay vẫn thường được dịch là khổ đau. Những phiên dịch khác là stress, thất vọng… Dukkha không phải chỉ là khổ đau bình thường. Ở đây, đó là sự kiện thực tại không bao giờ làm chúng ta hoàn toàn thỏa mãn. Không bao giờ những nhu cầu của chúng ta đạt được một sự thỏa mãn căn bản (fundamentele bevrediging). Bạn vui được bao lâu sau khi nhận được một món quà? Bao nhiêu lần bạn đã từng nghĩ: “Nếu mà được cái đó mình sẽ bằng lòng…”. Và sau đó không bao lâu bạn lại ao ước những điều khác nữa? Bạn hãy nhìn chung quanh. Rồi nhìn lại chính mình. Thật là một chuỗi bất tận.

Dukkha là đặc tính của thực tại và như thế không là một sự kiện khách quan thuần túy. Ý tưởng có được một [khả năng] diễn đạt thực tại một cách khách quan, một thực tại [tồn tại] độc lập với chủ thể quan sát là một phát kiến độc đáo của Tây phương, điều này cuối cùng đã làm nảy sinh ra khoa học. Còn các phát biểu trong Phật giáo nói tới mọi liên hệ của chúng ta với thực tại. Chẳng hạn như khi cho rằng tất cả chỉ là ảo tưởng, điều đó không nói chút gì về tự thân của thực tại (werkelijkheid an sich), mà chỉ có nghĩa là chúng ta làm tất cả hóa ra ảo tưởng đối với chúng ta. Ðiều được bàn tới ở đây là những hiện tượng trình hiện trước mắt chúng ta. Sự đào sâu một cách có hệ thống trong cách tiếp cận với thực tại này trong Phật giáo đã cống hiến cho chúng ta một nền tâm lý học phong phú và đa dạng.

Anicca có nghĩa là tàn hoại (vergankelijkheid), vô thường (impermanentie). Ðiều này có thể dễ dàng được kiểm chứng. Tất cả có đó rồi mất đó. Ngay thực tại khách quan cũng thế. Tất cả đều đang chuyển động trong một dòng chảy liên tục. Ðiều này cũng đúng trong trường hợp của các cảm thọ và nhận thức của chúng ta. Niềm vui chất ngất rất đẹp nhưng không kéo dài mãi. Nỗi buồn quay quắt, may mắn thay, cũng thế. Chính nhờ sự liên tục thay đổi của tất cả mọi vật mà sự sống mới có thể có mặt. Một tình trạng bất biến liên tục chỉ có thể đồng nghĩa với sự chết. Tuy sự thực này đơn giản và rõ ràng như vậy, nhưng chúng ta vẫn không dễ dàng chấp nhận. Dù cho ta có được gì đi chăng nữa, ngày nào đó chúng ta cũng sẽ đánh mất nó. Có là ai đi nữa, một ngày kia chúng ta cũng không còn đó. Dù có gắn bó với ai đến đâu, một ngày kia chúng ta cũng phải chịu chia lìa. Chúng ta biết thế nhưng chúng ta cứ làm như không biết. Chúng ta sống như thể không có chuyện gì xảy ra cho đến khi chạm trán với thực tế thì chúng ta mới giật mình hoảng hốt, cuống cuồng lên.

Anatta có nghĩa đen là không có tự thân, vô ngã. Ðiều đó muốn nói rằng tất cả sự vật khi biểu hiện trước mắt chúng ta, chúng không có tự tính riêng biệt (eigen essentie).

Dưới đây là một thí dụ của nhà vật lý học Tây phương D. R. Hofstadter. Hãy nhìn một tờ nhật trình. Tờ nhật trình là gì? Có phải đó là tờ báo sáng nay nằm trong thùng thư không? Nếu bạn nói đã đọc được tin gì đó trên báo, không nhất thiết có nghĩa là tin đó đã được đăng trên tờ báo sáng nay. Rồi tờ báo sáng nay đó có còn là tờ báo của ngày mai không, nếu tối nay bạn dùng nó để châm lò sưởi? Hay có thể tờ nhật trình là một phần của bản hợp đồng mua báo hàng tháng? Rồi chúng ta phải gọi người làm việc cho tờ báo như thế nào? Ví dụ này cho tới đây vẫn mới chỉ là vấn đề ngôn từ (taalkundig). Trong mọi trường hợp, “tờ báo” không chỉ một cái gì đó nhất định. Cứ thử lấy ví dụ tờ báo sáng nay. Cái gì là tự tính của tờ báo? Tờ báo là một thứ tổng hợp của giấy, mực, thông tin, của người viết bài và người đọc, người đưa thư, thùng thư và bàn ăn sáng… Tất cả làm cho tờ báo trở thành tờ báo. Càng cố gắng đào sâu, bạn càng nhận thức rõ ra rằng không sao tìm ra được một tự tính nào tạo ra tờ báo. Tờ báo tự nó không có một cái ngã riêng biệt (eigen zelf).

