Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Headlines. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Headlines. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

Không quân Myanmar nhận máy bay K-8 mới từ Trung Quốc

Bộ Quốc phòng Myanmar đã ký với HAIC (Công ty công nghiệp hàng không Hồng Đô) hợp đồng mua 60 máy bay K-8. Hợp đồng với Mynamar chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 cung cấp 12 máy bay. Giai đoạn 2 chuyển giao công nghệ, thiết bị, dụng cụ cho khách hàng. Giai đoạn 3 sẽ chế tạo 48 máy bay trên lãnh thổ Myanmar theo hợp đồng sản xuất theo giấy phép.


Máy bay này được thiết kế cho nhiệm vụ huấn luyện phi công cũng như thực hiện các phi vụ tấn công hạng nhẹ.

K-8 có thể vũ trang một khẩu pháo 23mm, dưới cánh máy bay có 5 giá treo vũ khí có thể mang tổng tải trọng tối đa 1 tấn, bao gồm các loại rocket không có điều khiển, bom rơi tự do hoặc thùng nhiên liệu phụ. K-8 được trang bị hệ thống điện tử khá đơn giản bao gồm radar đo độ cao, hệ thống liên lạc radio và hệ thống định vị chiến thuật KTU-709.




Ban đầu, máy bay K-8 được trang bị 2 động cơ phản lực TFE731-2A-2A do Honeywell Aerospace của Mỹ sản xuất, tuy nhiên, Mỹ không cho phép xuất khẩu loại động cơ này qua một nước thứ 3, do đó, nhiều khả năng biến thể xuất khẩu cho Venezuela được trang bị động cơ WS-11 do Trung Quốc sản xuất.

Tuy mới được biên chế hoạt động chưa đầy 3 năm nhưng đã có 3 chiếc K-8 của Không quân Venezuela bị rơi do các sự cố kỹ thuật. Phần lớn các sự cố kỹ thuật dẫn đến rơi máy bay đều do trục trặc của động cơ. Những tai nạn trên cho thấy chất lượng động cơ WS-11 do Trung Quốc sản xuất thực sự có vấn đề.

Tuy nhiên, chi phí thấp cùng dịch vụ hậu mãi khá chu đáo nên mặc dù chất lượng không cao nhưng K-8 vẫn nhận được sự quan tâm của các lực lượng không quân không có nhiều kinh phí để mua các máy bay huấn luyện hiện đại của Nga hay phương Tây.


Theo Adian Defense News, An Ninh Thủ Đô, Soha News
0

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Đài Loan khoe tiêm kích tự sản xuất nhân dịp năm mới

Nhân dịp năm mới (âm lịch) báo chí Đài Loan đăng ảnh chiến đấu cơ được nâng cấp hoàn toàn do nước này tự sản xuất theo sau chính sách hiện đại hóa quân sự vì quan hệ với Trung Quốc ngày càng lạnh đi.


Máy bay AIDC F-CK-1 Ching-kuo là một máy bay tiêm kích hạng nhẹ của Không quân Trung Hoa Dân Quốc, nó mang tên của Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc là Tưởng Kinh Quốc. Nó bắt đầu hoạt động chính thức vào năm 1994, đã có 131 chiếc máy bay được sản xuất tính đến năm 1999.


Mặc dù tên gọi và thông thường được biết đến là Indigenous Defence Fighter (IDF - Máy bay tiêm kích Phòng thủ Nội địa), dự án là một nỗ lực chung giữa các công ty quốc phòng của Đài Loan và Hoa Kỳ, công đoạn lắp ráp cuối cùng được thực hiện bởi Aerospace Industrial Development Corporation (AIDC) (có cơ sở tại Đài Trung, Đài Loan). Chương trình IDF được bắt đầu khi việc thu mua những máy bay F-20 Tigershark của Hoa Kỳ gặp những vấn đề về chính trị.


IDF được thiết kế để đối phó với các loại máy bay tiêm kích của Không quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc như J-8, J-7, và loại đời mới như J-12, với dự định IDF có hiệu suất ngang với F-16 và Mirage 2000. Nhóm phát triển lực đẩy đã gặp phải những khó khăn lớn trong việc cố gắng phát triển hay tiếp nhận những động cơ phản lực tiên tiến thích hợp.


Có những nghiên cứu về việc sử dụng động cơ yếu vì những lý do chính trị hơn là kỹ thuật, tức là Hoa Kỳ không muốn thấy Đài Loan khiêu khích Trung Quốc và như vậy dẫn đến IDF có một "tầm bay không lớn hơn so với F-5E" và "khả năng cường kích không lớn hơn so với F-16". Bất chấp nhiều lý do, nhiều người cho rằng F-CK-1 sẽ có động cơ yếu, có nghĩa là hiệu suất của nó không cùng mức như các máy bay tiêm kích khác của ROCAF (như Block 20 F-16).


