Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013
Trong ảnh: Chiến đấu cơ Nga
Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013
Hình ảnh thủy phi cơ DHC-6 ở Cam Ranh
Chiếc thủy phi cơ đầu tiên của Không quân Hải quân Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Cam Ranh. (Ảnh: Infonet) Chuẩn đô đốc Lê Minh Thành, Phó Tư lệnh Hải quân; đại diện các cơ quan chức năng Quân chủng Hải quân và cán bộ, phi công, nhân viên Phi đội DHC-6 đã ra tận sân bay đón. Trong ảnh: Thủ tưởng Bộ Tư lệnh Hải quân tặng hoa cho kíp lái Việt Nam và chuyên gia Canada. (Ảnh: Infonet) Thủy phi cơ DHC-6 mang số hiệu VNT-777 VIP được trang bị cho lực lượng Không quân Hải quân nhân dân Việt Nam, có tốc độ bay tối đa trên 300km/h; tầm hoạt động xa nhất có thể lên tới 1.832km. (Trong ảnh: Phi đội và kíp bảo dưỡng, quản lý thủy phi cơ DHC-6. Ảnh Infonet) Thời gian bay lâu nhất là 8,76 giờ. Để làm được điều đó, DHC-6 được trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt PT6A-34 hoặc PT6A-35. Máy bay có thể cất và hạ cánh trên đường băng ngắn, ở cả những đường băng cỏ, đất, cát và trên mặt nước. (Ảnh Infonet) DHC-6 được trang bị cho lực lượng Không quân Hải quân nhân dân Việt Nam để thực hiện việc tuần tra, tuần thám, bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển, đảo Việt Nam; tham gia chở khách, cứu hộ, cứu nạn trên biển, sẵn sàng giúp đỡ các lực lượng đi biển khi gặp nạn. (Ảnh: Infonet) Máy bay có trọng lượng tối đa 5.670 kg, chở được 19 người. (Ảnh: Infonet) Buồng lái của Thủy phi cơ DHC-6. (Ảnh: Infonet) Việc tiếp nhận và đưa vào sử dụng chính thức thủy phi cơ DHC-6 nằm trong lộ trình xây dựng lực lượng Không quân Hải quân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình mới. Nhà sản xuất Viking đã nhận được hợp đồng từ Việt Nam sản xuất 6 máy bay DHC-6 vào tháng 5/2010. Ba trong số 6 chiếc này được thiết kế đặc biệt cho các nhiệm vụ tuần tra, giám sát trên biển và duyên hải, chuyên chở quân và hàng hóa, thực hiện các hoạt động tìm kiếm cứu nạn. (Nguồn Infonet) |