Cũng vậy trong sự suy luận cho câu hỏi “ta là ai”? Tờ báo không có cái ngã riêng đã đành. Nhưng nếu như ta đây mà cũng không có hoặc không phải là ta…? Sự thực này cũng đơn giản rõ ràng như sự thực về khổ đau và vô thường. Một số nhân sinh quan đã gặp rất nhiều khó khăn với nhận định này nên đã bịa đặt ra những cái ngã vô thường hoặc thường hằng, linh hồn hoặc tự tính. Nhưng những tạo tác này không bao giờ có thể được minh chứng và được quy nạp qua suy luận biện chứng. Phật giáo bác bỏ các cách giải quyết giả tạo này. Phật giáo chấp nhận rằng con người không có một cái ngã riêng biệt, cho dù nhận thức này có làm cho một số người hoang mang, có cảm giác mình bị sỉ nhục. Ý tưởng có một linh hồn bất tử không gì khác hơn là một tưởng tượng không thể kiểm chứng được.

Con đường ở giữa (trung đạo)

Phật giáo tự nhận mình là một trung đạo. Trên mặt thực hành, điều này có nghĩa là Phật giáo nằm giữa khổ hạnh và dục lạc. Về mặt triết lý, đó là con đường đi giữa chủ nghĩa tuyệt đối và chủ nghĩa hư vô.

Ví dụ về tờ báo cho thấy, càng đào sâu, chúng ta càng không tìm ra cái có thể được gọi là tờ báo. Không có gì là một đặc tính rõ rệt (eenduidige identiteit) cho “tờ báo”. Nhưng cũng thật vô lý nếu nói tờ báo, người đọc và người hàng xóm không thực sự có mặt. Chủ nghĩa hư vô vì thế cũng không đúng. Sự phân tích về thực tại này không ngăn chận việc tôi đọc tờ báo mỗi buổi sáng và sau đó chuyển cho người hàng xóm đọc. Trong Phật giáo, điều này được gọi là thực tại tương đối (relatieve) hay thực tại ước lệ (conventionele). Ngôn ngữ, cũng là một thứ ước lệ, là một công cụ hữu dụng của thực tại ước lệ đó.

Việc nhầm lẫn thực tại ước lệ với thực tại tuyệt đối là nguyên nhân của nhiều đau khổ. Ðã bao lần chúng ta bám vào một cái gì đó, mà cái đó không giúp chúng ta được một mảy may? Ðã có bao nhiêu người đã ngã xuống cho hàng loạt ý kiến và ý thức hệ [được mệnh danh là] chính thống (fundamentalismes)?

Thực tại ước lệ là một phần của chiếc mề-đai. Mặt kia của thực tại là một thực tại thoát ra khỏi ràng buộc của tất cả ước lệ, tất cả ý niệm, tất cả huyễn giác. Ðương nhiên đó cũng cùng một thực tại [như thực tại ước lệ], nhưng được nhìn bằng cặp mắt khác. Phật giáo gọi đó là thực tại tối hậu (uiteindelijke) hoặc là thực tại tuyệt đối (absolute).

Trong Phật giáo, tuệ giác về thực tại tột cùng này được đánh giá là tuệ giác cao nhất. Ðiều này đương nhiên dễ gây ra ngộ nhận. Nếu ai đó đem một từ ngữ như thực tại tuyệt đối ra sử dụng, kẻ đó sẽ tạo ra vô số những tưởng tượng lãng mạn hay thần bí có thể nghĩ bàn (denkbaar), những điều mà, trên thực chất, không dính dấp gì đến [thực tại tối hậu]. Thực tại tối hậu chính là việc bỏ lại phía sau những tưởng tượng cuồng loạn.

Ðiều này không có nghĩa là ta không thể nói điều gì về thực tại tối hậu. Thực tại rốt ráo này là một tầm nhìn (perspectief) về thực tại, khác biệt với tầm nhìn ước lệ về thực tại, nhưng cũng không phủ nhận tính hiệu lực (validiteit) của tầm nhìn ước lệ. Mỗi kinh nghiệm, dù là kinh nghiệm về nếm thử rượu hay về thực tại tột cùng, đều có thể bàn thảo được. Nhưng điều được nói ra không bao giờ có thể thay cho kinh nghiệm, tựa như ngón tay chỉ mặt trăng, sẽ không bao giờ có thể trở thành mặt trăng.

Sự tan biến ảo giác to lớn (grote desillusie)

Tuệ giác Phật giáo là một tiến trình tan biến càng lúc càng tăng (toenemende) của ảo giác. Sự tan biến ảo giác này không đưa đến tiêu cực chủ nghĩa (negativisme) hoặc hư vô chủ nghĩa (nihilisme) mà được trải nghiệm một cách tích cực như sự giải thoát khỏi ảo giác. Thực tại lúc đó sẽ được biểu hiện ra tròn đầy, rộng mở (toegankelijk) và có thể cảm nhận được (leefbaar).

Ðiều này đặt ra cho Phật giáo một vấn đề giáo khoa (didactisch). Với lý thuyết thuần túy chúng ta không thể đi xa. Chúng ta đã nói tới một tầm nhìn về thực tại. Ðiều này chỉ có thể thể nghiệm được khi chúng ta thực sự đứng vào vị thế của phối cảnh đó [để nhìn về thực tại]. Ðiều này lại đưa chúng ta trở về khởi điểm của bài viết này. Tuệ giác triết học tự nó (op zich) không có ý nghĩa gì đối với Phật giáo. Tuệ giác chỉ thực sự có ý nghĩa khi được thực tập trên con đường của trì giới, thiền định và tuệ giác.

Theo PHẬT TỬ VIỆT NAM
0