--> Xem thêm
0

Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

"NATO Châu Á" trong tập trận Cope North 2015

Một loạt chiến đấu cơ của Mỹ và các đồng minh thân thiết Nhật, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Philippines đã gầm rú trên bầu trời Tây Thái Bình Dương xung quanh vùng lãnh thổ Guam của Mỹ trong phần diễn tập chiến đấu trong khuôn khổ cuộc tập trận định kỳ hàng năm nhằm đối phó với Trung Quốc và các mối đe dọa tiềm năng khác.



Cuộc tập trận Cope North được tổ chức nhằm mục đích huấn luyện cho các lực lượng không quân Mỹ và đồng minh có thể chiến đấu bên cạnh nhau trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng quân sự. Cuộc tập trận này cũng được cho là lời nhắc nhở rõ ràng với Bắc Kinh rằng, liên minh của Mỹ trong khu vực Châu Á rất mạnh và vững chắc. Theo kế hoạch, cuộc tập trận Cope North sẽ sớm có thêm sự tham gia của nhiều nước trong khu vực.







0

Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015

Nhìn lại cuộc đời Ông Nguyễn Bá Thanh

Những công trình độc đáo ghi dấu Nguyễn Bá Thanh (VnExpress)

Ba cây cầu lớn, kiến trúc đặc sắc vừa xóa khoảng cách giao thương, vừa là điểm du lịch, bệnh viện Ung thư điều trị miễn phí cho người nghèo... là những công trình ông Nguyễn Bá Thanh tự tay lo thiết kế, huy động kinh phí.


Vì sao Ông Nguyễn Bá Thanh được lòng dân ? (BBC)

Qua những việc ông làm – như đi ‘đòi đất cho dân từ quan tham’ – hay những gì ông nói – như ‘Bớt xén của người bất hạnh là không thể tha thứ được’ – có thể thấy ông Thanh là một lãnh đạo rất quan tâm đến dân, lo cho dân, đặc biệt là những người dân nghèo, yếu thế.

Hàng nghìn người viếng ông Bá Thanh

Từ phụ nữ, trẻ em, cựu binh đến các lãnh đạo của Đảng, Nhà nước... đều bật khóc khi nhìn ông Nguyễn Bá Thanh lần cuối. Dòng người viếng kéo dài từ cổng nhà ra đến đường lớn.

Trung tâm nghiên cứu chiến lược Mỹ viết về ông Nguyễn Bá Thanh (VOA)

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) mới đăng một bài viết gọi ông Nguyễn Bá Thanh là một chính trị gia Việt Nam "nổi bật" và "hết sức được lòng dân".

Dấu ấn của ông Nguyễn Bá Thanh với bóng đá Đà Nẵng

Ông Nguyễn Bá Thanh làm được rất nhiều việc cho Đà Nẵng, biến nơi đây trở thành thành phố đáng sống. Với bóng đá Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh cũng ghi dấu ấn lớn.

Người Đà Nẵng làm đĩa nhạc về ông Nguyễn Bá Thanh (Tuổi Trẻ)

Chiều 15-2, hơn 12.000 đĩa nhạc viết về ông Nguyễn Bá Thanh đã được Câu lạc bộ Sáng tác trẻ Đà Nẵng đem đến đám tang ông Nguyễn Bá Thanh tặng cho người dân cùng nghe và chia sẻ.

Nguyễn Bá Thanh (18 tháng 4 năm 1953 – 13 tháng 2 năm 2015) là một chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Việt Nam. Ông cũng từng là phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng - cơ quan trực thuộc Bộ chính trị.

Ông Nguyễn Bá Thanh sinh ngày 8 tháng 4 năm 1953, quê ở xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng, theo Cộng sản từ năm 1964. Xem tiếp
0

Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

Những vũ khí mới Việt Nam sẽ nhận trong năm 2015

Những ngày qua, báo chí Việt Nam loan tin cho hay, những vũ khí Việt Nam sẽ nhận trong 2015 bao gồm: Tàu ngầm lớp Kilo, hệ thống phòng không tầm xa S-300PMU2 Favorite, hệ thống phòng không tầm trung 9K37M2E Buk-M2E, hệ thống tên lửa - pháo phòng không 96K9 Pantsir-S1, tên lửa hành trình không đối đất Kh-59ME, máy bay huấn luyện Yak-130, tàu tên lửa Molniya, máy bay Su-30MK2,...

