Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Media. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Media. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Bạo lực bùng nổ ngoài sân cỏ trong ngày khai mạc World Cup


Trong khi trận đấu khai mạc World Cup 2014 đang diễn ra sôi nổi tại thành phố Sao Paulo giữa đội tuyển nước chủ nhà Brazil và đội bóng cùng bảng Croatia thì bên ngoài sân cỏ, bạo lực đã bùng phát khiến nhiều người bị thương, trong đó có hai phóng viên.
0

TQ đưa sách giáo khoa VN ra làm chứng về chủ quyền Biển Đông

Trung Quốc sử dụng những bản in từ một sách địa lý cho học sinh lớp 9 của Việt Nam xuất bản cách nay 40 năm để vận động sự ủng hộ của quốc tế trong đòi hỏi chủ quyền của nước này đối với quần đảo Hoàng Sa.

Theo tin của đài truyền hình CNN, những trang sách giáo khoa này nằm trong số các tài liệu mà Bắc Kinh đã nộp cho Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon, kèm theo lời yêu cầu phân phát các tài liệu này cho tất cả 193 thành viên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc.

Tin âm thanh:
Tải

Bản tin cho biết những trang sách địa lý đó nằm trong một tập hồ sơ bao gồm một bản đồ khu vực, công hàm năm 1958 của Việt Nam, và trang bìa của một bản đồ thế giới in vào năm 1972.

Xinhua, cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Quốc, trích lời ông Vương Dân, Phó Đại sứ của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, nói rằng “Trung Quốc nộp hồ sơ cho Liên Hiệp Quốc để trình bày sự thật với cộng đồng quốc tế, và sửa sai cách hiểu biết của quốc tế về vấn đề này.”

CNN tường thuật rằng đây là cố gắng mới nhất của Trung Quốc nhằm chứng minh chủ quyền của nước này trong một khu vực mà Việt Nam cũng tuyên bố thuộc chủ quyền của mình, giữa lúc cả hai nước tố cáo tàu bè của nước kia đâm va vào tàu của mình ngoài Biển Đông.

Trả lời ban Việt ngữ Đài VOA, một nhà sử học đã bảo vệ luận án Tiến sĩ xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, Tiến sĩ Nguyễn Nhã, xác nhận là sách giáo khoa liên hệ dành cho học sinh lớp 9 của Việt Nam có công nhận rằng quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, là thuộc chủ quyền của Trung Quốc, nhưng theo ông, sách giáo khoa đó không có giá trị trước pháp lý quốc tế.

Sau đây là cuộc trao đổi ngắn giữa Tiến sĩ Nguyễn Nhã trao với Ban Việt ngữ VOA:

“Trong sách giáo khoa đó thì cái bản đồ có ghi là Tây Sa là của Trung Quốc.”

VOA: Sách đó có nói Tây Sa là của Trung Quốc?

Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Vâng, Tây Sa là của Trung Quốc, dạ vâng.

VOA: Thưa sách giáo khoa đó là dành cho học sinh lớp 9 của Việt Nam phải không ạ, mà lại khẳng định Tây Sa là của Trung Quốc?

Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Tôi đã nói là cái tâm lý của hai miền Nam Bắc đối đầu với nhau, thì sẵn sàng ủng hộ đồng chí đồng minh của mình thôi, nhưng mà nó không có giá trị trước luật pháp quốc tế vì vấn đề không có thẩm quyền để mà từ bỏ chủ quyền. Hiệp định Genève quy định rất rõ là chính quyền phía Nam mới quản lý (Hoàng Sa).”

CNN trích lời ông Sam Bateman, một nhà nghiên cứu thuộc Chương trình An ninh Hàng Hải của Trường Quan Hệ Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại Học Công Nghệ Nanyang ở Singapore, nói rằng Bắc Kinh đang tìm cách bắt kịp Việt Nam, sau một chiến dịch khá hiệu quả của Hà Nội nhằm vận động sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với lập trường của Hà Nội về cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Sam Bateman nói rằng mặc dù Việt Nam đi trước Trung Quốc trong cuộc quốc tế vận này, đa số các nhà quan sát quốc tế độc lập cho rằng những lập luận của Trung Quốc đòi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa vững chắc hơn các lập luận của Việt Nam.