1. Tàu ngầm lớp Kilo:


Tàu ngầm lớp Kilo HQ-183 Hải Phòng

Theo Interfax-AVN, hôm 28/12/2014 nhà máy đóng tàu Admiralty Saint-Peterburg đã hạ thủy chiếc tàu ngầm thứ 5 mang tên Khánh Hòa trong loạt 6 chiếc đóng cho Việt Nam. Trước đó, vào cuối tháng 4/2014, hãng thông tấn Interfax cũng dẫn nguồn tin từ tổ hợp công nghiệp quân sự của Liên bang Nga cho biết ngày 28/5/2014 nhà máy đóng tàu Admiralty sẽ khởi đóng chiếc tàu thứ 6 cho Việt Nam.

Trong khi đó, chiếc tàu ngầm thứ 4 đóng cho Việt Nam cũng đã bắt đầu chạy thử nghiệm trên biển từ cuối năm 2014. Như kinh nghiệm của 3 tàu ngầm đã nhận, thời gian thử nghiệm trên biển mất khoảng một năm. Như vậy, tàu ngầm thứ 4 có thể sẽ về Việt Nam vào dịp cuối năm 2015.

2. Tàu tên lửa cao tốc Molniya

Hồi tháng 6/2014, nhà máy đóng tàu Ba Son cũng đã hạ thủy cặp tàu tên lửa thứ 2 trong dự án đóng 6 chiếc tàu thuộc loại Molniya do Nga chuyển giao công nghệ. Trước đó, vào năm 2013, nhà máy này đã hạ thủy cặp tàu đầu tiên. Cặp tàu này, cũng vào tháng 6/2014 đã được Bộ Tư lệnh Hải quân tiếp nhận và sau đó một thời gian thì được biên chế vào Lữ đoàn 167 của Hải quân. Hai tàu đầu tiên mang phiên hiệu HQ-377 và HQ-378.


Cặp tàu đầu tiên sau khi hạ thủy cũng mất khoảng 1 năm để chạy thử nghiệm trước khi được nghiệm thu và bàn giao. Như vậy, nếu theo tiến độ của hai chiếc của cặp tàu đầu tiên thì khoảng giữa năm 2015, Hải quân Việt Nam sẽ nhận cặp tàu tên lửa số 3.

3. Máy bay SU-30NK2

Vào cuối tháng 11/2013, Nga cũng đã bàn giao cho Việt Nam 2 chiếc máy bay chiến đấu Su-30MK2. Theo tạp chí Phân tích buôn bán vũ khí toàn cầu (TSAMTO) của Nga, 2 chiếc máy bay này thuộc hợp đồng mua 12 chiếc mà Việt Nam ký với Nga từ tháng 8/2013. Tạp chí cũng cho biết trong tháng 12/2014 Nga sẽ bàn giao thêm 2 chiếc Su-20MK2 cho Việt Nam còn 8 chiếc khác sẽ được bàn giao trong năm 2015 để hoàn thành hợp đồng.


Nếu năm 2015 phía Nga hoàn thành hợp đồng nói trên thì Việt Nam sẽ có tổng số 36 chiếc máy bay Su-30MK2. Đây là loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất trong các máy bay của Không quân Việt Nam hiện nay. Nó vừa có khả năng tấn công mặt đất vừa có thể tác chiến trên biển. Số lượng vũ khí của Su-30MK2 mang được lên đến 8 tấn vừa bom, vừa tên lửa.

4. Hệ thống phòng không tầm xa S-300PMU2 Favorite

Trong năm 2012, Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga về việc mua 4 hệ thống phòng không tầm xa S-300PMU2 cùng 150 đạn tên lửa 48N6E2, trị giá của hợp đồng được SIPRI ước tính vào khoảng 480 triệu USD.


S-300PMU2 Favorite (NATO: SA-20B) được giới thiệu lần đầu năm 1997, đây là phiên bản cải tiến của S-300PMU1 với tầm hoạt động mở rộng lên 195 km nhờ được trang bị tên lửa 48N6E2 thế hệ mới. S-300PMU2 có khả năng chống lại không chỉ các tên lửa đạn đạo tầm ngắn mà còn cả tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm trung.

S-300PMU2 sử dụng hệ thống chỉ huy và điều khiển 83M6E2 gồm phương tiện chỉ huy 54K6E2 và radar điều khiển hỏa lực 64N6E2 đi kèm radar tìm kiếm mục tiêu 30N6E2, có thể tùy chọn sử dụng radar giám sát mọi độ cao 96L6E và radar bắt thấp 76N6 cùng xe mang phóng tự hành 5P85SE2 hoặc bệ phóng kéo 5P85TE2 như S-300PMU1.

5. Hệ thống phòng không tầm trung 9K37M2E Buk-M2E

Hợp đồng mua 6 hệ thống phòng không tầm trung di động Buk-M2E cùng 200 tên lửa 9M317 được Việt Nam ký với Nga vào năm 2012, giá trị hợp đồng ước tính 400 triệu USD. Phiên bản Buk-M2E của Việt Nam sẽ được đặt trên khung gầm xe bánh hơi chứ không phải bánh xích như của Nga.

Buk là một dòng các hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung tự hành được phát triển bởi Liên Xô và Nga. Hệ thống này được thiết kế để tiêu diệt tên lửa hành trình, bom có điều khiển và máy bay, Buk chính là sự kế thừa của 2K12 Kub (SA-6 Gainful). Phiên bản đầu tiên của Buk được chấp nhận trang bị trong quân đội Liên Xô và Nga với mã định danh GRAU là 9K37 (Mỹ và NATO gọi là SA-11 Gadfly). Kể từ khi được đưa vào trang bị, hệ thống Buk đã được cải tiến nâng cấp liên tục với phiên bản mới nhất mang tên 9K37M2 Buk-M2 (SA-17).


Một tiểu đoàn Buk tiêu chuẩn bao gồm 1 xe chỉ huy; 1 trạm trinh sát/bắt bám và điều khiển đặt trên xe ; 6 xe phóng, mỗi xe mang 4 tên lửa sẵn sàng phóng và 4 tên lửa dự trữ đi kèm 3 xe tiếp đạn. Một khẩu đội Buk gồm 2 xe mang phóng kèm radar và xe chấp hành phóng. Khẩu đội chỉ cần 5 phút để triển khai chiến đấu và rút khỏi trận địa sau khi phóng. Thời gian phản ứng của khẩu đội từ khi theo dõi mục tiêu tới khi phóng tên lửa là khoảng 22 giây. Tên lửa 9M317 có trọng lượng 720 kg, tầm bắn tối đa 50 km tốc độ Mach 4 và mang theo đầu đạn nặng 70 kg.

6. Hệ thống tên lửa - pháo phòng không 96K9 Pantsir-S1

Sau nhiều thông tin cho rằng Pantsir-S1 đã có mặt tại Việt Nam thì trong bản báo cáo trên SIPRI cho biết phải đến 2015 Việt Nam mới có thể nhận được hệ thống đầu tiên trong tổng số 12 hệ thống đã đặt mua.

Pantsir-S1 (NATO: SA-22 Greyhound) là một tổ hợp tên lửa - pháo phòng không được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bay tầm ngắn và tầm trung. Module chiến đấu của hệ thống có thể được đặt trên khung gầm xe bánh xích, bánh lốp hoặc đặt trên các bệ, trụ cố định. Đây là một bước phát triển hơn nữa của tổ hợp 9M311 Tunguska (SA-19).


Hệ thống Pantsir-S1 gồm 2 pháo phòng không tự động 2 nòng 2A38M cỡ 30mm và 12 tên lửa đất đối không cùng với radar hoặc thiết bị quang học theo dõi mục tiêu và đài chỉ huy vô tuyến. Hiện tại đây được xem là tổ hợp pháo phòng không kết hợp với tên lửa bán chạy nhất thế giới và không có đối thủ trên thị trường vũ khí.

Một điểm cần chú ý là Pantsir-S1 của Việt Nam sẽ không sử dụng tên lửa 57E6 tiêu chuẩn mà lại dùng 9M311 Sosna-R như trên hệ thống phòng không Palma của 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9. Tên lửa 9M311 Sosna-R có đặc tính chiến đấu kém hơn 57E6 khá nhiều, đặc biệt là tầm bắn chỉ có 8 km so với 20 km của 57E6. Giá trị 12 tổ hợp Pantsir-S1 và 300 tên lửa 9M311 được SIPRI ước tính khoảng 300 triệu USD.

7. Tên lửa hành trình không đối đất Kh-59ME


Kh-59 Ovod (AS-13 Kingbolt) là một loại tên lửa hành trình dẫn đường bằng TV với hệ thống đẩy nhiên liệu rắn hai tầng có tầm phóng 115 km. Kh-59M Ovod-M (AS-18 Kazoo) là biến thể với một đầu đạn cỡ lớn và động cơ turbin phản lực. Mục tiêu ban đầu khi thiết kế tên lửa Kh-59 là để tấn công các mục tiêu trên đất liền nhưng sau đó biến thể Kh-59MK chống hạm cũng được phát triển.

Tên lửa Kh-59ME có chiều dài 5,7m; sải cánh 1,3m; đường kính thân 0,38m; trọng lượng 930 kg; đầu đạn 320 kg; tốc độ Mach 0,72 - 0,88; tầm bắn 200 km (115 km với bản xuất khẩu). Việt Nam đã có hợp đồng đặt mua 80 tên lửa Kh-59ME (AS-18 Kazoo) để trang bị cho các máy bay chiến đấu Su-30MK2, việc chuyển giao thực hiện trong 2 năm 2015 - 2016, giá trị hợp đồng không được tiết lộ.