Trong một lập luận chắc chắn sẽ gây nhiều tranh cãi, nhà nghiên cứu này nói bước hành động tốt nhất đối với Việt Nam, là nhường chủ quyền cho Trung Quốc, và thương thuyết để có được những sự nhượng bộ của Trung Quốc, kể cả việc tiếp cận các vùng biển để đánh cá, và một thỏa thuận để khai thác chung các tài nguyên dầu khí.

Nhà sử học Nguyễn Nhã phản bác lập luận của Giaó sư Bateman:

“Ông đó chắc là người thân Trung Quốc đó! Theo tôi một cách khách quan thì cái gì của Cesar phải trả lại cho Cesar thôi. Còn tất cả những gì mà Trung Quốc nói, nhất là sau 1974, thì hoàn toàn mang tính cách suy diễn mà thôi, không có sự thực lịch sử. Tôi là một người nghiên cứu lịch sử, theo luật pháp quốc tế cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, phải là một sự chiếm hữu thực sự mang tính nhà nước, liên tục và hòa bình. Theo tôi thì suốt từ Chúa Nguyễn, nhà Nguyễn cho tới thời kỳ Pháp thuộc, cho đến thời kỳ thống nhất, chưa có một chính quyền nào có trách nhiệm quản lý Hoàng Sa Trường Sa nào từ bỏ chủ quyền cả.”

Việt Nam cũng đã nộp hồ sơ cho Liên Hiệp Quốc để tố cáo Trung Quốc là vi phạm “nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam”, và tiếp tục tố cáo “nhiều tàu Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của Việt Nam.”

Các nhà phân tích cho rằng những tố cáo qua lại giữa hai nước đã làm vẫn đục lối tiếp cận lẽ ra nên có là hợp tác khu vực như đã vạch ra trong Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982.

Nguồn: VOA
0

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Không quân Việt Nam mua 3 máy bay vận tải C-295

Phát ngôn viên Airbus DS vừa xác nhận rằng công ty này sẽ bán cho Việt Nam 3 máy bay vận tải quân sự C-295.


Máy bay vận tải C-295. Ảnh: Airbus Military

Theo trang IHS Jane's, phát biểu tại cơ sở của công ty ở Seville (Tây Ban Nha) hôm 9/6, Giám đốc kinh doanh máy bay quân sự của Airbus DS, ông Antonio Rodriguez Barberan nói rằng.

Ngoài Ecuador đã mua 3 chiếc C-295 biến thể vận tải thì 17 máy bay còn lại đã được bán cho những khách hàng bí mật.

Tuy nhiên, 1 nhân viên trong dây chuyền sản xuất của công ty này đã tiết lộ rằng, Việt Nam chính là 1 trong những khách hàng như vậy.

Sau đó, phát ngôn viên của Airbus DS xác nhận lại với IHS Jane's, cho biết Việt Nam đã thực sự đặt hàng 3 chiếc máy bay vận tải C-295, các thông tin chi tiết không được tiết lộ thêm.

Vị quan chức Airbus DS còn cho biết thêm rằng, trong năm 2014, Airbus DS đã bán được tổng cộng 20 máy bay C-295.

Hiện tại, mới chỉ có số lượng tương đối nhỏ các quốc gia sử dụng máy bay C-295 ở Trung Đông và Bắc Phi như Algeria, Ai Cập, Jordan và Oman.

Các chi tiết liên quan đến các hệ thống cảm biến và vũ khí được lắp trên máy bay C-295 biến thể chiến đấu không được tiết lộ.

Mặc dù vậy, trong một văn bản trình chiếu của Airbus DS đã cho thấy máy bay sẽ được trang bị 1 khẩu pháo 30mm M230 và 6 điểm treo dưới cánh cho các tên lửa, rocket dẫn đường.

Máy bay còn được trang bị 1 rađa khẩu độ mở tổ hợp (SAR) và tháp cảm biến điện - quang/hồng ngoại (EO/IR).

Ngoài ra, biến thể máy bay này cũng có khả năng thực hiện các nhiệm vụ giám sát mặt đất giống như một máy bay đặc biệt.

Báo Đất Việt
0

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Việt Nam đang có cơ hội tránh tác động về kinh tế từ Trung Quốc

(Chinhphu.vn) - Sự kiềm chế từ phía Việt Nam không những giúp ngăn căng thẳng leo thang mà chính phương thức giải quyết hòa bình nhất quán này cũng mang đến nhiều cơ hội khác về mặt ngoại giao, quân sự và kinh tế.

Giáo sư Zachary Abuza, chuyên gia về khoa học chính trị và đối ngoại khu vực Đông Á thuộc Đại học Simmons (Mỹ), cho rằng rõ ràng Việt Nam đang gặp rất nhiều thách thức từ một loạt các hành động của Trung Quốc nhằm khẳng định cái gọi là chủ quyền của họ trên Biển Đông. Căng thẳng vẫn chưa nguôi khi Trung Quốc vẫn không dừng các hoạt động quấy phá tàu của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam xung quanh khu vực Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981. Sự kiềm chế từ phía Việt Nam không những giúp ngăn căng thẳng leo thang mà chính phương thức giải quyết hòa bình nhất quán này cũng mang đến nhiều cơ hội khác về mặt ngoại giao, quân sự và kinh tế.

Về ngoại giao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập đến khả năng cân nhắc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Đây là một điểm quan trọng vì bốn lý do. Thứ nhất, bằng cách khởi kiện, Việt Nam sẽ cho thế giới thấy thiện ý muốn giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa bình và con đường pháp lý. Thứ hai, Việt Nam sẽ đồng hành với Philippines. Mặc dù khó có khả năng sẽ tìm được nhiều sự đồng thuận hơn từ các thành viên khác của ASEAN, vốn có quan hệ kinh tế lệ thuộc vào Bắc Kinh, nhưng ít ra việc cùng Philippines tham gia khởi kiện cũng sẽ hình thành một liên minh mạnh mẽ giữa các quốc gia có cùng quyền lợi liên quan. Nếu các quốc gia có tranh chấp khác nhìn vào Việt Nam, Philippines và cũng tham gia khởi kiện Trung Quốc, vấn đề Biển Đông sẽ tất yếu được quốc tế hóa. Đây là điều Bắc Kinh không bao giờ muốn xảy ra. Thứ ba, mặc dù khó có khả năng Bắc Kinh chấp nhận bị ràng buộc bởi phán quyết trọng tài theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển nếu phán quyết này chống lại họ, song điều đó sẽ càng cô lập Bắc Kinh và đặt ra nghi ngờ về lời khẳng định “trỗi dậy hòa bình” và sự cam kết của họ đối với luật pháp và chuẩn mực quốc tế. Cuối cùng, những chứng cứ pháp lý của Trung Quốc tại Biển Đông vừa mập mờ, không thuyết phục, lại mang tính hai mặt. Ví dụ, Bắc Kinh phủ nhận lập luận của Việt Nam là giàn khoan Hải Dương 981 nằm trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam - một điều hết sức rõ ràng. Trong khi đó, cũng chính Trung Quốc lại dùng lập luận thềm lục địa đó ra trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật ở Hoa Đông. Thật mỉa mai và đạo đức giả. Với yêu sách đường 9 đoạn, Bắc Kinh không thể bảo vệ cái không thể nào bảo vệ được. Vì lẽ đó, Trung Quốc đang cố tình tạo ra những “chuyện đã rồi” ở Biển Đông để củng cố cái gọi là chủ quyền của mình.

Trong bối cảnh đó, việc theo đuổi phương thức ngoại giao hòa bình để giải quyết vấn đề sẽ mang đến cho Việt Nam rất nhiều hậu thuẫn từ các nước trên thế giới, như Mỹ và Nhật, vốn ngày càng quan ngại vì những hành động khiêu khích của Trung Quốc.

Những mối nguy từ Biển Đông đã buộc Việt Nam phải chọn con đường hiện đại hóa quân đội vì mục đích tự phòng vệ. Các cuộc diễn tập song phương và đa phương với các đối tác truyền thống như Ấn Độ đã diễn ra, cũng như tăng cường hợp tác quân sự với ASEAN và Mỹ. Quốc hội Việt Nam tuần này cân nhắc duyệt chi ngân sách 16.000 tỷ đồng hỗ trợ lực lượng cảnh sát biển bảo vệ chủ quyền Biển Đông; Nhật cũng cam kết sẽ cung cấp tàu tuần duyên cho Việt Nam vào năm 2015. Đây là những động thái hoàn toàn chính đáng vì ba lý do. Thứ nhất, Việt Nam hoàn toàn có quyền trang bị tàu lớn để tàu Trung Quốc không thể tiếp tục tự tung tự tác. Thứ hai, sự hiện diện của tàu dân sự sẽ giúp ngăn ngừa căng thẳng leo thang. Thứ ba, phương pháp phòng vệ chính đáng này sẽ xác tín phương thức ngoại giao hòa bình nhất quán Việt Nam đang theo đuổi.