8. Máy bay huấn luyện Yak-130


Yakovlev Yak-130 là loại máy bay huấn luyện được OKB Yakovlev của Nga và hãng Aermacchi (Italy) hợp tác thiết kế chế tạo. Sau khi không thống nhất được với nhau về các mặt phát triển của máy bay, 2 công ty đã dựa trên thiết kế ban đầu để phát triển 2 mẫu máy bay khác nhau. Phiên bản của Aermacchi là M-346 còn của Yakovlev là Yak-130.

Yak-130 được trang bị các hệ thống điện tử hàng không tiên tiến và khả năng thao diễn tốt, có thể mô phỏng chiến thuật của các máy bay chiến đấu khác nhau. Yak-130 có 1 giá treo ở giữa thân và 8 giá treo khác trên cánh để mang vũ khí, tổng trọng tải vũ khí mà máy bay có thể mang là 3.000 kg.

Hiện nay chưa có thông tin về việc hợp đồng mua Yak-130 đã được ký, tuy nhiên SIPRI vẫn cho rằng Việt Nam sẽ nhận chiếc đầu tiên trong tổng số 6 chiếc vào năm 2015, điều này cũng có cơ sở vì mới đây Irkut cho biết đã chế tạo sẵn khung thân, chỉ chờ hợp đồng chính thức ký là có thể lắp thiết bị để chuyển giao ngay cho phía Việt Nam.

Theo Sohanews, Người Đưa Tin, VTC News, Xa Hoi
0

Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

Ảnh, video: Tiêm kích Saeqeh 2 Iran tự chế tạo

Iran chính thức công bố biến thể tiêm kích Saeqeh 2 do nước này tự nghiên cứu phát triển vào ngày hôm qua 9/2.


Theo các nguồn tin Iran công bố thì tiêm kích Saeqeh đạt tốc độ bay 1.700km/h, tầm bay đạt 3.000km, trang bị 2 pháo 20mm và khả năng mang 7 tấn vũ khí.


Theo hãng thông tấn Tasnim, chiếc máy bay tiêm kích Saeqeh 2 đã chính thức bàn giao cho Không quân Cộng hòa Hồi giáo trong một buổi lễ trang trọng có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Amir Hatami, tư lệnh Không quân Iran Alireza Barkhor.


Dù Iran không thừa nhận nhưng theo các chuyên gia quân sự thì Saeqeh chẳng qua là bản sao chép tiêm kích hạng nhẹ F-5 của Mỹ, được thay đổi một chút ở phần cánh đuôi đứng (2 cánh đuôi thay vì một).


Biến thể mới Saeqeh 2 theo tướng Hatami là nâng cao đáng kể khả năng chiến đấu bằng việc cho phép sử dụng các loại vũ khí tiên tiến.


Điểm dễ nhận thấy trên tiêm kích Saeqeh 2 là việc trang bị buồng lái 2 chỗ ngồi phù hợp cho huấn luyện phi công bên cạnh nhiệm vụ chi viện hỏa lực tầm gần.

Không loại trừ khả năng, Saeqeh 2 có lẽ là bản sao chép tiêm kích F-5F 2 chỗ ngồi mà Mỹ thiết kế, chế tạo, hiện có phục vụ trong Không quân Iran.

Theo các nguồn tin Iran công bố thì tiêm kích Saeqeh đạt tốc độ bay 1.700km/h, tầm bay đạt 3.000km, trang bị 2 pháo 20mm và khả năng mang 7 tấn vũ khí.

Tiền Phong, Press TV
0

Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

Chuẩn bị cho xung đột quân sự ở Biển Đông

Ngày 2/2, tờ Washington Free Beacon dẫn nhận định của ông James E. Fanell, nguyên Giám đốc tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương (từ năm 2011 và được đánh giá là một trong những quan chức tình báo cao cấp nhất của Mỹ) khi cảnh báo về sự chuẩn bị cho một cuộc xung đột quân sự của Trung Quốc ở châu Á.


Nhận định này được ông James E. Fanell đưa ra hôm 31/1 (tại lễ nghỉ hưu của mình ở Trân Châu Cảng) cùng với khuyến cáo: Cần đưa ra những đánh giá trung thực về mối nguy hiểm gây ra bởi sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc. Trong 2 năm 2013 và 2014, ông James E. Fanell từng thẳng thừng chỉ trích các mối đe dọa của Trung Quốc nên bị một số người dèm pha. Ông James E. Fanell cũng đề cập tới "chuỗi đảo thứ nhất" khi cho rằng, Hải quân Trung Quốc đang từng bước đạt được mục tiêu chiến lược đề ra.