Về kinh tế, căng thẳng xung quanh giàn khoan Hải Dương 981 và những hệ lụy của nó sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay. Đây là điều tất yếu. Tuy nhiên, đó cũng chính là cơ hội để Việt Nam tránh tác động về kinh tế của Trung Quốc. Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, nhưng Việt Nam vẫn còn phải chịu nhập siêu quá lớn từ Trung Quốc. Đã đến lúc Việt Nam đa dạng hóa các đối tác thương mại của mình.

Đây cũng là dịp để tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng, duy trì thế mạnh cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam. Việt Nam đang đứng trước cơ hội tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài, khi chi phí sản xuất ngày một gia tăng trong khu vực. Hơn thế nữa, các nhà đầu tư nước ngoài đang quay lưng lại với Thái Lan vì bất ổn chính trị tại đây. Việt Nam sẽ hưởng lợi rất nhiều nếu tiến hành cải cách kinh tế triệt để và nghiêm túc vào lúc này.

Với những quyết định kịp thời và đúng đắn, Việt Nam sẽ càng vươn lên mạnh mẽ từ chính thời điểm khó khăn này.

Nguyễn Chiến (tổng hợp)
0

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Nhạc Vàng | Zing Radio



Nhạc vàng là dòng Tân nhạc Việt Nam Việt Nam ra đời từ thập niên 1960 với lời ca trữ tình bình dân được viết trên những giai điệu nhẹ nhàng (boléro, rumba, ballade...). Người Việt trong nước có khi hiểu nhạc vàng là "nhạc sến", loại nhạc của Miền Nam với lời ca giản dị, câu nhạc dễ nghe, chất chứa nỗi niềm của một con người bình thường.
0

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

Video: Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông


Truyền thông Trung Quốc ngày 12/12/2012 đưa tin quân đội nước này vừa tập trận trên Biển Đông sau khi Bắc Kinh có nhiều động thái gây căng thẳng.
0

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Khiêu vũ với tử thần


14/12/2012- Khiêu vũ với tử thần là bộ phim tài liệu nước ngoài có sự tham gia của nhiều nhân chứng lịch sử của cả Việt Nam, Nga và Mỹ với những hình ảnh tư liệu quý về hành trình tìm kiếm một vũ khí chiến lược có thể chống chọi với B52 của Mỹ.
0

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Công nghiệp quốc phòng Việt Nam - Xây dựng và bảo vệ tổ quốc


12/12/2012- Sức mạnh của lực lượng vũ trang phụ thuộc vào năng lực chế tạo sản xuất vũ khí và trang thiết bị kỹ thuật của mỗi quốc gia.
2

Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ


12/12/2012- Trải qua 65 năm xây dựng và chiến đấu với những chiến thắng lẫy lừng, quân đội ta ngày càng trưởng thành, lớn mạnh và giờ đây đang trên đường xây dựng từng bước chính quy, hiện đại. Đảm bảo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hòa bình, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
1

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Truyền hình Hải quân tháng 12-2012


11/12/2012- Chuyên mục "Tổ quốc và người lính biển" phản ánh các họat động của một số đơn vị Hải quân. Thông tin từ đất liền đế n đảo xa. Tại Hải phòng, Đô đốc Hải quân Ấn Độ đã đến thăm và làm việc với Hải quân Nhân dân Việt Nam.
0

Giữ vững và làm chủ bầu trời


11/12/2012- Không quân Nhân dân Việt Nam là một bộ phận của Quân chủng Phòng không-Không quân, trực thuộc -Bộ Quốc phòng, chiến đấu với trang bị là máy bay chuyên dụng.

Vì bầu trời tổ quốc: Chiến đấu và trưởng thành

Không quân Nhân nhân Việt Nam có các binh chủng sau: Không quân tiêm kích, Không quân ném bom, Không quân trinh sát, Không quân vận tải...

Ngày 16 tháng 5 năm 1977: thành lập Quân chủng Không quân. Quân chủng Không quân gồm các binh chủng Không quân tiêm kích, Không quân tiêm kích-bom, Không quân vận tải, Không quân trinh sát,... và tồn tại đến năm 1999.

Từ ngày 3 tháng 3 năm 1999: trở lại là một thành phần (gồm một số binh chủng) trong Quân chủng Phòng không-Không quân.
0

TQ yêu cầu VN 'bảo vệ công dân'

11/12/2012- Trung Quốc vừa đưa ra yêu cầu phía Việt Nam đảm bảo an toàn cho người dân Trung Quốc và tôn trọng luật trên biển Đông trong cuộc họp báo ngày 10/12 tại Bắc Kinh.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi nói, "Trung Quốc có chủ quyền không tranh cãi đối với vùng đảo và vùng lãnh hải trên biển Đông. Không nên cổ động, khuyến khích bất kỳ hành động nào có thể làm gia tăng và phức tạp hóa tranh chấp."

Hai cuộc biểu tình ngày 9/12 ở Hà Nội và TP. HCM có sự tham gia của hàng trăm người, cho dù bị giải tán một cách nhanh chóng.

BBC
5

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Vì bầu trời tổ quốc: Chiến đấu và trưởng thành


03/12/2012- Không quân Nhân dân Việt Nam là một bộ phận của Quân chủng Phòng không-Không quân, trực thuộc -Bộ Quốc phòng, chiến đấu với trang bị là máy bay chuyên dụng.

Không quân Nhân nhân Việt Nam có các binh chủng sau: Không quân tiêm kích, Không quân ném bom, Không quân trinh sát, Không quân vận tải...

Ngày 16 tháng 5 năm 1977: thành lập Quân chủng Không quân. Quân chủng Không quân gồm các binh chủng Không quân tiêm kích, Không quân tiêm kích-bom, Không quân vận tải, Không quân trinh sát,... và tồn tại đến năm 1999.

Từ ngày 3 tháng 3 năm 1999: trở lại là một thành phần (gồm một số binh chủng) trong Quân chủng Phòng không-Không quân.
0

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

Sức mạnh quân sự Trung Quốc



04/12/2012-Trung Quốc bắt đầu khoe mẽ sức mạnh quân sự của mình ở châu Á - kết quả của việc tăng đầu tư vào quân sự trong suốt một thập niên.

Lãnh đạo mới lên của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, hiện đang nắm trong tay lực lượng chiến đấu lớn nhất thế giới, với khoảng 2.3 triệu lính, trong các ngành như không quân, hải quân và lực lượng vũ trang nhân dân.

Trung Quốc khoe tàu sân bay mới trong cuộc tập trận gần đây, đồng thời cũng cho mở chốt quân sự trên vùng đảo tranh chấp ở Biển Đông.

Với các cuộc tập trận ngày càng nhiều trên Thái Bình Dương, tham vọng quân sự của Trung Quốc cũng đang tìm cách cất cánh.

BBC
0

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Thiên tài quân sự: Đại tướng Lê Trọng Tấn

Lê Trọng Tấn (1914–1986) là một Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Viện trưởng Học viện Quân sự Cao cấp, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam.

Ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng: Huân chương Sao vàng (truy tặng năm 2007), Huân chương Hồ Chí Minh, 2 Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến thắng hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và nhiều huân, huy chương khác.
Tên ông được đặt cho một số tuyến đường phố tại Việt Nam.

Ông được nhiều người xem là thiên tài quân sự đứng thứ 2 sau Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Quân đội Nhân dân Việt Nam

0

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

TQ tố cáo VN mượn tay Mỹ gây sức ép với Bắc Kinh


Thụy Điển sẽ giúp Hiệp hội Hàng không Vũ trụ Việt Nam (VASA) trong việc chuyển giao công nghệ và phát triển máy bay tầm trung không người lái.

Tại Lễ ký kết hợp tác Việt Nam-Thụy Điển chế tạo máy bay không người lái (UAV) do VASA tổ chức hôm nay, giáo sư Nguyễn Đức Cương, chủ tịch VASA nhấn mạnh vai trò quan trọng của UAV trong các lĩnh vực quốc phòng-an ninh, tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ và quản lý rừng, trong đó UVA được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là nhiệm vụ giám sát từ xa.