Thích hăm dọa

Ngày 3/2, tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn lại thông tin trên tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (về bài Thách thức Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông là sách lược nguy hiểm) với giọng điệu xuyên tạc khi cho rằng, chính phủ một số nước như Philippines, Mỹ… đã có hành vi lấn biển, xây đảo bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, vi phạm Tuyên bố về hành vi ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đơn phương thăm dò dầu khí ở vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam (theo UNCLOS). Một lần nữa, Thời báo Hoàn Cầu lại phát huy “truyền thống vu vạ”, đổ lỗi cho các nước hữu quan đang bị Trung Quốc hăm doạ tại Biển Đông.


Ông James E. Fanell

Ngày 1/2, tờ Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, Nhật Bản hỗ trợ Philippines leo thang khiêu khích ở Biển Đông, mưu toan liên kết hành động ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Và việc này diễn ra khi Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin thăm Nhật Bản (từ 29 đến 31/1). Trước đó, Philippines và Mỹ đã tổ chức vòng đối thoại chiến lược lần thứ 5 và Bắc Kinh coi đây là động thái "kết bè kéo cánh" nhằm đối phó với Trung Quốc. Thời báo Hoàn Cầu còn xuyên tạc rằng: Philippines đã xâm chiếm đảo đá ngầm của Trung Quốc ở Biển Đông và trong các hành động của Philippines, Mỹ và Nhật Bản đóng vai trò đồng lõa.

Giới chuyên môn từng nhiều lần khuyến cáo về thủ đoạn của Trung Quốc trong việc sử dụng giới truyền thông như một vũ khí đắc lực nhằm giành được sự công nhận trên thực tế đối với các hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế mà Bắc Kinh đã và đang tiến hành tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Theo giới truyền thông, bất chấp sức ép của Bắc Kinh, ngày 28/1, các ngoại trưởng ASEAN khi nhóm họp tại thành phố Kota Kinabalu trên đảo Borneo của Malaysia đã bày tỏ quan ngại trước việc Trung Quốc đảo hóa các bãi đá ngầm nhằm phục vụ mưu đồ độc bá Biển Đông.

Ngày 2/2, Tổng thống Barack Obama khẳng định, Washington ủng hộ sự phát triển của Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh không nên cậy thế bắt nạt các nước nhỏ trong tranh chấp chủ quyền; đồng thời cố gắng giải quyết vấn đề này một cách hòa bình, theo luật pháp quốc tế. Ông chủ Nhà Trắng cũng tìm cách trấn an Bắc Kinh khi cho rằng, Trung Quốc không nhất thiết bị đe dọa vì Mỹ quan hệ tốt với Ấn Độ. Tổng thống Barack Obama đưa ra tuyên bố kể trên sau khi Đài Phát thanh Quốc gia Trung Quốc bình luận (sau chuyến thăm New Delhi 3 ngày của ông chủ Nhà Trắng): Mỹ muốn dùng Ấn Độ để kiềm chế Trung Quốc, nhưng New Delhi không đồng ý với chiến lược này.

Cũng trong ngày 2/2, tại Bắc Kinh, Trung - Mỹ đã tiến hành hội nghị tham vấn lần thứ 7 về kiểm soát vũ khí đa phương và an ninh chiến lược, do Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Bảo Đông và Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Rose Gottemoeller đồng chủ trì. 2 bên nhất trí tăng cường đối thoại, hợp tác và lòng tin chiến lược trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng thắng.

Tạo lợi thế

Tân Hoa xã vừa dẫn thông tư do Bộ Tổng Tham mưu quân đội Trung Quốc công bố hôm 2/2, theo đó Bắc Kinh đã lên kế hoạch cho các cuộc tập trận (trên khắp các khu vực, theo các kịch bản tác chiến, tình huống) diễn ra trong năm 2015. Theo nhận định của chuyên gia quân sự Trung Quốc Tào Vệ Đông, trong tương lai Bắc Kinh cần sở hữu 4 tàu sân bay với lượng giãn nước 60.000-80.000 tấn là thích hợp, không cần loại tàu 100.000 tấn hoặc lớn hơn như của Mỹ. Bởi các nước sử dụng tàu sân bay thường tuân thủ chế độ “3-3": 1 chiếc làm nhiệm vụ, 1 chiếc huấn luyện và 1 chiếc sửa chữa, trong khi Trung Quốc mới có 1 chiếc Liêu Ninh. Tào Vệ Đông cho rằng, nếu có 4 tàu sân bay (2 chiếc ở Biển Đông, 2 chiếc ở hướng Bắc), Bắc Kinh mới có thể đảm trách được yêu cầu của tình hình hiện nay.

Trong khi đó, tờ South China Morning Post dẫn lời giới chức thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc cho biết, Tập đoàn cáp Thượng Thượng Giang Tô đã giành được hợp đồng cung cấp cáp cho chiếc tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc. Và đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy, Bắc Kinh đang tăng cường sức mạnh hải quân.


Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Hải quân Mỹ

Ngày 31/1, tờ South China Morning Post bình luận, Trung Quốc sẽ thông qua cuộc duyệt binh quy mô lớn được tổ chức tại Bắc Kinh nhân kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II nhằm “khoe cơ bắp”, nhắc nhở người Trung Quốc "không được quên quá khứ", đồng thời tạo cho Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch quân ủy Trung ương Tập Cận Bình cơ hội khẳng định vai trò lãnh đạo của mình.

Cũng trong ngày 31/1, tờ Đa Chiều bình luận về 5 cơ cấu quyền lực nhất báo cáo Bộ Chính trị và chế độ Chủ tịch Quân ủy phụ trách (mọi mặt công tác) cùng cụm từ "lãnh đạo tập trung thống nhất" bởi thời gian qua vấn đề này được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần. Và đây đều là những quan điểm “trị quốc” của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch quân ủy Trung ương Tập Cận Bình.

Nhiều chuyên gia cảnh báo, Trung Quốc đang thực hiện chiến thuật gặm nhấm từng bước, dẫn đến “cái chết với nhiều lát cắt”. Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Mike Rogers từng chỉ trích “những hành động gây hấn và trơ tráo của Trung Quốc” khi Bắc Kinh thực hiện chiến thuật gặm nhấm từng bước nhằm thay đổi hiện trạng trong khu vực - từ bãi này sang bãi khác, từ đảo này sang đảo khác. Tuy nhiên, ông Mike Rogers lại lưu ý Mỹ cần tránh xung đột trực tiếp với Trung Quốc cho dù Washington hiểu rõ mục tiêu chiến lược của Bắc Kinh là độc chiếm Biển Đông.

Đột phá “chuỗi đảo thứ nhất”

Giới quân sự cho rằng, Trung Quốc âm mưu lập chuỗi phòng thủ bán nguyệt trên Thái Bình Dương khi tích cực bồi đắp và quân sự hóa các đảo tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Ngoài việc tăng cường bồi đắp tại bãi Chữ Thập tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, Bắc Kinh còn đẩy nhanh tốc độ nạo vét, xây dựng đê chắn sóng và doanh trại ở các bãi đá Gạc Ma, Châu Viên, Gaven, Ken Nan nhằm dấn thêm một bước trong việc “thít chặt gọng” kìm khống chế tại Biển Đông.

Giới chuyên môn coi động thái xây dựng tại bãi Chữ Thập của Trung Quốc là nhằm ép các nước hữu quan từ bỏ tuyên bố chủ quyền và lãnh thổ của mình ở Biển Đông và đối phó với vụ kiện của Philippines về “đường lưỡi bò”.


Máy bay tuần tra săn ngầm P-1 của Nhật Bản

Theo bà Bonnie Glaser, nghiên cứu viên cao cấp thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), đây còn được coi là các bước chuẩn bị để Bắc Kinh thiết lập Vùng nhận dạng phong không (ADIZ) trên Biển Đông. Tờ Financial Times cũng từng dẫn nhận định của ông Trần Công, nghiên cứu viên hàng đầu của Công ty Tư vấn Anbound - quá trình quân sự hóa các đảo tại Biển Đông không phải là ngẫu nhiên, mà ẩn chứa một chiến lược hoàn chỉnh.

Ông Rory Medcalf, chuyên gia về an ninh châu Á thuộc Viện Nghiên cứu Lowy từng cho rằng, Bắc Kinh đang muốn đột phá "chuỗi đảo thứ nhất", phân cách Biển Đông, biển Hoa Đông và Hoàng Hải với Thái Bình Dương nhằm phá thế bị Mỹ và các nước đồng minh bao vây.

Tạp chí Quốc phòng Japan Military Review cũng có nhận định tương tự khi dẫn lời Saburo Tanaka, chuyên gia quân sự Nhật cho rằng, hoạt động bồi đắp của Trung Quốc tại 6 đảo trên Biển Đông sẽ tạo nên "chuỗi đảo thứ nhất" để có thể kiềm tỏa các căn cứ quân sự của Mỹ ở Australia. Đương nhiên, những động thái kể trên của Trung Quốc sẽ tác động không nhỏ tới cục diện địa - chính trị tại Châu Á - Thái Bình Dương.