Loại UAV tầm trung có khối lượng trên dưới 100 kg, điều khiển bằng vô tuyến kết hợp với bay tự động theo chương trình ngoài tầm nhìn bằng mắt thường, bán kính hoạt động trên dưới 100 km, thời gian hoạt động liên tục đến 10 giờ.

"Việt Nam và Thụy Điển sẽ hợp chế tạo máy bay không người lái tầm trung có tên gọi Magic Eye 1 (Mắt thần 1)", ông Cương nói. Mắt thần 1 có trọng lượng 40 kg, thời gian hoạt động lên tới 6 giờ, tốc độ bay tối đa 200 km/giờ, bán kính liên lạc vô tuyến từ 100 đến 200 km.

Theo kế hoạch, dự án hợp tác chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, Thụy Điển sẽ giúp Việt Nam toàn bộ kinh phí và thiết bị lắp ráp chế tạo hai UAV Mắt thần 1, bao gồm việc chuyển giao sở hữu trí tuệ, kiểu dáng thiết kế, cử chuyên gia tới Việt Nam, tư vấn các đơn vị hợp tác.

Ở giai đoạn 2, hai bên sẽ hợp tác phát triển khoa học điện tử hàng không. Giai đoạn cuối cùng, hai bên sẽ tiến tới sản xuất UAV theo đơn đặt hàng và xuất khẩu UAV từ Việt Nam.

Theo các chuyên gia, tiềm năng UAV tại Việt Nam rất lớn, nó có thể thực hiện nhiệm vụ như lập bản đồ, khảo sát, quy hoạch các tuyến giáo thông, tuần tra biên giới, tìm kiếm cứu nạn.

So với vệ tinh viễn thám, UAV có nhiều ưu điểm hơn như giá thành rẻ hơn nhiều, ảnh chụp có độ phân giải cao hơn hàng trăm lần do chụp ở cự ly gần, công nghệ của UAV được cập nhật kịp thời và dễ dàng.

* Thành thật xin lỗi Đài tiếng nói Hoa Kỳ vì Vibay blog không muốn can dự trong vấn đề chính trị - lĩnh mà Vibay không có am hiểu sâu sắc, chúng tôi xin lượt bỏ phần nói về blogger Đinh Đăng Định.

Theo VOA/ VnExpress
1

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại TP.HCM

20/11/2012- Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ tư do Học Viện Ngoại giao phối hợp cùng Hội Luật Gia Việt Nam tổ chức trong hai ngày 19 và 20 tháng 11 tại thành phố Hồ Chí Minh vừa kết thúc hôm nay 20/11


Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ tư do Học Viện Ngoại giao phối hợp cùng Hội Luật Gia Việt Nam tổ chức trong hai ngày 19 và 20 tháng 11 tại TPHCM.

Nghe:
0

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Trung Quốc vẫn khống chế được vấn đề Biển Đông tại Thượng đỉnh ASEAN (mp3)

20/11/2012- Tại hội nghị thượng đỉnh Phnom Penh, các nước ASEAN một lần nữa lại không thể tạo được thành một khối thống nhất trên hồ sơ tranh chấp Biển Đông. Với thế mạnh kinh tế , Trung Quốc đã chia rẽ và khống chế các nước thành viên hiệp hội không làm lớn chuyện Biển Đông vốn vẫn bị coi là một hồ sơ nhạy cảm trong quan hệ Asean với Trung Quốc.

Trong cuộc gặp song phương Cam Bốt-Trung Quốc, thủ tướng Hunsen đã bày tỏ mong muốn của ASEAN thúc đẩy nhanh tiến trình đàm phán về COC, nhưng dường như thủ tướng Ôn Gia Bảo không mặn mà với đề xuất này.


RFI
0

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

Xem phim “Thiên mệnh anh hùng” đại diện điện ảnh Việt tham dự LHP quốc tế Hà Nội

17/11/2012- Từ 8 bộ phim truyện nhựa đăng ký, Hội đồng tuyển chọn đã chọn ra 2 đại diện cho điện ảnh Việt dự tranh giải thưởng tại LHP Quốc tế Hà Nội 2012 là Thiên mệnh anh hùng (đạo diễn Victor Vũ) và Đam mê (đạo diễn Phi Tiến Sơn).