Theo tờ IHS Jane’s, việc đảo hóa tại bãi đá Chữ Thập là dự án thứ 4 ở Trường Sa của Trung Quốc trong 12-18 tháng qua, nhưng đây là dự án có quy mô lớn nhất. Giới quân sự nhận định, việc cải tạo, xây dựng đảo của Trung Quốc trên Biển Đông là nhằm mục đích quân sự, đặc biệt là việc xây dựng một đường băng, để làm nền tảng thiết lập ADIZ trên Biển Đông.

Nhiều chuyên gia cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc thực hiện khá thuận lợi việc đắp đất tôn nền, biến đá thành đảo tại Gạc ma, Ga Ven, Chữ Thập, Tư Nghĩa, Su Bi và Châu Viên (nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam) là tận dụng triệt để kẽ hở của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).



Giáo sư Carl Thayer từng cho rằng, Trung Quốc đã điều chỉnh chiến thuật và đang âm thầm tăng cường sự hiện diện tại Biển Đông thông qua các hoạt động tạo đảo nhân tạo, tăng số lượng tàu đánh cá, tàu tuần duyên cỡ lớn, cùng số lần tập trận quân sự tại khu vực này.

Ông Carl Thayer cũng nhận định, khó có khả năng ASEAN và Trung Quốc đạt được thỏa thuận về Bộ Quy tắc Ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) trong năm 2015. Và Mỹ sẽ tiếp tục đứng trung lập đối với các tranh chấp chủ quyền bởi Washington chỉ quan tâm tới tự do hàng hải ở Biển Đông và không muốn đẩy Trung Quốc đi quá xa.


PetroTimes
0

Triều Tiên bắn thử thành công tên lửa chống hạm “siêu chính xác”

Hôm nay (7/02), CHDCND Triều Tiên đã bắn thử thành công 1 quả tên lửa chống hạm “thông minh” có độ chính xác cực cao.
Đây được cho là bằng chứng mới nhất về sự phát triển trong công nghệ tên lửa của Bình Nhưỡng. Loại tên lửa này có khả năng định vị chính xác và phá hủy chiến hạm của đối phuơng.

Hãng thông tấn của Triều Tiên tuyên bố, loại tên lửa chống hạm hiện đại này sẽ được trang bị cho toàn bộ lực lượng Hải quân trong thời gian tới. Nhiều chuyên gia an ninh quốc phòng của Hàn Quốc và Mỹ tin rằng, với những bước tiến nhanh trong công nghệ sản xuất tên lửa, Triều Tiên sẽ có thể trở thành mối đe dọa với các nước này.
0

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Tiền đồn Trung Quốc ở Trường sa


Ảnh chụp từ trên không còn cho thấy các căn cứ đã được hiện đại hóa và quân sự hóa nhiều hơn trong vòng 4 năm qua, theo NHK.

Các bức ảnh chụp bãi đá Chữ Thập thì cho thấy một sân bay dành cho máy bay trực thăng và một thứ trông giống như nhà kính trồng cây trong nhà và các ụ súng.

Còn trên bãi đá Su Bi, quân đội Philippines phát hiện một vật thể hình cầu màu trắng, được cho là một trạm radar lớn.

Các quan chức quân đội Philippines cho biết họ đã thấy việc tăng cường cho các căn cứ hiện hữu hoặc xây thêm căn cứ mới diễn ra ở ít nhất 7 điểm khác nhau tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Sân bay trực thăng tại một căn cứ Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam


Ngoài ra, tại bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, Bắc Kinh cũng đang tiến hành san lấp, mở rộng và triển khai các công trình xây dựng quy mô lớn, theo ảnh chụp từ trên không của quân đội Philippines.

Quan chức Philippines cho biết họ đang theo dõi sát các hoạt động của Trung Quốc.

NHK nhận định thông qua việc quân sự hóa mạnh mẽ các quần đảo kể trên, Trung Quốc sẽ gia tăng ảnh hưởng quân sự tại biển Đông.



0

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Tàu ngầm HQ-185 khánh Hòa ở cảng St. Petersburg

Tàu ngầm HQ-185 Khánh Hòa nằm trong số 6 chiếc cùng thuộc lớp Kilo mà Nga đã chế tạo cho Việt Nam, theo hợp đồng 2 tỷ USD được ký kết trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2009. Bên cạnh việc đóng tàu, hợp đồng còn bao gồm cả việc huấn luyện thủy thủ Việt Nam và cung cấp các thiết bị, vật tư kỹ thuật cần thiết.

Ba tàu ngầm đầu tiên là HQ-182 Hà Nội và HQ-183 TP Hồ Chí Minh và HQ-184 Hải Phòng đã được bàn giao cho Việt Nam và neo đậu ở Quân cảng Cam Ranh.




0