Thiên mệnh anh hùng, bộ phim võ thuật của đạo diễn Victor Vũ từng là một bộ phim ăn khách khi ra rạp. Phim lấy ý tưởng từ tiểu thuyết Bức huyết thư (nhà văn Bùi Anh Tấn). Câu chuyện phim lấy bối cảnh triều Hậu Lê, sau khi nhà Lê xử oan thảm án Lệ chi viên với 3 đời nhà quan đại thần Nguyễn Trãi. Giọt máu cuối cùng của dòng họ Nguyễn may mắn được cứu thoát. Nhiều năm sau, chàng trai ấy đã quyết tâm lên kinh thành với mong ước sẽ tìm ra sự thật, giải oan cho dòng họ mình.

Thiên mệnh anh hùng khi ra rạp từng được ngợi khen về kỹ xảo, góc máy đẹp mắt, võ thuật chuyên nghiệp, dàn dựng công phu… Song, Thiên mệnh anh hùng chưa có được một kịch bản, một câu chuyện phim giàu giá trị, chưa kể, phim còn có một số phân đoạn “giống ở đâu đó”.

Tuy nhiên, vượt lên 7 bộ phim còn lại, Thiên mệnh anh hùng đã trở thành đại diện điện ảnh Việt dự tranh giải thưởng tại LHP Quốc tế Hà Nội lần này. Có vẻ, những bộ phim có yếu tố lịch sử, giàu chất liệu truyền thống luôn được Hội đồng tuyển chọn “nhắm” đến. Năm 2010, khi LHP Quốc tế Hà Nội lần đầu được tổ chức, Long Thành cầm giả ca- một bộ phim lịch sử của đạo diễn Đào Bá Sơn đã được lựa chọn tham dự.

Cùng với Thiên mệnh anh hùng, bộ phim Đam mê- một bộ phim mới của đạo diễn Phi Tiến Sơn cũng được lựa chọn là đại diện thứ 2 của điện ảnh Việt. Đam mê là bộ phim tâm lý xã hội, xoay quanh cuộc đời, số phận của các thành viên trong một gia đình, với những đam mê, theo đuổi khác nhau. Tuy nhiên, trong buổi chiếu ra mắt báo giới chiều 1/11, Đam mê không được đánh giá cao.

Ngoài những cảnh quay đẹp mắt, Đam mê có một kịch bản rườm rà, nhiều tình tiết khiên cưỡng, câu chuyện thiếu logic, tuyến nhân vật khai thác còn nhạt. Đam mê giống như một bộ phim tuyên truyền về nạn tận diệt thú rừng hơn là một bộ phim điện ảnh. Có vẻ, cái thời Phi Tiến Sơn lừng lẫy, góc cạnh, sắc sảo với Lưới trời đã qua từ lâu.

LHP Quốc tế Hà Nội (HANIFF) 2012 do Bộ VH-TT-DL chỉ đạo Cục Điện ảnh VN tổ chức từ ngày 25-29/11 tới. LHP Quốc tế Hà Nội sẽ là dịp để điện ảnh Việt Nam giao lưu, học hỏi từ điện ảnh thế giới. Tham dự LHP Quốc tế Hà Nội lần này có điện ảnh Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha… Các nền điện ảnh lớn của châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, và cả những nền điện ảnh gây tiếng vang của Trung Đông như Iran cũng sẽ có mặt.


Nguồn: dantri.com.vn; youtube.com

* Trong phim có nhiều hình ảnh được cho là "lai Trung Quốc". Chẳng hạn, nhà 3 mái của việt nam xưa chỉ có 2 mái.
0

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn Quốc hội - 14/11/2012

14/11/2012- Nổi bật tại phiên chất vấn Thủ tướng là câu hỏi của Đại biểu Dương Trung Quốc về việc Thủ tướng có nên "làm gương" về việc từ chức "như ở các nước tiên tiến" thay vì xin lỗi như cách hành xử "quen thuộc" của quan chức Việt Nam thời gian vừa qua. Thực tế, ở Việt Nam từng có tiền lệ một Tổng bí thư từ chức khi để xảy ra cải cách ruộng đất - ông Quốc nêu ví dụ.

--> Xem trên Youtube

Server: hanoimoi.com.vn
2